Kế hoạch chăm sóc, giáo dục lớp Lá - Tuần 16 - Chủ đề nhánh 3: Bé với động vật sống dưới nước

Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ

- Trò chuyện về “Một số con vật sống dưới nước”

- Thể dục buổi sáng:

Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Cá vàng bơi”

- Điểm danh

- Nhắc trẻ đi rửa tay, uống nước trước khi học

 

docx35 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc, giáo dục lớp Lá - Tuần 16 - Chủ đề nhánh 3: Bé với động vật sống dưới nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TUẦN 16
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: BÉ VỚI ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
TỪ NGÀY 19/12/2016 ĐẾN NGÀY 23/12/2016
******
 Thứ
Thời điểm
Thứ 2
19/12/2016
Thứ 3
20/12/2016
Thứ 4
21/12/2016
Thứ 5
22/12/2016
Thứ 6
23/12/2016
Đón trẻ
Chơi 
Thể dục sang
- Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ
- Trò chuyện về “Một số con vật sống dưới nước”
- Thể dục buổi sáng:
Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Cá vàng bơi”
- Điểm danh
- Nhắc trẻ đi rửa tay, uống nước trước khi học
Hoạt động học
PTTC
Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay
PTNT
Một số động vật sống dưới nước
PTNN
Dạy thơ “Nàng tiên ốc”
PTTM
Vận động múa: “Cá vàng bơi”
PTNT
Nhận biết mqh hơn kém nhau trong phạm vi 8
Hoạt động ngoài trời
1/Quan sát: Ao cá, Cá lóc – Cá trê, Con tôm – Con tép, Con cua - Con ốc, Con rùa – Con ba ba.
Khám phá: “Nam châm hút gì?”
Lao động: Chăm sóc vườn rau của bé
2/Trò chơi: “Cá sấu lên bờ”, “Cò bắt ếch”, “Thả đĩa ba ba”, “Câu ếch”, Cá sấu lên bờ”
Hoạt động chơi ở các góc
- Góc học tập: ghép hình, so hình, nối số, đọc chữ cái, chơi góc mở “Bé nào giỏi” xem sách hình, tô màu chủ đề động vật
- Góc nghệ thuật: Tạo hình, hát múa, kể chuyện chủ đề động vật
- Góc xây dựng: Xây dựng ao cá
- Góc phân vai: Bác sĩ thú y
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Góc vận động: Đi trên gáo dừa
TCDG: Ô ăn quan
Hoạt động chiều
1/ TTKT: Múa “Cá vàng bơi”
2/ Trò chơi dân gian: Thả đĩa ba ba
1/ Ôn KT cũ: Một số động vật sống trong rừng
2/ Trò chơi vận động: Cò bắt ếch
1/ TTKT mới: 
Nhận biết mqh hơn kém trong pv 8
2/ Trò chơi dân gian: Cá sấu lên bờ
1/ Lao động đơn giản: Nhặt rác trong sân trường
2/ Trò chơi vận động: Câu ếch 
1/ Kỹ năng tự phục vụ: Lau mặt
2/ Trò chơi dân gian: Cắp cua
Nêu gương
Cả lớp hát một bài. 
Đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan.
Trả trẻ
Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rửa mặt sạch sẽ, vệ sinh đầu tóc gọn gàng.
Cô cho trẻ xếp hàng, hát bài “Đi học về”, trả trẻ cho phụ huynh và dặn dò.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY
**********
THỨ HAI, NGÀY 19/12/2016
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH
Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ
Trò chuyện về một số vật động vật sống dưới nước
Cô điểm danh trẻ chấm sổ. 
Cho trẻ đi vệ sinh, uống nước chuẩn bị vào học
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Cá vàng bơi” với các động tác: 
Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau 
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao (Hai vây)
+ Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước (xinh xinh)
+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau (cá vàng bơi)
+ Nhịp 4: Về TTCB (trong bể nước)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (Ngoi lên, lặng xuống, cá vàng múa tung tăng)
Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°.
