Kế hoạch giáo dục lớp chồi - Chủ đề: Một số nghề bé thích

a/Phát triển vận động

MT 1.4: Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp - Bài thể dục sáng

-Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp (bài tập phát triển chung )

 +Tay, chân, bụng, lườn, bật

 MT 2: Thực hiện được kĩ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động - Ném xa bằng hai tay

- Ném trúng đích thẳng đứng

- Ném trúng đích nằm ngang

- Trèo lên xuống 5 gióng thang

 MT7: Thực hiện được các vận động - Cuộn- xoay tròn cổ tay.

- Gập, mở các ngón tay, búng ngón tay, ấn bàn tay, ngón tay.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp chồi - Chủ đề: Một số nghề bé thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGHỀ BÉ THÍCH
Thời gian thực hiện: 4 tuần
Từ ngày21/11 đến ngày25/11/ 2016
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
Phát triển thể chất
a/Phát triển vận động
MT 1.4: Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Bài thể dục sáng
-Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp (bài tập phát triển chung )
 +Tay, chân, bụng, lườn, bật
 MT 2: Thực hiện được kĩ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động 
- Ném xa bằng hai tay
- Ném trúng đích thẳng đứng
- Ném trúng đích nằm ngang 
- Trèo lên xuống 5 gióng thang
 MT7: Thực hiện được các vận động 
- Cuộn- xoay tròn cổ tay.
- Gập, mở các ngón tay, búng ngón tay, ấn bàn tay, ngón tay.
MT 9.4: Hình thành kĩ năng hoạt động thể chất trên trẻ.
- Hoạt động trên tiết học, trò chơi vận động , trò chơi dân gian
- Giao lưu văn nghệ, trò chơi thể thao giao tiếp cùng bạn 
b/Dinh dưỡng và sức khỏe
 MT 12: Biết các chất dinh dưỡng có trong 4 nhóm thực phẩm đó
- Gạo, bắp, khoai mì, mía chất bột đường 
- Rau, củ, quảcó nhiều vitamin và khoáng chất
- Cá, thịt, trứng,chất đạm
- Dầu ăn, bơ, thịt mỡ, vừng, dừachất béo
 MT 15.3:Có một số hiểu biết, thói quen về hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống
- Rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, tay bẩn không cầm nắm đồ ăn, 
-Trước khi ăn biết mời, tự xúc ăn, ăn không làm rơi vãi, không để thừa, ăn từ tốn, không nói chuyện, 
- Khi ho ngáp phải lấy tay che miệng hoặc quay mặt ra ngoài..
Phát triển nhận thức
 MT 31: Hiểu biết về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống.
.
-Tên gọi, công cụ, sản phẩm của: nghề nông; nghề xây dựng; nghề thợ may...người lao động, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến. Mối quan hệ các nghề trong xã hội
- Nghề truyền thống ở địa phương 
MT 46: Biết tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm
- Đếm và nói được số lượng trong phạm vi 5 
- Chọn chữ số tương ứng với số lượng đã đếm được trong phạm vi 5.
MT 47: Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày 
-Phân biệt các con số trong các hoạt động khác; số nhà, biển số xe, số điện thoại, 
- Làm quen các con số113 (gọi cảnh sát),114 (gọi chữa cháy), 115 (gọi cấp cứu)
 MT 55: Biết thực hiện đo lường và nói kết quả đo.
- Đo độ dài một vật bằng 1, 2 đơn vị đo và nói kết quả
Phát triển ngôn ngữ
MT 58: Biết lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại
- Trả lời rõ ràng đúng nội dung để người nghe có thể hiểu được
- Kể lại sự việc theo trình tự
 MT 60.4: Nghe hiểu nội dung và đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp. 
- Nói được tên, nội dung, đọc thuộc, đọc diễn cảm, đọc rõ lời bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với chủ đề 
- Vận dụng thơ, ca vào các hoạt động. 
