Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Tuần 09 - Chủ đề nhánh: Đồ chơi lắp ráp xây dựng

PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

 -BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI KHỐI GỖ

 -VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH

 -TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CON BỌ DỪA

 I- YÊU CẦU :

*Kiến thức:

-Trẻ tập theo cô các động tác của bài.

- Trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh với sự hướng dẫn của cô.

 - Kết hợp cùng cô, bạn chơi trò chơi vận động “ Con bọ dừa.”

*Kỹ năng:

-Trẻ biết phân biệt hiệu lệnh nhanh hoặc chậm, để đi nhanh hoặc chậm theo hiệu lệnh.

*Thái độ:

-Trẻ đi lắng nghe hiệu lệnh và đi nhanh, chậm theo hiệu lệnh.

 

doc10 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Tuần 09 - Chủ đề nhánh: Đồ chơi lắp ráp xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 3/2
Chủ đề: “Đồ chơi của bé”. Từ ngày 31/10=> 25/11/2016
Tuần 09: Chủ đề nhánh: Đồ chơi lắp ráp xây dựng.
(Từ ngày: 31/10- 04/11/2016.)
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2016
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 
2-Hoạt động ngoài trời :
-
3-Hoạt động chung :
 PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
 -BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI KHỐI GỖ
 -VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
 -TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CON BỌ DỪA
 I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ tập theo cô các động tác của bài.
- Trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh với sự hướng dẫn của cô.
 - Kết hợp cùng cô, bạn chơi trò chơi vận động “ Con bọ dừa.”
*Kỹ năng:
-Trẻ biết phân biệt hiệu lệnh nhanh hoặc chậm, để đi nhanh hoặc chậm theo hiệu lệnh.
*Thái độ:
-Trẻ đi lắng nghe hiệu lệnh và đi nhanh, chậm theo hiệu lệnh.
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
 -Vạch chuẩn.Một số khối gỗ hình vuông đủ cho cô và trẻ tập.
 * Nội dung tích hợp :
 - Môi trường xung quanh:Trò chuyện về đồ chơi lắp ráp xây dựng
- Văn học: Thơ “ Bạn mới”
 III- TIẾN HÀNH :
 * Ổn định : Chơi trò chơi: Trời tối, trời sáng.
 * Trò chuyện với trẻ về đồ chơi lắp ráp, xây dựng
 Hoạt động 1: Khởi động :
-Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường – Chạy chậm-chạy nhanh dần –nhanh –chậm dần – lấy gỗ đứng lại thành vòng tròn.
 Hoạt động 2 : Trọng động
 A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI KHỐI GỖ
* Động tác : (Hô hấp)
- Trẻ giang hai cánh tay ra rồi làm động tác vòng xuống ngực, đồng thời hít vào thật sâu, từ từ thở ra. 
“ Trẻ tập vài lượt”. Trẻ làm động tác hô hấp xong lấy khối gỗ đứng thành vòng tròn.
 * Động tác 1: Tay
 -Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên, hai tay cầm hai khối gỗ thả xuôi.
1- Trẻ đưa hai tay thẳng về phía trước, gõ hai khối gỗ vào nhau.
2- Hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị.
 “Tập 2 lần”
 * Động tác 2: Lưng, bụng
*Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên hai tay giang ngang.
1- Cúi gập người về phía trước, gõ hai khối gỗ vào nhau.
2- Về tư thế chuẩn bị.
 “ Tập 2 lần”
* Động tác 3: ( Chân)Nhảy