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông (Hai vây)
 + Nhịp 2: Quay người sang phải 90° (xinh xinh)
+ Nhịp 3: Như nhịp 1 (Sao mà bơi)
+ Nhịp 4: Về TTCB (nhanh thế?)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh, cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong)
Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi) 
TTCB: Đứng khép chân, hai tay chống hông
+ Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, cẳng chân vuông góc với đùi (Hai vây)
+ Nhịp 2: Về TTCB (xinh xinh)
+ Nhịp 3: Như nhịp 1 (cá vàng bơi)
+ Nhịp 4: Về TTCB (trong bể nước)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự (Ngoi lên, lặng xuống, cá vàng múa tung tang)
Bật 2: Bật tách khép chân
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bật tách hai chân sang hai bên, tay dang ngang (Hai vây)
+ Nhịp 2: Về TTCB (xinh xinh)
+ Nhịp 3: Đổi chân (Sao mà bơi nhanh thế?)
+ Nhịp 4: Về TTCB (Cá vàng thấy bọ gậy, nên đuổi theo rất nhanh)
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên. (Cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong)
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN
Đi học đều, đúng giờ, có mang khăn tay. 
Giờ học chú ý, giơ tay phát biểu to. 
Giờ vui chơi không la ồn, không dành đồ chơi với bạn
Biết chào cô,chào khách, bỏ rác đúng nơi qui định.
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG BẰNG 1 TAY
********
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức: Trẻ biết ném trúng đích bằng một tay không bị lệch đích.
Kỹ năng: Luyện kỹ năng định hướng cho trẻ, giúp phát triển cơ tay cho trẻ
Thái độ: Trẻ hứng thú trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Trống lắc, túi cát, vòng thể dục
Đồ dùng của trẻ: Gậy cho trẻ tập, túi cát, vòng thể dục
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu
Cô cùng c/c hát bài “Cá vàng bơi” , khi c/c hát xong cô cùng trò chuyện với c/c:
Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì?
Nhà cô có một ao nuôi cá rất lớn, vậy các con cùng muốn đến nhà cô chơi không?
Chúng ta sẽ đến đó cho cá ăn nhé! Vậy bạn nào biết cách ném thức ăn cho cá ăn nè?
Để biết cách ném thức ăn cho cá ăn, hôm nay cô sẽ dạy các con “Ném trúng đích thẳng đứng bằng một tay”, để khi đến nhà cô, các con biết cách cho cá ăn nhé! 
Bây giờ chúng ta sẽ đi bằng gì?
Theo cô chúng ta nên đi xe đạp để tiết kiệm năng lượng và giúp đôi chân thêm khỏe mạnh nhé!
Vậy các con cùng đi với cô nhé!
Hoạt động 2: Trọng động
 &Bé khởi động cùng cô :
Cô cho các cháu tập hợp đội hình hàng dọc, chuyển thành đội hình vòng tròn đi các kiểu chân khác nhau sau đó đứng lại làm động tác hô hấp “Gà gáy”.(2 – 3 lần). 
Sau đó cho cháu trở lại đợi hình 3 hàng ngang theo tổ, chuẩn bị tập BTPTC.
 &Bé hãy tập cùng cô:
 *Bài tập phát triển chung:
Cô cho trẻ tập theo bài “Chú ếch con” với các động tác sau:
- Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau
- Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°.
- Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi) 
- Bật 2: Bật tách khép chân 
 *Nào bé hãy tập cùng cô:
- Cô cho trẻ hát “Cá vàng bơi” về đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau:
- Các con ơi đã đến ao cá rồi, hôm nay cô sẽ tổ chức hội thi “Bé khỏe bé ngoan”, các con có muốn tham gia không?
 - Trong hội đi có rất nhiều trò chơi, các con nhìn xem cô có gì đây?
- Với cái cột ném bóng, chúng ta chơi được gì?
- Cô thấy các bạn có rất nhiều ý tưởng hay, vậy chúng ta sẽ thống nhất với nhau chơi: “Ném trúng đích thẳng đứng bằng một tay” để các con cùng thi với nhau nhé!
- Để các con thi tốt, các con chú ý xem cô làm mẫu trước nha! 
