Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Tuần 2 - Chủ đề nhánh 2: Một số loại rau, củ, quả

- Trò chuyện về một số loại rau, củ quanh bé.

- Giáo dục bảo vệ rau, củ giúp bố mẹ chăm sóc cây rau.

- Trò chuyện về ích lợi, dinh dưỡng của các loại rau, củ.

- Giáo dục trẻ về việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Chơi với đồ chơi trong lớp, giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

* Thể dục buổi sáng: 1. Khởi động: Xếp hàng đi ra sân.

2. Trọng động: - Hô hấp: Hít vào, thở ra

- Tập theo lời ca bài: Em yêu cây xanh

+ Tay: Hai tay sang ngang lên cao ( 2 lần 8 nhịp.)

+ Chân: 1 chân đứng làm trụ 1 chân đưa sau, 2 tay sang ngang, 1 chân đá về trước, hai tay đưa về trước ( 2 lần 8 nhịp.)

+ Bụng: 2 tay đưa lên cao, cúi gập người 2 tay chạm chân.

- Tập theo nhạc sàn: Amonio

3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà.

 

doc76 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 5540 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Tuần 2 - Chủ đề nhánh 2: Một số loại rau, củ, quả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỚP 5A2 : KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 : MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ
Thực hiện 1 tuần từ ngày 11/01/2016 đến 15 /01/ 2016
Thứ
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Trò chuyện về một số loại rau, củ quanh bé.
- Giáo dục bảo vệ rau, củ giúp bố mẹ chăm sóc cây rau.
- Trò chuyện về ích lợi, dinh dưỡng của các loại rau, củ.
- Giáo dục trẻ về việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Chơi với đồ chơi trong lớp, giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
* Thể dục buổi sáng: 1. Khởi động: Xếp hàng đi ra sân.
2. Trọng động: - Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tập theo lời ca bài: Em yêu cây xanh
+ Tay: Hai tay sang ngang lên cao ( 2 lần 8 nhịp.)
+ Chân: 1 chân đứng làm trụ 1 chân đưa sau, 2 tay sang ngang, 1 chân đá về trước, hai tay đưa về trước ( 2 lần 8 nhịp.)
+ Bụng: 2 tay đưa lên cao, cúi gập người 2 tay chạm chân.
- Tập theo nhạc sàn: Amonio
3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà.
Hoạt động học
THỂ DỤC
 - Chạy chậm, chạy nhanh
TCVĐ: Rồng rắn lên mây.
KPKH
Tìm hiểu về một số loại rau, củ,quả.
GDAN
Hát: Bầu và bí
Nghe hát: Hạt gạo làng ta
TC: Tai ai tinh
LQVH
Truyện: Quả bầu tiên
TẠO HÌNH
Tạo hình xé dán rau củ quả
Chơi, hoạt động ở các góc
*Góc phân vai : Nấu ăn, Người làm vườn.
*Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, xếp công viên. 
*Góc học tập: Thử tài của bé, Xếp hình bằng hột hạt, que. Xem tranh ảnh làm sách về cây xanh
*Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu chủ đề, xé dán cây. Hát múa, đọc thơ về chủ đề
*Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
Chơi ngoài trời
- Quan sát thời tiết, Cho trẻ quan sát vườn rau, Giải câu đố về một số loại rau củ, Vẽ cây bằng phấn trên sân trường. Dạo chơi ngoài trời.
* Trò chơi vận động: Gieo hạt, Trồng nụ trồng hoa, Bịt mắt bắt dê, Mèo đuổi chuột.
*Chơi tự do.
Ăn, ngủ
+ Trước khi ăn: Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch 
+ Trong khi ăn: Giáo dục trẻ biết mời cô, mời bạn bè, ăn hết xuất
- Sau khi ăn: Giáo dục trẻ biết cất bát thìa đúng nơi quy định cho trẻ rửa tay, lau miệng.
+ Trước khi ngủ cô cho trẻ uống nước, đi vệ sinh.
- Trong khi ngủ cô chú ý quan sát trẻ, vỗ về những trẻ khó ngủ.
- Cô cho trẻ tập một số động tác nhẹ nhàng sau khi ngủ dậy.
- Sau khi ngủ cô nhắc trẻ đi vệ sinh, cô trải đầu tóc gọn gàng cho trẻ. 
Cô cho trẻ vận động nhẹ ăn quà chiều.
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Hát “ Vào rừng hoa”
- Đọc thơ: Rau ngót, rau đay.
- Đồng dao: Họ rau
- Bé học kismast: Ngôi nhà toán học của milli.
- Vui chung cuối tuần: Hát Vào rừng hoa, Bầu và bí.
* Nêu gương - bình cờ.
Trả trẻ
- Vệ sinh cho trẻ và lấy tư trang cho trẻ. 
 DUYỆT KẾ HOẠCH
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
DUYỆT KẾ HOẠCH LẬP KẾ HOẠCH 
Lê Thị Hồng Nhung Nguyễn Thị Hồng Nhung
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
Hoạt động
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
Góc phân vai
- Nấu ăn.
- Người làm vườn.
- Trẻ thể hiện được vai chơi.
- Biết liên kết các nhóm chơi với nhau để tạo ra sản phẩm
- Trẻ chơi mạnh dạn, tự tin .
- Bộ rau, củ, quả.
- Các đồ dùng của nghề làm vườn
- Cô giới thiệu góc chơi ,trẻ thỏa thuận vai chơi như cô nuôi dưỡng chế biến các loại thức ăn từ rau xanh.
- Trò chơi “ Cô nuôi dưỡng chế biến các loại rau”: cô nuôi dưỡng phải thể hiện sự chăm sóc các cháu , yêu thương các cháu bằng cách chế biến các món ăn rất ngon.
- Trò chơi “ Người làm vườn ” Trẻ biết thể hiện vai người làm vườn chăm sóc vườn cây của gia đình bằng dụng cụ làm vườn.Thể hiện vai chơi tự tin vui vẻ. Cô hướng dẫn giúp đỡ trẻ.
Góc xây dựng
- Xây dựng công viên xanh
- Xếp công viên.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi
- Biết cách xếp hình tạo ra bố cục mô hình, biết dùng các nguyên vật liệu để tạo nên công trình công viên. 
- Trẻ chơi thoải mái và tự tin 
- Góc chơi, các hình khối, vuông, tròn, chữ nhật, một số cây xanh.
- Cây, que, hột, hạt, sỏi. Một số vỏ cây hoa lá, bộ lắp ghép.
Cô giới thiệu góc chơi hướng dẫn trẻ chơi: Trẻ thỏa thuận vai chơi
- Sử dụng các nguyên vật liệu mới cho trẻ tạo sản phẩm .
- Trẻ biết cách xây dựng các hình tạo công viên đẹp.
- Cô gợi ý động viên để trẻ thực hiện tốt .
- Khi chơi xong trẻ đã biết tự giới thiệu sản phẩm của mình. Khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định 
Góc học tập 
- Thử tài của bé
- Xếp hình bằng hột hạt, que. 
- Xem tranh ảnh làm sách về cây xanh
- Trẻ biết đếm đến 3 và đếm theo khả năng. biết đặt số tương ứng với số lượng các cây, rau, củ quả
- Trẻ biết xếp các hột hạt theo ý thích của mình để tạo nên các sản phẩm.
- Trẻ nhận biết các cây, rau, củ quả. Biết sưu tàm các loại sách báo cũ đề làm sách truyện
- Tranh vẽ các cây, rau, củ quả, số 1, 2, 3, 4, 5.
- Bìa cứng có in các các cây, rau, củ quả
- Cô yêu cầu trẻ về cùng bố mẹ sưu tầm những sách tranh truyện về các các cây, rau, củ quả, Kéo, hồ dán, sách.
- Cô cho trẻ quan sát các cây, rau, củ quả sau đó cho trẻ đếm từng nhóm đồ dùng và đặt số tương ứng.
- Cô hướng dẫn trẻ xếp từng bước một. Khi trẻ đã chơi thành thạo cô cho trẻ tự xếp theo ý thích.
- Cô hướng dẫn trẻ các giở sách, xem sách, cùng nhận xét tranh. Sau đó tìm và cắt dán những hình ảnh phù hợp. Cô giúp trẻ viết lời truyện và kể cùng trẻ sau đó cho trẻ tự kể..
Góc nghệ thuật 
- Vẽ tô màu chủ đề, xé dán cây 
- Hát múa, đọc thơ về chủ đề
- Biết cách cầm bút để tô màu
- Biết cách xé từng mảnh giấy để ghép thành cây và dán 
- Biết thể hiện vai chơi một cách tự tin 
- Trẻ thuộc một số bài thơ, hát về cây xanh. Mạnh dạn tự tin khi tham gia.
- Tranh vẽ về chu đề rau củ quả.
- Giấy màu, hồ dán 
- Bút sáp màu 
- Bài hát, thơ trong chủ đề
- Cô giới thiệu góc chơi, trẻ nhận vai chơi. Cô gợi ý để trẻ biết cách tô màu bức tranh sao cho hợp lý.
- Trẻ biết xé dán tạo cây xanh. 
- Cô hướng dẫn trẻ vào góc chơi lấy dụng cụ âm nhạc gõ đệm cho bài hát thêm sôi nổi. Trẻ đọc thơ theo nhóm.
Góc thiên nhiên
- Chăm sóc cây.
- Trẻ biết gieo hạt , biết sự lớn lên của cây. Trẻ biết tưới cây nhặt lá, nhổ cỏ cho cây
- Bình tưới , xén
- Cô giáo hướng dẫn trẻ cách nhổ cỏ, nhạt lá vàng, xới đất và tưới nước cho cây.
- Lấy đất cho vào bình, vệ sinh bồn cây.
- Cô hướng dẫn trẻ làm và cùng làm với trẻ
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 2 ngày 11 tháng 01 năm 2016
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG:
- Trò chuyện về một số loại rau, củ quanh bé.
- Thể dục sáng 
