Giáo án mầm non lớp mầm - Phát triển thể chất thể dục: chạy 15m - Trò chơi: Chuyền bóng

 I. Mục đích – yêu cầu

 1. Kiến thức

 - 3T trẻ chạy được 10 m

 - 4T trẻ chạy được 15 m

 - 3, 4T trẻ hứng thú chơi trò chơi: Chuyền bóng

 2. Kỹ năng

 - 3T Trẻ có kỹ năng chạy 10 m

 - 4T trẻ có kỹ năng chạy 15 m

 - 3,4T có kỹ năng chơi trò chơi ( chuyền bóng) đoàn kết

 3. Thái độ

 - Trẻ có ý thức trong khi học, trẻ hứng thú tham gia hoạt động

 II. Chuẩn bị

 - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, 2 quả bóng

 - Trang phục gọn gàng

 

doc83 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Phát triển thể chất thể dục: chạy 15m - Trò chơi: Chuyền bóng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CÁC CON VẬT BÉ YÊU THÍCH
( Thực hiện 4 tuần từ ngày 30/11 - 25/12/ 2015)
NHÁNH 1: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH
( Thực hiện 1 tuần từ ngày 30/11- 4/12)
Ngày soạn: 28/11/2015
Ngày dạy: Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2015.
	Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
THỂ DỤC: CHẠY 15M
TRÒ CHƠI: CHUYỀN BÓNG
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức
 - 3T trẻ chạy được 10 m 
 - 4T trẻ chạy được 15 m 
 - 3, 4T trẻ hứng thú chơi trò chơi: Chuyền bóng
 2. Kỹ năng
 - 3T Trẻ có kỹ năng chạy 10 m 
 - 4T trẻ có kỹ năng chạy 15 m 
 - 3,4T có kỹ năng chơi trò chơi ( chuyền bóng) đoàn kết
 3. Thái độ 
 - Trẻ có ý thức trong khi học, trẻ hứng thú tham gia hoạt động
 II. Chuẩn bị
 - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, 2 quả bóng
 - Trang phục gọn gàng
 III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài "Gà trống mèo con và cún con" 
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có những con vật gì?
+ Những con vật đó sống ở đâu?
=> Dẫn dắt cho trẻ đi thăm trang trại của các chú bộ đội..
2. Hoạt động 2: Khởi động 
- Cho trẻ đi thành vòng tròn. Đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, đi thường, chạy châm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường
- Chuyển đội hình thành 2 dọc.
3. Hoạt động 3: Trọng động 
* Bài tập phát triển chung:
- Tay: 2 tay lên cao ra phía trước kết hợp kiễng chân
- Bụng: Quay sang trái, sang phải .
- Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về sau
 - Bật: tiến về phía trước
* Vận động cơ bản:
 - Giới thiệu tên vận động: Chạy nhanh 18m 
- Để thực hiện tốt các con xem cô thực hiện mẫu trước nhé
 Làm mẫu lần 1: Cô làm mẫu hoàn chỉnh không phân tích động tác
- Làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác:
* Trẻ thực hiện:
- Lần lượt từng trẻ thực hiện 3 - 4 lần
- Cô động viên, khuyến khích trẻ thực hiện
- Các con vừa thực hiện bài tập thể dục gì?
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh
* Trò chơi vận động "Chuyền bóng"
- Giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi và cách chơi
Tổ chức cho trẻ chơi từ 3- 4 lần.
 Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ 
Nhận xét trẻ chơi
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng tròn và ra chơi 
- Cả lớp hát
- Gà trống mèo con..
