Kế hoạch giáo dục lớp Lá năm 2015 - 2016 - Chủ đề: Nghề nghiệp

Thực hiện đúng thành thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc, bài hát. Bắt đầu kết thúc động tác đúng nhịp

- Ném và bắt bóng bằng từ khoảng cách xa tối thiểu 4m(cs3)

- Kiểm soát vận động đi thay đổi vận động đúng theo hiệu lệnh.

- Giữ được thăng bằng khi thực hiện vận động

 

doc39 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp Lá năm 2015 - 2016 - Chủ đề: Nghề nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
THỜI GIAN THỰC HIỆN 4 TUẦN
Từ ngày: 22/2-18/3/2016
I. MỤC TIÊU NỘI DUNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP
Lĩnhvực giáo dục
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động
Phát triển thể chất.
- Thực hiện đúng thành thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc, bài hát. Bắt đầu kết thúc động tác đúng nhịp
- Ném và bắt bóng bằng từ khoảng cách xa tối thiểu 4m(cs3)
- Kiểm soát vận động đi thay đổi vận động đúng theo hiệu lệnh.
- Giữ được thăng bằng khi thực hiện vận động
- Nhận biết một số nguy cơ không an toàn, nhờ người lớn giúp đỡ.
* Dinh dưỡng:
Kể tên một số bữa ăn cần có trong cuộc sống hằng ngày cs19
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: Tay, lưng, bụng lườn chân.
- Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng. Bắt được bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào ngực.
- Trẻ biết đi đổi hướng theo hiệu lệnh
- Trẻ biết được thăng bằng khi thực hiện vận động
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
Nói được tên một số món ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản: Rau nấu canh.Thịt để luộc, rán, kho. Gạo để nấu cơm, nấu cháo, làm bún, bột.
- Hoạt động học, thể dục sáng.
- ĐT: “Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m”.
- ĐT: “Đi đổi hướng theo hiệu lệnh”. 
- Đi trên dây đặt trên sàn, đi trên ván kê dốc”.
- Đi theo đội hình đội ngũ, đi đều bước
-
Hoạt động ngoài trời: TC “chạy nhanh lấy đúng, ném vòng, nhà nông thi tài 
- Hoạt động góc:
+ Phân vai: Bác sĩ, cấp dưỡng,đầu bếp
Phát triển ngôn ngữ
- Đọc biểu cảm các bài thơ, ca dao đồng dao.
- Nghe hiểu nội dung câu truyện bài thơ.
 - Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt.
- Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động(cs69)
 - Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại.
- Trẻ đọc biểu cảm các bài thơ ca dao đồng dao.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể.
- Nhận dạng được các chữ cái : P, Q, G.
- Hướng dẫn bạn bè trong trò chơi và trong hoạt động.
Biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại.
- Thơ : “Bé làm bao nhiêu nghề, hạt gạo làng ta”.
- Chơi ngoài trời, chơi góc.
- Truyện: “Hai anh em”
LQCC: P, Q, G.
 - Chơi ngoài trời, chơi góc.
Góc xây dựng: Xây bện viện, cách đồng lúa
Góc phân vai: Cô giáo, Bác sĩ, bác nông dân
Phát triển nhận thức
- Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống(cs98).
- Nói được đặc điểm khác nhau của một số nghề.
- Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo công dụng và chất liệu.(cs96)
- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng, nhận biết chữ số, số lượng và thứ tự trong phạm vi 10.
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Trẻ kể được tên một số nghề phổ biến nơi trẻ sống, sản phẩm của nghề, công cụ của nghề đó.
 - Trẻ biết tên gọi, công cụ, sản phẩm, hoạt động và ý nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống
- Trẻ biết về công dụng và chất liệu của các đồ dùng, nhận ra đặc điểm chung về cong dụng chất liệu, sắp xếp những đó vào một nhóm.
- Đếm theo đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
- Sử dụng dụng cụ đo, đếm và nói kết quả.
- ĐT: “Trò chuyện về một số nghề phổ biến trong xã hội”.