 - Cô làm mẫu cho c/c xem lần 1
 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Bạn nào được cô gọi lên làm, các con sẽ đứng trước vạch chuẩn, đứng chân trước, chân sau. Khi thực hiện xong c/c đi về cuối hàng đứng cho bạn khác thực hiện. 
- Cô làm mẫu lần 3 kết hợp sử dụng tín hiệu
- Cô cho 1 vài cháu lên làm mẫu cho bạn xem
Phần thi thứ I: “Cá nhân trổ tài”
- Cô cho trẻ thực hiện , cô theo dõi và sữa sai cho trẻ, cô cho trẻ thực hiện vài lần
Phần thi thứ II: “Thử sức đồng đội”
 (Cô cho trẻ thực hiện lần hai)
Cô cho 2 đội thi đua với nhau, 2 đội sẽ đứng thành hai hàng dọc, khi có hiệu lệnh của cô, hai đội lần lượt “Bật nhảy từ trên cao xuống 40 – 45 cm”, sau đó lên lấy về cho đội của mình một số động vật sống trong rừng. Bạn làm xong chạy về chạm tay bạn. Cứ như vậy cho đến hết giờ, đội nào được nhiều con vật nhất là đội chiến thắng.
Phần thi III: “Về đích”
Trò chơi “Cá sấu lên bờ”
Luật chơi: Bạn nào bị cá sấu bắt sẽ ra làm cá sấu.
Cách chơi: Cô kẻ một vạch để làm bờ. Một bạn sẽ ra làm cá sấu. Các bạn còn lại sẽ người và đứng ở trên bờ. Khi cá sấu nói “Cá sấu lên bờ”, các bạn sẽ nói “Người ta xuống nước” và chạy xuống nước, khi các sấu nói “Cá sấu xuống nước”, trẻ sẽ nói”người ta lên bờ” và chạy lên bờ. Bạn nào bị cá sấu bắt sẽ ra làm cá sấu.
Tổng kết cuộc thi, tuyên bố kết quả và phát thưởng
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
 &Bé hít thở cùng cô:
 - Cô cho c/c chơi 1 trò chơi nhẹ “Uống nước”
2 lần
 - Cô nhận xét cho c/c lên cắm hoa
Dẫn trẻ về nhà
Trẻ hát cùng cô
Dạ con cá
Dạ muốn
Trẻ trả lời
Dạ
Trẻ trả lời
Dạ
Trẻ tập cùng cô
Trẻ hát về hai hàng đứng
Dạ muốn
Dạ cột ném bóng
Trẻ phát biểu và lên làm thử
Dạ
Trẻ chú ý xem cô làm mẫu
Trẻ lên làm mẫu cho các bạn xem
Từng trẻ lần lượt lên thực hiện
Trẻ chơi cùng cô
Trẻ lên nhận phần thưởng
Trẻ “uống nước”
Trẻ lên cắm hoa
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT AO CÁ
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: “CÁ SẤU LÊN BỜ”
*********
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức: 
Trẻ biết được môi trường sống của cá, đặc điểm của cá bảy màu: đuôi có nhiều màu sắc đẹp, thức ăn, điều kiện sống.
Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian “Cá sấu lên bờ”
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng chăm sóc cá và bảo vệ nguồn nước
Rèn kỹ năng chạy, giúp phát triển cơ chân mạnh khỏe
Thái độ:
Trẻ chú ý quan sát, tích cực phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi.
Trẻ chơi hòa đồng, vui vẻ với bạn, biết chờ đến lượt khi tham gia trò chơi.
CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Trống lắc, ao cá ở ngoài sân cho trẻ quan sát
Đồ dùng của trẻ: Sân bãi sạch sẽ bằng phẳng để cho trẻ dễ qua lại, vị trí trẻ đứng dễ quan sát.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
	Ổn định – giới thiệu:
Cô và trẻ cùng hát “Cá vàng bơi” sau đó cùng trò chuyện:
Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì? 
Cá vàng là động vật sống ở đâu?
Ngoài cá vàng ra còn có những con vật gì sống ở dưới nước nữa?