- Con chó, con mèo, gà
- Trong gia đình
- Trẻ chú ý lăng nghe
- Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô
- Tập 2 lần x 4 nhịp
- Tập 2 lần x 4 nhịp
- Tập 3 lần x 4 nhịp 
- Tập 3 lần x 4 nhịp 
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ thi đua thực hiện
- Chạy 15 m ...
- Trẻ tham gia trò chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CON CHÓ
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CHÓ SÓI XẤU TÍNH
CHƠI TỰ DO: ĐỒ CHƠI CÔ MANG THEO.
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức
	- 3T trẻ biết gọi tên một số đặc điểm nổi bật của con chó như: Đầu, mình, đuôi, vận động, tiếng kêu, hình dáng... trẻ biết ích lợi của con chó.
	- 4,T trẻ quan sát nhận xét nêu được 1 số đặc điểm nổi bật của con chó như: Đầu, mình, đuôi, vận động, tiếng kêu, hình dáng... trẻ biết ích lợi của con chó trong gia đình. 
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
	2. Kỹ năng
	- 3T trẻ có kỹ năng gọi tên một số bộ phận của con chó
	- 4T trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích
	- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi, chơi theo nhóm, chơi đoàn kết
	3. Thái độ
 	 - Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động, trẻ có ý thức trong học tập
 	 - Trẻ biết chăm sóc bảo vệ yêu quý các con vật nuôi trong gia đình
	II. Chuẩn bị
	 - Con chó để trẻ quan sát
	 - Trang phục gọn gàng, chiếu, sỏi, hột, hạt...
	III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú 
- Cố đọc câu đố
 " Con gì huôi ở trong nhà
Người lạ nó sủa, người nhà vẫy đuôi "
- Cô vừa đọc câu đố nói về con gì?
2. Hoạt động 2: Quan sát con chó
- Cô cho xuất hiện con chó cho trẻ quan sát
- Con chó có đặc điểm gì?
 - Phần đầu con chó có gì?
 - Mình chó như thế nào?
- Chó có mấy chân?
- Chó thích gặm gì?
 - Con chó được nuôi ở đâu?
 - Nuôi chó để làm gì.?
 - Con chó vận động như thế nào?
 => Cô củng cố ý kiến của trẻ và giáo dục trẻ phải biết CSBV các con vật nuôi trong gia đình, tác dụng của chúng đối với đời sống con người
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Chó sói sấu tính
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ 
- Nhận xét sau khi trẻ chơi
4. Hoạt động 4: Chơi tự do: Đồ chơi, bóng vòng, hột hạt...
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các đồ chơi ở các nhóm rồi đấy.( Cô giới thiệu các nhóm chơi)
- Vậy bây giờ cô mời bạn nào thích chơi ở nhóm chơi nào thì về nhóm chơi ấy nhé!
- Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ
- Nhận xét từng nhóm chơi
- Kết thúc: Cho trẻ ra chơi
- Con chó ( 3- 4 t)
- Trẻ quan sát
- Đầu, mình, đuôi ( 4 t)
- Mắt mồm, tai, râu ( 3 t)
- Có lông, có chân ( 4 t)
- 4 chân ( 3- 4 t)
- Thích gặm xương... ( 4 t)
- Trong gia đình ( 3- 4 t)
- Để trông nhà ( 4 t)
- Đi, chạy ( 3- 4 t)
- Trẻ nhắc cách chơi cùng cô
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ hứng thú chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
	- Nhóm 1: Góc phân vai: Cửa hàng bán vật nuôi
	- Nhóm 2: Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi
	- Nhóm 3: Góc học tập: Xem tranh và nói tên các con vật
	- Nhóm 4: Góc tạo hình: Xé, dán vật nuôi trong gia đình
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hướng dẫn trò chơi mới: Người chăn nuôi giỏi 
2. Nêu gương cắm cờ.
- Số trẻ được cắm cờ...........trẻ.
- Số trẻ không được cắm cờ.........trẻ.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Sức khỏe
2
Sĩ số
3
Kiến thức
Ngày soạn: 28/11/2015
Ngày dạy: Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2015.
	Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MỘT SỐ VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức 
	- 3T trẻ biết gọi tên một số con vật và một số đặc điểm của con vật nuôi trong gia đình, biết ích lợi của chúng đối với con người
	- 4T trẻ biết nhận xét 1 số đặc điểm rõ nét, cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, biết được ích lợi, cách chăm sóc và bảo vệ, biết so sánh giống và khác một số con nuôi trong gia đình. 
	+ Củng cố kỹ năng bật vào vòng thể dục
	+ Trẻ hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con”
	- Thông qua hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ và cung cấp cho trẻ một số từ cho trẻ
	2. Kỹ năng 
	- 3T trẻ có kỹ năng gọi tên con vật và gọi một số đặc điểm của con vật như: Đầu, mình, chân, đuôi...
	- 4T trẻ có kỹ năng nhận xét, so sánh đặc điểm ích lợi, tiếng kêu, thức ăn của một số con vật trong gia đình
	- 3,4T có kỹ năng chăm sóc và bảo vệ môi trường, bảo vệ chuồng trại..
	3.Thái độ:
	- Trẻ có ý thức trong học tập, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
	- Trẻ biết yêu quí và bảo vệ các con vật, biết gữi gìn vệ sinh môi trường
	II. Chuẩn bị
	- Máy tính xách tay, hình ảnh con vịt, con mèo ,con chó, con gà, con trâu, con bò, con ngam, con, con vịt, con ngỗng.trên máy tính, 10 chiếc vòng thể dục
	- Tranh lô tô một số con vật nuôi trong gia đình
	- Trang phục trẻ gọn gàng
	III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú 
- Cô cho trẻ hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói về những con vật gì 
- Gia đình các con có nuôi những vật đó không? 
=> Các con ạ ! trong gia đình nhà ai cũng nuôi rất nhiều các con vật và con vật nào cũng có ích lợi đối với chúng ta.Vậy hôm nay cô cùng các con tìm hiểu một số con vật nuôi trong gia đình nhé.
2. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại
+ Quan sát con gà:
- Cô bắt chước tiếng kêu " o,ó,o"
- Đố tiếng kêu của con gì?
 - Cô đưa hình ảnh con gà cho trẻ quan sát
- Đây là con gì? 
- Ai có nhận xét gì về con gà nào?
- Phần đầu có gì?
- Mắt gà để làm gì?..
- Mỏ gà như thế nào? dùng để làm gì?
- Mào gà ra sao?
- Phần mình có gì?..
- Chân gà như thế nào?..
- Đuôi gà trồng như thế nào?
- Gà thích ăn những thức ăn gì?
- Gà trống gáy như thế nào?
- Nuôi gà có tác dụng gì? 
=> Con gà cũng có phần đầu, mình, đuôi, đầu có mỏ nhọn, có mắt, có mào, có 2 cánh 
có 2 chân,.....
+Quan sát con vịt: 
- Cô đọc câu đố:
 " Trên bờ lạch bạch chậm ghê
 Ao hồ nhẹ lướt hả hê quên ngày "
- Đố là con gì?
- Cô đưa hình ảnh con vịt cho trẻ quan sát
- Cô có con gì đây? 
- Ai có nhận xét gì về con vịt?
