Họp hội động nhà trường như thế nào để có hiệu quả cao

Họp hội đồng nhà trường là một hoạt động quan trọng của nhà trường. Nhưng thực tế hiện nay một số trường chưa thực sự được coi trọng, đang xem họp hội đồng nhà trường là công việc của hiệu trưởng. Hiệu trưởng phổ biến kế hoạch tuần, tháng,kỳ, năm giáo viên ghi chép để thực hiện, còn hiệu quả công việc đến đâu thì chưa bàn đến.

Các tổ chức trong nhà trường hoạt động còn mang tính chất hình thức, chất lượng còn thấp.

Ban giám hiệu nhà trường chưa thống nhất trong hành động nên hiệu quả có phần hạn chế. Trong cuộc họp hội đồng thời gian thảo luận còn ít nên hiệu quả công việc chưa cao. Nội dung cuộc họp thiếu cụ thể, thiếu biện pháp để thực thi công việc. Nội dung cuộc họp chưa trở thành nghị quyết của Hội đồng để mọi thành viên cần phải thực thi. Khâu kiểm tra, đánh giá, Nghị quyết hội đồng đang có nhiều hạn chế chưa được định chuẩn để đánh giá đối với công việc cần kiểm tra. Kết quả kiểm tra chưa được công bố hoặc có công bố nhưng chưa cụ thể. Hiệu lực phê bình, khiển trách đối với giáo viên chưa hoàn thành công việc được giao chưa cao.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Họp hội động nhà trường như thế nào để có hiệu quả cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌP HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ CAO.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Họp hội đồng nhà trường là một hoạt động quan trọng của nhà trường. Nhưng thực tế hiện nay một số trường chưa thực sự được coi trọng, đang xem họp hội đồng nhà trường là công việc của hiệu trưởng. Hiệu trưởng phổ biến kế hoạch tuần, tháng,kỳ, nămgiáo viên ghi chép để thực hiện, còn hiệu quả công việc đến đâu thì chưa bàn đến.
Các tổ chức trong nhà trường hoạt động còn mang tính chất hình thức, chất lượng còn thấp.
Ban giám hiệu nhà trường chưa thống nhất trong hành động nên hiệu quả có phần hạn chế. Trong cuộc họp hội đồng thời gian thảo luận còn ít nên hiệu quả công việc chưa cao. Nội dung cuộc họp thiếu cụ thể, thiếu biện pháp để thực thi công việc. Nội dung cuộc họp chưa trở thành nghị quyết của Hội đồng để mọi thành viên cần phải thực thi. Khâu kiểm tra, đánh giá, Nghị quyết hội đồng đang có nhiều hạn chế chưa được định chuẩn để đánh giá đối với công việc cần kiểm tra. Kết quả kiểm tra chưa được công bố hoặc có công bố nhưng chưa cụ thể. Hiệu lực phê bình, khiển trách đối với giáo viên chưa hoàn thành công việc được giao chưa cao. 
Xuất phát từ những tồn tại trên tôi xin mạnh dạn đưa ra quy trình chung họp hội đồng nhà trường như sau.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
Để họp hội đồng nhà trường có kết quả cao thì người Hiệu Trưởng cần làm tốt các công việc sau:
Công việc chuẩn bị họp hội đồng nhà trường của hiệu trưởng.
Họp hội đồng ra nghị quyết hội đồng là nội dung quan trọng trong hoạt động của hiệu trưởng. Việc ra nghị quyết Hội đồng của hội đồng nhà trường phải đảm bảo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đúng công văn chỉ thị của ngành và phù hợp về thực tế của trường.
Thông thường họp hội đồng nhà trường thực hiện theo các bước sau:
Bước1: Chuân bị họp ban giám hiệu nhà trường.
 Để đảm họp ban giám hiệu có chất lượng Hiệu trưởng phải chuẩn bị trước những nội dung cốt lõi, trọng tâm của tuần, tháng,kỳ, nămĐể đưa ra Ban giám hiệu nhà trường thảo luận, quyết định.
Những nội dung mà Hiệu trưởng nhà trường cần chuẩn bị là:
Nắm vững các chủ trương chế độ chính sách của Đảng và nhà nước; Luật giáo dục; Điều lệ trường trung học; nhiệm vụ biên chế năm học; quy chế chuyên môn; kế hoạch của ngành; năng lực trình độ chuyên môn của từng giáo viên; chương trình sách giáo khoa và kế hoạch giảng dạy của từng bộ môn. Trình độ năng lực của từng học sinh.
 Yêu cầu kinh tế, xã hội của địa phương.
Nắm vững các công văn, chỉ thị của ngành, cấp trên, thực tế diễn biến ở trường.
Bước2: Họp ban giám hiệu nhà trường.
Hiệu trưởng sau khi chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt Hội đồng nhà trường, Hiệu trưởng thông báo ngày giờ, địa điểm họp ban giám hiệu.
Trong cuộc họp Ban giám hiệu cần phân công người ghi Biên bản cuộc họp.
Nội dung cuộc họp:
Hiệu trưởng nêu những nội dung sinh hoạt mà mình đã chuẩn bị. Có thể nêu những ý kiến khác nhau có liên quan đến nội dung cần bàn và giải quyết.
Họp Ban giám hiệu, Hiệu trưởng cần điều khiển các phó hiệu trưởng phát biểu ý kiến cùng nhau bàn bạc các nội dung sinh hoạt cần giải quyết trong tuần, tháng, kỳ, năm
Hiệu trưởng yêu cầu khuyến khích các phó Hiệu trưởng thảo luận kỹ để thống nhất quan điểm.
Mục tiêu lựa chọn các phương án, tổ chức thực hiện.
Hiệu trưởng cần lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên dự họp, tóm tắt, kết luận thành những vấn đề chính, ghi vào Biên bản, coi đó là Nghị quyết của Ban giám hiệu.
Bước3: Họp hội đồng nhà trường
Hiệu trưởng là người chủ trì cuộc họp hội đồng nếu đi vắng Hiệu trưởng uỷ quyền cho một phó hiệu trưởng phụ trách. Nội dung sinh hoạt đã được ban giám hiệu bàn bạc thống nhất. 
Người chủ trì cuộc họp nêu rõ lí do mục đích nội dung, chương trình, thời gian họp Hội đồng sau đó trình bày kỹ nội dung họp hội đồng
Nêu những nội dung trọng tâm để hội đồng nhà trường giành nhiều thời gian thảo luận.
Hội đồng cử một giáo viên ghi biên bản nghị quyết họp hội đồng. Biên bản ghi những ý kiến phát biểu của giáo viên. Trên cơ sở ý kiến thảo luận của giáo viên Hiệu trưởng phải khái quát được ý kiến thảo luận, kết hợp với chuẩn bị của ban giám hiệu thành những kết luận để đưa ra biểu quyết.
Kết luận của Hiệu trưởng trong cuộc họp hội đồng nhà trường là cơ sở để viết nghị quyết cuộc họp.
Nghị quyết của hội đồng phải có nội dung phản ánh toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm có nội dung cụ thể và biện pháp thực hiện, thời gian hoàn thành, đồng thời phân công đến từng cán bộ, giáo viên hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thi hành.
Hiệu trưởng điều hành hội đồng biểu quyết từng vấn đề, từng nội dung đã thảo luận, ghi kết quả biểu quyết vào biên bản họp Hội đồng. Nếu quá nữa số giáo viên có mặt nhất trí thì triển khai thực hiện.
Tổ chức thực hiện nghị quyết Hội đồng nhà trường:
Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong quá trình hoạt động thực hiện của nhà trường.
Vì vậy Hiệu trưởng cần làm tốt các công việc sau:
Một là: Lập chương trình, kế hoạch thực hiện cần cụ thể hơn các vấn đề đã nêu trong nghị quyết, làm rõ những yêu cầu cần đạt được, những điểm cần chú ý và từng việc phải làm, hướng dẫn cho giáo viên thi hành về phương pháp thực hiện nghị quyết.
Phân công, giao trách nhiệm cho từng giáo viên, từng tổ, từng nhóm thực hiện công việc, từng phần việc cụ thể. Để hiệu quả công việc được nâng cao cần phân công đúng người, đúng việc và xác định rõ trách nhiệm cho từng người, từng tổ chức.
Xác định thời gian hoàn thành từng việc cụ thể. Có việc phải hoàn thành ngay, có việc phải hoàn thành trong tuần, tháng, kỳ.
Do đó Hiệu trưởng ( Phó hiệu trưởng) có trách nhiệm đôn đốc thường xuyên thi hành nghị quyết.
Xác định thời gian kiểm tra, cách tiến hành kiểm tra, nội dung kiểm tra.
Hai là: Phân công trách nhiệm phối hợp các tổ chức trong nhà trường để thực hiện nghị quyết hội đồng.
Ba là: Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành nghị quyết hội đồng của từng tổ, từng giáo viên dựa trên tiêu chuẩn đã định trước.Để khẳng định điểm làm được hoặc chưa làm được theo nghị quyết Hội đồng. Xử lí kết quả để quyết định chỉ đạo tiếp hoặc điều chỉnh nghị quyết Hội đồng ( một phần) qua kết quả kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng tiến hành khen chê đúng mức đối với từng tổ, từng giáo viên.
III.KẾT LUẬN:
Qua nhiều năm thực hiện quy trình họp Hội đồng nhà trường như trên trường chúng tôi đã tiến bộ vượt bậc từ chỗ trường xếp loại trung bình trong huyện đến nay năm nào cũng là trường tiên tiến cấp huyện, tỉnh có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào loại cao. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT xếp thứ nhất nhì trong toàn huyện và thứ 7,8 trong toàn tỉnh.Số lượng giáo viên, học sinh giỏi huyện, tỉnh ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước.
Nề nếp kỹ cương nhà trường được giữ vững và ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được khang trang đẹp đẽ hơn.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(2).doc
Giáo Án Liên Quan