-Đặt hai khối gỗ trước mặt nghe hiệu lệnh trẻ nhảy qua, rồi nhảy trở lại.
 “ Tập 4 lần”
 B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
- Cô vận động mẫu:
+Lần 1: Không phân tích.
+Lần 2: Cô phân tích động tác vận động:
 “Tư thế chuẩn bị: Cô đứng tự nhiên ngay vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh cô bước những bước đều nhau, thẳng người, thẳng đầu. Khi nghe nói “Trời mưa” cô bước nhanh hơn. “Hết mưa” Cô đi bình thường lại. Lên tới đích chọn khối gỗ hình vuông tặng bác gấu để xây nhà.”
-Mời 2-3 trẻ lên đi trước.
-Mời tất cả trẻ đứng lên nối đuôi nhau vận động. (Trẻ vận động khoảng 5-6 lần)
“Cô sửa sai. Lưu ý tư thế thẳng người, thẳng đầu, chân và tay nhịp nhàng khi trẻ vận động.Trẻ biết thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh yêu cầu của cô.
-Hỏi trẻ tên bài vận động?
Khuyến khích trẻ nói : “ Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”.
 C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Con bọ dừa
- Lời đọc khi trẻ bò:
Bọ dừa mẹ bò trước
Bọ dừa con theo sau
Gió thổi ngã chỏng quèo
Nó kêu: Ối! ối! ối!
-Cô làm bọ dừa mẹ bò đi trước. Trẻ làm bọ dừa con bò theo. Cô nhắc trẻ ngẩng đầu. Đọc đến hai câu cuối, cô và trẻ ngã ra sàn nhà, nằm ngửa hai chân đạp đạp vào không khí và kêu: Ối! ối! ối!.. cho trẻ chơi trò chơi vài lượt.
- Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : 
 - Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút
 * Kết thúc : Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước. Chuyển hoạt động .
 4- Hoạt động góc :
 I –Yêu cầu :
 -Cô dạy trẻ cách sắp xếp quầy hàng sao cho phù hợp và đẹp mắt, hướng dẫn trẻ cách bán hàng.
 - Trẻ nghe và xem cô hướng dẫn xếp hàng rào quanh khu trường học. Trẻ xếp theo cô.
 - Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi lắp ráp, một số đồ chơi bé có thể xếp chồng lên nhauTrẻ tìm được tranh theo cô hướng dẫn.
 - Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp đúng cách, tô màu theo cô hướng dẫn.
 II - Chuẩn bị : 
-Góc phân vai: Một số đồ chơi dùng lắp, ráp, xếp chồng được lên nhauĐể trẻ bán hàng.
- Góc xây dựng: Một số gạch, gỗ để trẻ hoạt động.
-Góc học tập: Chuẩn bị một số tranh, lô tô có vẽ những hình ảnh về một số đồ chơi lắp, ráp xây dựng của bé
-Góc nghệ thuật:Chuẩn bị bàn ghế, viết chì sáp màu, giấy A4 có vẽ sẵn hình vuông.
 III/Tiến hành:
- Góc phân vai: Bán hàng ( Cửa hàng bán đồ chơi lắp. ráp xây dựng)
- Góc xây dựng : xếp hàng rào khu trường học.
- Góc học tập: Xem tranh lô tô về một số đồ chơi lắp, ráp xây dựng
- Góc nghệ thuật: Tô màu hình vuông.
 *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác .
5 - Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa 
7 - Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều : 
9 - Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ .
______________________________________________________
 Thứ ba ngày 01tháng 11 năm 2016
1-Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 
2-Hoạt động ngoài trời :
3- Hoạt động chung :
KỂ CHUYỆN :
THỎ NGOAN
I YÊU CẦU :
*Kiến thức:
 -Trẻ biết lắng nghe cô kể truyện. Trẻ nhớ tên câu chuyện và một vài nhân vật trong câu chuyện.
-Rèn ngôn ngữ cho trẻ.
*Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nghe và nói cho trẻ. 
*Thái độ :
-Trẻ chú ý nghe cô kể truyện.
-Trẻ mạnh dạn lên trả lời các câu hỏi của cô.
 II CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Bài giảng điện tử.
 - Tranh rời và bộ tranh truyện minh họa: Thỏ ngoan.
 * Nội dung tích hợp:
 - Môi trường xung quanh : Trò chuyện về một số đồ chơi lắp ghép, xây dựng
 - Giáo dục âm nhạc : hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
III / :TIẾN HÀNH 
 * Ổn định : Hát bài : Cháu yêu cô chú công nhân.
 * Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi lắp ghép, xây dựng
 - Hoạt động 1: Cô kể chuyện 
 - Cô kể lần 1: Chậm, rõ lời, diễn cảm, không dùng tranh minh họa. Khi kể nhấn mạnh tên các nhân vật: 
Bác Gấu ,Cáo. Thỏ và hành động tốt của Thỏ được bác Gấu khen.
-Lần 2+3 cô kể như lần 1, minh họa câu chuyện cô kể trên màn hình rộng cho trẻ vừa nghe vừa quan sát.
 -Hoạt động 2: đàm thoại .
-“Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ?”
 “ Ai đang đi giữa rừng gặp trời đổ mưa?”
“ Ai không cho bác Gấu vào nhà?” 
“Bác Gấu lại gõ cửa nhà ai?” 
“ Thỏ có cho bác Gấu vào nhà không?” 
“ Bác Gấu khen ai ngoan?”
“Cáo có ngoan không?” “Tại sao?”
- Cô kể lần 4 không dùng tranh minh họa .
-Hỏi trẻ tên câu chuyện? Giáo dục trẻ ngoan biết giúp đỡ bạn trong khi chơi, nhường đồ chơi, chia sẻ cho bạn cùng chơi, thế mới là bé ngoan
 * Kết thúc : Trẻ nghỉ giải lao đi vệ sinh, uống nước giữa hai hoạt động khoảng 15 phút. 
 4- Hoạt động góc:
 Yêu cầu :
 - Trẻ tập sắp xếp quầy hàng sao cho phù hợp và đẹp mắt, trẻ tập cách bán hàng. Cô hướng dẫn trẻ nhớ tên đồ chơi mình bán, giá tiền
 - Trẻ biết xếp hàng rào quanh khu trường học. Trẻ xếp đã đều hơn, đẹp hơn
 - Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi lắp ráp, một số đồ chơi bé có thể xếp chồng lên nhauTrẻ biết tìm được tranh cô yêu cầu.
 - Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp đúng cách, tô màu như cô hướng dẫn.
 5 - Vệ sinh – Ăn trưa 
 6- Ngủ trưa .
 7 - Vệ sinh – quà xế .
 8- Sinh hoạt chiều : 
 9 - Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ .
Thứ tư ngày 02 tháng 11 năm 2016
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh .
Hoạt động ngoài trời : 
 3-Hoạt động chung :
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
MỘT SỐ ĐỒ CHƠI LẮP GHÉP, ĐỒ CHƠI XÂY DỰNG.
Lắp ghép đoàn tàu hỏa, gạch xây dựng 
I. YÊU CẦU :
*Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết và nói đúng tên đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng. Màu sắc của các toa tàu và màu sắc của viên gạch. 
*Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng nghe luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn. 
-Khi hoạt động với đồ chơi trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn. Chơi xong cất đồ chơi vào nơi qui định
II .CHUẨN BỊ :
 * Đồ dùng dạy học :
 -Chuẩn bị: Bài giảng điện tử.
-Hình vuông đã vẽ sẵn trên giấy A4 để trẻ tô. Viết chì màu. Rổ đựng tranh lô tô.
*Nội dung tích hợp :
- GDÂN: Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
 III/TIẾN HÀNH 
 * Ổn định : Hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
 *Trò chuyện với trẻ về Đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng
 Hoạt động 1: Trẻ quan sát “ Từng phần của toa tàu, khi cô lắp ghép lại thành đoàn tàu. Một số gạch xây dựng cho cả lớp quan sát”
 -Cô lần lượt đưa từng đồ chơi ra cho lớp quan sát và nói được đúng tên đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng.
Hoạt động 2: Trẻ nhận biết, tập nói. 
 - Mời lần lượt từng trẻ lên nhận biết và tập nói. Yêu cầu trẻ chỉ và nói đúng tên của đồ chơi? Màu sắc? Hình khối? Công dụng của từng đồ chơi? ( Xong cô cất đi, đưa đồ chơi khác cho trẻ lên nhận biết, tập nói tương tự như trên.)
-Trẻ nào cũng được nhận biết và tập nói. “Cô sửa sai ngọng đớt cho trẻ, yêu cầu trẻ nói rõ ràng rành mạch, tròn câu đủ ý.”
-Trò chơi:Tìm nhanh theo yêu cầu: Trẻ để rổ tranh lô tô trước mặt và tìm nhanh hình cô yêu cầu có trong tranh ở rổ. Giơ lên, nói tên , để xuống theo yêu cầu của cô.(Cho trẻ chơi vài lượt),
*Mở rộng kiến thức: Cho trẻ quan sát thêm vài đồ chơi lắp ráp khác như: Lồng hộp, lắp ráp cây thông
-Giáo dục trẻ: Khi hoạt động với đồ chơi không tranh giành đồ chơi với bạn. Chơi xong phải cất đồ chơi nhẹ nhàng và cất gọn vào nơi qui định
* Kết thúc : trẻ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước. “ khoảng 15 phút”
 4 – Hoạt động góc :
 Yêu cầu :
 -Trẻ biết sắp xếp quầy hàng phù hợp và đẹp mắt. Trẻ đã biết cách bán hàng.Nhớ được tên đồ chơi mình bán. Tập bán hàng cho khách.
 - Trẻ biết cầm khối gạch bằng tay phải, xếp được hàng rào quanh khu trường học. Trẻ tập xếp thêm ghế đá và trồng cây xanh quanh khu trường học
 - Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi lắp ráp, một số đồ chơi bé có thể xếp chồng lên nhauTrẻ tìm đúng tranh, nói tên đồ chơi trong tranh
 - Trẻ biết tô màu hình vuông, cầm viết chì sáp đúng cách, tô màu đều và nói được tên sản phẩm của mình.
 *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác
Vệ sinh – Ăn trưa .
NGỦ TRƯA
Vệ sinh - Quà xế .
Sinh hoạt chiều: 
Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ .
 Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2016
1-Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 
2-Hoạt động ngoài trời :
Hoạt động chung:
GIÁO DỤC ÂM NHẠC :
 -DẠY HÁT: CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN
 I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nghe nhạc đoán và nói đúng tên và hát cùng cô bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
- Trẻ biết làm một số động tác minh họa theo lời bài hát Lý chiều chiều.
*Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ.
-Rèn khả năng nhận biết nhịp điệu bài hát, khi cô dạy trẻ hát kết hợp vỗ tay theo lời bài hát.
* Thái độ:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.
-Trẻ hứng thú hát và vận động theo lời bài hát.
 II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
 - Đàn , trống lắc cho cô và trẻ .
 -Nhạc bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu.
 * Nội dung tích hợp :
 - Môi trường xung quanh : Trò chuyện về Đồ chơi của bé
 -Văn học: Thơ “ Giờ chơi”
 III/ TIẾN HÀNH :
 * Ổn định : Cho trẻ đọc thơ bài “ Giờ chơi”.
 * Trò chuyện: Trò chuyện về Đồ chơi của bé
 Hoạt động 1: DẠY HÁT “ CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN”
 - Cô đàn trẻ đoán tên bài hát.