 MT 61.4: Nghe hiểu nội dung câu chuyện kể, chuyện đọc
 phù hợp.
 - Nói được tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, nội dung truyện kể. Có khả năng kể lại chuyện có sự giúp đỡ của người lớn.
MT 66.4: Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh
- Nói vừa đủ nghe, không nói quá nhỏ, không la hét 
- Tự điều chỉnh giọng khi thể hiện bài hát, bài thơ
MT 67: Biết nhận ra một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống 
- Nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông..
- Nhận các ký hiệu đồ dùng, đồ chơi .
- Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, chữ số
Phát triển tình cảm xã hội
MT 81: Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở nơi công cộng
- Tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng
- Có thái độ, cử chỉ lễ phép, lịch sự với mọi người xung quanh
MT 82:Tích cực tham gia trong hoạt động nhóm
-Thể hiện trong hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động học
MT 84.4: Biết thực hiện các kĩ năng ứng xử
- Mạnh dạn chào hỏi lễ phép, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, vui vẻ, thân thiện, nhận , lấy hai tay ....vv 
- Cố gắng chờ đến lượt trong các hoạt động ...vv
MT 88: Biết tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt
- Nhắc người lớn tắt quạt, tắt điện khi không sử dụng 
-Tự giác khóa vòi nước sau khi dùng. Không để thừa thức ăn 
-Vặn nước sử dụng vừa phải, không phá phách gây lãng phí.
Phát triển thẩm mĩ
MT 103:Cảm nhận và thể hiện cảm xúc với âm nhạc
-Chú ý lắng nghe, tỏ ra thích thú ( hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư ) theo bài hát, bản nhạc.
MT 104.4:Hình thành một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc ca hát, vận động 
- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và vận động nhịp nhàng thể hiện sắc thái của bài hát ( vỗ tay theo nhịp, theo phách, múa minh họa).
MT 106: Biết thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật âm nhạc
- Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc.
- Lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát.
MT 107.4:Thực hiện được một số thao tác chuẩn khi tham gia hoạt động tạo hình
-Cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế, tô màu trùng kín, không chờm ra ngoài hình vẽ
- Xoay tròn, làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản phẩm có nhiều chi tiết.
- Xé, cắt theo đường thẳng, đường cong và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục cân đối.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình 
III/ MẠNG CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGHỀ BÉ THÍCH
1* NGHỀ SẢN XUẤT
2* NGHỀ XÂY DỰNG
3* NGHỀ THỢ MAY
4* NGHỀ TRUYỀN THỐNG 
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH
NHÁNH 1: NGHỀ SẢN XUẤT
Thời gian thực hiện: 1 tuần
( Từ ngày 21/ 11 đến ngày 25/ 11/ 2016)
I/ MỤC TIÊU
Lĩnh vực giáo dục
Mục tiêu 
Nội dung
Hoạt động 
1/ Phát triển thể chất
* PT Vận động
* Dinh dưỡng và sức khỏe
MT 2: Thực hiện được kĩ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động 
MT7: Thực hiện được các vận động 
MT 9.4: Hình thành kĩ năng hoạt động thể chất trên trẻ.
MT 12: Biết các chất dinh dưỡng có trong 4 nhóm thực phẩm đó
 MT 15.3:Có một số hiểu biết, thói quen về hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống
- Bài thể dục sáng
-Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp (bài tập phát triển chung )
-Tay, chân, bụng, lườn, bật
- Cuộn- xoay tròn cổ tay.
- Gập, mở các ngón tay, búng ngón tay, ấn bàn tay, ngón tay
- Hoạt động trên tiết học, trò chơi vận động , trò chơi dân gian