- ĐT” Bố mẹ bé làm gì”.
 HĐNT: Người chăn nuôi giỏi,gánh lúa về kho
 HĐG: Học tập, tạo hình
- ĐT: “ Làng nghề quê em”
- ĐT: “Phân nhóm đồ dùng dụng cụ nghề”.
- ĐT: Ôn số lượng trong phạm vi 10.
- Phép đo, đo một vật bằng các thước đo khác nhau.
Phát triển tình cảm xã hội
- Có nhóm bạn chơi thường xuyên(cs46).
- Biết chờ đến lược khi tham gia vào hoạt động(cs47)
- Biết lắng nghe ý kiến trao đổi, thỏa thuận, chia sẽ kinh nghiệm với bạn(cs49).
- Có ít nhất 2 bạn cùng chơi với nhau.
 - Biết xếp hàng, chờ đến lược, không đẩy tranh giàng suất của bạn khác.
- Lắng nghe ý kiến của người khác, dùng lời nói cử chỉ, lịch sự, lễ phép.
- HĐH, HĐG, HĐNT, giờ ăn, giờ ngủ.
- Lao động tập thể, nhóm.
- Trong sinh hoạt hằng ngày, hoạt động góc, hoạt động học.
Phát triển thẩm mỹ
- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo nên sản phẩm.(cs102)
- Nói về ý tưởng trong sản phẩm tạo hình của mình,(cs103)
- Phối hợp các kỹ năng vẽ đễ tạo bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
 - Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo sản phẩm có bố cục cân đối.
 - Hát đúng giai điệu lời ca, lời ca của bài hát.
- Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc.
- Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc theo bài hát bản nhạc.
- Lựa chọn phối hợp các các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo sản phẩm.
- Trẻ biết nói lên ý tưởng của mình: Đặt tên cho sản phẩm, hỏi về sản phẩm.
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo ra các sản phẩm.
- Trẻ biết phối hợp kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ biết hát đúng giai điệu lời ca của bài hát.
- Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát.
- Trẻ biết lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc theo bài hát.
TẠO HÌNH
- Góc tạo hình, góc văn hóa địa phương.
- Hoạt động học, hoạt động góc.
- ĐT: Vẽ công cụ lao động.
- ĐT: Nặn sản phẩm đồ gốm sứ, nặn dụng cụ nghề
ÂM NHẠC
 - Dạy hát: Cháu yêu cô chú công nhân
- VĐ: Cháu yêu cô thợ dệt.
- Nghe: Tía má em.
II/ Chuẩn bị:
Lĩnh vực phát triển thể chất
- Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bóng.
Ván dốc. dụng cụ vận động ngoài trời trời.
- Thời gian: 35 phút.
- Địa điểm: Ngoài sân .
Lĩnh vực: Phát Triển Thẩm Mỹ
Tạo hình:
Tranh ảnh các dụng cụ của các nghề, mẫu nặn gợi ý nhiều các dụng cụ ngành nghề có, máy hát không lời các bài hát theo chủ đề, đất nặn, bảng con khăn lau dĩa đựng sản phẩm cho trẻ.
- Tranh công cụ lao động : Dao, cuốc, lưỡi hái,
- Bàn ghế, giấy vẽ, bút màu.
Địa điểm: Trong lớp
Thời gian: 35 phút
Địa điểm: trong lớp.
Âm nhạc
Đàn mũ chóp,máy hát, dụng cụ âm nhạc để chơi trò chơi, xúc xắc.
Thời gian: 35 phút.
Địa điểm: trong lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Khối gỗ hàng rào bằng nhựa, các loại cây xanh thảm cỏ, bàn ghế đồ dung các nghề, xúc xắc, tranh ảnh của các nghề, dụng cụ chưa in, các bài hát liên quan đến chủ đề.
- Khối gỗ, cây xanh.
- Đồ dùng của bác sỹ như thuốc, bơm kim tiêm, óng nghe,.
- Bút màu, giấy vẽ, hồ, giấy màu, giấy a4,.
