Giáo án mầm non lớp mầm năm 2017 - 2018 - Chủ đề học: Trường mầm non

CHỦ ĐỀ :

 TRƯỜNG MẦM NON (3 Tuần)

 Thời gian : từ .

I. Mục tiêu :

1/Phát triển thể chất:

-Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các họat động đi, tung, ném, bò

-Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động,các trò chơi vận động: Kéo co, Tìm bạn thân.

-Phát triển cơ tay chân bụng thông qua các bài tập Đi thăng bằng được trườn ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m). (Chỉ số 11)

-Nhận biết và phân biệt được những loại thực phẩm thông thường ở trường mầm non. Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non: khăn, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, bát ăn cơm.

-Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; (Chỉ số 15).

- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý.

-Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non

- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm;( Chỉ số 23)

 2/ Phát triển tình cảm xã hội:

- Trẻ nhận biết được mối quan hệ giữa người với người, giữa người với đồ vật, đặt biệt là mối quan hệ giữa trẻ với các thành viên trong gia đình, với bạn bè và cô giáo trong trường lớp mầm non.

- Biết ưng xử phù hợp với giới tính của bản thân(Chỉ số 28)

- Vui thích tham gia vào ngày hội đến trường.

- Thể hiện sự hứng thú tham gia vào các hoạt động chơi phân vai của chủ đề.

 