- Giao lưu văn nghệ, trò chơi thể thao giao tiếp cùng bạn 
- Gạo, bắp, khoai mì, mía chất bột đường 
- Rau, củ, quảcó nhiều vitamin và khoáng chất
- Cá, thịt, trứng,chất đạm
- Dầu ăn, bơ, thịt mỡ, vừng, dừachất béo
- Rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, tay bẩn không cầm nắm đồ ăn, 
-Trước khi ăn biết mời, tự xúc ăn, ăn không làm rơi vãi, không để thừa, ăn từ tốn, không nói chuyện
- Khi ho ngáp phải lấy tay che miệng hoặc quay mặt ra ngoài..
- Bài thể dục sáng
- Ném xa bằng 2 tay
-PTV Đ: Ném xa bằng hai tay
-Nặn dụng cụ của nghề.
-Trên tiết học, hoạt động chiều trò chơi vận động, chơi dân gian
-Trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong hoạt động góc (góc phân vai), trong giờ ăn...
- Thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi: Trong giờ ăn, trong giờ học, trong giờ chơi,...
2/ Phát triển nhận thức
MT 46: Biết tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm
- Đếm và nói được số lượng trong phạm vi 5 
- Chọn chữ số tương ứng với số lượng đã đếm được trong phạm vi 5.
-LQVT: Nhận biết số lượng 1-2, đếm đến 2, nhận biết chữ số 1,2
3/ Phát triển Ngôn ngữ
MT 58: Biết lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại
MT 60.4: Nghe hiểu nội dung và đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp. 
- Trả lời rõ ràng đúng nội dung để người nghe có thể hiểu được
- Kể lại sự việc theo trình tự
- Đọc thuộc, đọc diễn cảm, đọc rõ lời bài thơ, ca dao, đồng dao, 
- Vận dụng thơ, ca vào các hoạt động.
-Hoạt động trò chuyện, hoạt động vui chơi.
-LQVH: thơ “Đi bừa”; đồng dao 
“ Gánh gánh gồng gồng”
4/ Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội 
MT 81: Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở nơi công cộng
 MT 82:Tích cực tham gia trong hoạt động nhóm 
- Tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng
- Có thái độ, cử chỉ lễ phép, lịch sự với mọi người xung quanh
-Thể hiện trong hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động học
-Trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trên tiết học khám phá xã hội.
- Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, giờ học,...
4/ Phát triển Thẩm mỹ
 MT 104.4:Hình thành một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc ca hát, vận động 
MT 07.4:Thực hiện được một số thao tác chuẩn khi tham gia hoạt động tạo hình
- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và vận động nhịp nhàng thể hiện sắc thái của bài hát ( vỗ tay theo nhịp, theo phách, múa minh họa).
-Cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế, tô màu trùng kín, không chờm ra ngoài hình vẽ
- Xoay tròn, làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản phẩm có nhiều chi tiết.
- Xé, cắt theo đường thẳng, đường cong và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục cân đối.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình 
- HĐÂN: Vỗ tay theo nhịp "Lớn lên cháu lái máy cày".
 Nghe và cảm nhận sự vui vẻ, êm dịu của bài hát: “Hạt gạo làng ta” 
- HDDG: góc nghệ thuật.
- HĐTH: Nặn dụng cụ nghề nông.
KẾ HOẠCH TUẦN 12
CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGHỀ BÉ THÍCH
NHÁNH 1: NGHỀ SẢN XUẤT
Thời gian thực hiện: Từ 21/11 đến 25/11/2016
Hoạt động
Thứ 2( 21/11)
Thứ3( 22/11)
Thứ 4(23/11)
Thứ5( 24/11)
Thứ6( 25/11)
ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện về công việc của bác nông dân
- Thể dục sáng, điểm danh, kiểm tra vệ sinh
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTVĐ:
Ném xa bằng hai tay.