 - Cô hát mẫu cho trẻ nghe 1-2 lần .
 - Mời cả lớp hát lại cùng cô 1-2.
 - Mời từng nhóm nhỏ lên hát .
 -Mời từng cá nhân trẻ lên hát. “Cô sửa sai”
 - Mời lớp hát lại lần nữa .
 - Hỏi trẻ tên bài hát ?
-Giáo dục trẻ yêu quí các cô, chú công nhân xây dựng, vì các cô chú vất vả xây nhà cho chúng ta ở và học
 Hoạt động 2 : Nghe hát Lý chiều chiều
- Cô mở nhạc trẻ đoán tên bài hát ?
 -Cô cho trẻ nhắc lại tên bài . 
-Cô hát và vận động theo lời bài hát 1 lần.
-Cô hát, vận động, khuyến khích trẻ vận động cùng cô vài lần.
 * Kết thúc : Trẻ đi vệ sinh ,uống nước. “khoảng 15 phút”.
 4- Hoạt động góc:
 Yêu cầu:
 -Trẻ biết sắp xếp quầy hàng phù hợp và đẹp mắt. Trẻ đã biết cách bán hàng.Nhớ được tên đồ chơi mình bán cho khách. Biết mời khách khi mua hàng, nói giá tiền của món hàng mình bán
 - Trẻ biết cầm khối gạch bằng tay phải, xếp được hàng rào quanh khu trường học đều và đẹp hơn hôm trước. Trẻ xếp thêm ghế đá và trồng cây xanh quanh khu trường học
 - Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi lắp ráp, một số đồ chơi bé có thể xếp chồng lên nhau, trẻ có thể nói được màu sắc của đồ chơi( Nếu có màu rõ ràng)Trẻ tìm đúng tranh, nói tên đồ chơi trong tranh
 - Trẻ biết tô màu hình vuông, cầm viết chì sáp đúng cách, tô màu đều, đẹp hơn hôm trước và nói được tên sản phẩm của mình.
 *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác
 5 - Vệ sinh – Ăn trưa 
 6- Ngủ trưa .
 7 - Vệ sinh – quà xế .
 8- Sinh hoạt chiều :
 9 - Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ .
 Thứ sáu ngày 04 tháng 11 năm 2016
1-Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 
2-Hoạt động ngoài trời :
Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
-BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI KHỐI GỖ
-VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
-TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CON BỌ DỪA
 I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
 -Trẻ tập bài tập phát triển chung thành thạo.
 - Trẻ nói được tên bài vận động và biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.
 - Trẻ biết chơi trò chơi vận động “ Con bọ dừa”.
*Kỹ năng:
-Trẻ đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Khi đi thẳng người, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, phối hợp tay,chân nhịp nhàng.
-Biết bò thấp thành thạo.
*Thái độ:
-Trẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và chú ý nghe hiệu lệnh để đi đúng hiệu lệnh ( nhanh, chậm)
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
 -Vạch chuẩn.Một số khối gỗ hình vuông đủ cho cô và trẻ tập. 
 * Nội dung tích hợp :
 - Môi trường xung quanh:Trò chuyện về đồ chơi lắp ráp xây dựng
- Văn học: Thơ “ Cùng chơi”
 III- TIẾN HÀNH 
 * Ổn định : Chơi trò chơi: Trời tối, trời sáng.
 * Trò chuyện với trẻ về đồ chơi lắp ráp, xây dựng
 Hoạt động 1: Khởi động :
-Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường-chạy chậm -chạy nhanh dần –nhanh –chậm dần – lấy gỗ đứng lại thành vòng tròn.
 Hoạt động 2 : Trọng động
 A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI KHỐI GỖ
 * Động tác : (Hô hấp)
- Trẻ giang hai cánh tay ra rồi làm động tác vòng xuống ngực, đồng thời hít vào thật sâu, từ từ thở ra. 