docx40 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm 2017 - 2018 - Chủ đề học: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ :
 TRƯỜNG MẦM NON (3 Tuần) 
  Thời gian : từ ......................................
I. Mục tiêu : 
1/Phát triển thể chất:
-Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các họat động đi, tung, ném, bò
-Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động,các trò chơi vận động: Kéo co, Tìm bạn thân....
-Phát triển cơ tay chân bụng thông qua các bài tập Đi thăng bằng được trườn ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m). (Chỉ số 11)
-Nhận biết và phân biệt được những loại thực phẩm thông thường ở trường mầm non. Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non: khăn, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, bát ăn cơm.... 
-Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; (Chỉ số 15).
- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý.
-Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm;( Chỉ số 23)
 2/ Phát triển tình cảm xã hội:
Trẻ nhận biết được mối quan hệ giữa người với người, giữa người với đồ vật, đặt biệt là mối quan hệ giữa trẻ với các thành viên trong gia đình, với bạn bè và cô giáo trong trường lớp mầm non.
Biết ưng xử phù hợp với giới tính của bản thân(Chỉ số 28)
Vui thích tham gia vào ngày hội đến trường.
Thể hiện sự hứng thú tham gia vào các hoạt động chơi phân vai của chủ đề.
Cố gắng thực hiện công việc đến cùng (Chỉ số 31)
Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi (Chỉ số 42)
Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác(Chỉ số 35)
Trẻ biết kính trọng, yêu quý cô giáo, các cô bác trong trường, thân thiện, hợp tác với bạn trong lớp.
Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp trong trường.
vệ môi trường: cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong , không vứt rác bẻ cây...
Yêu quí và giữ gìn ĐD-ĐC của lớp, của trường, biết cất ĐD-ĐC đúng chỗ.
Lắng nghe ý kiến của người khác: Nhìn vào người khác khi họ đang nói,Không cắt ngang lời khi người khác đang nói (Chỉ số 48)
Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác (Chỉ số 52)
Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn(Chỉ số 54)
Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết(Chỉ số 55)
 3/ Phát triển ngôn ngữ:
Trò chuyện về lớp, về các bạn, về ĐD, ĐCcủa lớp.
Mạnh dạn sử dụng một số từ mới và hiểu ý nghĩa về các từ đó, phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với những người xung.
Trẻ biết bày tỏ những suy nghỉ của mình bằng ngôn ngữ một cánh mạch lạc rỏ ràng.
Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống(Chỉ số 77)
Không nói tục, chửi bậy(Chỉ số 78)
Biết lắng nghe, gọi tên các khu vực và một số dặc điểm rỏ nét. nổi bật của một số 
đồ dùng đồ chơiNhận biết, phân biệt được các chữ cái qua tên các khu vực, các đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp mầm non. Nhận biết, phân biệt và phát âm nhóm chữ cái O,Ô,Ơ.
Trẻ kể chuyện đọc thơ về trường, lớp mầm non rõ ràng diển cảm.
Diễn đạt nhu cầu của bản thân bằng những câu đơn giản.
4/Phát triển nhận thức:
Giúp trẻ hiểu biết về trường mầm non, tên, địa chỉ của trường, lớp đang học., ĐC trong lớp, sân trường
Biết được tình cảm bạn bè, cô giáo và ý nghĩa của việc đến trường.
Biết tên nhóm, tổ, lớp, biết họat động của lớp hàng ngày, biết giới thiệu bản thân, tên tuổi ,sở thích, biết công việc, mối quan hệ của các thành viên trong trường. 
Phân biệt các khu vực trong trườngvà công việc của các cô bác trong khu vực đó.
Biết tên và một vài đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp. 
Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu: hình dạng, màu sắc, kích thước, chất liệu.
 5/- Phát triển thẩm mĩ:
Trẻ biết vẽ ĐD-ĐC của lớp, biết vẽ cô giáo, vẽ đồ chơi tặng bạn.
Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp.
Thể hiện bài hát về trường mầm non một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc
Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình, về trường lớp, đồ dùng, đồ chơi, cảnh vật, cô giáo, các bạn trong lớp một cách hài hoà cân đối.
Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về trường mầm non. Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc(Chỉ số 99) Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em(Chỉ số100)
Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình về trường mầm non qua ý thích.
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (Chỉ số 6)
Có thái độ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
Gĩư gìn các sản phẩm đẹp, sạch sẽ.
 GIÁO ÁN MẦM NON
Có giáo án mầm non soạn sẳn nếu cô nào cần liên hệ số điện thoại: 0127 70 9 70 70 gặp Cô Mai.
Đây là giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi, soạn đầy đủ 35 tuần 10 chủ đề trong năm, theo chương trình khung, và áp dụng chỉ số vào mục tiêu yêu cầu bài dạy, ngoài ra có kèm theo cho các cô Kế hoạch năm, và Hồ sơ đánh giá trẻ 5 tuổi theo 120 chỉ số. Nếu chưa phù hợp với chương trình giảng dạy của địa phương thì cũng dễ dàng chỉnh sửa vì đã có đầy đủ các nội dung của lứa tuổi và bài dạy đúng chương trình khung của từng lứa tuổi, đây là giáo án thuận lợi cho các cô không có thời gian soạn giáo án, hoặc mới ra trường giảng dạy lớp 5 tuổi còn lúng túng .
-Giá :500.000đ 1bộ/ cả năm 35 tuần( cho từng lứa tuổi) có đầy đủ các lứa tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi.Có nhiều mẫu khác nhau để các cô dễ dàng lựa chọn mẫu giảng dạy thích hợp với trường mình.
Ngoài ra có nhận soạn theo mẫu và kế hoạch riêng của từng trường, soan giáo án dạy hè, (giá soan theo yêu cầu 50.000đ/Tuần), có nhận soạn giáo án trình chiếu pp phục vụ cho thao giảng, hội giảng, thi của các cô tại trường.
Nếu các cô liên hệ để xem và chọn mẫu giáo án của trường mình áp dụng, xin liên hệ ĐT:
C.Mai: 0127 70 9 70 70
Có bài soạn mẫu soạn sẳn để tham khảo phương pháp soạn .
II. MẠNG NỘI DUNG :
NHÁNH 1: NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ
Biết được không khí náo nức của ngày tựu trường, cảm giác thích đến trường.
Trẻ biết ngày 5-9 là ngày khai giảng năm học mới, và biết ý nghĩa của ngày hội đến trường của bé.
Trẻ ham thích đến trường ,đến lớp.
Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày.
NHÁNH 2: TRƯỜNG MẪU GIÁO THÂN YÊU
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp.
- Thể hiện bài hát về trường mầm non một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc.
- Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình, về trường lớp, đồ dùng, đồ chơi, cảnh vật, cô giáo, các bạn trong lớp một cách hài hoà cân đối.
NHÁNH 3: LỚP HỌC CỦA BÉ
-Trẻ biết được tên lớp, các khu vực trong lớp.
- Các góc chơi của lớp, cô giáo, các bạn trong lớp, tên gọi sở thích đặc điểm riêng.
- Lớp học là nơi cô giáo dạy dỗ và chăm sóc, được chơi đùa với các bạn
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG : 
1/ Phát triển thể chất :
+ Dinh dưỡng – sức khỏe:
-Nhận biết và phân biệt được những loại thực phẩm thông thường ở trường mầm non. Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non: khăn, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, bát ăn cơm.... 
-Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; (Chỉ số 15).
- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý.
-Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm
+ Vận động : 
 -Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m). (Chỉ số 11)
-Bò bằng bàn tay cẳng chân và chui qua cổng
- Bò bằng bàn tay, cẳng chân theo đường zích zắc.
2/ Phát triển nhận thức :
+ Làm quen với toán :
-Ôn số lượng 1-2.Nhận biết chữ số 1,2. Ôn so sánh chiều dài của 2 đối tượng.
-So sánh chiều rộng của 3 đối tượng. ôn số lượng và chữ số 3
-Củng cố so sánh chiều dài 2 đối tượng sắp xếp thứ tự về chiều dài của 3 đối tượng
+ Khám phá khoa học :
- Trò chuyện về ngày hội đến trường của bé.
-Trò chyện về trường MN
-Trò chuyện về đồ dùng đồ chơi của lớp
3/ Phát triển thẩm mỹ :
+ Tạo hình :
-Bé vẽ trường Mầm non(Chỉ số 6)
