Kế hoạch chủ đề nhánh: Cô giáo là mẹ hiền

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ

Nhánh: Cô giáo là mẹ hiền (1 tuần) từ ngày 14/11 -18/11/2016.

* Nhánh: Cô giáo là mẹ hiền.

* Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên và công việc hàng ngày của các cô trong trường.

- Trẻ nhận biết được một số công việc và tên cô giáo của mình .

- Trẻ biết được ngày 20 - 11 là ngày nhà giáo Việt Nam (ngày hội của các thầy cô giáo) qua sự hướng dẫn của cô .

- Trẻ nhận biết phân biệt được to, nhỏ

- Nhận biết và gọi tên được, qua sp tạo hình .

- Biết múa hát, vđ theo nhịp bài hát.

2.Kĩ năng:

- Rèn cho trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc và diễn đạt cả câu cho trẻ.

- Biết làm một số việc đơn giản để giúp các cô giáo .

- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh, phán đoán, ghi nhớ có chủ định

3.Thái độ:

- Biết yêu quí các cô các bạn và những người thân trong gia đình.

- Biết yêu quý và kính trọng, lễ phép với các cô giáo .

- Biết chào hỏi xưng hô phù hợp, lễ phép

- Hào hứng tham gia vào các hoạt động

 

doc62 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chủ đề nhánh: Cô giáo là mẹ hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
Nhánh: Cô giáo là mẹ hiền (1 tuần) từ ngày 14/11 -18/11/2016.
* Nhánh: Cô giáo là mẹ hiền.
* Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên và công việc hàng ngày của các cô trong trường. 
- Trẻ nhận biết được một số công việc và tên cô giáo của mình .
- Trẻ biết được ngày 20 - 11 là ngày nhà giáo Việt Nam (ngày hội của các thầy cô giáo) qua sự hướng dẫn của cô .
- Trẻ nhận biết phân biệt được to, nhỏ
- Nhận biết và gọi tên được, qua sp tạo hình ..
- Biết múa hát, vđ theo nhịp bài hát.
2.Kĩ năng: 
- Rèn cho trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc và diễn đạt cả câu cho trẻ.
- Biết làm một số việc đơn giản để giúp các cô giáo..
- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh, phán đoán, ghi nhớ có chủ định 
3.Thái độ: 
- Biết yêu quí các cô các bạn và những người thân trong gia đình.
- Biết yêu quý và kính trọng, lễ phép với các cô giáo.
- Biết chào hỏi xưng hô phù hợp, lễ phép
- Hào hứng tham gia vào các hoạt động
* Nội dung hoạt động nhánh “Cô giáo là mẹ hiền” (1tuần) 
1. Phát triển thể chất:
- VĐCB: Ném bóng về phía trước
- BTPTC: TC
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ 
2. Phát triển nhận thức:
- NBTN: Tên cô giáo và những công việc hàng ngày của cô giáo.
- Nbpb: to, nhỏ
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Thơ: Bàn tay cô giáo. 
4. Phát triển cảm xúc thẩm mĩ:
* Âm nhạc: Hát, vận động : Cô và mẹ.
- Nghe hát: TC 
- Trò chơi : Tai ai tinh 
* Tạo hình: Tô nón tặng cô
5. Các trò chơi có luật.
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
KẾ HOẠCH TUẦN III
 Thời gian thực hiện từ ngày 14 /11 - 18 /11 /2016
Thứ
Lĩnh vực 
HĐ
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
PHƯƠNG PHÁP -HÌNH THỨC TỔ CHỨC
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Tập kết hợp lời ca bài: “Cả nhà thương nhau”
Hô hấp: Thổi bóng bay
TTCB: Đứng tự nhiên,tay thả xuôi
- ĐT tay: 2 tay đưa ra trước 
- ĐTchân: Đứng đưa 1 chân ra phía trước, 2 tay trống hông
- ĐT bụng: cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân
- ĐT bật: Bật tại chỗ 
- Trẻ xếp hàng tập tập thể dục cùng cô 
- Giúp trẻ phát triển các cơ bắp tay, vai
I. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ .
II. Cách tiến hành
Ô ĐTC: Trò chuyện với trẻ, kiểm tra sức khỏe
1. Khởi động: cho trẻ bám vai nhau làm đoàn tàu đi vòng tròn đi theo các kiểu đi (đi nhanh, đi chậm) về hàng tập bài đi đều dãn hàng theo tổ.
2.Trọng động : 
*Hô hấp: cho trẻ thổi bóng bay 2-3 lần