- Cờ ddomino/
- máy hát, đĩa nhạc không lời, trống lắc, xắc xô,
Thời gian: 30 -35 phút.
Địa điểm trong lớp.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bóng,chong chóng, hột hạt,dây thun
Bộ đồ chơi bowling nếu có, các chai nhựa và quả bong cao su, một số đồ dung bằng nhựa, như ống nghe, cưa, đục, dao xây,thướcmột cái túi bằng vải.
Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bóng,chong chóng, hột hạt,dây thun
Một số đồ dung bằng nhựa, như ống nghe, cưa, đục, dao xây,thướcmột cái túi bằng vải.
- Bao gạo thanh ván, vạch chuẩn,
- Các công cụ nghề: bay, 
- Đồ chơi ngoài trời: cầu tuột, xích đu.
- Đồ chơi tự làm như: máy bay, dây thung,chong chóng, bóng,vòng.
- Sân chơi thoáng mát, sạch sẽ.
- Địa điểm: Sân trường.
Thời gian: 30 phút
Lĩnh vực: Phát Triển ngôn ngữ
- Đồ dùng của cô :
+ Hình ảnh có chứa chữ cái p và từ 
+ Máy tính
+ Bài soạn trên Power poin
+ Thẻ chữ cái: p in thường, p viết thường, p in hoa
- Đồ dùng của cô trẻ :
- Thẻ chữ cái nhỏ cho trẻ
- Đất nặn, hạt , hình ảnh em bé có chứa chữ cái p in rỗng, p in thường, p viết thường.
- Đồ dùng của cô :
+ Hình ảnh có chứa chữ cái q và từ 
+ Máy tính
+ Bài soạn trên Power poin
+ Thẻ chữ cái: q in thường, q viết thường, q in hoa
- Đồ dùng của trẻ :
- Thẻ chữ cái nhỏ cho trẻ
- Đất nặn, hạt , hình ảnh em bé có chứa chữ cái q in rỗng, q in thường, q viết thường.
- Đồ dùng của cô :
+ Hình ảnh có chứa chữ cái g và từ 
+ Máy tính
+ Bài soạn trên Power poin
+ Thẻ chữ cái: g in thường, g viết thường, g in hoa
- Đồ dùng của trẻ :
- Thẻ chữ cái nhỏ cho trẻ
- Đất nặn, hạt , hình ảnh em bé có chứa chữ cái g in rỗng, g in thường, g viết thường.
+ Thời gian: 35 phút.
+ Địa điểm: Trong lớp
Lĩnh vực: phát triển nhận thức
+ Toán
Các dụng cụ của các nghề khác nhau, giáo án điện tử hình ảnh các dụng cụ nghề để trẻ phân nhóm.
3 miếng xốp hình chữ nhật có màu sắc khác nhau, bút dạ, thẻ số, vòng thể dục, nhiều sợi dây dài 12cm, băng đĩa có nhạc về chủ đề.
Mỗi trẻ có 1 hình chữ nhật, sợi dây, và mỗi trẻ có 3 miếng xốp giống của cô.
- Các công cụ nghề y: ống tiêm, ống nghe, kéo, bông gòn, kềm
- Nghề nông: lưỡi hái, xẻng, dao, cuốc,
- Nghề xây dựng: xô, bay, bàn chải, bàn chà, thước, viên gạch...
+ Lĩnh vực: Khám Phá Khoa Học
Một số tranh ảnh về dụng cụ của một số nghề phổ biến, bảng đa năng.
Giáo án điện tử.
Một số tranh lô tô về sản phẩm của các ngành nghề.
Bài hát có liên quan đến chủ đề.
- Các slide về các nghề trong xã hội. một số dụng cụ và sản phẩm nghề
- Máy hát, nhạc.
- Bó lúa để chơi trò chơi.
Một số tranh ảnh về dụng cụ của một số nghề phổ biến, bảng đa năng.
Giáo án điện tử.
Một số tranh lô tô về sản phẩm của các ngành nghề.