-Góc nghệ thuật: Múa hát các bài hát về trường mầm non, vẽ và xé dán về tường mầm non.
+ Âm nhạc :
-Ngày vui của bé
-Trường chúng cháu là trường mầm non
4/ Phát triển ngôn ngữ :
- Trò chuyện về ngày hội đến trường của bé.
-Trò chyện về trường MN
-Trò chuyện về đồ dùng đồ chơi của lớp
-Làm quen chữ o,ô,ơ
-Thơ: “Bàn tay cô giáo”(chỉ số 48)
-Truyện món quà cô giáo 
5/ Phát triển tình cảm xã hội :
- Ngày hội đến trường của bé.
-Tìm hiểu trường MN(Chỉ số 77-78)
-Tìm hiểu một số ĐD-ĐC trong lớp
-Góc phân vai: Cô giáo.
-Góc Xây dựng: Xây trường mầm non.
                            TUẦN 1 : NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ
                                          Từ ngày ......................................................
I.YÊU CẦU:  
-Biết được không khí náo nức của ngày tựu trường, cảm giác thích đến trường.
-Trẻ biết ngày 5-9 là ngày khai giảng năm học mới, và biết ý nghĩa của ngày hội đến trường của bé.
-Trẻ ham thích đến trường ,đến lớp.
-Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày.
II.KẾ HOẠCH TUẦN 
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ
- Trò chuyện về ngày hội đến trường của bé (ý nghĩa, thời điểm diễn ra ngày hội Nghe băng đài bài hát về ngày khai trường.
-Tập cho trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn(Chỉ số 54)
-Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết(Chỉ số 55)
- Quan sát sân trường khi ngày hội đến.
Thể dục sáng:     Hô hấp 1, Tay 1, Chân 1, Bụng 1, Bật 1.       
Hoạt động học
Thứ 2
Thể dục: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
(Chỉ số 11)
Thứ 3
Toán: Ôn số lượng 1-2.Nhận biết chữ số 1,2. Ôn so sánh chiều dài của 2 đối tượng.
Thứ 4
Âm nhạc: Ngày vui của bé(Chỉ số 99)
Thứ 5
Chử cái : Làm quen chữ o,ô,ơ
Thứ 6
MTXQ: Ngày hội đến trường của bé.
Hoạt động chơi
- 1/ Góc xây dựng: 
-Xây trường mầm non
2/ Góc nghệ thuật :
 -Vẽ, cắt dán, xé dán tô màu trường mầm non.
-Hát múa về trường Mầm non.
3/ Góc Phân vai
- Cô giáo
4/ Góc sách truyện 
- Xem tranh ảnh về trường mầm non
- Rối câu chuyện “ Gà tơ đi học”
5/ Góc thiên nhiên-Khoa học: 
- Tưới cây, chăm sóc cây trong vườn trường mầm non.
Hoạt động ngoài trời
Thứ 2
- Quan sát sân trường
-Trò chơi VĐ: Kéo co
Chơi tự do
Thứ 3
- Quan sát toàn cảnh trường mầm non
TCVĐ: Tìm bạn thân
- Chơi tự do
Thứ 4
-Quan sát các cô các bác trong trường MN
-Trò chơi VĐ: Kéo co
- Chơi tự do
Thứ 5
- Trò chuyện về công việc các cô trong lớp
TCDG: Nu na nu nống.
- Chơi tự do
Thứ 6
Quan sát tiết trời mùa thu 
TCVĐ: trời mưa 
Chơi tự do
                       HOẠT ĐỘNG CHƠI 
Tên trò chơi
         Mục đích yêu cầu
      Chuẩn bị
          Tiến hành
1/ Góc xây dựng: 
Xây trường mầm 
non
- Trẻ biết trường mầm
 non có nhiều trường nhiều 
lớp, nhiều đồ chơi, có các cô
và các bạn
- Trẻ biết trong sân trường 
Có nhiều cây xanh, bông
Hoa.
- Trẻ biết sử dụng các đồ
dùng, đồ chơi, biết dùng
những kỹ năng để lắp ghép
xây dựng để tạo ra mô hình
Trường mầm non.
- Hàng rào bằng 
hộp sữa,mous.
- Cây xanh, hoa cỏ
Cây ăn trái, hình 
học sinh và cô giáo
- Đồ chơi ngoài trời
cổng trường
 Cô và trẻ trò chuyện
Về trường mầm non
( trường, lớp, cô giáo
và học sinh ).
- Cho trẻ thỏa thuận
 vai  chơi, vào các góc
chơi.
- Cô hướng trẻ lắp ráp trường trường mầm non.
2/ Góc nghệ thuật :
 -Vẽ, cắt dán, xé 
dán tô màu trường 
mầm non.
-Hát múa về 
trường Mầm non.
- Trẻ nhận biết được quan 
cảnh của trường mầm non.
- Trẻ biết sử dụng những kỹ năng vẽ, cắt dán, xé dán về trường
Mầm non.Lồng đèn.
- Trẻ biết hát và vận động
nhịp nhàng theo giai điệu
một số bài hát về trường
Mầm non.
- Bàn ghế, giấy bút, giấy màu, keo dán, kéo, 
lá cây khô.
- Phách gõ, trống,
Mũ múa, trang phục
- Giáo viên gợi ý cho
trẻ tự chọn nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm về trường mầm non.
- Giáo viên mở nhạc 
trẻ hát và minh họa 
theo bài hát.
3/ Góc Phân vai
- Cô giáo
- Trẻ nhận biết được một số
Công việc làm của cô giáo
- Trẻ biết phản ánh lại các
hoạt động trong ngày của
 cô và trẻ.
- Trống, tranh lô tô
về trường mầm non,
