Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Tuần 7 - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh 1: Gia đình của bé

-Trò chuyện với trẻ về gia đình của bé, các thành viên trong gia đình: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,em, cô, dì, chú, bác

-Trò chuyện về công việc của các thành viên trong gia đình, trò chuyện về gia đình đông con, gia đình ít con

-Giáo dục trẻ yêu quý gia đình, các thành viên trong gia đình, biết giúp việc nhà, hiếu thảo với ông, bà, bố, mẹ, nhường nhịn các em nhỏ.

ĐỘNG TÁC

-Hô hấp: Thổi bóng bay

-Tay vai: Đưa ra trước, gập khuỷu tay.

-Bụng: Đứng cúi về trước

-Chân: Đứng, một chân nâng cao gập gối.

Tập kết hợp bài “Cả nhà thương nhau”, tập kết hợp với gậy, nơ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Tuần 7 - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh 1: Gia đình của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 7
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Chủ đề nhánh 1: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
Thời gian thực hiện từ ngày 17/10/2016 đến ngày 21/10/ 2016
Người thực hiện: Hà Thị Thủy
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
17/10/2016
THỨ BA
18/10/2016
THỨ TƯ
19/10/2016
THỨ NĂM
20/10/2016
 THỨ SÁU
21/10/2016
ĐÓN TRẺ- TRÒ CHUYỆN
-Trò chuyện với trẻ về gia đình của bé, các thành viên trong gia đình: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,em, cô, dì, chú, bác
-Trò chuyện về công việc của các thành viên trong gia đình, trò chuyện về gia đình đông con, gia đình ít con
-Giáo dục trẻ yêu quý gia đình, các thành viên trong gia đình, biết giúp việc nhà, hiếu thảo với ông, bà, bố, mẹ, nhường nhịn các em nhỏ.
THỂ DỤC SÁNG
ĐỘNG TÁC
-Hô hấp: Thổi bóng bay
-Tay vai: Đưa ra trước, gập khuỷu tay.
-Bụng: Đứng cúi về trước
-Chân: Đứng, một chân nâng cao gập gối.
Tập kết hợp bài “Cả nhà thương nhau”, tập kết hợp với gậy, nơ.
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Khám phá khoa học/ Xã hội
 Tìm hiểu gia đình của bé
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Làm quen với toán
Luyện tập nhận biết số lượng 1, nhận biết số 1
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Văn học
Truyện: Tích Chu
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Thể dục giờ học
-VĐCB: Ném trung đích nằm ngang.
-ĐTHT: Tay vai
-TCVĐ: Ai ném xa nhất
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Âm nhạc
- Hát vận động vỗ tay theo nhịp bài: Cả nhà thương nhau
-Nghe hát: Cho con
-TCÂN: Ai đoán giỏi
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé, xây đường về nhà bé.
Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sĩ.
Góc nghệ thuật: Tô màu tranh gia đình của bé, vẽ người thân trong gia đình, ca hát các bài trong chủ đề.
Góc sách: In hình, làm sách về gia đình bé, bé làm quen với các con số. 
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, chơi với nước.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát tranh về các thành viên trong gia đình bé.
 -TCDG: Chi chi chành chành
-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
-Dạo chơi quan sát thiên nhiên
-TCVĐ: Cáo và thỏ
-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát thời tiết
- TCDG: Bịt mắt bắt dê
-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Ca dao: Công cha như núi thái sơn .
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Chơi với cát và nước
- TCDG: Rồng rắn lên mây
-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
- LQT TV: Bố, Mẹ, Con
 - Trò chuyện về tình cảm của bé đối với các thành viên trong gia đình
- Chơi theo ý thích ở góc chơi.
- LQT TV: Ông ngoại, Bà ngoại, Cháu.
-Làm quen truyện: Tích Chu
- Chơi theo ý thích ở góc chơi.
-LQTTV: Anh trai, Chị gái, Em gái.