- Điểm danh, báo ăn.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
THỂ DỤC
CHẠY CHẬM, CHẠY NHANH
TCVĐ: Rồng rắn lên mây
1. Yêu cầu :
- Trẻ biết chạy chậm chạy nhanh theo yêu cầu, biết chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ hiểu nội dung bài tập rèn sự chú ý, khéo léo phối kết hợp tay chân nhịp nhàng trong khi chạy, hứng thú chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập luyện thể dục để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị :
- Sân bãi sạch sẽ, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
3. Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Khởi động: 
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”. Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh thì chúng mình phải làm gì?
- Vậy các con phải thường xuyên tập thể dục
* HĐ 2 :Trọng động :
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu ra sân tập thể dục. 
- Cho trẻ xoay cổ tay, cổ chân, chạy tại chỗ.
- BTPTC : “ Lý cây xanh”
- VĐCB : Chạy chậm chạy nhanh
- Cô làm mẫu lần 1.
- Lần 2 cô phân tích động tác hướng dẫn tập tốt hơn.
- Mời 1- 2 trẻ lên thực hiện mẫu.
* Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ thực hiện lần lượt.
- Cho trẻ lên thực hiện 2 trẻ thi đua nhau. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi vận động : Rồng rắn lên mây
- Cô phổ biến cách chơi cho trẻ
Cô theo dõi trẻ chơi và động viên trẻ.
*HĐ3: Hồi tĩnh 
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng về lớp.
III. CHƠI NGOÀI TRỜI
 1. Quan sát có mục đích: Quan sát thời tiết 
a.Yêu cầu: 
- Trẻ biết đặc điểm thời tiết biết một số hiện tượng thời tiết nắng, mưa...
- Rèn kỹ năng chú ý quan sát.
b. chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát bằng phẳng sạch sẽ.
- Quần áo gọn gàng.
c. Tiến hành:
- Cô trò chuyện cùng trẻ chơi trò chơi “ Che ô”. Hỏi trẻ đặc điểm thời tiết hôm nay thế nào? Cô cùng trẻ quan sát và nhận xét về thời tiết ngày hôm đó bầu trời, mây, có những gì mà trẻ thấy. Cô cho trẻ hát bài “ Trời nắng trời mưa”
2.TCVĐ: Gieo hạt
3. Chơi tự do: Cô quan sát trẻ chơi.
IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
* Góc phân vai: Nấu ăn, Người làm vườn.
*Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh. 
*Góc học tập: Thử tài của bé, Xếp hình bằng hột hạt, que. 
*Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
V. ĂN, NGỦ
- Cô cho trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch.
- Cô giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
VI. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Hát: Vào rừng hoa
1. Yêu cầu: Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát.
- Rèn kỹ năng biểu diễn và hát đúng nhạc
2. Chuẩn bị: Bài hát, nhạc.Tranh ảnh có nội dung bài hát.
3. Tiến hành:
- Cô và trẻ cùng trò chuyện:
Cô dẫn dắt giới thiệu bài hát
Cô hát cho trẻ nghe.
Cô nói nội dung bài hát
Cô cho trẻ hát theo cô.
Thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân.
Giáo dục trẻ.
* Bình cờ, nêu gương.
VI. TRẢ TRẺ
- Cô nhắc trẻ chào cô, chào bạn và người thân trước khi về.
- Cô kiểm tra điện nước vệ sinh trước khi ra về.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ cùng khởi động.
- Trẻ tập bài tập.
- Trẻ quan sát cô làm mẫu.
- Quan sát và lắng nghe.
- Trẻ lên làm mẫu.
- Trể lên thực hiện.
- Trẻ làm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ lắng nghe và chơi vui vẻ.
- Trẻ thực hiện theo cô. 
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi 
- Trẻ chơi theo ý thích
- Dự kiến 7 trẻ chơi .
- Dự kiến 7 trẻ chơi.
- Dự kiến 8 trẻ chơi .
- Dự kiến 7 trẻ chơi .
- Trẻ rửa tay
- Trẻ ăn trưa 
- Trẻ ngủ ngon.
- Trẻ trò truyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thể hiện. 
- Trẻ chào cô, chào bạn trước khi về.
Nhận xét cuối ngày
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 12 tháng 01 năm 2016