Bài hát có liên quan đến chủ đề.
Địa điểm: trong lớp
Thời gian: 30 - 35 phút.
KẾ HOACH TUẦN 1:
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: NGHỀ PHỔ BIẾN.
 Từ ngày 22/2 - 26/2/2016
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ - chơi - thể dục sáng- xem video về các nghề, dụng cụ sản phẩm của nghề, trẻ ăn sáng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát sản phẩm của nhà nông,...
TCVĐ: Chuyển gạo về kho.
TCHT: Món quà của cô.
TCDG: kéo cưa lừa xẻ.
TCHT: Giải câu đố..
- Cho trẻ chơi tự do
Hoạt động học
* PTNT:
KPXH: trò chuyện về 1 số nghề phổ biến trong xã hội.
*PTTC:
Đi trên dây đặt trên sàn, đi trên ván kê dốc.
* PTNN
LQCC: Q
* PTNT
- Phân nhóm đồ dùng, dụng cụ nghề.
* PTTM
VĐ: cháu yêu cô thợ dệt
Nghe: anh phi công ơi
 TC: kidsmart
HOẠT ĐỘNG GÓC
*Góc nghệ thuật :
- Vẽ, xé dán, nặn, tranh ảnh vè các nghề trong xã hội từ nguyên liệu khác nhau,...
*Góc sách :
- Xem sách truyện về nghề trong xã hội,....
*Góc xây dựng :
- Xây bờ đê ngăn lũ ....Cánh đồng lúa
*Góc khoa học\ thiên nhiên :
- biết chăm sóc cây cối trong thiên nhiên,...
*Góc đóng vai :
- Cô giáo, bác sĩ , phòng khám bệnh,.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Ôn sáng, làm quen đề tài, trò chơi mới.
*Nêu gương,cấm cờ.
* Vệ sinh, trả trẻ. Vệ sinh lớp.
* PTTM
“Vẽ công cụ lao động”
* Vệ sinh, trả trẻ. Vệ sinh lớp.
Ôn sáng, làm quen đề tài, trò chơi mới.
* Nêu gương,cấm cờ.
*vệ sinh, trả trẻ. Vệ sinh lớp.
*PTNN.
Truyện : Hai anh em.
* Nêu gương,cấm cờ.
* Vệ sinh, trả trẻ. Vệ sinh lớp.
Ôn sáng, làm quen đề tài, trò chơi mới.
* Nêu gương,cấm cờ.
* Vệ sinh, trả trẻ. Vệ sinh lớp.
KẾ HOẠCH MỘT NGÀY THỨ 2 22/02/2016
ĐÓN TRẺ
Đón cháu vào lớp cất cặp vào đúng nơi quy định,
trò chuyện với cháu về 2 ngày nghỉ cuối tuần. trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ, cho trẻ ăn sáng.
THỂ DỤC SÁNG:
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết thực hiện các động tác tay,bụng,chân,bật,biết kết hợp động tác với lời bài hát.
-Trẻ tập linh hoạt nhịp nhàng các động tác,tập nhịp nhàng với bài hát.
-trẻ biết tập thể dục sáng có lợi cho sức khỏe.
II. Chuẩn bị:
Sân tập an toàn,nhạc nền.
-Địa điểm: Sân trường.
-Thời gian: 7h30.
III. Tiến hành.
Hoạt động 1: Khởi động.
Cho cháu đi thành vòng tròn phối hợp các kiểu đi,kết hợp với bài hát “nào chúng ta cùng tập thể dục”.
Hoạt động 2: Trọng động.