-Tạo hình: Vẽ, tô màu người thân trong gia đình.
- Chơi theo ý thích ở góc chơi.
- LQT TV: Gia đình -Gia đình ít con – Gia đình đông con 
- TCAN: Ai đoán giỏi
- Chơi tự do ở góc phân vai.
- LQT TV: Ôn các từ tiếng việt đã hoc trong tuần
- Nêu gương cuối tuần
- Chơi theo ý thích ở góc chơi.
 Người thực hiện:Hà Thị Thủy Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2015
HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTVĐ
-VĐCB: Ném trung đích nằm ngang.
-ĐTHT: Tay vai
-TCVĐ: Ai ném xa nhất
* Kiến thức
- Trẻ biết thực hiện các vận động tung, ném, bắt (MT30).
-Trẻ biết ném trung đích nằm ngang. Tập các bài tập phát triển chung nhịp nhàng. Biết chơi trò chơi đúng cách, đúng luật.
* Kỹ năng
-Khi ném trẻ biết đứng chân trước chân sau cầm túi cát cùng phía với chân sau, đưa tay ngang tầm mắt và ném vào đích.
- Trẻ có tư thế đứng vững.
- Trẻ có phản ứng nhanh khi nghe thấy tín hiệu.
- Thông qua bài dạy phát triển tố chất nhanh mạnh.
- Giúp trẻ phát triển thị giác, phát triển các nhóm cơ tay cơ chân, sự nhanh nhẹn và khéo léo.
- Ngoài ra phát triển khả năng định hướng trong không gian, cảm giác thăng bằng
* Thái độ
-Trẻ yêu thích tập luyện, hứng thú khi tham gia bài tập.
- Trẻ biết nghe lời cô, có ý thức kỷ luật, mạnh dạn và tự tin.
* Cô
- Giấy đề can.
- Xắc xô.
- Rổ: 2 cái.
- Túi cát: 20-25 túi cát.
- Vòng tròn: 2 cái.
-Trang phục: Gọn gàng, thoải mái, phù hợp với thời tiết, thuận tiện cho cử động. Sân bãi rộng rãi, thoáng mát
* Trẻ
- Túi cát: 20-25 túi cát.
- Mũ, nón, dép
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cô bật băng nhạc bài hát Cả nhà thương nhau.
- Cô cho trẻ tập hợp hai hàng dọc sau đó tổ chức cho trẻ đi vòng tròn với các kiểu đi: Đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi nhanh, đi chậm, đi chậm dần và đứng lại 
- Cho trẻ chuyển đội hình thành hai hàng ngang
- Tổ chức cho trẻ xoay cổ tay, khớp tay, cánh tay, khớp hông, đầu gối
* Hoạt động 2: Trọng động
a) BTPTC: Hô hấp, Tay, chân, lưng bụng
- Động tác hô hấp : Thổi bóng bay
Mỗi động tác thực hiện 2 lần 4 nhịp. Động tác hỗ trợ tay vai tập 4 lần 4 nhịp.
-TTCB: Hai chân đứng ngang bằng vai , một tay cầm bóng giơ lên cao trước mặt .
TH: Hít vào thật sâu , thở ra ( thổi bóng bay ) động viên trẻ thổi ra mạnh từ từ . 
- Tổ chức cho trẻ tập nhịp nhàng theo nhịp .
-Động tác tay vai: Đưa ra phía trước, gập khuỷu tay
TTCB: Đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai.
Nhịp 1: Hai tay đưa ra phía trước cao ngang vai
Nhịp 2: Gập khuỷu tay lại, bàn tay chạm vai.
Nhịp 3: Đưa hai tay ra phía trước.
Nhịp 4: Hạ hai tay xuống, tay xuôi theo người.
- Động tác lưng - bụng: Đứng cúi về trước.
TTCB: Đứng hai chân dang rộng bằng vai 
Nhịp 1: Giơ hai tay lên cao.
Nhịp 2: Cúi xuống, hai chân đứng thẳng, tay chạm đất.
Nhịp 3: Đứng lên, hai tay giơ cao
 Nhịp 4: Hạ tay xuống xuôi theo người.
- Động tác chân : Đứng, một chân nâng cao gập gối.
TTCB: Đứng thẳng, 2 tay chống hông.
Nhịp 1: Chân phải nâng cao, đầu gối gập vuông góc.
Nhịp 2: Hạ chân phải xuống, đứng thẳng.
Nhịp 3: Chân trái nâng cao, đầu gối gập vuông góc.
Nhịp 4: Hạ chân trái xuống, đứng thẳng.
b) Vận động cơ bản: Ném trung đích nằm ngang.
- Cô giới thiệu tên bài tập: Ném trung đích nằm ngang.
- Cho trẻ nhắc lại tên bài vận động
- Cô tập mẩu lần 1 không giải thích
- Cô tập mẫu lần 2 làm mẫu chậm kết hợp với giảng giải, giải thích: Cô đứng trước vạch chuẩn và lấy một túi cát . Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, cô đưa tay ra trước, xuống dưới, ra sau và đưa lên cao ngang tầm mắt nhằm vào đích (vòng tròn). Khi có hiệu lệnh “ném” cô ném túi cát vào trong vòng tròn.
+ Lần 3: Làm mẫu và nhấn mạnh vào những điểm chính.
- Cô mời 2 trẻ giỏi lên tập mẫu