Vậy hôm nay cô và các con cùng nhau quan sát ao cá nhé! Xem có cá gì ở trong đó?
Hoạt động 1: Quan sát ao cá
Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện
Các con thấy có cá gì đây? (cá bảy màu)
Có bao nhiêu cá bảy màu? (Dạ rất nhiều)
Cá bảy màu có đặc điểm gì? (Đuôi có nhiều màu sắc đẹp, nhỏ)
Vậy cô đố! Cá bảy màu ăn gì? (Giun, thức ăn cá, rong)
Các con có biết trên mặt nước đây là cây gì không? (Cây bèo cái) – TCTV
Chú bảo vệ để cây bèo cái ở trong nước để làm gì? Các con biết không? (Để cho cá ăn)
Đúng rồi! để cho cá ăn, ngoài ra cây bèo cái giúp các chú cá có bóng mát để trú mỗi khi trời nắng nữa đó các con.
Chúng ta nên làm gì để cho cá mau lớn đây? (Cho cá ăn nhiều nhiều)
Để cho cá mau lớn ngoài việc cho cá ăn, chúng ta phải chú ý thay nước, không để nước bị ô nhiễm, như vậy cá mới có thể sống được.
Để nước không bị ô nhiễm, các con phải làm sao? (Không được dọc nước, bỏ rác vào trong ao cá, )
Hôm nay, cô thấy các con học rất giói, vậy cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi đó là trò chơi: “Cá sấu lên bờ”
Hoạt động 2: “Cá sấu lên bờ”
Luật chơi: Bạn nào bị cá sấu bắt sẽ ra làm cá sấu.
Cách chơi: Cô kẻ một vạch để làm bờ. Một bạn sẽ ra làm cá sấu. Các bạn còn lại sẽ người và đứng ở trên bờ. Khi cá sấu nói “Cá sấu lên bờ”, các bạn sẽ nói “Người ta xuống nước” và chạy xuống nước, khi các sấu nói “Cá sấu xuống nước”, trẻ sẽ nói”người ta lên bờ” và chạy lên bờ. Bạn nào bị cá sấu bắt sẽ ra làm cá sấu.
Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: “BÉ VỚI ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC”
**********
I. Mục đích - Yêu cầu:
Kiến thức: Trẻ biết chơi các trò chơi, đồ dùng đồ chơi ở mọi góc chơi
Kỹ năng: Rèn kỹ năng đóng vai, giải quyết các tình huống nảy sinh trong khi chơi
Thái độ: Trẻ chơi không la ồn, biết dọn dẹp đồ chơi đúng nơi qui định, biết chia sẻ đồ chơi với bạn, không dành đồ chơi với bạn và biết liên kết các góc chơi với nhau.
 II. Chuẩn bị:
 - Góc học tập: Sách về động vật nuôi, tranh ghép hình, so hình,...chủ đề động vật
Góc phân vai: đồ chơi bác sĩ, thuốc, Đồ chơi nấu ăn,...
Góc xây dựng: con cá, cua, tôm, hàng rào, cây xanh, gạch
Góc nghệ thuật: Trống lắc, phách tre, xúc xắc, mũ múa, nhạc, giấy màu, giấy A4, đất nặn, bảng con, mùa sáp, bút chì, kéo, hồ, ... 
Góc thiên nhiên: cây xanh, bình tưới nước.
Góc vận động: Gáo dừa, lon và bóng, đậu, rổ, cờ ô ăn quan, .
III. Cách hướng dẫn: 
* Giới thiệu: Đã đến giờ vui chơi, cô mời c/c đến các góc chơi tham gia chơi cùng các bạn, c/c có thích không? 
- Cả lớp hát bài: “Cá vàng bơi” - Tăng cường tiếng Việt - cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân nhắc lại: Cá vàng
- Tuần này c/c chơi theo chủ đề gì? (chủ đề Động vật sống dưới nước) - Tăng cường tiếng Việt - cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân nhắc lại: Động vật sống dưới nước
- Cô nhắc trẻ về các góc chơi: có 6 góc chơi, đó là các góc: Nghệ thuật, phân vai, học tập, thiên nhiên, xây dựng và góc vận động
- Cô giới thiệu cách chơi ở từng góc cho trẻ biết. 