TC: Thi xem tổ nào nhanh
KPXH: 
Công việc của bác nông dân
- HĐLQVT: Nhận biết số lượng 1, 2, nhận biết chữ số 1, 2.
HĐGDÂN:
- Ca hát kết hợp vận động theo nhịp bài “Lớn lên cháu lái máy cày”
- NH: Hạt gạo làng ta
- TC: Ai nhanh nhất
HĐTH: 
- Nặn dụng cụ của nghề nông
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Quan sát bồn hoa trước cổng trường
- Chơi vận động
+ Cáo và thỏ
+ Bỏ dẻ
- Chơi tự do
+ Nhóm chơi tạo hình
+ Nhóm chơi sạn
-Quansát: Quan sát vườn rau
-Chơi vận động
+Chơi kéo co
+Thi xem tổ nào nhanh
-Chơi tự do
+ Nhóm chơi tạo hình
+ Nhóm chơi dây
Tổ chức cho trẻ chơi dân gian
- Quan sát cây bàng
- Chơi vận động
+ Cáo và thỏ
+ Bỏ dẻ
- Chơi tự do
+ Nhóm chơi sạn
+ Nhóm chơi tạo hình
Cho trẻ lao động vệ sinh trực nhật cuối tuần
HOẠT ĐỘNG GÓC
1.Góc phân vai: Gia đình, bác sĩ, cửa hàng.
 a/Yêu cầu: 
 -Trẻ về góc biết phân vai chơi và chơi một cách tích cực, trẻ không tranh dành đồ chơi.
 - Biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định.
 - Biết trao đổi tự nhiên và biết giữ gìn trật tự khi chơi.
 b/Chuẩn bị:
 - Búp bê, bộ đồ dùng trong gia đình, bộ đồ chơi bác sĩ, các loại rau, củ quả cho nhóm cửa hàng.
2. Góc xây dựng: Xây trang trại cho bác nông dân
 a/ Yêu cầu: 
 -Trẻ biết dùng những khối gỗ để xây thành trang trại chăn nuôi, xung quanh có hàng rào.
 - Qua hoạt động chơi giúp trẻ hiểu thêm về cách xây nhà, lắp ráp.
 - Rèn luyện kỷ năng lắp ghép.
 - Giáo dục trẻ giúp đỡ nhau khi chơi.
 b/ Chuẩn bị:
 -Các khối gạch bằng gỗ, hàng rào lắp ghép bằng nhựa
 - Cây xanh, hoa cỏ.
3. Góc học tập: Xem tranh ảnh về các công việc của nghề nông, chơi kidmart
 a/Yêu cầu:
 - Qua việc xem sách truyện tranh trẻ biết thêm về công việc của nghề nông như: cày, cấy, gặt
 - Trẻ càng yêu nghề nông và càng yêu thương bố mẹ của mình hơn.
 - Tập cho trẻ làm quen với máy tính.
 b/Chuẩn bị:
 -Tranh ảnh về các công việc của nghề nông mà trẻ mang tới lớp
 - Những hình ảnh trên máy 
4. Góc thiên nhiên: Chơi trồng hoa và chăm sóc hoa, chơi với nước và cát, đúc bánh.
 a/Yêu cầu:
 - Giúp trẻ yêu thiên nhiên và biết chăm sóc cây xanh, biết cách trồng hoa, 
 - Cho trẻ làm bánh bằng các, đất tạo điều khiện cho trẻ gần gũi với môi trường xung quanh bé.
 b/ Chuẩn bị:
 - Cây xanh, chậu trồng hoa, khăn lau, cát nước, khuôn đúc bánh,
5. Góc nghệ thuât: Vẽ, tô màu, cắt dán, hình ảnh công việc, sản phẩm của các nghề, hát múa, đọc thơ ca nói về các nghề. 
 a/ Yêu cầu:
 - Giúp trẻ củng cố thêm các bài thơ, bài hát 
 - Rèn luyện và phát triển khả năng tô, vẽ của trẻ.
 b/ chuẩn bị:
 - Giấy vẽ, bút màu, bút chì, trống rung xắc xô, thanh phách
H ĐCS NUÔI DƯỠNG
* Vệ sinh – Cho trẻ ăn chính
 - Cô cho trẻ vệ sinh, rửa tay, đi theo hàng xuống nhà ăn.
 - Cho trẻ ngồi vào bàn ăn theo nhóm.Trẻ phụ cô phân phát bát, muỗng,
 - Cô cho đều thức ăn vào bát và giới thiệu các món ăn trong bữa. 
 - Kích lệ cho trẻ ăn ngon miệng, động viên để trẻ ăn hết suất, ăn không rơi vãi.
 - Vệ sinh sau khi ăn.
 * Tổ chức cho trẻ ngủ trưa.
 * Vệ sinh cho trẻ ăn nhẹ.
H Đ Chiều
Làm quen bài thơ “Đi bừa” 
Cho trẻ nghe kể chuyện : "Bốn mùa"
-HĐGDVH: 
Thơ : “Đi bừa ” 
Luyện kỷ năng vẽ cho trẻ 
Giao lưu trò chơi với lớp bạn
 ĐIỀU CHỈNH VÀ BỔ SUNG
 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC: 
LĨNH VỰC: PTTC
PTVĐ: NÉM XA BẰNG HAI TAY
I/ Yêu cầu
 - Trẻ biết cách đứng đúng tư thế, cầm túi cát bằng 2 tay để ném xa về phía trước.
 - Trẻ có kỹ năng ném xa thành thạo nhằm phát triển cơ tay, sự nhanh nhẹn cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học, chú ý lắng nghe cô và thực hiện theo các yêu cầu của cô.