* Động tác hô hấp: 
Thở ra từ từ và thu hẹp lòng ngực bằng động tác: 2 tay thả xuôi, đưa tay ra trước, bắt chéo trước ngực
* Động tác phát triển cơ tay, cơ bã vai : đưa tay ra phía trước ra sau(3l x8nhịp)
- Đứng thẳng 2 tay ngang vai
- Đưa 2 tay thẳng lên cao qua đầu
- Đưa thẳng 2 tay ra phía trước, cao ngang vai
- Đưa 2 tay ra phía sau
- Đứng thẳng 2 tay thả xuôi theo người
* Động tác phát triển cơ lưng: đứng cúi về phía trước (3l x 8 nhịp)
- Đứng cúi người về phía trước
- Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao qua đầu
- Cúi xuống 2 chân thẳng, tay chạm đất
- Đứng lên 2 tay giơ cao
- Đứng thẳng 2 tay xuôi theo người
* Động tác phát triển cơ chân (3lx 8 nhịp)
- Động tác: Khuỵu gối
- Đứng thẳng, 2 gót chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông.
- Nhúng xuống, đầu gối hơi khuỵu
- Đứng thẳng lên
* Động tác bật: Bật, đưa chân sang ngang
- Đứng thẳng, hai tay thả xuôi
- Bật lên, đưa chân sang ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang
- Bật lên, thu 2 chân về, 2 tay xuôi theo người.
Hoạt động 3: Hồi tỉnh.
Cho trẻ đi vun tay hít thở nhẹ nhàng.
Nhận xét,giáo dục.kết thúc.
Điểm danh vào lớp.
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ PHỔ BIẾN
LĨNH VỰC : PTNT.
ĐỀ TÀI: KPXH: Trò Chuyện Về 1 Số Nghề Phổ Biến Trong Xã Hội.
I.Mục tiêu yêu cầu:
- Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau.
- biết phân biệt các nghề qua: Công việc, dụng cụ lao động, sản phẩm và lợi ích của các nghề khác nhau.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ những hiểu biết của mình về công việc trong xã hội mình.
- Giáo dục trẻ yêu quý, tôn trọng các nghề, tôn trọng người lao động.
II.Chuẩn bị
- Các slide về các nghề trong xã hội. một số dụng cụ và sản phẩm nghề
- Máy hát, nhạc.
- Bó lúa để chơi trò chơi.
- Thời gian: 30-35 phút
- Địa điểm: Lớp học.
III.Tiến trình:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
2
3
4
Hoạt động 1: Bé lắng nghe
Hoạt động 2: 
Nào cùng khám phá
Hoạt động 3: xem ai tinh mắt
Hoạt động 4: ai nhanh hơn
- Cả lớp cùng vận động với cô “ Cháu yêu cô chú công nhân” chyển đội hình vào 3 hàng ngang.
- Các bạn vừa vận động cùng cô bài hát bài gì?
- À đúng rồi.Vậy trong bài hát nhắc đến ai? Các cô chú công nhân này làm việc gì?
- Các con biết chú công nhân làm việc gì không? 
- Làm những công việc nào thì gọi là công nhân không?Và những sản phẩm nghề là gì không? vậy thì hôm nay cô và các bạn cùng tìm hiểu trong xã hội có những nghề nào, Và nghề đó có giúp ích gì cho xã hội thì cô cháu chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
- Các con biết được những nghề nào? 
- Vậy con biết chú công nhân làm việc gì không?
( Có rất nhiều nghề trong xã hội như xây dựng, giáo viên, công an, bác sỹ,...mỗi nghề làm trong 1 nơi làm việc khác nhau và có 1 sản phẩm nghề khác nhau.)
* Nghề công nhân xây dựng:
- các bạn ơi các bạn thấy đây là ai? Công nhân xây dựng gì?
- Chú công nhân làm việc ở đâu?
- Các chú dùng công cụ gì để làm việc?
- CC thấy nghề của các chú công nhân làm việc có vất vã không? Vì vậy các con phải biết yêu thương và biết tôn trọng các chú nhé!
- Khi cc lớn lên cc có thích làm những chú công nhân xây dựng để đi xây dựng cho đất nước không?
- Cô đố các con 
	“ Ai dạy em hát
 Tết tóc hằng ngày
 đến trường dạy chữ
 với bao điều hay” (cô giáo) .
- Các con biết cô đang làm nghề gì không?
- Vậy nghề giáo viên làm việc ở đâu?