- Trẻ đọc bài thơ “Rong và cá” về các góc chơi.
- Cô bao quát lớp. 
+ Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, Bác sĩ thú y
+ Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu , xé dán, nặn một số con vật sống ở dưới nước, múa hát, kể chuyện,...
+ Góc học tập: Xem sách về động vật, ghép tranh, so hình, nối hình, nối số, tô chữ
+ Góc xây dựng: Xây dựng ao nuôi cá
+ Góc thiên nhiên: Cho c/c chăm sóc góc thiên nhiên của lớp
+ Góc vận động: Đi trên gáo dừa, ném lon
+ Trò chơi dân gian: Lựa đậu, ô ăn quan
- Kết thúc: Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô nhận xét bổ sung và cho trẻ lên cắm hoa.
- Hết giờ: Cô và trẻ cùng thu dọn đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG BUỔI CHIỀU
TTKT: MÚA “CÁ VÀNG BƠI”
TCDG: “THẢ ĐĨA BA BA”
**********
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức: 
Trẻ biết thuộc bài hát, biết múa các động tác minh họa bài hát
Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian “Thả đĩa ba ba”
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng múa dẻo và đẹp cho trẻ
Rèn kỹ năng chạy và phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ
Thái độ:
Trẻ chú ý múa và hát theo cô từng động tác
Trẻ chơi hòa đồng, vui vẻ với bạn khi tham gia trò chơi.
CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Nhạc “Cá vàng bơi”, Xem lại cách chơi trò chơi “Thả đĩa ba ba”
Đồ dùng cho trẻ: Mũ con cá
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Ổn định – giới thiệu:
Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Rong và cá” sau đó cùng trò chuyện:
Các con vừa đọc bài thơ nói về con vật gì?
Cá là động vật sống ở đâu?
Các con biết có những loài cá nào?
Hồi nãy các con có kể tới con cá vàng, vậy các con có biết bài thơ, bài hát nào nói về con cá vàng không?
Vậy hôm nay, cô và các con cùng nhau múa cho thật là đẹp, bài hát “Cá vàng bơi” nhé!
Hoạt động 1: Múa “Cá vàng bơi”
Cô và trẻ cùng nhau hát 1 lần
Cô múa cho trẻ xem lần 1 không giải thích
Cô múa cho trẻ xem lần 2 kết hợp giải thích từng động tác và chậm rãi để trẻ quan sát thật kỹ
Cô múa cho trẻ xem lần 3 giải thích, nhấn mạnh chỗ khó.
Cô tập cho cả lớp múa theo cô từng câu và từng động tác
Cả lớp - tổ - nhóm - cá nhân múa
Các con múa rất đẹp, vậy hôm nay cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, đó là trò chơi: “Thả đĩa ba ba”
Hoạt động 2: Trò chơi “Thả đỉa ba ba”
Luật chơi: Bạn nào bị đỉa bắt, sẽ ra làm đỉa
Cách chơi: Vẽ hai đường song song cách nhau 2 mét giả định làm sông nước. Cho trẻ đứng thành vòng tròn, một em đứng giữa vòng tròn vừa hát vừa lấy tay đập nhịp vào vai các bạn: 
 Thả đỉa ba ba
 Chớ bắt đàn bà
 Phải tội đàn ông
 Cơm trắng gạo trắng
 Gạo thuyền như nước
Đổ mắm, đỏ muối
Đổ chuối, hạt tiêu
 Đổ phải nhà nào
 Nhà ấy phải chịu
Từ “chịu” trúng bạn nào, bạn đó sẽ ra sông làm đỉa. Các bạn còn lại sẽ tìm cách qua sông, đỉa rượt để bắt. Các bạn vừa qua sông vừa hát:
Sang sông qua sông
Trồng cây ăn quả nhả hạt
Đỉa rượt bên này thì bên kia xuống sông. Đỉa quay lại bên này thì bên kia lại reo lên “ăn quả nhả hạt” rồi ào xuống sông. Bạn nào bị đỉa vớ phải thì ra làm đỉa.