- Phần đầu có gì?..
- Mỏ vịt như thế nào? 
- Mỏ vịt có tác dụng gì?
- Vịt có mấy chân? 
- Chân vịt có đặc điểm gì? 
 - Vịt bơi được nhờ có gì? 
- Vịt kêu như thế nào
- Vịt thích ăn những thức ăn gì?
- Vịt đẻ con hay đẻ trứng? 
- Môi trường của nó là ở đâu? 
- Nuôi vịt có tác dụng gì? 
=> Cô củng cố lại:.. có mỏ, mỏ vịt to bẹt để mò tôm cua, cá, chân vịt có màng có tác dụng để bơi dưới nước, nuôi vịt tác tác dụng cung cấp nguồn thức ăn như trứng, thịt 
+ So sánh con gà và con vịt 
- Giống nhau: Đều là nhóm gia cầm, có 2 cánh, có mỏ, có 2 chân, đẻ trứng, là con vật nuôi trong gia đình
- Khác nhau: Tiếng kêu, mỏ gà nhỏ nhọn, mỏ vịt to bẹt, chân vịt có màng bơi được dưới nước, chân gà có móng nhọn, bớt thức ăn trên cạn không bơi được dưới nước
 *Quan sát : Con chó
 - Cho đọc cấu đố 
Con gì nuôi để trông nhà
Người lạ nó sủa, người nhà vẫy đuôi
- Đố biết là con gì?
- Cô và xuất hiện hình ảnh con chó
 - Hình ảnh con gì? 
- Ai có nhận xét gì về con chó? 
- Phần đầu có gì?....
- Phần mình có gì?
- Chó có mấy chân?...
- Chó đẻ con hay đẻ trứng?
- Chó thích ăn những thức ăn gì? 
- Nuôi chó có tác dụng gì?
- Tiếng kêu của chó như thế nào?
=> Chó được nuôi trong gia đình để giữ nhà và làm cảnh, chó có phần đầu, mình, đuôi, Chó có 4 chân, đẻ con, toàn thân có nhiều lông. Chó thường kêu: “ Gâu, gâu”....
* Quan sát con mèo
- Cô bắt chước tiếng kêu( Meo meo meo )
- Đố tiếng kêu con gì?
 - Cô đưa hình ảnh con mèo cho trẻ quan sát
- Đây là con gì?
- Ai nhận xét gì về con mèo nào
- Con mèo có mấy chân? 
- Nuôi mèo có ích lợi gì?
- Mèo thích ăn gì nhất nào?
- Mèo kêu như thế nào?
- Mèo đẻ con hay đẻ trứng?
- Vận động của mèo là gì? 
=> Mèo có 4 chân, chân mèo có móng vuốt nhọn và đệm thịt, mèo có đôi tai và đôi mắt rất thính, mèo thích ăn cá và chuột, kêu: Meo meo, là động vật đẻ con, nuôi mèo có tác dụng giúp nhà nông tiêu diệtlũ chuột thường phá hại...
+ So sánh con mèo và con chó
- Giống nhau: Là vật nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con, cùng nhóm gia súc
- Khác nhau: Tiếng kêu, ích lợi, vận động
* Mở rộng kiến thức:
 - Ngoài những con vật mà chúng ta vừa làm quen ra thì con còn biết những con vật nuôi trong gia đình nào khác
=> Giáo dục trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm và chăm sóc, bảo vệ chúng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để bảo vệ môi trường và phòng chống được các bệnh cho con người và các con vật nuôi đó
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh
- Giới thiêu tên trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh”
- Cách chơi: Mời 2 đội lên chơi. Đội thỏ ngọc chọn những con vật 2 chân đẻ trứng. Đội bướm vàng chọn những con vật 4 chân và đẻ con. Trong thời gian 2 phút đội nào chọn được nhiều và đúng thì đội đó thắng cuộc
- Luật chơi: Mỗi lần lên chọn chỉ được lấy 1 con và phải bật nhảy qua vòng thể dục
- Tổ chức cho trẻ chơi: 1-2 lần
- Cô bao quát chung, động viên khuyến khích 
- Kiểm tra kết quả của từng đội
- Nhận xét trẻ chơi
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài con gà trống và ra chơi.