- Cô dùng gì để dạy các con?
- Người ta gọi nghề này là nghề gì?
- Các con ơi cc biết cô dạy cc để làm gì không?
- Các con biết khi cô đi làm cô mặc đồng phục gì không?
- Nghề nào cũng có ích, có những cực khổ riêng để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. 
Vì vậy cc phải yêu quí và tôn trọng nhé cc.
- CC có muốn lớn lên trở thành giáo viên không?
 Cho bé đọc thơ “ bé làm bác sỹ”
Bạn ơi trong bài thơ nhắc đến nghề nào? 
- Vậy con biết bác sỹ làm việc ở đâu?
- Bác sỹ làm công việc gì?
- BS có những công cụ nghề gì để làm việc?
- Vậy chúng ta hết bệnh là nhờ ai? Và nhờ gì nữa? 
- Con có thích làm bác sĩ hay không?
- Nếu con làm bác sĩ con sẽ làm gì?
- Vậy ngoài những nghề trên thì cc biết được những nghề nào nữa?
- Trò chuyện với trẻ 1 số nghề khác như nghề nông, họa sỹ, công an, bưu điện,... về công việc? Nơi làm việc? Công cụ nghề? Sản phẩm của nghề? 
- Hỏi trẻ về những gì mà trẻ quan sát được, có những nghề nào?
Con thích sau này lớn lên làm nghề gì? Có muốn làm công việc gì?
- Cô mời 1 vài trẻ nói về ước mơ của mình.
- Các con muốn lớn lên thành người có ích, có công việc tốt thì các con phải chăm học, vâng lời cô và vâng lời ông bà cha mẹ mình nhé!
Cho trẻ đọc bài thơ bé làm bao nhiêu nghề chuyển vào hình chữ U cho trẻ chơi mở ô cửa bí mật. Cô cho trẻ nói tên nghề sau ô cửa và chọn dụng cụ, sản phẩm của các nghề tương ứng.
Khi chơi cô cho trẻ tự lên nhấp chuột để chơi. Nhận xét sau mỗi lượt chơi.
- Các con ơi mỗi nghề đều giúp ích cho xã hội vì vậy các con phải tôn trọng và yêu quí các nghề trong xã hội.
Cho trẻ hát bài cô thợ dệt chyển vào đội hình nam nữ.
- Cô đã cho các bạn tìm hiểu rất nhiều ngành nghề trong xã hội vậy bây giờ chúng ta hãy chơi trò chơi nhé, đó là trò chơi “ Ai đúng và nhanh hơn”
Luật chơi: Ai chạy nhanh về nhà sẽ là người thắng cuộc
+ CC: Cô có nhiều tranh loto về sản phẩm của các ngành nghề khác nhau, cô chia cho các bạn những tranh lôto trên và cô có những cái nhà khác nhau trên mỗi ngôi nhà có hình ảnh của các nghề khác nhau chúng ta sẽ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô thì cc sẽ chạy về ngôi nhà có nghề đúng với sản phẩm nghề mình cầm trên tay. Ai về đúng nhà thì hoàn thành tốt.
- Cho cháu chơi, cô nhận xét sau mỗi lần chơi .
- Cô nhận xét trò chơi.
- Cô nhận xét giờ học, kết thúc giờ học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCVĐ: Chuyển gạo về kho.
TCHT: Món quà của cô.
Chơi tự do.
I. Mục tiêu yêu cầu:
- Cháu biết chơi trò chơi: “ Chuyển gạo về kho”, “ Quan sát công cụ nghề”
- Biết chơi đúng cách và cấp hành luật mà cô đưa ra.
- Cháu biết được công dụng của các công cụ nghề.
- Thích thú chơi trò chơi, biết giữ gìn đồ chơi khi chơi.
- Chơi trong khu vực cô giới hạn, biết bảo vệ đồ chơi.
II. Chuẩn bị 
- Bao gạo thanh ván, vạch chuẩn,
- Các công cụ nghề: bay, 
- Đồ chơi ngoài trời: cầu tuột, xích đu.
