Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: “Trường mầm non – Tết Trung Thu”

I./ Mục tiêu của chủ đề:

1./Các mục tiêu thực hiện tốt:

 - Phát triển ngôn ngữ.

 - Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.

2./Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp lí do.

- Các mục tiêu, mức độ đặt ra đều phù hợp với sự phát triển của trẻ, về các mặt đức, trí, thể, mĩ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.

- Giáo viên soạn giảng và lựa chọn, cân nhắc kĩ lưỡng để đề ra những mục tiêu phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý trẻ 4-5 tuổi.

3./Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu và lý do.

+ Phát triển nhận thức:

- Một số cháu chưa đạt được mục tiêu đề ra vào hoạt động tìm hiểu khám phá như cháu: Cháu Phúc Tài, cháu Ân, Bảo, Minh, Ân Nhi, Trọng, Yến Nhi, Khánh, Anh Tài, Kha, My.

- Lý do: Các cháu chưa được học qua lớp 3 tuổi nên cháu còn nhút nhát thụ động, và hiếu động khi tham gia vào hoạt động.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: “Trường mầm non – Tết Trung Thu”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐỨC TRỌNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN HOÀNG ANH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
 Trường: Mầm non Hoàng Anh
 Lớp: Chồi 2
 Chủ đề: “Trường mầm non – Tết Trung Thu”
 Thời gian thực hiện: 3 Tuần
 Từ ngày: 7 đến ngày 25 tháng 9 năm 2015
I./ Mục tiêu của chủ đề:
1./Các mục tiêu thực hiện tốt:
 - Phát triển ngôn ngữ.
 - Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
2./Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp lí do.
- Các mục tiêu, mức độ đặt ra đều phù hợp với sự phát triển của trẻ, về các mặt đức, trí, thể, mĩ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
- Giáo viên soạn giảng và lựa chọn, cân nhắc kĩ lưỡng để đề ra những mục tiêu phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý trẻ 4-5 tuổi.
3./Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu và lý do.
+ Phát triển nhận thức: 
- Một số cháu chưa đạt được mục tiêu đề ra vào hoạt động tìm hiểu khám phá như cháu: Cháu Phúc Tài, cháu Ân, Bảo, Minh, Ân Nhi, Trọng, Yến Nhi, Khánh, Anh Tài, Kha, My.
- Lý do: Các cháu chưa được học qua lớp 3 tuổi nên cháu còn nhút nhát thụ động, và hiếu động khi tham gia vào hoạt động.
+ Phát triển thể chất:
- Những cháu thực hiện vận đông chưa đạt được kết quả cao so với mục tiêu như cháu: Khánh, Bảo, Phúc Tài .
- Lý do: Cháu còn nhút nhát, thụ động chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia vận động.
+Phát triển thẩm mĩ:
- Một số cháu chưa đạt được các mục tiêu về kỹ năng tạo hình như cháu: Cháu Phúc Tài, cháu Ân, Bảo, Minh, Ân Nhi, Trọng, Yến Nhi, Khánh, Anh Tài, Kha, My trẻ chưa có kỹ năng vẽ, tô màu, xé, cắt.
- Lý do: Trẻ chưa biết cầm bút, chưa có kỹ năng tô màu và chưa kỹ năng vẽ, cắt, xé dánở gia đình trẻ ít được thường xuyên cầm bút tô, vẽ, cắt dántheo ý thích nên trẻ còn chậm, chưa tự tin khi thực hiện bài tập.
II./ Nội dung chủ đề:
1./Các nội dung đã thực hiện tốt.
- Giáo viên chủ động và lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch hoạt động hàng ngày, tuần phù hợp với tình hình thực tế của lớp học ở địa phương và khả năng nhận thức của trẻ trong lớp học của mình.
2./Các nội dung chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lý do.
- Các nội dung đều thực hiện được và phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.
3./Các kỹ năng mà trên 30% trẻ trong lớp chưa đạt được và lý do.
- Một số kỹ năng trẻ chưa đạt được tô màu vẽ, cắt, xé dán, đếm xếp tương ứng.
- Lý do: Trẻ còn thụ động, chưa tự tin thực hiện bài tập.
- Lí do: Vì ở gia đình, trẻ chưa được thường xuyên cầm bút, cầm kéo để tô, vẽ, cắt, xé theo ý thích nên kỹ năng còn chậm.
III./Tổ chức các hoạt động của chủ đề:
1./Hoạt động học:
- Các hoạt động học ở lớp phần lớn là tất cả các trẻ đều được tham gia hoạt đông học sôi nổi, tích cực, hứng thú phù hợp với khả năng của trẻ, ngoài ra còn thể hiện được một số năng khiếu về ca hát vận động minh họa như bài: Vui đến trường, Bài thằng cuội, Bài Chào ngày mới, Gác trăng: Đọc thơ và thể hiện được tình cảm qua bài thơ như bài “Bạn mới”, “Thơ cô và cháu”, Cô giáo của em”, Trăng sáng, Trăng ơi từ đâu đến, Bạn mới đến trường