- Cô cùng trẻ tập kết hợp với lời ca bài “cả ...nhau” 2 -3lần
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
3. Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 
.
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
1.Góc phân vai.
- Trò chơi: cô giáo, gia đình (mẹ đưa con đi học)
2. Góc học tập:Cho trẻ xem tranh, đọc thơ, qs 1 số đd của cô giáo
3.Góc nghệ thuật.
- Hát múa,vẽ, nặn, tô màu tranh về cô giáo
- Hát múa các bài hát có trong chủ đề .
Trẻ biết đóng vai cùng cô về các thành viên trong gia đình bố mẹ, con, mẹ đưa con đi học..
- Trẻ biết đóng vai cô giáo đón trẻ và dạy trẻ học 
- Rèn đôi tay khéo léo và trí tưởng tượng, óc quan sát cho trẻ .
* Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình để vẽ, nặn, tô màu tranh về cô giáo 
- Rèn đôi tay khéo léo của trẻ .
* Hát múa VĐ minh họa các bài hát có trong chủ đề cùng cô.
- Rèn phát âm và diễn đạt cả câu cho trẻ .
- GD trẻ biết đoàn kết trong khi chơi không tranh giành đồ dùng, đồ chơi của bạn. Chơi xong biết cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
 I. Chuẩn bị:
* 1 số đồ dùng, đồ chơi đặt vào các góc chơi theo nội dung chủ đề.
* Một số đồ dùng của cô giáo
- Giấy, sáp màu, đất nặn, bảng con. tranh
- Tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam.
II. Cách tiến hành:
 1. Trò chuyện: 
- Cô cùng trẻ hát bài “Cô và mẹ”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Các con có yêu cô giáo không?
- Yêu cô giáo các con phải làm gì?
- Ai giỏi kể cho cô và các bạn nghe nào? (nếu trẻ ko nói được cô nói trẻ nói theo cô)
2.Nội dung :
- Cô giới thiệu cho trẻ biết ở chủ đề nhánh “Ngày nhà giáo Việt Nam” ...
- Hôm nay cô cho các con chơi ở 3 góc chơi, cô kể từng góc chơi - trẻ nói theo cô .
=> Cô dẫn trẻ đến từng góc chơi, cô giới thiệu từng trò chơi, đồ chơi ở các góc cho trẻ biết:
* Góc phân vai: Các con sẽ được đóng vai cô giáo, mẹ đưa con đi học. 
* Góc nghệ thuật: các con được vẽ, nặn, tô màu, múa hát...
* Góc học tập: các con sẽ đọc thơ, xem tranh ảnh....
- (rồi hỏi trẻ xem trẻ thích chơi ở góc chơi nào) Sau đó cho trẻ về góc chơi
3. Quá trình chơi:
- Cô dẫn trẻ về các góc chơi mà trẻ đã đăng kí với cô .
- Cô đóng một vai chính cô chơi cùng trẻ, cô làm mẫu và giải thích thao tác chơi ở các góc chơi cho trẻ xem và dạy trẻ các thao tác chơi của một số vai chơi ở các góc chơi (ở góc chơi chính cô đóng vai chính cô chơi cùng trẻ, còn các góc phụ cô hướng dẫn trẻ và cô đóng một vai chơi cùng trẻ)
* Kết thúc: cô nhận xét tuyên dương giao nhiệm vụ buổi sau rồi cho trẻ cất đồ chơi cùng cô vào nơi qui định .
KẾ HOẠCH NGÀY
(Từ ngày 14 /11 - 18 /11 /2016)
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2016
GIÁO DỤC PTTC THỂ CHẤT
Thể dục.
- VĐCB : Ném bóng về phía trước 
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
- BTPTC: TC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết ném bóng về phía trước
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi 
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng ném bóng về phía trước
- Rèn đôi tay khéo léo của trẻ.
- Trẻ xếp hàng nhanh nhẹn và tập các động tác của BTPTC cùng cô.
3. Thái độ
- GD trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi cùng cô
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
II. Chuẩn bị
- Sân tập sạch sẽ, bóng cho trẻ
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sức khỏe.
HĐ1: Khởi động
- Cho trẻ bám vai nhau làm đoàn tàu đi vòng tròn, đi nhanh, đi chậm về hàng, tập bài đi đều dãn hàng theo tổ.
2. HĐ2: Trọng động:
 a. BTPTC: Cô cùng trẻ tập đều các động tác 2 lần 4 nhịp. (Nhấn mạnh động tác tay)
*ĐT 1: Tay: 2 tay đưa trước lên cao
TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi
- Nhịp 1: 2 tay đưa ra trước
- Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao
- Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về TTCB ( tập 3-4 lần)
* ĐT 2: Chân: Ngồi xổm, đứng lên
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
- Nhịp1: Ngồi xuống
- Nhịp 2: Đứng lên
- Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về TTCB (tập 2-3 lần)
*ĐT 3: Bụng: Đứng cúi người về trước
TTCB: Đứng tự nhiên
- Nhịp1: 2 tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Nhịp 2: Cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân.
- Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về TTCB (tập 2-3 lần)
*ĐT 4: Bật: Bật tại chỗ (Cho trẻ bật 2-3 lần theo nhịp)
 b. VĐCB: “Ném bóng về phía trước”
- Cô giới thiệu tên vận động
* Cô tập mẫu 2 lần:
- Lần 1 cô không phân tích vđ.
- Lần 2 cô kết hợp phân tích vđ:
* TTCB: Cô đứng ngay ngắn trước vạch chuẩn bị, 2 tay cầm quả bóng. Khi có hiệu lệnh “Ném bóng” thì 2 tay cô cầm quả bóng đưa ra phía trước, lên cao rồi ném thẳng về phía trước. Sau đó đi về chỗ của mình.
- Cô gọi 1-2 trẻ khá lên tập 1 lần cho lớp xem.
* Trẻ thực hiện: 
- Cô cho 2-4 trẻ lần lượt lên tập đến hết lớp. (2-3 lần)
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô động viên những trẻ còn nhút nhát.
* Củng cố:
- Cô hỏi lại trẻ tên vận động .
- Cô tập lại 1 lần
c. Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi cùng cô 2-3 lần.
3. HĐ 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
* Kết thúc: 
- Nhận xét tiết học.
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ làm đoàn tầu
- Tập bài đi đều
- Trẻ tập lần lượt các đt ptc
- Trẻ tập 3-4 lần
- Trẻ tập 2-3 lần
- Trẻ tập 2-3 lần
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- 2 trẻ lên tập mẫu
- Cho trẻ tập theo nhóm 2-4 trẻ lần lượt lên tập 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp chơi 2-3 lần
- Trẻ đi 1-2 vòng quanh sân tập.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐ có chủ đích.
- Quan sát tranh cô giáo
2. Trò chơi:
- TCVĐ : dung dăng dung dẻ (mới)
- TCHT: Úm ba la..! Cái gì biến mất? Cái gì xuất hiện
3. Chơi tự chọn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và hứng thú chơi các trò chơi
- Phát triển ngôn ngữ, vận động cho trẻ.
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc .
- Rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động
3. Thái độ
- Đoàn kết trong khi chơi.
- Trẻ hứng thú hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Tranh về cô giáo...
- 1 số đồ dùng đồ chơi.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1:
* Ổn định tổ chức: cho trẻ hát bài “Cô và mẹ”
Hỏi trẻ:- Các con vừa hát bài gì?
 - Bài hát nói về ai?
 - Mẹ và cô như thế nào?...
* Cho trẻ chơi trò chơi: “ trời tối, trời sáng”
+ Cô đưa tranh ra hỏi trẻ:
- Tranh vẽ về ai?
- Cô giáo đang làm gì?...
- Con có yêu cô giáo không?
- Con phải làm gì?
=> GD trẻ biết yêu quý, kính trọng, lễ phép với cô giáo và khi chơi với bạn phải đoàn kết với bạn .
2. HĐ2: Trò chơi: 
* TCVĐ: Dung dăng dung dẻ” ( Mới) 
- Cô gt tên trò chơi, cách chơi: 
- Cô cho 4-5 trẻ dắt tay nhau vừa đi vừa đọc: 
 “Dung dăng dung dẻ.
 .....................................
 Ngồi thụp xuống đây”.
- Đọc đến câu: “xì xà.......đây” cô và trẻ cùng ngồi thụp xuống. Sau đó trò chơi được lặp lại.
- Cô và 3-4 trẻ lên chơi mẫu
- Cô cho trẻ chơi theo từng nhóm (4-5 trẻ),chơi 2-3 lần
 * TCHT: “Úm ba na....Cái gì biến mất?Cái gì xuất hiện.”
- Cô nói tên trò chơi, luật cách chơi, cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô chú ý quan sát trẻ chơi và chơi cùng với trẻ 
3, HĐ 3: Chơi tự chọn:
- Cô giới thiệu một số trò chơi, cho trẻ chơi
- Cô chú ý quan sát trẻ chơi.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ chơi theo nhóm
 (2-3 lần)