- Đồ chơi tự làm như: máy bay, dây thung,chong chóng, bóng,vòng.
- Sân chơi thoáng mát, sạch sẽ.
- Địa điểm: Sân trường.
- Thời gian: 8h-8h35
III. Tiến trình:
Hoạt động 1: ổn định.
- Cả lớp hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân”.
- Cả lớp mình hát bài gì? trong bài hát này nhắc đến ai?
- Các chú công nhân, các cô công nhân làm việc rất vất vã đó các con vì vậy các con phải biết tôn trọng các cô chú công nhân đó nhé!
- Các con ơi các ơi ở nhà máy gạo các chú công nhân làm việc rất vất vã vận chuyển những bao gạo về kho mệt lắm, do đó các con hãy giúp các chú ấy vận chuyển cho nhanh để các chú ấy có thời gian nghỉ mệt nhé các con. 
Hoạt động 2: TCVĐ “ Chuyển gạo về kho”:
- Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi “ chuyển gạo về kho”
- Các con nhắc lại tên trò chơi.
+ CC: chia lớp thành 2 đội, hai bạn đầu hàng khi nghe cô hô xuất phát thì bạn vác bao gạo bước lên thanh ván và đi đến kho đội nào vận chuyển được nhiều gạo thì thắng.
+ Lc: Phải đi trên ván và đội nào nhiều gạo thì thắng .
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Nhận xét trò chơi
Hoạt động 3: TCHT “ món quà của cô”.
- Đọc bài thơ “ Các cô thợ” - CC ơi trong bài thơ này các cô thợ làm việc gì?
- Vậy con biết các cô thợ dùng các công cụ gì để làm việc không?
- À! Đúng rồi nghề may thì phải dùng kim, chỉ, gạt lúa phải dùng lưỡi hái,
- Các con ơi ! hôm qua cô được tặng 1 món quà nè. Cô chưa mở ra nữa bây giờ cô sẽ mời lớp mình mở giúp cô nhé.
- Mời 1 bạn mở giúp cô. Con thấy có gì trong hộp quà.
- Con biết công cụ nghề này là của nghề nào không?
- Con thấy hình dáng của cái bay này ntn?
- Cán của nó ntn? Phần lưỡi nó ntn? Lưỡi nó làm bằng gì? cán của nó làm bằng gì?
- Vậy công cụ này dùng để làm gì?
- Mỗi nghề có 1 công cụ khác nhau như nghề xây dựng thì dùng bay, nghề may thì dùng kim chỉ.
 Hoạt động 4: chơi tự do:
- Cô tập trung trẻ lại giới thiệu các loại đồ chơi ngoài trời.
- Hỏi trẻ chơi như thế nào ?
- Giới hạn khu vực chơi cho trẻ, giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng không làm hư đồ dùng đồ chơi.
- Cho trẻ chọn đồ chơi trẻ thích và chơi.
- Quan sát và chơi cùng trẻ.
- Gần hết giờ cô tập trung trẻ lại hỏi trẻ chơi gì? chơi như thế nào?
- Nhận xét giáo dục cháu.
- Cho cháu về lớp rửa tay.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Bệnh viện
Góc phân vai: bác sỹ, y tá.
Góc nghệ thuật: Cắt dán, xé dán, tô màu cac bức tranh về các ngành nghề khác nhau bằng nhiều loại nguyên vật liệu.
Góc học tập:Làm tranh truyện về các nghề khác nhau.
Góc sách : Xem sách truyện về nghề trong xã hội,....
I. Mục đích yêu cầu 
- Cháu biết chơi được ở tất cả các góc
- Biết thỏa thuận vai chơi ở các góc chơi.
- Cháu thể hiện được vai chơi của mình,
- Xây dựng được công trình đẹp, sáng tạo.
- Cháu biết liên kết góc chơi. 
- Chơi đoàn kết, giữ vệ sinh và thu dọn đồ chơi sau khi chơi.

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_NGHE_NGHIEP_TUAN_1_20152016.doc