Giáo án mầm non lớp nhà trẻ năm 2016 - Chủ đề: Đồ chơi của bé

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất

*Phát triển vận động:

- Thực hiện vận động đi tương đối vững vàng . Thực hiện được các vận động : Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, đi trong đường gấp khúc, Nhún bật tại chỗ.

- Biết phối hợp các vận động theo hiệu lệnh: Chơi trò chơi: Con bọ dừa, Kéo cưa lừa xẻ, Chim sẻ và ô tô. Biết cử động phối hợp tay và mắt, Chạm các đầu ngón tay với nhau, nhặt được các vật nhỏ ( Hạt đỗ, hạt me) bằng ngón cái và ngón trỏ.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:

-Biết tự xúc cơm, thực hiện theo hướng dẫn của cô một số nề nếp trong sinh hoạt.

-Tự đi vệ sinh hoặc gọi khi có nhu cầu.

-Biết chỗ nguy hiểm: Lửa, ổ cắm điện

-Nhận biết tên một số món ăn quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau

-Biết sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, muỗng xúc cơm.

-Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm trong nhóm/ lớp, nhà trẻ/ trường mầm non.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ năm 2016 - Chủ đề: Đồ chơi của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: Đồ chơi của bé
 THỜI GIAN: 4TUẦN :Từ ngày: 31/10 => 25/11/2016
 Tuần 10: Từ ngày 31/10- 04/11/2016. 
 Tuần11:Từ ngày 07/11- 11/11/2016.
 Tuần 12: Từ ngày 14/11 => 18/11/2016
 Tuần13:Từ ngày 21/11 => 25/11/2016
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất
*Phát triển vận động:
- Thực hiện vận động đi tương đối vững vàng . Thực hiện được các vận động : Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, đi trong đường gấp khúc, Nhún bật tại chỗ.. 
- Biết phối hợp các vận động theo hiệu lệnh: Chơi trò chơi: Con bọ dừa, Kéo cưa lừa xẻ, Chim sẻ và ô tô. Biết cử động phối hợp tay và mắt, Chạm các đầu ngón tay với nhau, nhặt được các vật nhỏ ( Hạt đỗ, hạt me) bằng ngón cái và ngón trỏ.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
-Biết tự xúc cơm, thực hiện theo hướng dẫn của cô một số nề nếp trong sinh hoạt.
-Tự đi vệ sinh hoặc gọi khi có nhu cầu.
-Biết chỗ nguy hiểm: Lửa, ổ cắm điện
-Nhận biết tên một số món ăn quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau 
-Biết sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, muỗng xúc cơm.
-Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm trong nhóm/ lớp, nhà trẻ/ trường mầm non.
2. Phát triển nhận thức
-Thích tìm hiểu về các đồ vật xung quanh: Luôn thích được chơi, cầm, nắm, kéo, đẩy, ngắm nghía các đồ chơi xung quanh.
-Biết gọi tên của các đồ chơi.
-Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
-Biết tên, nhận biết hai màu cơ bản: Đỏ và xanh.
3. Phát triển ngôn ngữ:
-Hiểu được lời nói và thực hiện nhiệm vụ gồm hai hành động.
-Trả lời được một số câu hỏi: “ Cái gì?, Con gì? Đây là cái gì? ” bằng câu đầy đủ.
-Nói được câu có 5-7 từ.
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
-Trẻ biết tên của mình, tên các bạn. -Biết chào( Có thể được nhắc)
-Thích vẽ, tô màu, xếp hình
-Thích đến lớp, chơi cùng bạn.
-Giao tiếp với người khác bằng lời nói.
-Biết chơi trò chơi “ Bế em với búp bê”.	
II. CHUẨN BỊ
- Một số đồ chơi, hình ảnh tự tạo và sẵn có ở lớp để phục vụ chủ đề.
- Băng đĩa một số bài hát về chủ đề.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động góc theo chủ đề.
- Sưu tầm trò chơi phù hợp với chủ đề.
- Chuẩn bị một số câu hỏi gợi mở giúp trẻ tư duy, trải nghiệm.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
*Phát triển vận động:
- Thể dục sáng: Ồ sao bé không lắc, Tay em.
-Vận động cơ bản: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Đi theo đường gấp khúc, Nhún bật tại chỗ.