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ tự chơi 
CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 1. Rèn cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định
2. TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
- TCHT: Bạn nào nói đúng
3. Đánh giá trẻ.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ tự biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Biết tên trò chơi, cách chơi.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin, tự đi vệ sinh đúng vào bô.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài: “Khám tay” .... 
- Cô hướng dẫn cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi đúng vào bô. Đi vệ sinh xong phải biết rửa tay bằng xà phòng.
=> gd trẻ...
2.HĐ 2: Trò chơi 
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi, cho trẻ chơi 2-3 lần
3.Đánh giá trẻ.
- Cô, trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ ngoan
- Cô động viên khuyến khích những trẻ chưa ngoan
* Vệ sinh trả trẻ.
- Trẻ hát 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ...............
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ lắng nghe.
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2016
GDPT THẨM MĨ
Tạo hình: Tô nón tặng cô
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết cầm bút tô màu cái nón để tặng cô.
- Trẻ biết cái nón dùng để đội khi trời nắng, trời mưa....
- Củng cố nhận biết, pb màu vàng.
 2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ cách ngồi, cách cầm bút khi tô màu.
- Rèn kỹ năng tô màu cẩn thận khéo léo .
- Rèn sự khéo léo của bàn tay, ngón tay, phát triển các vận động tinh cho trẻ.
- Rèn khả năng phát âm cho trẻ khi trả lời các câu hỏi của cô.
3. Thái độ :
- Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia hoạt đông cùng cô và các bạn .
- Giáo dục trẻ biết đội mũ nón khi trời nắng, trời mưa. 
- GD trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với cô giáo, ông bà, bố mẹ. 
II. Chuẩn bị 
- Vở tạo hình, sáp màu
- Tranh mẫu của cô
III.Tiến trình dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức .....
* Cho trẻ chơi “trời tối, trời sáng”
+ Cô đưa hộp quà ra hỏi trẻ: Trên bàn cô có gì?
- Để biết được trong hộp quà có những gì chúng mình cùng mở hộp quà với cô nào.
2.Nội dung:
a.Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại về sản phẩm mẫu:
* Cô đưa bức tranh ra hỏi trẻ: Các con nhìn xem bức tranh vẽ về cái gì?
- Cái nón này màu gì?
- Còn cái nón này màu gì?
- Cái nón dùng để làm gì?
- Muốn cho cái nón này đẹp hơn chúng mình phải làm gì?
- Vậy hôm nay cô sẽ dạy chúng mình tô màu cái nón để tặng cô nhé. 
- Để tô được cái nón các con phải ngồi như thế nào?
- Các con cầm bút bằng tay nào?
- Cầm bằng mấy đầu ngón tay? (nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ nghe).
b.Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ tô màu.
* Cô tô mẫu: - Cô vừa tô, vừa hỏi trẻ:
 - Cô đang làm gì?
 - Cô tô màu cái gì?
 - Cô tô cái nón màu gì? 
- Để tô được cái nón thật đẹp, cô chọn bút màu vàng, cô cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, cô tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, cô tô đều tay, tô đến đâu hết đến đấy. Tô sao cho thật khéo không chờm ra ngoài, cứ như vậy cô tô cho đến khi tô hết cái nón thì cô dừng lại. Vậy là cô đã tô xong cái nón rồi đấy. Các con nhìn xem cô tô có đẹp không?
- Các con có muốn tô màu cái nón như cô không?
- Các con tô cái nón màu gì?
- Vậy các con chọn bút màu vàng cho cô nào?
c. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện 
- Cô đi quan sát hướng dẫn trẻ tô và động viên khuyến khích trẻ tô màu cẩn thận, không chờm ra ngoài.
- Cô chú ý đến những trẻ chưa biết cách tô, tô còn chậm, cô hỏi trẻ: 
	- Con đang làm gì ?
	 - Con tô cái nón màu gì ?