phách gõ
- Nhóm tập trung thỏa
 Thuận vai chơi ( Cô 
giáo và trẻ ) trẻ tham 
gia chơi, giáo viên 
quan sát nếu trẻ không chơi
được giáo viên hướng
dẫn
4/ Góc sách truyện 
- Xem tranh ảnh về
Trường mầm non
- Rối câu chuyện 
“ Gà tơ đi học”
- Trẻ biết một số tranh ảnh
Về trường mầm non.
- Trẻ biết cách lật sách xem
Lật sách đúng chiều, biết
Xếp sách gọn gàng.
- Trẻ biết dùng rối để kể lại
Câu chuyện ( Gà tơ đi học )
- Một số tranh ảnh
về trường mầm non
Báo tạp chí.
- Một số loại rối 
( gà, vịt )
- Giáo viên gợi ý hướng
Dẫn trẻ cách lật sách,
Xem sách. Trẻ biết tự 
Chọn sách để xem.
- Giáo viên hướng dẫn
Trẻ kể được câu chuyện.
5/ Góc thiên nhiên
Khoa học: 
- Tưới cây, chăm sóc 
cây trong vườn 
trường mầm non.
- Trẻ biết tưới cây, cắt bỏ lá
úa, nhổ cỏ, nhặt lá rơi vào
các bồn hoc.
- Thùng tưới, gáo, 
kéo, cây gấp rác.
- Giáo viên cho nhóm 
chơi, trẻ tưới cây, trẻ
cắt lá vàng, trẻ nhặt lá
( Nếu trẻ không làm
được cô hướng dẫn trẻ )
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
I/ Mục đích yêu cầu : 
. Cháu tập đều đúng động tác, hít thở sâu,điều hòa .
. Tạo tinh thần thoải mái mở đầu cho một ngày hoạt động mới, vui tươi lành mạnh .
. Giúp các cơ bắp tay, bắp chân thêm mềm dẻo linh hoạt, giúp cơ thể bé khỏe mạnh .
II/.Chuẩn bị:
. Sân tập rộng không có chướng ngại vật
III/.Hướng dẫn:
1/.Khởi động: Các cháu đi vòng tròn và đi các kiểu chân đi nhón gót, đi kiễng chân
2/.Trọng động: 
Động tác hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o...”
Tư thế chuẩn bị(TTCB): Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.
Thực hiện: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy”ò ò o”. Cô động viên trẻ làm tiếng gà gáy càng to, ngân dài càng tốt. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên.
Động tác tay 1: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực (có thể tập với gậy, vòng)
TTCB: Đứng thẳng, tay để dọc thân, khép chân.
Nhịp 1: Bước chân trái lên trên một bước, trọng tâm dồn vào chân trái, chân phải kiễng gót. Tay tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
N2: Khuỷu tay ngang vai.
N3: Như nhịp 1.
N4: Về TTCB.
N5,6,7,8: Đổi chân và thực hiện như trên
Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục.
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với cờ, nơ).
Nhịp 1: Đưa 2 tay ra ngang (lòng bàn tay ngửa).
Nhịp 2: ngồi xổm (thẳng lưng) tay đưa ra phía trước (lòng bàn tay sấp).
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Tiếp tục thực hiện như trên
Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm gót chân.
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi (có thể tập với cờ, nơ, gậy, vòng).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước nhỏ, tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
Nhịp 2: Cúi gập người về phía trước (chân thẳng), tay chạm gót chân.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, đổi bước chân phải sang bên.
ñ Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy)
TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông.
Thực hiện: Bật 2 chân về phía trước 3 – 4 lần. Quay sau, bật về chổ cũ và thực hiện tiếp 2 – 3 lần. Nếu tập với gậy (vòng) thì đặt gậy (vòng) xuống đất phía trước rồi bật qua gậy (vào vòng).
3/.Hồi tỉnh: Hít thở nhẹ nhàng
Thứ 2, ngày .tháng năm 
A/ HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ VÀ TRÒ CHUYỆN
- Trò chuyện về ngày hội đến trường của bé (ý nghĩa, thời điểm diễn ra ngày hội Nghe băng đài bài hát về ngày khai trường.
-Tập cho trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn(Chỉ số 54)
-Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết(Chỉ số 55)
- Quan sát sân trường khi ngày hội đến.
*THỂ DỤC BUỔI SÁNG: 
 *Khởi động: 
-Trẻ đi vòng tròn theo nhạc kết hợp các kiểu đi chạy kiểng chân.
*Trọng động:
*Bài tập phát triển chung: 
Động tác hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o...”
Động tác tay 1: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực (có thể tập với gậy, vòng)
Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục.
Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm gót chân.
 Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy)
3/.Hồi tỉnh: hít thở nhẹ nhàng.
B/. HỌAT ĐỘNG HỌC::  
THỂ DỤC:
Đề tài: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)
I.Mục đích yêu cầu:
-Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)( chỉ số 11)
-Dạy trẻ kỹ năng đi thăng bằng trên ghế thể dục, trẻ đi trên ghế, mắt nhìn thẳng đầu không cúi.Khi bước lên ghế không mất thăng bằng. Khi đi mắt nhìn thẳng.
- Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế. Phát triển tố chất khéo léo thăng bằng và sự phối hợp giữa chân, mắt và đầu 
- Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật khi luyện tập.
II.Chuẩn bị:
-Cô: Sân tập sạch sẽ, 
Băng nhạc, trống lắc, dây (để tập BTPTC).
-Cháu: Ghế thể dục.
III. Tổ chức hoạt động:
*Khởi động: 
-Trò chuyện: Trò chuyện cùng trẻ về sức khỏe của con người, muốn có sức khỏe phải siêng năng tập thể dục, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ hằng ngày, có sức khỏe thì các con mới đến trường học đều đặn.
-Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
*Trọng động:
a.Bài tập phát triển chung: Tập với bài “ Bài ca đi học” 
 Động tác hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o...”
Động tác tay 1: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực (có thể tập với gậy, vòng)
Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục.
Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm gót chân.
 Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy)
* Vận động cơ bản: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m
-Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 Giải thích: TTCB: Cô đứng trên ghế thể dục 2 chân khép, tay chống hông mắt nhìn thẳng, không cúi đầu xuống. Khi có hiệu lệnh cô bước từng chân đi trên ghế đầu ngẩng Đến cuối ghế cô dừng lại bước từng chân xuống đất đi về hàng đứng. Bạn kế tiếp lên thực hiện.
- Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
- Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.
-Trẻ tự tập, cô quan sát giúp đỡ những trẻ còn lúng túng
-Trẻ hát: Bài “Quả bóng”
*Trò chơi vận động : Kéo co
-Cô cho 2 đội thi đua xem đội nào khỏe nhất qua trò chơi "kéo co".
-Cô giải thích cách chơi và luật chơi. 
+ Luật chơi: Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch sẽ giành thắng lợi.
+ Cách chơi: 
- Chia cả lớp ra làm hai đội bằng nhau về số lượng và sức lực, cho hai trẻ to và khoẻ làm đội trưởng, hai đội trưởng của hai đội sẽ vòng tay để làm dây kéo, còn các bạn khác cùng ôm ngang lưng tạo thành một dây dài, cô hô khẩu lệnh “ chuẩn bị” thì các thành viên chuẩn bị kéo, cô hô “ Bắt đầu”, trẻ cùng dùng sức của mình kéo đội bạn.
- Tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ chơi.Cho cháu chơi vài lần
* Hồi tỉnh: Cho trẻ đi chậm hít thở sâu.
C.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát sân trường
-Trò chơi VĐ: Kéo co
chơi tự do
I. Mục đích - yêu cầu:
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể.
II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi cô mang theo; ...
- Sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nơi chơi rộng, phẳng, an toàn cho trẻ.
- Địa điểm quan sát.
+ Một sợi dây thừng dài 6m
+ Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội 
III. Tổ chức hoạt động:
     1. Ổn định, tổ chức:
 -Các con ơi ! Hôm nay cô thấy thời tiết rất đẹp đấy ! các con có muốn được dạo chơi ngoài trời không? Bây giờ cô cùng các con cùng ra sân để vui chơi nhé ! Trước khi đi ra sân thì các con hãy nhớ đi thẳng hàng, đi theo cô, không được chạy nhảy đùa nghịch mà dễ bị té ngã đấy.
 Cô cho trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài “Khúc hát dạo chơi” 
2. Nội dung:
2.1. Quan sát sân trường
- Cùng cô ra ngoài quan sát sân trường .
+ Ai có nhận xét gì về sân trường?
+ Sân trường hôm nay có những đặc điểm gì?
+ Trên sân có những gì?

File đính kèm:

  • docxGIO_AN_MAM_NON_MOI_2017.docx
Giáo Án Liên Quan