II/ Chuẩn bị
 - Phòng tập rộng có vạch chuẩn,túi cát.
 - Máy vi tính có nhạc “Cháu yêu cô chú công nhân”
 - Cô cháu quần áo gọn gàng.
III/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Chúng ta cùng khởi động nào
 - Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu chân nhón gót,kiểng chân, đi khom, chạy nhanh, chạy chậm, dừng lại.
 - Trọng động: Trẻ tập theo bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
 + Tay- vai( 1 ): Hai tay đưa trước, lên cao(3l x 4n)
 + Chân(2 ): Ngồi khuỵu gối( 3l x 4n)
 + Bụng- lườn( 3 ): Cúi gập người về trước( 4l x 4n)
 + Bật- nhảy( 1 ): Bật dang chân, khép chân( 3l x 4n)
Hoạt động 2: Ai ném xa hơn.
 - Vận động cơ bản: Cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng dọc
 + Cô giới thiệu bài tập
 + Cô làm mẫu 2 lần cho cả lớp xem. Ở lần 2 cô phân tích kỹ.
 + Trẻ nhắc lại các kỹ năng vận động.
 + Cho trẻ xung phong lên thực hành.
 + Trẻ thực hiện lớp- tổ- cá nhân.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Thi xem tổ nào nhanh”
 - Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
 - Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
 Hồi tĩnh: - Cho cháu đi thả lỏng tay chân nhẹ nhàng.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
............
 Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2016
 HOẠT ĐỘNG HỌC:
LĨNH VỰC: PTNT
KPXH: CÔNG VIỆC CỦA BÁC NÔNG DÂN
I /Yêu cầu
 -Trẻ biết được những công việc thường ngày của bác nông dân.
 - Phát triển khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ và trả lời được các câu hỏi đơn giản của cô.
 -Giáo dục trẻ biết, yêu quý tôn trọng bác nông dân và biết sử dụng tiết kiệm các sản phẩm do bác nông dân tạo ra.
II/ Chuẩn bị
 - Máy vi tính có các slide về công việc của nghề nông, bài hát “Tía má” và bài “Lớn lên cháu lái máy cày” .
 - Tranh lô tô về nghề,về sản phẩm của nghề nông.
III/ Tổ chức hoạt động
 Hoạt động 1: Ổn định dẫn dắt
 - Cô mở nhạc cho trẻ nghe hát bài “Tía má ”
 - Trò chuyện về nội dung bài hát.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu, khám phá về nghề nông
 - Cả lớp chơi trốn cô.
 - Cho trẻ lần lược xem đoạn phim về các công việc của nghề nông.
 - Đàm thoại về nội dung tranh.
 + Tên gọi người làm nông. Công việc của nghề nông.
 + Dụng cụ của nghề nông. Nơi làm việc của nghề nông.
 + Sản phẩm của nghề nông.
 - Cả lớp hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày”
 - Cô giáo dục trẻ
 Hoạt động 3: Trải nghiệm
 - Cho trẻ chia làm 3 nhóm: 1 nhóm tìm hình nói về công việc của nghề nông dán vào tranh. 2 nhóm còn lại làm bác nông dân tí.hon.
 - Kết thúc: Cô nhận xét giờ học và thu dọn đồ dùng.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
 Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC: 
LĨNH VỰC: PTNT
HĐLQVT: NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 1, 2.ĐẾM ĐẾN 2. NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 1, 2.
I/Yêu cầu
-Trẻ nhận biết số lượng 1,2. Đếm đến 2.So sánh 2 nhóm có số lượng 1, 2. Nhận biết chữ số 2.
- Trẻ biết xếp tương ứng 1- 1. Cung cấp cho trẻ vốn từ toán học “Thêm, bớt, nhiều hơn, ít hơn”.
- Giáo dục trẻ tích cực trong học tập.
II/ Chuẩn bị
 - Slide có 1 số đồ dùng của nghề nông.
 - Mỗi trẻ là một rổ đựng cá, cà rốt, đồ dùng của cô giống trẻ nhưng mẫu lớn hơn.
III/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Tìm và tạo nhóm đồ vật có số lượng 1, 2. Phân biệt 2 nhóm đồ vật có số lượng 1 và 0; 1 và 2
 - Cô cháu cùng đi tham quan nhà bác Tư.