-Nếu trẻ chưa làm được cô cho trẻ làm lại, sửa sai và nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- Cô mời lần lượt 2 trẻ lên tập
- Tổ chức cho trẻ tập theo hình thức thi đua
- Chú ý hướng dẫn, sửa sai cho trẻ
- Động viên khuyến khích trẻ thực hiện
* Hoạt động 3: Ai ném xa nhất	
- Cô giới thiệu hoạt động
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh
-Cô mở nhạc: Cả nhà thương nhau
- Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng ra ngoài
- Đi lại nhẹ nhàng hít thở không khí trong lành
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Đọc ca dao “Công cha như núi thái sơn”
-TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
- Trẻ biết đọc ca dao “Công cha như núi thái sơn”
-Trẻ trả lời được những câu hỏi đơn giản của cô
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,rõ ràng cho trẻ
- Rèn kỷ năng sử dụng ngôn từ, diễn đạt cho trẻ.
-Trẻ hiểu luật chơi, nắm cách chơi, rèn luyện cơ chân cho trẻ, trẻ chơi nhanh nhẹn, tham gia trò chơi vui vẻ.
- Giáo dục trẻ chơi vui vẻ cùng bạn.
- Bài đồng dao “Công cha như núi thái sơn”
-Câu hỏi đàm thoại
-Mũ,nón,dép gọn gàng
* Đọc ca dao “Công cha như núi thái sơn”
-Cho trẻ hát cùng cô bài hát “ Cả nhà thương nhau”
-Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
+Các con vừa hát xong bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
+Trong bài hát về điều gì?
-Giáo dục trẻ yêu quý gia đình, các thành viên trong gia đình, biết giúp việc nhà, hiếu thảo với ông, bà, bố, mẹ, nhường nhịn các em nhỏ 
-Hôm nay cô và các con hãy cùng nhau đọc cho cô bài đồng dao “Công cha như núi thái sơn”
nhé.
 -Cô cho trẻ 4 tuổi đọc cùng cô 2-3 lần
-Cô cho trẻ 5 tuổi đọc cùng cô 2-3 lần
-Mời tổ,nhóm,cá nhân đọc
-Trò chuyện qua với trẻ về nội dung bài đồng dao.
*Trò chơi vận động“ Mèo đuổi chuột”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến luật chơi,cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát:
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
 Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
- Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
 - Động viên cháu chơi tích cực.
*Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
 -Tổ chức cho trẻ chơi tự do theo ý thích trong sân trường, đồ chơi ngoài trời.
 -Cô bao quát trẻ
-Giải quyết các mâu thuẫn,xung đột của trẻ.
-Kết thúc cô nhận xét hoạt động, tuyên dương .
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- LQTV: Gia đình -Gia đình ít con – Gia đình đông con 
- TCÂN: Ai đoán giỏi
- Chơi tự do ở góc phân vai
-Trẻ hiểu nghĩa của các từ, chỉ vào tranh và nói được các từ: Gia đình -Gia đình ít con – Gia đình đông con ; Nghe hiểu và trả lời được các câu hỏi
- Rèn các kỹ năng nhanh nhẹn, thực hiện đúng các yêu cầu của cô, rèn khả năng tư duy, ghi nhớ. Phát âm chính xác, trả lời được các câu hỏi, hiểu nghĩa và nói chính xác các từ: Gia đình - Gia đình ít con – Gia đình đông con.
-Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi, tham gia chơi tích cực.
-Trẻ chơi đoàn kết, giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi luôn sạch sẽ, chơi tích cực.
-Tranh: Gia đình -Gia đình ít con – Gia đình đông con 
Đồ chơi góc phân vai, đá, sỏi ...
-Mũ chóp
* Làm quen với các từ: Gia đình - Gia đình ít con – Gia đình đông con 
 * Từ: “Gia đình”
- Cô cho trẻ quan sát tranh Gia đình và gợi hỏi trẻ?
+ Cô có gì đây? 
+ Gia đình có mấy người?
+ Có những ai?
- Cô đọc chậm 3 lần từ “Gia đình”
- Cô cho trẻ đọc theo hình thức: cả lớp, nhóm và từng cá nhân trẻ đọc 3 lần.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ đọc và sửa sai cho trẻ.
* Từ: “Gia đình ít con”
- Cô cho trẻ quan sát tranh gia đình ít con và gợi hỏi trẻ?
+ Cô có gì đây? 
+ Gia đình có mấy người?
+ Có những ai?
- Cô đọc chậm 3 lần từ “Gia đình ít con”
