Giáo án mầm non lớp mầm - Thể dục: Thao tác rửa mặt

1. Mục đích – yêu cầu:

+ Kiến thức: - Qua giờ học trẻ nắm được các thao tác rưả mặt bằng khăn ướt.

 - Trẻ biết sử dụng khăn mặt riêng của trẻ, biết rửa mặt khi ngủ dạy, khi mặt bẩn, .

 + Kỹ năng: - Rèn thao tác rửa mặt cho trẻ.

 - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.

 + Thái độ: Giáo dục trẻ có thói quen rửa mặt khi ngủ dạy, khi mặt bẩn thi rửa, để luôn có khuôn mặt xinh xắn, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân để cơ thể khỏe mạnh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Thể dục: Thao tác rửa mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thao tác rửa mặt
Mục đích – yêu cầu:
+ Kiến thức: - Qua giờ học trẻ nắm được các thao tác rưả mặt bằng khăn ướt.
 - Trẻ biết sử dụng khăn mặt riêng của trẻ, biết rửa mặt khi ngủ dạy, khi mặt bẩn,.
 + Kỹ năng: - Rèn thao tác rửa mặt cho trẻ.
 - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
 + Thái độ: Giáo dục trẻ có thói quen rửa mặt khi ngủ dạy, khi mặt bẩn thi rửa, để luôn có khuôn mặt xinh xắn, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân để cơ thể khỏe mạnh.
 2. Chuẩn bị:
 - Giá treo khăn, khăn mặt ướt, 
 - Thau đựng khăn bẩn
 - Băng nhạc bài hát “Tập rửa mặt”
 3 Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú:
- Cô cùng tre hát bài “ Tập rửa mặt”
- Chúng mình vừa hát bài gì? 
- Trong bài hát bạn nhỏ đang làm gì? 
- Chúng mình rửa mặt vào lúc nào?
* Hoạt động 2: Cô rửa mặt cho trẻ:
 - Chơi trò chơi “ Dấu tay” 
 - Tay đẹp của chúng mình đâu?
 - Cô thấy tay bạn nào cũng sạch, đẹp rồi bây giờ cô cháu mình cùng nhau rửa mặt để khuôn thêm xinh hơn.
 - Cô thực hiện rửa mặt cho tre; Cô trải khăn lên lòng bàn tay dùng ngón tay trỏ lau mắt trái cho trẻ, cô dịch khăn lau mắt trái, cô dịch khăn lau trán má phải, dịch khăn lau trán má trái, dịch khăn lau sống mũi, dịch khăn lau miệng cằm, gấp đôi khăn lại lau gáy và cổ, lấy một đầu của góc khăn cô xoắn lại ngoáy lỗ mũi, tương tự cô ngoáy mũi còn lại, bó khăn bẩn vào thau đựng riêng.
 - Cô vừa rửa cô vừa hỏi trẻ cách rửa.
 - Chúng mình rửa mặt vào những lúc nào?
 - Chú ý khi rửa không để mặt tiếp xúc với phần khăn bẩn.
- Trẻ rửa xong cô cho trẻ về chỗ ngồi.
 * Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô tổ chức cho trẻ hát bài “ Rửa mặt như mèo”
- Cô thu dọn đồ dùng.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ tham gia chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát cô rửa mặt
 - Trẻ trả lời
 - Trẻ về chỗ ngồi
- Cả lớp hát cùng cô
Mục đích- yêu cầu:
+ Kiến thức - Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng nhún bật về phía trước không chạm vào vạch.
 - Biết chơi trò chơi ‘ Ai nhanh hơn”
 + Kỹ năng: - Rèn kỹ năng bật xa, phát triển các cơ bắp, sự nhanh nhẹn hoạt bát cho trẻ.
 + Thái độ: - Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật.
 - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
 2. Chuẩn bị:
 - Sân tập: Bằng phẳng, sạch sẽ.
 - Kẻ 2 vạch kẻ song song nhau khoảng cách giữa 2 vạch là 25 cm.
 - Vòng thể dục 6 cái, 30 lá cờ.