“ Trẻ tập vài lượt”
 * Động tác 1: Tay
 -Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên, hai tay cầm hai khối gỗ thả xuôi.
1- Trẻ đưa hai tay thẳng về phía trước, gõ hai khối gỗ vào nhau.
2- Hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị.
 “Tập 2 lần”
 * Động tác 2: Lưng, bụng
*Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên hai tay giang ngang.
1- Cúi gập người về phía trước, gõ hai khối gỗ vào nhau.
2- Về tư thế chuẩn bị.
 “ Tập 2 lần”
* Động tác 3: ( Chân)Nhảy
-Đặt hai khối gỗ trước mặt nghe hiệu lệnh trẻ nhảy qua, rồi nhảy trở lại.
 “ Tập 4 lần”
 B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
- Cô gợi ý trẻ nhớ tên bài vận động. Mời một vài trẻ vận động giỏi lên vận động. Cô nhắc lại cách đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh lần nữa để trẻ nhớ.
-Mời 2-3 trẻ đi đạt yêu cầu lên đi. 
-Mời tất cả trẻ lên nối tiếp nhau vận động. “Cô sửa sai. Lưu ý tư thế thẳng người, thẳng đầu, chân và tay nhịp nhàng khi trẻ vận động..Trẻ tập khoảng 5-6 lần.
 -Hỏi trẻ tên bài vận động?
-Khuyến khích trẻ nói : “ Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”. 
C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Con bọ dừa
- Lời đọc khi trẻ bò:
Bọ dừa mẹ bò trước
Bọ dừa con theo sau
Gió thổi ngã chỏng quèo
Nó kêu: Ối! ối! ối!
-Cô làm bọ dừa mẹ bò đi trước. Trẻ làm bọ dừa con bò theo. Cô nhắc trẻ ngẩng đầu. Đọc đến hai câu cuối, cô và trẻ ngã ra sàn nhà, nằm ngửa hai chân đạp đạp vào không khí và kêu: Ối! ối! ối!.. cho trẻ chơi trò chơi vài lượt.
- Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : 
 - Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút
 * Kết thúc : Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước. Chuyển hoạt động.
 4- Hoạt động góc: 
 Yêu cầu:
-Trẻ biết sắp xếp quầy hàng phù hợp và đẹp mắt. Trẻ đã biết cách bán hàng.Nhớ được tên đồ chơi mình bán cho khách. Biết mời khách khi mua hàng, nói giá tiền của món hàng mình bán. Trả lời được một số câu hỏi khi cô yêu cầu
 - Trẻ biết cầm khối gạch bằng tay phải, xếp được hàng rào quanh khu trường học đều và đẹp hơn hôm trước. Trẻ xếp thêm ghế đá và trồng cây xanh quanh khu trường học. Trẻ nói đúng tên công việc của mình khi cô hỏi.
 - Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi lắp ráp, một số đồ chơi bé có thể xếp chồng lên nhau, trẻ có thẻ nói được màu sắc của đồ chơi( Nếu có màu rõ ràng)Trẻ tìm đúng tranh, nói tên đồ chơi trong tranh, dán tranh cô yêu cầu lên bảng
 - Trẻ biết tô màu hình vuông, cầm viết chì sáp đúng cách, tô màu đều, đẹp bóng hơn hôm trước bớt lem ra ngoài hơn và nói được tên sản phẩm của mình.
 *Kết thúc: Cho trẻ tham quan góc khác
5-Ăn trưa.
 6- Ngủ trưa.
 7 - Vệ sinh – quà xế.
 8- Sinh hoạt chiều :
 -Trẻ cắm hoa bé ngoan cuối tuần: Trẻ ngoan cô cho cắm hoa. Động viên trẻ chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để được cắm hoa.
 9 - Trả trẻ 
-Trả trẻ tận tay cha mẹ trẻ và trao đổi nhanh về tình hình trong ngày của trẻ ở nhà trẻ để phụ huynh nắm được, về nhà chăm sóc cho con mình tốt hơn
P/HT CHUYÊN MÔN KÝ DUYỆT
GIÁO VIÊN SOẠN
Đỗ Thị Tú Vy
Đỗ Minh Thuận

File đính kèm:

  • docT1ĐCCỦA BÉ.doc
Giáo Án Liên Quan