- Cô cho trẻ đọc theo hình thức: cả lớp, nhóm và từng cá nhân trẻ đọc 3 lần.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ đọc và sửa sai cho trẻ.
* Từ: “Gia đình đông con”
- Cô cho trẻ quan sát tranh gia đình đông con và gợi hỏi trẻ?
+ Cô có gì đây? 
+ Gia đình có mấy người?
+ Có những ai?
- Cô đọc chậm 3 lần từ “Gia đình đông con”
- Cô cho trẻ đọc theo hình thức: cả lớp, nhóm và từng cá nhân trẻ đọc 3 lần.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ đọc và sửa sai cho trẻ.
*Trò chơi “Di chuyển đúng đến tranh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cho trẻ nhắc lại. 
- Cô giới thiệu cách chơi cho trẻ rõ.
+ Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ đi đến nội dung tranh, và nói nhanh từ trong tranh.
+ Luật chơi: Nếu bạn nào đọc sai sẽ nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô quan sát động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi
- Cô nêu luật chơi, cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ cùng tham gia chơi, theo dõi động viên trẻ còn chậm.
* Chơi tự do ở góc phân vai
- Cô trò chuyện về góc phân vai và thỏa thuận vai chơi với trẻ.
- Cô bao quát cho trẻ chơi.
- Cô cho trẻ nhận xét chung.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
-Kết thúc cô nhận xét hoạt động, tuyên dương 
trẻ, chuyển hoạt động.
 Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTM
Âm nhạc
- HVĐ vỗ tay theo nhịp bài “Cả nhà thương nhau”
- Nghe hát: Cho con
- TCÂN: Ai đoán giỏi
.
* Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát, giai điệu bài hát
- Nhận giai điệu vui nhộn của bài hát 
- Trẻ chơi TCÂN đúng luật, đúng cách.
* Kỹ năng
- Trẻ hát đúng cường độ và hát nhịp nhàng theo nhạc bài hát, vận động đúng thể hiện cảm xúc theo nội dung bài hát.
*Thái độ
- Trẻ mạnh dạn tự tin, chú ý trong hoạt động
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường 
*Cô:
-Bài hát “Cả nhà thương nhau”
-Máy tính có ài hát “Cả nhà thương nhau”
-Câu hỏi đàm thoại 
-Câu hỏi đàm thoại.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng trong gia đình mình, biết giữ gìn vệ sinh môi trường.
*Trẻ: 
-Mũ múa
- Nơ múa
-Bàn,ghế trẻ ngồi
*Hoạt động 1: Hát VĐ vỗ tay theo nhịp bài “Cả nhà thương nhau”
-Cô và trẻ đọc ca dao: Công cha như núi Thái Sơn.
-Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề gia đình
-Mời 1-2 trẻ lên giới thiệu về gia đình mình, các thành viên trong gia đình bé, công việc của từng người. 
-> Giáo dục trẻ yêu quý gia đình, các thành viên trong gia đình, biết giúp việc nhà, hiếu thảo với ông, bà, bố, mẹ, nhường nhịn các em nhỏ 
- Cô cho trẻ nghe bài hát: Cả nhà thương nhau
- Cô gọi hỏi cho trẻ nói tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát. Cô nhắc lại bài “Cả nhà thương nhau”, nhạc và lời cảu Phan Văn Minh.
- Cô cho trẻ hát lại bài hát 1 lần.
- Cô dạy trẻ vận động.
- Cô làm mẫu: Vỗ tay theo nhịp, một nhịp mạnh và môt nhịp nhẹ.
- Cô cho trẻ thực hiện. Tổ chức cho trẻ hát và vận động dưới nhiều hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Hoạt động 2: Nghe hát: “Cho con”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả Phạm Trọng Cầu, nội dung bài hát.
-Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2, kết hợp múa minh họa.
- Cô khuyến khích trẻ vận động minh họa lời bài hát cùng cô.
* Hoạt động 3: TCAN “Ai đoán giỏi”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần 
- Tổ chức trẻ chơi, động viên trẻ hứng thú chơi.
- Hát “Cả nhà thương nhau” và đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Nhặt lá làm sạch sân trường
- TCDG: Rồng rắn lên mây
-Chơi tự với đồ chơi trong sân trường
- Trẻ nhặt lá dọn sân trường và biết ý nghĩa của việc dọn dẹp sân trường.
- Trẻ trả lời được 1 số câu hỏi đơn giản của cô