 - Băng đàn bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” , “ Cả nhà thương nhau”.
 3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động
 - Chào mừng các bạn đến với hội thi “ Gia đình là số 1”. Đến với cuộc thi hôm nay là 2 đội chơi gồm Gia đình đội đỏ và Gia đình đội xanh. Cả 2 đội sẽ phải trải qua 4 phần thi hết sức gay cấn đó là phần thi “ Khởi động, đồng diễn, chung sức và phần thi đặc biệt”. Qua 4 phần thi đội nào giành được số hoa nhiều hơn đội đó sẽ giành được chiến thắng.
- Mời các gia đình cùng vào phần thi đầu tiên đó là phần thi “Khởi động”.
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu, hát đi các kiểu chân, kết hợp chạy nhanh chậm rồi về 2 hàng ngang theo tổ.
- Cô nhận xét, khen trẻ.
* Hoạt động 2: Trọng động
- Phần thi tiếp theo có tên gọi là “Đồng diễn”. Ở phần thi này đội nào tập đúng, tập đều các động tác hơn đội đó sẽ giành được 1 bông hoa.
- Cô cho trẻ tập kết hợp với lời ca bài hát “Cả nhà thương nhau” nhấn mạnh động tác tay, chân.
 + Động tác tay: 2 tay đưa sang ngang, lên cao.
 + Động tác chân: Đứng khuỵu gối
 + Động tác lườn: Đưa 2 tay lên cao, nghiêng người sang 2 bên.
 + Động tác bật: Bật tách, chụm chân tại chỗ.
Cô nhận xét khen trẻ.
* Vận động cơ bản: Bật xa 25cm
- Để tiếp theo cuộc thi tôi xin mời cả 2 đội cùng đến với phần thi “ Chung sức” ở phần thi này cả 2 đội cùng quan sát người dần chương trình thực hiện 1 vận động sau đó 2 đội sẽ cùng thực hiện lại vận động đó. Đội nào tập đúng, tập, tập đều sẽ giành được 1 bông hoa.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Cô đứng trước vạch xuất phát mắt hướng về phía trước, 2 tay đưa ra trước lưng thẳng. Khi có hiệu lệnh “Bật” cô đưa 2 tay từ trước ra sau gối khuỵu lấy đà nhún bật về phía trước. Tiếp đất nhẹ nhàng bằng mũi chân rồi cả bàn chân, khéo léo không chạm vào vạch, 2 tay đưa ra trước để giữ thăng bằng. Bật xong cô đi nhẹ nhàng về cuối hang đứng.
 - Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện
- Cô cho trẻ nhận xét.
- Cô nhận xét – khen trẻ.
- Cô cho trẻ thực hiện 2-3 lần.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Trẻ tập tốt cô cho 2 đội thi đua tập.
- Cô nhận xét – Khen trẻ.
* Trò chơi vận động “Ai nhanh hơn”.
- Đến với vòng thi đặc biệt này các bạn sẽ phải thể hiện sự khéo léo, nhanh nhẹn đôàn kết để giành chiến thắng nhé.
- Trong thời gian 1 bản nhạc các bạn sẽ phải bật qua 3 chiếc vòng rồi chạy thật nhanh lên lấy 1 lá cờ chạy về cuối hang đứng. sau đó bạn khác mới tiếp tục lên thực hiện. Hết thời gian đội nào giành được nhiều cờ hơn đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô nhận xét – khen trẻ sau mỗi lần chơi.
- Cô nhận xét trẻ qua 4 phần thi.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
 Hát bài “ Chim mẹ - chim con”
- Thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
Trẻ lắng nghe cô giới thiệu hội thi.
- Trẻ hát và đi theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn.
- Trẻ tập cùng cô.
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét.

File đính kèm:

  • docthe_duc_3_tuoi.doc