- Con gà trống, mèo con..
- Con gà trống, con mèo..( 4 t)
- Có ..
- Con gà trống ( 3- 4 t)
- Con gà trống ( 4 t)
- Có đầu, mình, đuôi..( 4 t)
- Có mắt, mỏ, mào( 4 t)
- Để nhìn,, có 2 mắt ( 3 t)
- Mỏ dài nhọm, để ăn ..( 3- 4t)
- Mào to, có màu đỏ ( 4 t)
- Có hai chân, có cánh ( 3- 4t)
- Có móng dài.. ( 4 t)
- Đuôi dài...( 3 t)
- Thóc ngô..( 3- 4 t)
- Trẻ bắt chước ò, ó, o ( 3- 4 t)
- Cung cấp thức ăn ( 4 t)
- Con vịt ( 3- 4 t)
- Con vịt ( 3 t)
- Có đầu, mình, đuôi ( 4 t)
- Có mỏ, mắt ( 4 t)
- To bẹt.. ( 4 t)
 - Mò thức ăn.. ( 3- 4 t)
- Có 2 chân( 3 t)
- Có màng da( 4 t)
- Có màng da ( 4 t)
- Cạc cạc.. ( 3 t)
- Thóc ngô, tôm cua, cá( 3-4t)
- Đẻ trứng ( 3- 4 t)
- Sống dưới nước ( 4 t)
- Cung cấp nguồn thức ăn
- Đều là nhóm gia cầm, có 2 cánh, có mỏ, có 2 chân, đẻ trứng
- Tiếng kêu,mỏ gà nhỏ nhọn, mỏ vịt to bẹt...
- Con chó ( 4 t)
- Con chó ( 3 t)
- Đầu ,mình,đuôi ( 4 t)
- Có mồm, mũi, mắt, tai ( 4 t)
- Có chân, có lớp lông...( 4t)
- Có 4 chân (3- 4 t)
- Đẻ con ( 3- 4 t)
- Ăn cơm.. ( 3- 4 t)
- Chông nhà....( 4 t)
- Trẻ bắt chước gâu, gâu
- Con mèo ( 4 t)
- Con mèo ( 3 t)
- Trẻ đếm ( 3- 4 t)
- Bắt chuột ( 3- 4 t)
- Ăn chuột ( 4 t)
- Trẻ bắt chước ( 3- 4 t)
- Đẻ con ( 4 t)
- Chạy, leo trèo ( 3- 4 t)
- Là vật nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con, cùng nhóm gia súc
- Tiếng kêu, ích lợi, vận động
- Trẻ kể cô cho trẻ xem thình ảnh các con vật đó
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ hát và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CON GÀ MÁI
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: GÀ TRONG VƯỜN RAU
CHƠI TỰ DO: THEO Ý THÍCH
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức
	- 3T trẻ biết gọi tên một số đặc điểm của con gà mái như: Đầu, mình, đuôi...
	- 4T trẻ biết nhận xét đặc điểm của con gà mái như : Đầu, mình, đuôi, biết ích lợi, cách chăm sóc bào vệ con vật, và môi trường
	- Trẻ thích chơi trò chơi và chơi các nhóm chơi đoàn kết
	2. Kỹ năng
	- 3T trẻ có kỹ năng gọi tên các đặc điểm của con gà mái, chơi các trò chơi, chơi theo nhóm cùng anh chị lớn
	- 4T có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, kỹ năng chơi trò chơi, chơi các nhóm chơi liên két các nhóm chơi, chơi đoàn kết
	3. Thái độ
	- Trẻ có ý thức trong giờ hoạt động, có hứng thú tham gia hoạt động
	- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật, bảo vệ môi trường
	II. Chuẩn bị
	- Con gà mái, xắc xô, que chỉ
	- Trang phục gọn gàng, chiếu, sỏi, hột hạt...
	III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Gà trống mèo con và cún con”
- Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
2. Hoạt động 2: Quan sát con gà mái
- Thế các con biết đây là con gì?
- Con gà mái có đặc điểm gì?
- Đầu có gì?
- Mình có gì?
- Con gà mái có mấy chân?
- Con gà sống ở đâu?
- Nuôi gà mái để làm gì?
- Trứng và thịt ăn chứa chất gì?
=> Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật
2. Hoạt động 3:Trò chơi: Gà trong vườn rau
- Cô giới thiệu trò chơi 
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi 
- Tổ chức cho trẻ chơi: 3 - 4 lần
- Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
4. Hoạt động 4: Chơi tự do: Theo ý thích
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các đồ chơi ở các nhóm rồi đấy.( Cô giới thiệu các nhóm chơi)
- Vậy bây giờ cô mời bạn nào thích chơi ở nhóm chơi nào thì về nhóm chơi ấy nhé!
- Trẻ vào nhóm chơi cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét từng nhóm chơi
- Kết thúc: Cho trẻ ra chơi
- Trẻ hát
- Con gà, mèo, cún ( 4 t)
- Con gà mái ( 3- 4 t)
- Có đầu, mình, chân.... ( 4 t)
- Có mỏ, mắt.. ( 3 t)
- Có 2 chân, cánh ( 4 t)
- Đếm 2 chân ( 3- 4 t)
- Sống trong gia đình (3- 4 t)
- Để lấy thịt và đẻ trứng ( 4t)
- Chất đạm ( 4 t)
- Trẻ nhắc luật chơi, cách chơi
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ chơi theo nhóm
- Trẻ thu dọn, vệ sinh.
HOẠT ĐỘNG GÓC
	- Nhóm 1: Góc phân vai: Cửa hàng bán vật nuôi
	- Nhóm 2: Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi
	- Nhóm 3: Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước.
	- Nhóm 4: Góc tạo hình: Xé, dán vật nuôi trong gia đình
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động tự chọn: Ôn bài cũ buổi sáng. 
2. Nêu gương cắm cờ.
- Số trẻ được cắm cờ...........trẻ.
- Số trẻ không được cắm cờ.........trẻ.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Sức khỏe
2
Sĩ số
3
Kiến thức
Ngày soạn: 29/11/2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2015.
	Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
VẼ CON GÀ TRỐNG ( MẪU)
	I. Mục đích – yêu cầu 
	1. Kiến thức
- 3T trẻ biết vẽ con gà trống đầu, mình, đuôi đều là hình tròn, chân là nét thẳng, nét xiên, biết tô màu cho con gà trống 
- 4T trẻ biết vẽ mình con gà là hình tròn to, đầu là hình tròn nhỏ, chân là những nét thẳng, nét xiên, đuôi là hình tròn nhỏ hoặc những nét cong, biết tô màu cho con gà trống.
	2. Kỹ năng
	- 3T có kỹ năng vẽ các nét cong, xiên tạo thành con gà, kỹ năng tô màu
	- 4T trẻ có kỹ năng vẽ nét cong tròn, nét xiên, nét thẳng, kỹ năng tô màu không chờm ra ngoài hình vẽ
	3. Thái độ
	- Trẻ có ý thức trong học tập, có hứng thú tham gia hoạt động
	- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình
	II. Chuẩn bị
	- Tranh vẽ mẫu con gà trống, phấn, bảng
	- Giấy vẽ, bút màu
	III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở
- Cô đọc câu đố về con gà trống
- Cô vừa đọc câu đố nói về con gì?
- Trong gia đình nhà các con nuôi những con gì?
- Những con vật đó có tác dụng gì?
=> Các con ạ gà là động vật sống trong gia đình cung cấp một nguồn thực phẩm cần thiết cho con người nên các con phải biết chăm sóc bảo vệ các con vật 
- Cô cũng rất thích các con vật đó nên cô đã vẽ thành một bức tranh các con xem cô vẽ tranh gì nhé
2. Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại tranh mẫu
- Cho trẻ chơi chốn cô , cô treo tranh mẫu lên hỏi
- Cô có bức tranh vẽ gì?
- Các con có nhận xét gì về bức tranh cô vẽ?
- Bạn nào có ý kiến nhận xét khác ?
 - Cô vẽ con gà trống như thế nào?
- Vẽ xong cô phải làm gì?
- Cô tô màu thế nào?
=> Cô củng cố lại lời nhận xét của trẻ