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG:
- Giáo dục bảo vệ rau, củ giúp bố mẹ chăm sóc cây rau.
- Thể dục sáng.
- Điểm danh, báo ăn.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
KPKH:
TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết về tên đặc điểm một số loại rau củ, so sánh và nhận xét về các loại rau. 
- Biết tên và phân biệt các loại rau,củ. 
- Giúp trẻ phát âm rõ ràng ,mạch lạc và tự tin 
2. Chuẩn bị: 
- Mô hình cửa hàng rau sạch.
- Một số loại rau ăn của, lá, quả: Rau bắp cải, su hào, cà chua
- Thẻ từ: “Rau ăn lá”, “Rau ăn củ”, “Rau ăn quả”.
 - Tranh ảnh về các loại rau, củ( Rau củ thật) 
 - Bài hát, câu đố.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cho trẻ đi đến cửa hàng bán rau sạch mua những loại rua mà trẻ thích.
- Hỏi trẻ mua được rau thuộc nhóm rau gì?
- Cho trẻ mua 3 nhóm rau.
- Giáo dục trẻ	
* HĐ2: Tìm hiểu khám phá
+ Tìm hiểu rau ăn lá:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Bắp cải xanh.
- Cô hỏi trẻ vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói đến loại rau gì:
- Cô cho trẻ quan sát rau bắp cải và hỏi trẻ về màu sắc, hình dạng, các món ăn chế biến từ rau bắp cải.
+ Tìm hiểu rau ăn củ:
- Cô cho trẻ đọc bài đồng dao: Họ củ
- Cô cho trẻ xem và trò chuyện về một số loại củ: củ cà rốt, củ cải, củ xu hào
+ Tìm hiểu rau ăn quả:
- Cô cho trẻ xem quả và trò chuyện về một số loại rau ăn quả như: quả cà chua
* HĐ3: So sánh
- Cho trẻ so sánh: Rau bắp cải - củ su hào; Củ su hào - quả cà chua
+ Cô hỏi trẻ ngoài những loại rau trên còn biết những loại rau nào nữa. Giáo dục trẻ.
* HĐ4: Trò chơi: Trồng rau
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Trẻ tham gia chơi.
III. CHƠI NGOÀI TRỜI:
1. Quan sát có chủ đích: Cho trẻ quan sát vườn rau.
a. Yêu cầu: 
- Trẻ biết tên rau và nhận xét một số đặc điểm của rau, ích lợi.
b. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát, câu hỏi. 
c. Tiến hành: 
- Cho trẻ đứng xung quanh vườn rau cải.
- Cho trẻ gọi tên cây và nói ích lợi của rau, nhận xét đặc điểm, và ích lợi của các loại rau. Cô cùng trẻ trò chuyện và tìm hiểu đặc điểm nổi bật của rau xanh.
- Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ vườn rau. 
2. Trò chơi vận động: Trồng nụ trồng hoa 
3. Chơi tự do
IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC: 
*Góc phân vai: Nấu ăn, người làm vườn. 
*Góc xây dựng: Xếp công viên.
*Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu về chủ đề, xé dán cây. Hát múa, đọc thơ về chủ đề.
*Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
V. ĂN, NGỦ
- Cô cho trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch.
- Cô giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
VI. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Đọc thơ: Rau ngót rau đay
1. Yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe cô và thuộc bài thơ
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
3. Tiến hành:
- Trò chuyện về cây rau củ mà trẻ biết.
- Dạy trẻ biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây.
- Cô giới thiệu và đọc cho trẻ nghe.
- Cô vừa đọc bài thơ gì. Cho cả lớp đọc cùng cô.
Thi đua tổ nhóm, cá nhân trẻ đọc
Cô khen động viên trẻ.
* Nêu gương- Bình cờ
VII. TRẢ TRẺ.
- Cô nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào người thân trước khi ra về.
- Cô kiểm tra vệ sinh điện nước khi ra về.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Hát vui vẻ.
- Quan sát và nhận xét
- Quan sát và nhận xét
- Trẻ chơi
- Trẻ so sánh
-Trẻ tham gia chơi
- Trẻ thực hiện theo cô.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi theo ý thích
- Dự kiến 7 trẻ chơi
- Dự kiến 7 trẻ chơi.
- Dự kiến 7 trẻ chơi
- Dự kiến 8 trẻ chơi
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trò chuyện
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chào cô, chào bạn trước khi về.
