Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Một số nghề phổ biến và quen thuộc - Đề tài: Vẽ đồ dùng dụng cụ nghề nông

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết một số dụng cụ nghề nông.

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng dụng cụ nghề nông như: cái cuốc, cái cày, cái bừa, cái liềm.

2. Kĩ năng

- Phát triển tính sáng tạo.

- Rèn kĩ năng vẽ, tô màu, kĩ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế.

- Rèn cho trẻ khả năng tư duy và vẽ bố cục tranh cân xứng, tô màu mịn, di màu đều, không lem ra ngoài.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

- Trẻ biết yêu quý, tôn trọng, biết ơn công việc của bác nông dân.

- Yêu thích sản phẩm của mình và của bạn.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Tranh ảnh mẫu vẽ dụng cụ nghề nông.

 - Giá treo tranh, nhạc nền.

2. Đồ dùng của trẻ

 - Giấy A4, sáp màu, bút chì.

 

docx2 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Một số nghề phổ biến và quen thuộc - Đề tài: Vẽ đồ dùng dụng cụ nghề nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
	Lĩnh vực	: Phát triển thẩm mĩ
	Chủ đề	: Nghề nghiệp
	Chủ đề nhánh	: Một số nghề phổ biến và quen thuộc
	Đề tài	: Vẽ đồ dùng dụng cụ nghề nông
	Đối tượng	: Lớp lá
	Thời gian	: 30 – 35 phút
	Người soạn	:
	Người dạy	:
	Ngày dạy	:
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết một số dụng cụ nghề nông.
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng dụng cụ nghề nông như: cái cuốc, cái cày, cái bừa, cái liềm.
2. Kĩ năng
- Phát triển tính sáng tạo.
- Rèn kĩ năng vẽ, tô màu, kĩ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế.
- Rèn cho trẻ khả năng tư duy và vẽ bố cục tranh cân xứng, tô màu mịn, di màu đều, không lem ra ngoài.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Trẻ biết yêu quý, tôn trọng, biết ơn công việc của bác nông dân.
- Yêu thích sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Tranh ảnh mẫu vẽ dụng cụ nghề nông.
 - Giá treo tranh, nhạc nền.
2. Đồ dùng của trẻ  
 - Giấy A4, sáp màu, bút chì.
III. Tiến trình bài giảng
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài “Ngày mùa” – Văn Cao
- Trò chuyện :
 + Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
 + Bạn nào kề về công việc của bác nông dân?
 + Dụng cụ của bác nông dân là gì?
 + Các con có thích vẽ dụng cụ nghề nông không?
Hôm nay, cô sẽ cho các con vẽ các dụng cụ nghề nông mà các con thích nhé !
2. Hoạt động 2: Vẽ đồ dung dụng cụ của nghề nông
* Quan sát, đàm thoại mẫu
- Cô lần lượt đưa ra từng bức tranh vẽ mẫu của cô “Tranh vẽ cái cuốc, cái cày, cái bừa, cái liềm” cho trẻ quan sát và đàm thoại về nội dung tranh:
+ Cô có bức tranh vẽ gì?
+ Cái cuốc là dụng cụ của nghề gì?
+ Các con có nhận xét gì về đặc điểm của cái cuốc?(Cô gợi ý để trẻ đưa ra nhận xét: Cái cuốc có cán cầm dài, cán cầm làm bằng gỗ, lưỡi cuốc làm bằng thép..)
+ Con thấy cái cuốc cô vẽ bằng màu gì?
+ Cô tô màu cho tranh như thế nào?
- Quan sát, đàm thoại tranh các dụng cụ còn lại.
+ Cái liềm, cài bừa, cái cày...
* Trẻ thực hiện
- Cô hỏi ý định vẽ của trẻ .
 - Cho trẻ nhắc lại cách cầm bút, tư thế ngồi, cách tô màu
 - Cô bao quát trẻ thực hiện.
 -Trong khi trẻ vẽ, cô quan sát, gợi ý, hướng dẫn cho trẻ
- Cô theo dõi, trò chuyện và hướng dẫn trẻ vẽ dụng cụ lao động của nghề nông theo ý trẻ.
- Động viên, khuyến khích để trẻ hoàn thiện sản phẩm của mình.
* Nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ treo tranh lên giá và mời trẻ lên nhận xét.
+ Mời 2-3 trẻ lên giới thiệu tranh của mình
 - Cô hỏi 2-3 trẻ:
+ Con thích sản phẩm của bạn nào? Vì sao?
- Cô chọn một tranh đẹp để nhận xét.
- Cô nhận xét chung: Tuyên dương - động viên.
* Củng cố: Hôm nay cô cho các con vẽ gì?
3. Hoạt động 3 : Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương
- Cho lớp hát bài “Lớn lên cháu lái máy cày” và chuyển sang hoạt động bình cờ cuối ngày.

File đính kèm:

  • docxGiao_an_ve_do_dung_dung_cu_nghe_nong.docx