 - Ở đó trẻ trò chuyện về một số đồ dùng của nghề nông. Gia đình bác đang chuẩn bị những đồ dùng gì để đi ra đồng?
 - Có mấy cái nón, mấy cái cuốc?
 - Cả lớp nhìn xem nhà bác Tư có cái gì? (1ao cá), trên bờ ao có mấy cây xanh 
 - Bác Tư là một nông dân giỏi về trồng trọt và giỏi về chăn nuôi nữa.
 Hoạt động 2: Tạo nhóm có số lượng là 2. Luyện đếm đến 2
 - Đã đến mùa thu hoạch rồi chúng ta xem bác thu hoạch gì nhé!.
 + Trẻ xếp 1 củ cà rốt, cho trẻ đếm 1 củ cà rốt và tìm chữ số tương ứng. .( cả lớp thực hành và đồng thanh chữ số 1) sau đó cất chữ số
 + Trẻ xếp 2 con thỏ, (xếp tương ứng 1-1) 
 + So sánh 1 và 2.
 + Để 2 nhóm bằng nhau thì phải làm sao?
 2 nhóm đã bằng nhau chưa và cùng bằng mấy? Cô giới thiệu chữ số 2 Trẻ tìm chữ số 2 giống cô và đồng thanh
 +Cho cả lớp luyện đếm đến 2. Sau đó bớt dần số thỏ và đếm lại số cà rốt để cất 
 - Trẻ tìm xung quanh lớp cái gì có số lượng là 1 và 2.
 - Cả lớp vận động bài tập đếm.
Hoạt động 3: Luyện tập
 - Cho trẻ chơi về đúng nhà.
 - Kết thúc: Cô nhận xét giờ học và cùng thu dọn đồ dùng.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC: 
LĨNH VỰC: PTTM
HĐGDÂN: LỚN LÊN CHÁU LÁI MÁY CÀY
I/Yêu cầu
 - Trẻ biết hát và vận động theo nhịp bài hát “ Lớn lên cháu lái máy cày”.
 - Trẻ có kỷ năng hát và vận động theo nhịp được.
 - Giáo dục cháu yêu quý công nhân lái máy cày.
II/ Chuẩn bị
 - Máy vi tính đĩa nhạc, vòng.
 - Dụng cụ âm nhạc: Bộ gõ, trống lắc
III/ Tổ chức hoạt động
 Hoạt động 1: Ổn định dẫn dắt
 - Cho trẻ chơi “ Gieo hạt”
 - Cô đàm thoại qua nội dung trò chơi nói về nghề nông.
 - Cô mở đoạn nhạc cho trẻ nghe rồi đoán tên bài hát.
 Hoạt động 2: Dạy vận động
 - Cho trẻ hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày” lần 1
 - Qua bài hát giáo dục trẻ.
 - Cả lớp hát lại lần 2.
 - Cô hát và vận động mẫu 2 lần, lần 2 với dụng cụ gõ.
 - Trẻ hát và vận động tay không theo cô 2 lần.
 - Cháu hát kết hợp với dụng cụ gõ ( Trẻ thực hiện theo lớp- nhóm- cá nhân)
 Hoạt động 3: Nghe hát( Hạt gạo làng ta)
 - Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
 - Giảng nội dung.
 - Cô biểu diễn lần 2.
 Trò chơi âm nhạc
 - Tổ chức cho trẻ chơi “ Ai nhanh nhất”
 - Kết thúc: Cô nhận xét giờ học và thu dọn đồ dùng.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
 Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2016
 HOẠT ĐỘNG HỌC
 LĨNH VỰC: : PTTM
 HĐTH: NẶN DỤNG CỤ CỦA NGHỀ NÔNG
I. Yêu cầu
 - Trẻ biết nặn dụng cụ của nghề nông: cuốc, rổ, xô, thùng, liềm,...
 - Trẻ có kỷ năng nặn: vo tròn, lăn dài, ấn bẹt,...
 - Giáo dục trẻ yêu quý, tôn trọng các cô bác nong dân và biết yêu sản phẩm đẹp.
II/ Chuẩn bị 
 - Máy vi tính, .
 - Vật mẫu của cô .
 - Đất nặn, bảng con, dĩa cho từng cháu.
III/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định dẫn dắt
 - Cho trẻ xem các slide về nghề nông
 - Qua đó cô dẫn dắt vào bài “ Nặn dụng cụ của nghề nông”
Hoạt động 2: Trẻ khám phá 
 - Cô cho trẻ lần lược quan sát và nhận xét sản phẩm.
 - Cho trẻ nêu ý định, qua đó cô hướng dẫn thêm cách nặn cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý nghề nông
Hoạt động 3: Trẻ trải nghiệm
 - Cô chú ý động viên trẻ thực hiện và hướng dẫn thêm cho cháu nặn chưa được.
 Nhận xét sản phẩm
 - Cho cháu tự nhận xét những sản phẩm đẹp của mình và của bạn.
 - Cô nhận xét bổ sung những sản phẩm đẹp cũng như hạn chế.
 - Kết thúc: Cô nhận xét giờ học thu dọn đồ dùng.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
..
..

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_nghiep.doc
Giáo Án Liên Quan