Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề lớp Lá - Chủ đề 5: Thế giới động vật

I. MỤC TIÊU:

1. Lĩnh vực phát triển thể chất:

* Dinh dưỡng - Sức khoẻ:

- Có thói quen vệ sinh trong ăn uống và gữi gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật .

- Biết lợi ích của món ăn có nguồn gốc từ động vật .

* Vận động:

- Thực hiện tự tin khéo léo 1 số vận động cơ bản: Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 - 6 hộp cách nhau 60cm, bật xa - ném xa bằng một tay - chạy nhanh 10m, trèo lên xuống ghế, ném trúng đích thẳng đứng, nhảy tách chân, khép chân.

- Thể dục sáng: Hô hấp 1, 5; Tay 1, 4; Chân 2, 3; Bụng 3, 3; Bật 1, 3. Tập kết hợp bài “Tiếng chú gà chống gọi”

2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:

- Biết so sánh để tháy được sự giống nhau , khác nhau

của các con vật gần gũi qua 1 số đặc điểm của chúng .

- Biết lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với con người.

- Biết mối quan hệ đôn giản giữa con vạt vơi môi trường sống.

- Có kỹ năng đơn gỉan về cách chăm sóc con vật gần gũi .

- Biết sô sánh kích thước của 3 đối tượng.

- Biết phân biệt khối cầu, trụ , vuông, chữ nhật qua 1 số đặc điểm nổi bật.

- Nhận biết số lượng chữ số, số thứ tự và tách gộp trong phạm vi 8.

 