Cô cho trẻ chơi vài lần
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài. Đọc TCBN. 
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 2 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. 
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
SỈ SỐ HỌC SINH: 32 HIỆN DIỆN: . VẮNG: .
 1/ ƯU ĐIỂM: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2/ HẠN CHẾ: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3/ HƯỚNG KHẮC PHỤC: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỨ BA, NGÀY 20/12/2016
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH
(Như thứ hai)
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
(Như thứ hai)
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
“TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC”
********
1/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 - Kiến thức: Trẻ biết tên, phân biệt 1 số con vật sống dưới nước qua đặc điểm và nơi sống của chúng
 - Kỹ năng: Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, chú ý có chủ định
 - Thái độ: Trẻ biết được ích lợi của chúng đối với đời sống con người. Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn hải sản quý hiếm
2/ CHUẪN BỊ:
 - Tranh 1 số con vật sống dưới nước: cua, cá, tôm, ốc.., 1 con cá lóc bằng vật thật và tranh 1 số loại cá nước ngọt, ở biển
 - Tranh vẽ cảnh ở dưới nước
 - Một số tôm, cá, cua,. 6 vòng thể dục
 - Các cặp tranh: cá, cua, tôm, ếch 
 - Chữ số 1,2,3 và 1 số hoa cắt bằng bitis
 - Tranh TCTV: con cá lóc, con tôm, con cua
3/ CÁCH TIẾN HÀNH;
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
a/.Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu
Cô và trẻ cùng hát bài “Cá vàng bơi” để ổn định trẻ. 
Cô cho trẻ chơi trò chơi ô của bí mật nói về một số con vật sống dưới nước:
Ô 1: Con cua
Ô 2: Con cá
Ô 3: Con rùa
Ô 4: Con ốc
Cô vừa cho các con chơi trò chơi nói về các con vật sống ở đâu?
Ngoài các con vật đó ra, còn rất nhiều con vật khác sống ở dưới nước nữa? Muốn biết, vậy hôm nay, cô và các con cùng nhau tìm hiểu một số con vật sống dưới nước nhé!
b/.Hoạt động 2: Một số động vật sống dưới nước
 &Tiếp xúc với đối tượng:
Cá lóc: (TCTV)
 + À! cô có mua 1 thứ con xem cô mua gì đây ?
 + Đúng rồi! Cô mua con cá nầy cô để nuôi ở trong bọc (cô vừa làm vừa nói)
 + Thế cô nuôi cá thế nầy con có nhận xét gì không?
 + Tại sao?
 + Con còn biết gì về con cá nầy nữa nói cho cô nghe đi?
 + Con có từ nào dùng để gọi con cá nầy không nào?
 + Đúng rồi! Miền Nam gọi là cá lóc, còn Miền Bắc gọi là cá quả đó các con
 + Thế bây giờ cô sẽ cho c/c chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”. C/c sẽ thi đua kể tên 1 số loại cá mà con biết tên nha!
 - Cô cho c/c kề tên 1 số loại cá mà trẻ biết
 + Những loải cá mà con kể cô thả chúng ra biển có được không?
 + Tại sao?
 + Thế những loại cá nào sống ở biển con kể cho cô nghe đi?
 + Nếu ao hồ sông biển bị ô nhiễm điều gì sẽ xảy ra nào?..
 + Như vậy sẻ có tác hại gì?
 + Đúng rồi nó có tác hại rất lớn, vậy con sẽ làm gì nè?
Con cua: (TCTV)
 + Ngoài cá ra con còn biết những con vật gì sống ở dưới nước nữa kể cho cô nghe đi?
 + Con nào là con cua cô mời bạn lên gắn tranh cho cô xem nào?
 + Con biết gì về con cua?
 + Thế con có từ nào để gọi cẳng cua không?
 + Bạn nào làm động tác con cua bò cho cô xem nào?
Con tôm: (TCTV)
 - Cô và c/c đọc bài

File đính kèm:

  • docxDong_vat_song_duoi_nuoc.docx
Giáo Án Liên Quan