- Có kỹ năng về đếm học toán đếm theo thứ tự xếp tương ứng như cháu: Thi, Hân, Huy, Kiệt, Anh Kiệt, Phương Anh, Thư, Uyên, Ngọc, Nguyên, Ân, Vinh. 
- Có kỹ năng Tô màu: Cháu Thi, Thư, Ngọc, Anh Kiệt, Khải Huy.
- Những trẻ tỏ ra chưa hứng thú, không tích cực tham gia vào giờ học, còn hiếu động như: Cháu Minh, Anh Tài, Phúc Tài, Bảo, Khánh, Minh.
- Lí do: Các trẻ còn hiếu động, một số trẻ còn nhút nhát, hay khóc nhè, nhỏng nhẻo.
2./ Việc tổ chức chơi trong lớp:
 + Hoạt động góc: 
- Số lượng góc chơi có 5 góc chơi: Góc xây dựng. Góc phân vai. Góc âm nhạc. Góc nghệ thuật. Góc khám phá thiên nhiên.
- Bố trí các góc chơi gọn gàng ngăn nắp với từng đồ loại đồ chơi, trang trí các góc chơi, có tên góc chơi, ký hiệu của chơi của từng trẻ phù hợp khi trẻ chơi.
- Diện tích lớp học còn hơi chật nên việc ngăn cách, phân bố giữa các góc chơi “động” và góc chơi “tĩnh” với nhau chưa được khoa học.
- Đa số các trẻ thích tham gia chơi hoạt động góc biết cách chơi, biết liên hệ với nhóm chơi của bạn biết giao tiếp với bạn chơi, biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn, thái độ của trẻ khi chơi lịch sự, nhẹ nhàng biết giúp đỡ bạn cùng chơi, biết giữ gìn đồ chơi không tranh giành đồ chơi với nhau.
- Bên cạnh đó khi chơi trẻ còn nhút nhát, chưa được mạnh dạn và tự tin giao tiếp giữa các trẻ với nhau còn sự ngại ngùng, hợp tác chia sẻ với bạn khi chơi chưa thành thạo.
- Cô giáo khuyến khích, động viên trẻ tham gia vào góc chơi với bạn và rèn cho trẻ kỹ năng và thái độ giao tiếp xã hội giữa các trẻ với nhau, hợp tác, chia sẻ và cách thể hiện vai chơi để trẻ nắm bắt và tiến bộ hơn cho gời chơi lần sau..
3./ Tổ chức chơi ngoài trời:
- Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức là 15 buổi.
- Số lượng đồ chơi ngoài trời gồm có: Xích đu, nhà banh, cầu tuột, đồ chơi liên hoàn, đu quay, thang trèo, cổng chui bằng lốp ô tô, cổng chui bằng con sâu, ghế đá, bập bênh con ngựa, các con thú nhún, con thú đựng cát, cầu đi bằng lốp xe ô tô
- Chủng loại đồ chơi: Đồ chơi đẹp an toàn, phong phú, đa dạng phù hợp để phục vụ trẻ vui chơi.
- Vị trí/chỗ chơi của trẻ: Ngoài sân có nhiều cây xanh, hoa và bóng mát, sân chơi có nền xi măng rộng sạch sẽ thoáng để phục vụ trẻ chơi một cách thoải mái.
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời được vệ sinh hàng ngày, hàng tuần gàng, an toàn và sạch sẽ từng khu vực chơi.
- Giáo viên luôn quan tâm và quan sát trẻ trong suốt quá trình chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi giao lưu với bạn lịch sự nhẹ nhàng giúp đỡ bạn, không tranh giành đồ chơi, chơi ngoan cùng bạn ở hoạt động ngoài trời.
IV./ Những vấn đề cần lưu ý:
1./Sức khỏe trẻ :
- Một số cháu bị ốm hay nghỉ: Cháu Uyên, Ngân.
- Các cháu biếng ăn: Cháu Trọng, Dung.
- Lý do các cháu bị ốm.
- 2./Hướng khắc phục:
- Giáo viên động viên khuyến khích trẻ đi học chuyên cần hơn và khuyến khích trẻ ăn hết suất, ăn các loại trái cây cho cơ thể khỏe mạnh.
- Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình,các biểu hiện của trẻ ở trường lớp để chăm sóc trẻ được tốt hơn.
*Học liệu:
- Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học và đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chủ đề, đồ dùng cá nhân cho trẻ đầy đủ để học và sinh hoạt ở trường lớp.
V./ Một số lưu ý triển khai hoạt động sau tốt hơn:
- Giáo viên cần luyện thêm kỹ năng tạo hình như cầm bút vẽ, tô màu, xé, cắt dán và kỹ năng đếm theo thứ tự cho trẻ.
- Phối hợp với phụ huynh xin hỗ trợ những nguyên vật liệu phế thải có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi cho chủ đề “Bản thân bé”.
XẾP LOẠI: GV: Nguyễn Thị Huy : Khá Hiệp Thạnh ngày 27 tháng 9 năm 2015
 GVCN
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG 
Sầm Thị Ngọc Ánh Nguyễn Thị Huy 

File đính kèm:

  • docdanh_gia_cuoi_chu_de.doc
Giáo Án Liên Quan