doc194 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề lớp Lá - Chủ đề 5: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề
Chủ đề 5: thế giới động vật
(Thời gian thực hiện 5 tuần: Từ ngày 03/12 -> 04/01/2013)
I. Mục tiêu:
1. Lĩnh vực phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng - Sức khoẻ:
- Có thói quen vệ sinh trong ăn uống và gữi gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật .
- Biết lợi ích của món ăn có nguồn gốc từ động vật .
* Vận động:
- Thực hiện tự tin khéo léo 1 số vận động cơ bản: Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 - 6 hộp cách nhau 60cm, bật xa - ném xa bằng một tay - chạy nhanh 10m, trèo lên xuống ghế, ném trúng đích thẳng đứng, nhảy tách chân, khép chân.
- Thể dục sáng: Hô hấp 1, 5; Tay 1, 4; Chân 2, 3; Bụng 3, 3; Bật 1, 3. Tập kết hợp bài “Tiếng chú gà chống gọi”
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:
- Biết so sánh để tháy được sự giống nhau , khác nhau 
của các con vật gần gũi qua 1 số đặc điểm của chúng .
- Biết lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với con người. 
- Biết mối quan hệ đôn giản giữa con vạt vơi môi trường sống.
- Có kỹ năng đơn gỉan về cách chăm sóc con vật gần gũi .
- Biết sô sánh kích thước của 3 đối tượng.
- Biết phân biệt khối cầu, trụ , vuông, chữ nhật qua 1 số đặc điểm nổi bật.
- Nhận biết số lượng chữ số, số thứ tự và tách gộp trong phạm vi 8.
- Biết phân biệt đồ vật và tìm đấu hiệu chung.
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng ngôn ngữ của mình chỉ tên, gọi các bộ phận và 1 số đặc điểm rõ nét của con vật.
- Biết nói lên những điều trẻ quan sát nhận xét được và 
biết chao đổi thảo luận với người lớn và các bạn .
- Nhận biết 1 số chữ cái qua tên các con vật.
- Đọc thơ , kể chuyện đồng dao về con vật. 
- Biết tham gia đóng kịch kể chuyện sáng tạo về các con vật, biết xem tranh ảnh về các con vật.
4. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ thể hiện tình cảm của mình qua tranh vẽ, tô màu, xé dán, qua các bài hát, thơ câu truyện trong chủ đề thế giới động vật. 
- Có thể tạo ra các sản phẩm tạo hình cóp bố cục cân đối, màu sác hài hào qua vẽ, cát, nặn các con vật.
5. Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Biết chăm sóc yêu quí vật nuôi 
- Biết bảo vệ con vật sống trong rừng 
- Biết quí trọng người chăn nuôi.
- Biết bảo vệ con vật có lợi , tránh xa con vật có hại .
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quí hiếm.
- Tập cho trẻ 1 số kỹ năng sống phù hợp, mạnh dạn tự tin trách nhiệm với công việc được giao.
II. Nội dung:
- Gọi tên đặc điểm nổi bật sự giống nhau và khác nhau
1 số con vật nuôi.
- Biết mối quan hệ của vật nuôi với môi trường vận động cách kiếm ăn.
- Biết quá trình phát triển của động vật
- ích lợi của chúng đối vơi đời sống con người
- Các món ăn 
- Trẻ biết tên gọi đặc điểm nổi bật của các con vật sống trong rừng.
- Cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, thói quen vận động, lợi ích ,nơi sống.
- So sánh được sự giống nhau và khác nhau.
- Biết quá trình phát triển của chúng .
- Phân biệt được con vật hiền lành và hung dữ.
- Biết nguy cơ tiệt chủng 1 số loàiđộng vật quí hiếm cần được bảo vệ các loài động vật.
Thế giới động vật
Một số con vật nuôi trong gia đình
Một số loài chim
Một số loài côn trùng
Những con vật sống trong rừng
Một số con vật sống dưới nước