d. HĐ 4: Nhận xét sản phẩm:
- Cô giúp trẻ mang sp lên trưng bày...
- Hỏi trẻ :
	 - Con thích bức tranh nào nhất ?
	- Bức tranh nào đẹp nhất (giống nhất)?
- Cô nhận xét chung, động viên, khuyến khích khen
ngợi trẻ.
* Kết thúc :
- Cô cho trẻ hát bài “Cô và mẹ” và ra chơi . 
- Trẻ chơi 
- Trẻ cùng cô mở hộp quà
- Trẻ trả lời
- Màu vàng.
- Trẻ trả lời...
-Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và qs 
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ mang sản phẩm lên trưng bầy
- Trẻ tìm chọn tranh.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát bài “cô và mẹ”
 CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
1. HĐ có chủ đích.
- Quan sát tranh giờ học hát 
2. Trò chơi:
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
- TCHT: Úm ba na... Cái gì biến mất? Cái gì xuất hiện.
3. Chơi tự chọn
4. Đánh giá trẻ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi.
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định .
- Trẻ biết chơi vận động cùng cô giáo và các bạn.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú chơi cùng cô.
- Đoàn kết trong khi chơi.
II. Chuẩn bị
- Tranh, 1 số đồ dùng, đồ chơi
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1:
Cô dẫn trẻ đi dạo 1-2 vòng vừa đi, vừa hát bài “đi chơi”, xong hỏi trẻ:
- Các con vừa hát bài gì?
- Các con đi chơi với ai?
- Đi chơi các con có thích không?.
- Bây giờ các con đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi của mình nhé.
* Cô cho trẻ chơi “trời tối, trời sáng”.
+ Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và hỏi:
- Tranh vẽ về ai?
- Các bạn đang làm gì?...
=> GD trẻ khi chơi với bạn phải đoàn kết, trong giờ học phải ngoan, nghe lời cô.
2. HĐ2: Trò chơi
* TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
* TCHT: úm ba na...cái gì biến mất ? cái gì xuất hiện ?
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi
 =>cho trẻ chơi 2-3 lần
3, HĐ 3: Chơi tự chọn:
- Cô giới thiệu một số trò chơi, trẻ chơi cô quan sát.
- Cô nêu ra 3 tiêu chuẩn: bé chăm, bé ngoan, bé sạch.
- Cô nhận xét từng trẻ, tuyên dương những trẻ ngoan và khuyến khích những trẻ chưa ngoan.
-Trẻ đi 1-2 vòng
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ về chỗ ngồi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ tự chơi
 CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
1. Cho trẻ hát bài “Cô và mẹ” 
2 TCHT: “Úm ba na...Cái gì biến mất? Cái gì xuất hiện?”
- TCDG:Dung dăng dung dẻ 
3. Đánh giá trẻ 
I.Kiến thức:
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú chơi trò chơi
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2.Kỹ năng
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin.
- Rèn phát âm cho trẻ.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Một số đồ dùng đồ chơi
III. Tiến trình dạy học
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài: “Nào chúng ta cùng tập thể dục”....
- Cô gt tên bài, tên tg
- Cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần
- Cô cho trẻ hát 3-4 lần
- Khuyến khích cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân
 (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
2.Trò chơi:
- Cô nói tên trò chơi, luật cách chơi 
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Đánh giá trẻ:
- Cô, trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan: “Bé chăm, bé ngoan, bé sạch”
- Cô tuyên dương những trẻ ngoan
- Cô động viên những trẻ chưa ngoan
* Vệ sinh trả trẻ 
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ, cô nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2016
GDPT THẨM MĨ
Âm nhạc:
-Hát + vận động: “Cô và mẹ”(Phạm Tuyên)
- Nghe hát: “Cô giáo miền xuôi” (Mộng Lân)
- TC: “Tai ai tinh”