- Muốn vẽ được con gà trống đẹp giống cô các con chú xem cô vẽ mẫu trước nhé
3. Hoạt động 3: Cô vẽ mẫu
- Muốn vẽ được con gà trống cô vẽ gì trước ?
- Cô vẽ hình tròn to làm mình gà, sau đó cô vẽ hình tròn nhỏ làm đầu gà, cổ gà mái ngắn cô vẽ hai nét xiên nối từ đầu gà đến mình gà, cô vẽ tiếp đến chân gà, chân gà cô cũng vẽ hai nét xiên từ bụng xuống rồi vẽ các ngón chân, sau đó cô vẽ đến các chi tiết phụ như mắt, mào, mỏ..
- Cô đã vẽ xong gì rồi
- Muốn cho đẹp thì cô phải làm gì?
=> Cô dùng bút màu đỏ tô mào gà, màu xanh cô tô cổ gà, màu vàng cô tô mình gà, chân gà, cô tô đều không tô chờm ra ngoài 
4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện
- Cho trẻ nhắc lại cách ngồi, cách cầm bút
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ từng chi tiết..
- Cô bao quát động viên trẻ 
5. Hoạt động 5: Trưng bày sản phẩm
- Trẻ mang sản phẩm lên giá trưng bày sản phẩm
- Cô gợi ý cho trẻ chọn sản phẩm trẻ thích và nhận xét => Cô nhận xét chung cả lớp và bám theo mẫu để nhận xét cho trẻ đếm bài của bạn vẽ đẹp
6. Hoạt động 6: Kết thúc
- Cô dẫn dăt cho trẻ hát bài “ Con gà trống” và đi ra chơi
- Con gà trống ạ ( 4 t)
- Nuôi con mèo, chó..( 3- 4 t)
- Cung cấp thực ăn..( 4 t)
- Vẽ con gà trống ( 3- 4 t)
- Phần đầu, mình, đuôi( 4 t) 
- Mình là vòng tròn to...( 3t)
- Tô màu ( 4 t)
- Không chờm ra ngoài..( 4t)
- Vẽ mình gà trước ( 3- 4 t)
- Phải tô màu ạ ( 4t)
- Trẻ nhắc cách ngồi
- Trẻ vẽ
- Trẻ chọn sản phẩm nhận xét
- Trẻ ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
	QUAN SÁT CON MÈO
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: MÈO ĐUỔI CHUỘT
CHƠI TỰ DO: LÁ CÂY, PHẤN, SỎI....
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức 
 	- 3T trẻ biết gọi tên một số đặc điểm nổi bật của con mèo như: Đầu, mình, chân.. tiếng kêu, ích lơi, chăm sóc và bảo vệ con mèo 
	- 4T trẻ biết nhận xét những đặc điểm của con mèo như: Chân có đệm thịt, vận động thích leo trèo bắt chuột, tiếng kêu, thức ăn, .......
 	- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi mèo đuổi chuột và kéo cưa lừa xẻ, chơi theo nhóm.
	2. Kỹ năng 
 	- 3T trẻ có kỹ năng gọi tên một số đặc điểm của con mèo
 	 - 4T trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét đặc điểm của con mèo
	3. Thái độ 
 	- Trẻ có ý thức trong học tập, có hứng thú tham gia hoạt động, chơi đoàn kết
	II. Chuẩn bị
	- Con mèo, quan sát ngoài sân
	- Trang phục gọn gàng, chiếu, sỏi, phấn, hột hạt, .... 
	III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú 
- Cho trẻ đi ra sân vừa đi vừa hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con”
- Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
- Các con vật đó nuôi ở đâu?
- Trong gia đình nuôi rất nhiều con vật, mỗi con vật có 1 đặc điểm khác nhau. 
- Chúng mình đang đứng xung quanh con gì?
2. Hoạt động 2: Quan sát con mèo
- Ai có nhận xét gì về con mèo?
- Nuôi mèo để làm gì? 
- Mèo kêu như thế nào? 
- Mèo thích ăn gì? 
- Con mèo rất có ích lợi vậy chúng ta phải làm gì?
=> Cô tổng hợp lại ý kiến của trẻ .... 
- GD trẻ biết chăm só

File đính kèm:

  • docCHU_DE_DONG_VAT_GHEP_34_T.doc