- Nhận biết tên gọi đặc điểm nổi bật sự giống và khác nhau về (cấu tạo, môi trường sống, thức ăn, thói quen kiếm mồi,tự vệ) 
- các món ăn chế biến từ động vật sống dưới nước - Biết lợi ích của chúng với đời sống con người.
- Biết tên gọi đặc điểm giống và khác nhau của 1 số con trùng
- Biết các loại côn trùng có lợi có hại.
- Biết bảo vệ các loại côn trùng có lợi .
- Biết tên gọi đặc điểm nổi bật của các loài chim 
-Biết,thói quen vận động ,kiếm mồi tiếng hót của 1 số loài chim.
- Cách chăm sóc bảo vệ lợi ích của chim 
với đời sống con người.
III. Mạng hoạt động:
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Có thói quen vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật .
- Biết lợi ích của món ăn có nguồn gốc từ động vật .
* Vận động cơ bản:
+ Đi qua đường hẹp, ném xa bằng một tay.
+ Bật xa - Ném xa bằng 1 tay - Chạy nhanh 10 m
+ Trèo lên xuống ghế.
+ Ném trúng đích thẳng đứng
+ Nhảy tách chân, khép chân.
* Trò chơi: Ai ném xa nhất, cáo và thỏ, tung và bắt bóng.
* Làm quen với toán:
- Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 8
- Thêm bớt chia làm 2 phần nhóm đồ vật có 8 đối tượng.
- Ôn các số đã học
- Nhận biết mục đích của phép đo.
* Khám phá khoa học:
- Một số con vật sống trong gia đình
- Một số con vật sống trong rừng
- Một số con vật sống dưới nước
- Một số loài côn trùng
- Trò chuyện về một số loại chim
Thế giới động vật
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
Phát triển tình cảm XH
Phát triển thẩm mỹ
Phát triển ngôn ngữ
- LQCC : b, d, đ, h, k
- Tập tô : b, d, đ, h, k
- Ôn các chữ cái đã học
- Thơ : 
+ Mèo đi câu cá
+ Kiến tha mồi
+ Con chim chiền chiện
- Kể chuyện :
+ Chú dê đen
+ Cá chép con
*Âm nhạc:
- Hát và vận động: Thương con mèo, đố bạn, Cá vàng bơi, Con chuồn chuồn.
- Hát và múa: Chim mẹ chim con
- Nghe hát: Gà gáy, Chú voi con ở bản đôn, Bà còng, Chị ong nâu và em bé,Con chim vành khuyên.
- Trò chơi: Mèo con và cún con, ai nhanh nhất, Nghe tiếng hát tìm đồ vật, Chim gõ kiến.
* Tạo hình: Nặn những con vật gần gũi trong gia đình, Nặn những con vật sống trong rừng, Xé dán hình con cá, Vẽ theo ý thích, Nặn con chim.
- Biết chăm sóc yêu quí vật nuôi 
- Biết bảo vệ con vật sống trong rừng 
- Biết quí trọng người chăn nuôi.
- Biết bảo vệ con vật có lợi , tránh xa con vật có hại .
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quí hiếm.
- Tập cho trẻ 1 số kỹ năng sống phù hợp, mạnh dạn tự tin trách nhiệm với công việc.
Kế hoạch tuần 1
(Thời gian thực hiện từ 03/12 ->07/12/2012)
Thời điểm
Chủ đề nhánh: Vật nuôi trong gia đình
Thứ 2
03/12
Thứ 3
04/12
Thứ 4
05/12
Thứ 5
06/12
Thứ 6
07/12
Đón trẻ
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Cô trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình và giáo dục trẻ biết yêu quý những con vật nuôi đó.
- Cho trẻ chơi tự do trong lớp.
- Thể dục sáng: Hô hấp 1, tay 1, chân 2, bụng 3, bật 1. Tập kết hợp với bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Điểm danh và báo ăn
Hoạt động có chủ đích
- PTTC: 
Đi qua đường hẹp, ném xa bằng một tay.
- PTNT:
Số 8 (t1)
- PTTM:
Nặn con vật gần gũi trong gia đình
- PTNN: 
Thơ: Mèo đi câu cá.
- PTNN:
LQCC: b, d, d (tiết 1)
- PTNT: 
TC về một số con vật nuôi trong gia đình.
- PTTM: 
Hát + Vỗ tay TT chậm: Thương con mèo. Nghe hát: Gà gáy. TC: Mèo con và cún con.
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây chuồng cho các con vật nuôi trong gia đình.
- Góc học tập: Tìm gạch chân và tô màu chữ cái b, d, đ. Tô tranh có số lượng 8.