- Rèn kỹ năng lao động cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường
- Trẻ biết chơi TC đúng luật, đúng cách.
- Trẻ tích cực hứng thú trong hoạt động
- Chổi que, xọt rác
- Câu hỏi đàm thoại
- Mũ, nón, chổi que, sọt rác
*Nhặt lá làm sạch sân trường
-Cho trẻ hát cùng cô bài hát “ Bé quét nhà”
-Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường.
-Cô giới thiệu tên hoạt động
-Phát dụng cụ lao động cho trẻ
-Cô hướng dẫn trẻ nhặt lá cây và dọn dẹp sân trường sạch sẽ.
-Tổ chức cho trẻ làm cùng cô
-Cô bao quát,động viên,khuyến khích trẻ.
*Kết thúc: Tuyên dương,động viên,khuyến khích trẻ
- Cho cháu rửa tay
*Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
-Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô nêu luật chơi, cách chơi: 
+ Cách chơi: Một trẻ đứng ra làm thầy thuốc, các bạn còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước.
Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây ...” Và bắt đầu đối thoại. Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. 
+ Luật chơi: Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
 - Cô chú ý, bao quát trẻ chơi tốt
* Chơi tự với đồ chơi trong sân trường
- Tổ chức cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong sân trường
- Cô bao quát trẻ chơi, xử lý khi có tình huống xảy ra.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương,động viên,khuyến khích trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIẾU
-LQT TV : Ôn các từ đã học trong tuần.
-Nêu gương cuối tuần.
-Chơi tự do trong các góc chơi.
-Cung cấp cho trẻ biết từ Tiếng Việt trong tuần mà trẻ đã học. 
-Thông qua các từ tiếng Việt trẻ phát âm rõ các âm tiếng Việt và nghe hiểu được nghĩa của Tiếng Việt. Trẻ nhớ từ tiếng Việt và nói được từ tiếng Việt. 
-Trẻ biết nêu gương cuối tuần. 
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường, yêu tiếng Việt.
-Tranh: Bố, mẹ, con
-Tranh lô tô về một số đồ chơi về các từ tiếng Việt trong tuần.
-Hoa, cờ bé ngoan.
*Ôn các từ tiếng Việt đã học trong tuần.
-Cho trẻ hát cùng cô bài hát “ Cả nhà thương nhau”
-Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
+Các con vừa hát xong bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
+Trong bài hát về điều gì?
-Giáo dục trẻ yêu quý gia đình, các thành viên trong gia đình, biết giúp việc nhà, hiếu thảo với ông, bà, bố, mẹ, nhường nhịn các em nhỏ.
- Tổ chức cho trẻ ôn lại các từ tiếng việt đã học trong tuần
-Cô tổ chức cho trẻ quan sát tranh ảnh về một số đồ dùng gia đình
-Trò cuyện cùng trẻ về nội dung của các bức tranh
-Cô đọc lại tất cả các từ tiếng việt đã học mổi từ 2-3 lần
-Lần lượt cho trẻ đọc các từ mới đã học đó mổi từ đọc 3-4 lần
-Tô chức cho tổ đọc
-Mời nhóm bạn trai,bạn gái đọc
-Mời cá nhân trẻ đọc
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ
-Động viên,khuyến khích trẻ
* Nêu gương cuối tuần
 -Tổ chức cho trẻ nêu gương cuối tuần, mời từng tổ nhận xét bạn nào ngoan, chưa ngoan trong tuần.
 -Cô nhận xét chung.
 -Động viên những chưa cháu ngoan tuần sau cố gắng hơn nữa
 -Tổ chức cho trẻ cắm cờ, hoa bé ngoan tuần.
 -Chuẩn bị quần áo gọn gàng cho trẻ.
 -Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong tuần. 
 -Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích, chơi tự do trong các góc chơi. Cô bao quát trẻ chơi, xử lý khi có tình huống xảy ra.
*Chơi tự do trong các góc chơi.
 -Tổ chức cho trẻ chơi tự do theo ý thích trong các góc chơi trong lớp.
 -Cô bao quát trẻ
-Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột của trẻ.
-Vệ sinh sạch sẽ,chuẩn bị quần áo,mũ nón gọn gàng cho trẻ
- Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương,động viên,khuyến khích trẻ.

File đính kèm:

  • docKẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 10.doc