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát “Cô và mẹ”, hiểu được nội dung bài hát
- Trẻ hát và vận động vỗ đệm theo lời bài hát cùng cô
- Trẻ biết tên bài hát “Cô giáo miền xuôi”, cảm nhận được giai điệu của bài hát
- Biết lắng nghe cô hát và hát hưởng ứng cùng cô.
2.Kĩ năng
- Biết thể hiện cảm xúc âm nhạc khi nghe nhạc, biết làm động tác nhún nhẩy cùng cô - Phát triển tai nghe cho trẻ.
- Phát triển khả năng chú ý có chủ định và khả năng vận động theo nhạc.
- Rèn kĩ năng hát, vận động vỗ đệm theo lời bài hát cùng cô.
3.Thái độ:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào tiết học.
- Giáo dục trẻ biết lễ phép, biết chào cô giáo khi đến lớp và khi ra về.
II. Chuẩn bị
- Cô thuộc bài hát
- Mũ chóp kín...
- Tranh cô và mẹ . 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Hát và vận động “Cô và mẹ”
* Ổn định tổ chức: Cô hát 1 đoạn trong bài hát “Cô và mẹ”.
- Cô đưa tranh ra hỏi trẻ :
- Bức tranh vẽ về ai? (Câu hát đó ở trong bài hát nào?) 
- Cô dẫn dắt vào bài: Các con ạ! Lúc ở nhà mẹ các con cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo cũng như mẹ hiền. Mẹ và cô đều là 2 cô giáo và đều là 2 mẹ hiền. Mẹ và cô đều là người dạy dỗ, chăm sóc các con từ bữa ăn, giấc ngủ. Vậy các con có yêu quý cô giáo và mẹ của mình không? Con phải làm gì?...
- Bây giờ các con cùng cô hãy hát vang bài “Cô và mẹ” của tác giả Phạm Tuyên lên nào.
- Cô cùng trẻ hát 2-3 lần.
- Cô hát lại 1 lần, nói lại tên bài hát, tên tác giả.
* Cô giới thiệu tên vận động: vỗ tay theo nhịp bài hát .
Để bài hát thêm sinh động hơn. Hôm nay cô dậy lớp mình vận động theo nhịp bài hát. Bây giờ các con chú ý xem cô vận động nhé.
* Cô vận động mẫu 2-3 lần + phân tích cách vận động.
- Cô cho cả lớp vận động cùng cô 3-4 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân vận động xen kẽ (cô sửa sai cho trẻ).
2.HĐ2: Nghe hát : 
 - Cô gt tên bài hát, tên tg 
- Cô hát lần 1 nói lại tên bài, tên tg 
- Giảng nội dung :
-Cô hát lần 2 minh họa theo bài hát
- Cô hát lần 3 khuyến khích trẻ hát cùng cô.
3. HĐ3 : TC “Tai ai tinh”
- Cô gt tên trò chơi, cách chơi 
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Kết thúc: Cô nhận xét tiết học...
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát 2-3 lần
- Trẻ lắng nghe và 
quan sát
- Cả lớp vận động
- Tổ, nhóm, cá nhân vận động .
- Trẻ lắng nghe cô hát 
- Trẻ vận động
- Trẻ chơi trò chơi.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐ có chủ đích.
- Quan sát tranh cô giáo 
2. Trò chơi:
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ .
- TCHT: (mới) vỗ tay theo cô.....
3. Chơi tự chọn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và biết chơi TC.
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đinh
- Rèn kỹ năng nói cho trẻ
3. Thái độ
- Đoàn kết trong khi chơi.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động
II. Chuẩn bị
- Tranh về cô giáo....
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: 
Cô rủ trẻ lại gần và nói: “xúm xít, xúm xít”
Cô dẫn trẻ đi dạo 1-2 vòng vừa đi, vừa hát bài “ đi chơi”, sau đó cho trẻ về chỗ ngồi ...
* Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và hỏi:
- Bức tranh vẽ về ai?
- Cô giáo đang làm gì?
- Các bạn đang làm gì?...
=> GD trẻ biết yêu quý, kính trọng cô giáo....
2. HĐ2: Trò chơi
* TCVĐ: Trốn tìm” 
- Cô nói tên trò chơi, luật cách chơi => trẻ chơi 2-3 lần
* TCHT: Mới “Vỗ tay theo cô”
- Cô gt tên trò chơi, luật cách chơi:
- Cô vỗ tay trước trẻ vỗ tay sau sao cho giống theo nhịp vỗ tay của cô (Cho trẻ chơi 3-4 lần)
3, HĐ 3: Chơi tự chọn:
Cô giới thiệu một số trò chơi, trẻ chơi cô quan sát.
- Trẻ nói “bên cô ,bên cô
- Trẻ quan sát và trả lời
- T

File đính kèm:

  • docbe_va_nhung_nguoi_than_trng_gia_dinh_be_2536.doc
Giáo Án Liên Quan