- Góc phân vai: Chơi bác sỹ thú y, bán hàng, nấu ăn
- Góc nghệ thuật: Vẽ các con vật nuôi trong gia đình
- Góc thiên nhiên: bé chăm sóc cây.
Hoạt động ngoài trời
- QS về một số con vật nuôi có hai chân, đẻ trứng.
- TC: Bắt trước tạo dáng.
- QS về một số con vật nuôi có 4 chân, đẻ con.
- TC: Mèo đuổi chuột.
- Như thứ hai.
- Như thứ ba
- TC về cách chăm sóc, tiếp xúc với các con vật nuôi.
TC: Mèo và chim sẻ
Hoạt động chiều
- Ôn bài cũ
- Làm quen bài mới: Ôn, nhận biết số 8
- Ôn bài cũ
- LQBM: Cho trẻ tập nặn vật nuôi trong gđ
- Học vở LQVT
- Ôn bài cũ
- LQBM CC: b, d đ. 
TC về một số con vật nuôi.
- Ôn bài cũ
- LQBM: Hát + vỗ tay TTC: Thương con mèo. 
- Ôn bài cũ
- Làm quen bài mới: Cho trẻ làm quen bài thứ 2 tuần sau
- Nêu gương cuối tuần.
1. Mục tiêu 
- Trẻ biết quan sát, nhận sét sự giống và khác nhau giữa hai con vật theo những dấu hiệu rõ nét. Biết phân nhóm các con vật theo các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo, sinh sản, thức ăn, nơi sống, tìm dấu hiệu chung.
- Biết mối quan hệ giữa cấu tạo con vật với môi trường xung quanh, vận động, cách kiếm mồi, của chúng.
- Biết kể chuyện, đọc thơ, câu đố về các con vật.
- Yêu quý các con vật, có một số kỹ năng, theo quen chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
- Biết vẽ, nặn, xé dán, làm đồ chơi về các con vật từ nguyên vật liệu tự nhiên.
- Biết nhân biết số lượng trong phạm vi 8.
- Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để biểu diễn các bài hát trong chủ để.
- Giáo dục trẻ biết cách tiếp xúc an toàn và yêu quý các con vật nuôi...
2. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng phục vụ cho tiết học của cô và trẻ
- Học liệu cho trẻ: Giấy gam, bút màu, đất nặn.
- Đồ chơi ở các góc cho trẻ.
- Đồ dùng trong sinh hoạt của trẻ.
- Sưu tầm các nguyên vật liệu bìa cứng, cành cây khô, lá cây làm đồ chơi cho trẻ.
- Chuẩn bị ND các buổi học để dạy cho trẻ.
- Một số bài thơ, bài hát, trò chơi theo chủ đề.
3. Phối hợp với phụ huynh:
- Tuyên truyền với phụ huynh cùng kết hợp dạy trẻ các ND trên
- Nhận biết được chữ số từ 8. 
- Tiếp tục rèn trẻ một số thói quen vệ sinh và kỹ năng tự phục vụ.
- Cùng giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu và làm đồ chơi cho trẻ.
- Theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
Các hoạt động chung
I. Thể dục sáng:
- Tập với lời bài hát: “Gà trống, mèo con và cún con”.
a. Yêu cầu: 
- Trẻ phối hợp nhịp nhàng các động tác kết hợp với lời bài hát: “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Rèn khả năng nghe nhạc, tập kết hợp với nhạc.
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật, tập theo hiệu lệnh của cô.
b. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.
c. Hướng dẫn thực hiện:
* Khởi động: 
- Cho trẻ đi, chạy vòng tròn theo tín hiệu của cô, sau chuyển về 3 hàng ngang, đứng khởi động các khớp chân, cổ tay.
* Trọng động. Tập ứng với lời ca.(Tập theo băng đĩa)
* Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
II. Hoạt động góc: 
1. Góc xây dựng. Chơi trại chăn nuôi, vườn bách thú.
2. Góc phân vai. Phòng khám thu y. Cửa hàng bán thực phẩm.
3. Góc học tập. Tìm gạch chân và tô màu chữ cái b, d, đ. xếp tranh con vật nuôi trong gia đình theo nhóm.
4. Góc nghệ thuật : Chơi tô màu, xé dán, nặn các con vật nuôi trong gia đình. Hát múa biểu diễn những bài hát nói về các con vật nuôi trong gia đình
5. Góc thiên nhiện: Chăm sóc cây cảnh, các con vật nuôi trong gia đình.