-Trò chơi vận động: Con bọ dừa.-Kéo cưa lừa xẻ-Chim sẻ và ô tô.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Tập rửa tay, tự xúc thức ăn bằng muỗng, tự cầm ly nước uống gọn gàng.
-Dạy trẻ ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đun sôi để nguội được bảo quản cẩn thận. Rửa tay trước khi ăn, lau miệng sau khi ăn, uống nước.
-Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi qui định, tránh xa các vật nguy hiểm như: Bếp lò, bàn ủi.. 
-Luyện tập phối hợp các giác quan và nhận biết:
+Quan sát, sờ, nắn, nghe âm thanh phát ra từ đồ chơi.
+Nói tên một hai đặc điểm nổi bật của đồ chơi( Màu sắc, kích thước to/ nhỏ: Chơi bằng cách kéo/ đẩyđồ chơi.
-Chơi với đồ chơi-Trò chơi.
+Đây là gì? ( Nói đúng tên gọi của đồ chơi, đồ dùng/ con vật/ củ/ quả)
+Hái được quả gì?, Bắt được con gì? Chơi Tìm đúng đồ chơi.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CHỦ ĐỀ: 
ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ
-Trò chuyện về đồ chơi: Tập nói bằng một số câu có 5-7 từ: Nói tên của đồ chơi, một số đặc điểm nổi bật. VD:Đây là quả bóng màu đỏ. Đây là chiếc ô tô, bé đẩy mạnh, ô tô chạy nhanh
-Đọc theo cô các bài thơ: Giờ chơi, Cùng chơi. Hát: Cháu yêu cô chú công nhân, Đôi dép..
-Nghe kể chuyện, trò chuyện về đồ dùng, đồ chơi.
-Trò chơi: Ai nhanh hơn “ Nghe tên-chọn đúng đồ chơi”.
-Chơi đồ chơi cùng bạn.
-Cất đồ chơi cùng cô. 
-Hát và nghe hát, tự vận động theo nhạc một số bài hát ngắn, quen thuộc: Cháu yêu cô chú công nhân, Đôi dép, Múa cho mẹ xem, Lý chiều chiều
-Nói tên được một số đồ dùng, đồ chơi và một số đặc điểm nổi bật. VD: Ô tô màu đỏ, kéo nó chạy, Đẩy xe chạy thỏ đánh trống, quả bóng lăn được
 -Biết cất đồ chơi, đồ dùng vào nơi qui định.
 MẠNG NỘI DUNG
Tên gọi : Ô tô, trống lắc. Đồ chơi các con vật (chó, mèo, lợn gà, cá, chim ,); Đồ chơi rau, củ quả :bắp cải
su hào, cà chua, quả cam, quả chuối, v.v 
-Một số đặc điểm nổi bật: Màu sắc của đồ chơi
-Cách chơi: Chơi trò chơi Bế em/ Mẹ con. Chơi bán hàng( Rau, củ, quả, xếp vào rổ).
Các loại quả( Trái cây) bày lên đĩa.
Các con vật ở trong chuồng
Bóp/ lắc các đồ chơi “ con chút chít” để nghe âm thanh phát ra từ đồ chơi.
-Tên gọi: Bóng, búp bê. Đồ chơi nấu ăn: Đồ chơi gia đình
 (Xoong, Chén, muỗng, giường, tủ, bàn, ghế, bóng, vòng)
-Một số đặc điểm nổi bật: Màu sắc của đồ chơi? Cách sử dụng? Công dụng? 
-Cách chơi:
+Đồ chơi nấu ăn: Đặt xoong lên bếp để đun, nấu, khuấy, đảo, đổ bột ra dĩa, cho em bé ăn
+Các đồ chơi bóng, vòng: Có thể lăn cho vòng chạy, đá cho bóng lăn hoặc tung lênhoặc chơi chui qua vòng
Chủ đề nhánh 3:
Những đồ chơi quen thuộc, gần gũi
Chủ đề nhánh 2:
Những đồ chơi bé thích
CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
Chủ đề nhánh 4:
Những đồ chơi chuyển động được.
Chủ đề nhánh 1:
Đồ chơi lắp ráp xây dựng.
-Tên gọi: Bộ đồ chơi lắp ráp-Lồng, các đồ chơi xây dựng. Các khối chơi xếp chồng.
-Một số đặc điểm nổi bật: Màu sắc của đồ chơi? Là các khối bằng gỗ/ nhựa, có thể chồng, xếp lên nhau.
-Cách chơi: Xếp liền cạnh nhau làm đường đi/ làm hàng rào/ làm đoàn tàu
Đặt chồng hai khối lên nhau làm nhà/ làm ô tô. Xếp chồng nhiều khối lên nhau làm cầu/ làm tháp cao
Lắp ráp nhiều hình khác nhau theo ý thích.
-Tên gọi: Đồ chơi ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thủy, thuyền, máy bay, con thỏ đánh trống/ con ngựa/
gà/ gấu có bánh xe
-Một số đặc điểm nổi bật: +Màu sắc của đồ chơi?
+Đồ chơi có bánh xe chạy được? Đồ chơi phát ra âm thanh
-Cách chơi: Kéo, đẩy/ Bấm nút/ Vặn dây cótcủa đồ chơi để đồ chơi chạy/ chuyển động được/ Làm cho cánh quạt quay/ Cánh của con bướm mở ra- cụp vào được/ Con gà mổ thóc/ Con vịt nhảy nhảy đi được

File đính kèm:

  • docKHGD ĐCCBÉ.doc
Giáo Án Liên Quan