Nhận xét cuối ngày
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 13 tháng 01 năm 2016
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG:
- Trò chuyện về ích lợi, dinh dưỡng của các loại rau, củ.
- Thể dục sáng.
- Điểm danh, báo ăn.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
GDAN
Dạy hát: Bầu và bí
Nghe hát: Hạt gạo làng ta
Trò chơi : Tai ai tinh
1. Yêu cầu:
- Cho trẻ thuộc bài hát, biết nội dung bài hát, biết biểu diễn tự nhiên
- Rèn kỹ năng nghe nhạc và vận động theo nhạc.
- Giáo dục trẻ yêu quý , chăm sóc bảo vệ cây xanh
2. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa cho nội dung bài hát:
- Dụng cụ âm nhạc đủ cho trẻ
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Trò chuyện về chủ đề.
* HĐ2: Cô giới thiệu bài hát: Bầu và bí
- Cô giới thiệu nội dung bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
- Cô hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả?
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 có hình ảnh minh họa 
- Hỏi trẻ nội dung bài hát. 
Giáo dục trẻ phải bảo vệ và chăm sóc cây xanh
* HĐ3: Dạy trẻ hát. Cô dạy cả lớp hát 
- Cho tổ hát. Nhóm hát. Cá nhân hát.
* HĐ4: Nghe hát: Hạt gạo làng ta
 Cô giới thiệu nội dung bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
 - Giáo dục trẻ qua nội dung bài.
* HĐ5: Trò chơi: Tai ai tinh
- Cô phổ biến luật chơi. Cô cho trẻ chơi.
III. CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có chủ đích: Giải câu đố về một số loại rau
a. Yêu cầu: 
- Trẻ đoán và giải được câu đố về một số loại rau. 
- Nêu nhận xét về cấu tạo của một số loại rau đó
b. Chuẩn bị:
- Câu đố về một số loại rau.
c. Tiến hành:
- Cô cho trẻ ra sân chơi đứng thành vòng tròn và đố trẻ một số câu đố về một số loại rau. 
- Khen trẻ đoán nhanh 
- Cho trẻ nêu cấu tạo của các loại rau đó, đọc thơ, hát về các loại rau. 
2. Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê.
3. Chơi tự do
IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
*Góc phân vai: Nấu ăn, Người làm vườn 
*Góc xây dựng: Xây dựng công viên xanh. 
*Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu về chủ đề, Hát múa, đọc thơ về chủ đề.
*Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
V. ĂN, NGỦ
- Cô cho trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch.
- Cô giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ngủ ngoan
VI. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
* Đọc đồng dao: Họ rau
1. Yêu cầu: 
- Trẻ hiểu nội dung đồng dao, biết tên bài đồng dao, đọc thuộc bài đồng dao đó.
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về một số cây rau.
3. Tiến hành
- Cho trẻ đọc bài: Bắp cải xanh
Trò chuyện về các loại rau
- Cho trẻ quan sát các loại rau và trò chuyện.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài đồng dao: Họ rau (2 - 3 lần)
- Đàm thoại về nội dung bài đồng dao
Cho trẻ đọc bài đồng dao cùng cô.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt, cây cao cỏ thấp
* Nêu gương- bình cờ
VII. TRẢ TRẺ
- Cô nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào người thân trước khi ra về.
 - Cô kiểm tra vệ sinh điện nước khi ra về.
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát
- Tổ - nhóm - cá nhân hát và vận động.
- Lắng nghe và có thể hát cùng cô nếu trẻ thuộc.
- Tham gia trò chơi
- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.
- Lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi.
- Dự kiến 7 trẻ chơi
- Dự kiến 7 trẻ chơi.
- Dự kiến 7 trẻ chơi
- Dự kiến 8 trẻ chơi
- Trẻ rửa tay.
- Trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ngủ đủ giấc.
- Trẻ chú ý nghe cô giáo phổ biến
- Trẻ thực hiện vệ sinh
- Trẻ chào cô chào bạn khi về.
Nhận xét cuối ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docThuc vat tuan 2.doc
Giáo Án Liên Quan