A. mục tiêu. 
Góc xây dựng. Trẻ biết sử dụng các hình khối, que, để xây, trại chăn nuôi, vườn bách thú.
Góc phân vai. Trẻ biết thể hiện vai người bán hàng, người mua hàng, biết trả, nhận đúng tiền khi mua. Biết đóng vai bác sỹ thú y. 
Góc học tập. Trẻ biết tìm gạch chân và tô màu chữ cái i, t, c. xếp tranh con vật nuôi trong gia đình theo nhóm.
Góc nghệ thuật. Trẻ biết cách chọn màu, cắt, xé, ô màu, xé dán, nặn các con vật nuôi trong gia đình; trẻ biết hát múa biểu diễn những bài hát nói về các con vật nuôi trong gia đình
Góc thiên nhiên. Trẻ biết làm 1 số công việc để chăm sóc cho cây
B. Chuẩn bị. 
- Góc xây dựng: Sỏi. Cây, que, hột hạt, thảm cỏ, Một số con vật nuôi trong gia đình
- Góc phân vai.: Một số đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho nghề thu y, cửa hàng bán thực phẩm. Thẻ số từ 1->8.
- Góc học tập: Tranh vẽ chứa chữ cái i – t - c; Tranh lô tô động vật nuôi trong gia đình.
- Góc nghệ thuật: Mũ múa, mũ chóp kín, phách tre, xắc xô, tranh ảnh, và 1 số bài
hát nói về động vật nuôi trong gia đình; Bút màu, giấy màu, kéo, keo dán.
 - Góc thiên nhiên: Bình tưới nước, nước.
C. Tổ chức hoạt động. 
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* HĐ1: 
- Cho trẻ hát bài "Thương con mèo"
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề động vật nuôi trong gia đình
=> Cô KL và GDTT
- Hát: Gà trống mèo con và cún con
* HĐ 2: Giao nhiệm vụ.
- Cô giới thiệu góc chơi.
- Trẻ nhận góc chơi.
- Cho trẻ về góc chơi của mình.
- Cô đến từng góc giúp đỡ trẻ thỏa thuận vai chơi. 
- Giáo dục trẻ trong khi chơi phải đoàn kết, không vứt ném đồ chơi, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
- Cô quan sát và giúp đỡ trẻ chơi.
* HĐ 3: Nhận xét góc chơi.
- Cô và trẻ cùng đến các góc quan sát và nhận xét.
- Các bạn trong góc xây dựng đã xây được gì?
- Cô gợi hỏi trẻ cùng quan sát và chỉnh sửa.
=> Cô nhận xét và khen trẻ.
- Cô cùng trẻ đến các góc khác qs và nhận xét
* Kết thúc: Giáo dục trẻ qua các góc chơi hướng trẻ hoạt động khác và đọc thơ: ”Mèo đi câu cá”.
- Trẻ hát
- Trò chuyện cùng cô
- Lắng nghe
- Hát và vỗ tay.
- Lắng nghe.
- Đi về góc chơi.
- Về góc thỏa thuận vai chơi.
- Lắng nghe
- Trẻ tự chơi.
- Quan sát và nhận xét.
- Đọc thơ và đi thu dọn đồ dùng cùng cô giáo.
Kế hoạch ngày
(Thời gian thực hiện từ 03/12 ->07/12/2012)
Thứ hai, ngày 03 tháng 12 năm 2012
I. Vệ sinh - Đón trẻ - Thể dục sáng - Điểm danh:
	Như kế hoạch
II. Hoạt động có chủ đích:
Lĩnh vực phát triển thể chất:
ĐI TRONG Đường hẹp, ném xa bằng một tay
1. Mục đích yêu cầu :
a) Kiến thức:
- Trẻ biết cách đi trong đường hẹp và ném xa bằng một tay.
b) Kĩ năng: 
- Rèn khả năng định hướng và sự khéo léo khoẻ mạnh
c) Thái độ:
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, kỷ luật
- Trẻ nhiệt tình tham gia đến hết buổi tập.
2. Chuẩn bị:
a. Môi trường học tập: sân trường bằng phẳng
b. Đồ dùng:
+ Đồ dùng của cô: Nhạc cho trẻ hát
+ Đồ dùng của trẻ: Đường hẹp cho trẻ, túi cát
c. Nội dung:
+ Nội dung chính: Đi trong đường hẹp, ném xa bằng một tay
+ Nội dung kết hợp: 
- Thơ: Mèo đi câu cá
- Âm nhạc: Thương con mèo
d. Phối hợp với phụ huynh:
- Trao đổi với phụ huynh cho trẻ rèn luyện cơ thể
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Bài mới:
a) Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn 1- 3 phút và đi theo các kiểu đi khác nhau theo yêu cầu của cô.
b) Trọng động:
- Hôm nay cô sẽ cho chúng mình chơi một trò chơi mới nhưng để chơi được trò chơi này thì chúng mình phải tập bài tập phát triển chung đã.
* Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ tập các động tác thể dục sáng trừ hô hấp.
- Tập nhấn mạnh động tác tay và chân
* Vận động cơ bản :
- Cô giới thiệu tên trò chơi(tên vận động cơ bản) : Đi trong đường hẹp, ném xa bằng một tay.
- Cô tập mẫu lần 1 
- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp với giới thiệu
- Mời 2 bạn lên tập mẫu
- Cho từng nhóm trẻ lên tập cho đến hết lớp. Cô quan sát động viên trẻ tập khéo léo.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho hai tổ thi đua với nhau.
- Cô củng cố lại bài tập: Cho trẻ nhắc lại tên vận động cơ bản và gọi 2 trẻ tập đẹp nhất lên tập lại cho cả lớp cùng xem.
- Cô nhận xét và khen trẻ.
c) Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi và làm động tác, tiếng kêu của các con vật đi vòng tròn 1-2 vòng.
- Cô nhận xét buổi học và giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khoẻ.
- Trẻ đi theo các kiểu đi khác nhau.
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe và quan sát
- Trẻ nghe và quan sát
- 2 bạn lên tập mẫu
- Cả lớp tập
- Hai đội thi đua
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
- Trẻ nghe
III. Hoạt động góc: 
	Như kế hoạch
iV. Hoạt động ngoài trời:
Quan sát về một số con vật nuôi có hai chân, đẻ trứng
TCVĐ : Bắt chước tạo dáng
1. Yêu cầu :
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của con vật nuôi có hai chân và đẻ trứng
2. Chuẩn bị:
- Môi trường hoạt động: Ngoài sân
- Đồ dùng của trẻ: Đeo dép, đội mũ, nón khi ra sân, phấn để trẻ vẽ
- Đồ dùng của cô: Tranh ảnh con gà, vịt, ngan
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Trò chuyện : 
- Cho trẻ hát bài Gà trống, mèo con và cún con và đeo dép ra sân trường cùng cô.
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn và trò chuyện 
- Chúng mình vừa hát bài hát gì ? Nội dung bài nói về những con vật gì ?
- Ngoài những con vật nuôi có trong bài hát chúng mình còn thấy có những con vật gì nữa ?
- Cô nhắc lại và giáo dục trẻ
* HĐCMĐ: Quan sát một số con vật nuôi có hai chân và đẻ trứng
- Cô cho trẻ quan sát con gà :
+ Cô có con gì đây ?
+ Con có nhận xét gì về con gà này ?
+ Con gà đẻ con hay đẻ trứng ?
+ Cô nhắc lại 
- Cô cho trẻ quan sát con vịt, con ngan( Tương tự như con gà)
- Cô giáo dục trẻ phải biết yêu quý và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
2. Trò chơi: Bắt chước tạo dáng
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi 
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 
- Cô khen và động viên trẻ
3. Chơi tự do:
- Cô cho trẻ chơi tự do, chơi với các đồ chơi ngoài sân trường.
- Cô quan sát trẻ chơi
- Kết thúc cô nhận xét chung và cho trẻ rửa tay vào lớp.
- Trước khi rửa tay cô nhắc trẻ phải tiết kiệm nước: Vặn nước đủ dùng, rửa xong phải khóa chặt vòi nước lại.
- Nối đuôi nhau và hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi tự do
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ rửa tay và vào lớp
V. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn
- Cô giới thiệu món ăn cho trẻ
- Động viên trẻ ăn hết xuất
- Cho trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc
- Trong khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ
VI. Hoạt động chiều:
- Vệ sinh ăn phụ
- Vận động nhẹ
- Ôn bài cũ
- Làm quen bài mới: Số 8 (tiết 1)
 	+ Cho trẻ đếm đến 8
+ Cho trẻ nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8.
+ Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm đúng nhà”
- Bình cờ
- Cho trẻ chơi tự do
- Vệ sinh, trả trẻ.
VII. Nhật Xét cuối ngày
STT
Nội dung đánh giá
Những việc cần lưu ý
Thứ ba, ngày 04 tháng 12 năm 2012
I. Vệ sinh - Đón trẻ - Thể dục sáng - Điểm danh:
	Như kế hoạch
II. Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8
I. Mục tiêu giáo dục:
1. Kiến thức :
- Trẻ biết đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8.
2. Kỹ năng :
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ.
- Trẻ có kỹ năng đếm và xếp đối tượng từ trái sang phải thành thạo
3. Thái độ :
- Trẻ hứng thú với tiết học, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến.
- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
1. Môi trường hoạt động : trong lớp, cho trẻ ngồi theo hình chữ u. 
2. Đồ dùng: 
- Đồ dùng của trẻ: mỗi trẻ 8 mèo, 8 ô(1 ô khác màu), các thẻ số từ 1 - 8
- Đồ dùng của cô: máy tính
- Đồ dùng quan sát: Tranh vẽ các con vật đặt xung quanh lớp có số lượng 8
- Đồ dùng trang trí tạo môi trường: Tranh chủ điểm thế giới động vật.
3. Nội dung:
- Nội dung chính: Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8.
- Nội dung tích hợp :
+ Âm nhạc : Thương con mèo
+ Thơ : Mèo đi câu cá
4. Phối hợp phụ huynh :
- Nhắc phụ huynh cho các cháu tập đếm và nhận biết số 8
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Cô giới thiệu hội thi : Bé vui học toán 
- Cô giới thiệu các đội thi gồm có 2 đội chơi
- Giới thiệu hội thi gồm 3 phần : Ô cửa bí mật, thông minh và thi ai nhanh.
- Giới thiệu người dẫn chương trình và các phần quà của chương trình.
* Phần thi 1 : Ô cửa bí mật
- Cách chơi : Hai đội thi đua trả lời các câu hỏi của chương trình. Nếu đội nào trả lời đúng thì sẽ được quyền mở các ô cửa bí mật
Luật chơi : Mỗi đội chỉ được chọn một ô cửa.
- Cô đọc các câu hỏi:
+ Con gì hai mắt trong veo
Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau?
+ Con hãy kể tên 5 con vật nuôi trong gia đình?
+ Những con vật nuôi mà các bạn vừa kể có chung tên gọi là gì?
+ Con có yêu quý những con vật này không? Vì sao? 
- Cô nhận xét và tặng quà cho 3 đội.
* Phần thi 2 : Thông minh
+ Trò chơi 1: Thi xếp nhanh
- Luật chơi : Phải xếp lần lượt từ trái sang phải
- Cách chơi : 2 đội quan sát và thực hiện cùng cô. Đội nào xếp nhanh, đúng là thắng.
- Cho trẻ chọn những hình con mèo xếp thành hàng ngang và đếm, sau đó cho trẻ chọn những cái ô (cùng màu) đội cho mỗi chú mèo.
- Cho trẻ so sánh số lượng mèo và ô
- Muốn bằng nhau phải làm như thế nào ?
- Cho trẻ lấy thêm 1 cái ô cho chú mèo còn lại.
- Sau đó cô cho trẻ gài thẻ số giống cô.
- Cô giới thiệu chữ số mới : Số 8
- Cho trẻ nhận xét đặc điểm số 8
- Cô nhắc lại và cho trẻ phát âm.
- Sau đó cho trẻ bớt dần từng cái ô và so sánh 2 số lượng.
- Sau mỗi lần bớt thì cho trẻ gài thẻ số tương ứng.
- Cho trẻ cất số mèo đi và đọc lại số 8, 2 - 3 lần.
+ Trò chơi 2: Tinh mắt
- Cách chơi: 2 đội tìm các chuồng con vật nuôi có số lượng là 8 đặt xung quanh lớp. Nếu đội nào tìm đúng là thắng cuộc.
- Luật chơi: Mỗi đội chỉ được tìm một chuồng.
- Cô cho trẻ nhận xét và tặng quà cho 2 đội.
* Phần thi 4 : Về đúng nhà
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.
- Cách chơi : Cô phát thẻ số cho 2 đội, cho trẻ đọc bài thơ “Mèo đi câu cá” đi v

File đính kèm:

  • docChu de 5dong vat_DV5tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan