Kế hoạch giáo dục lớp mầm - Chủ đề nhánh 1 - Gia đình tôi

- Trẻ biết chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh và chạy liên tục trong đường dích dắc ( 3-4 điểm dích dắc) không chệch ra ngoài. . Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

. Chạy liên tục theo đường dích dắc (3 – 4 điểm dích dắc) và không chệch ra ngoài.

 -Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

-Chơi Tc “Lăn bóng”

* Trẻ biết thể hiện tình cảm đối với người thân trong gia đình Yêu mến bố, mẹ, anh, chị, em ruột. -Bài hát “ cháu yêu bà”

-Nghe hát bài “Cho con”

- Trẻ có khả năng biểu đạt phù hợp

 với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp ( lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ) . Các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục

ngữ, hò vè phù hợp với độ tuổi.

. Kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ. -Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”.

 

docx13 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp mầm - Chủ đề nhánh 1 - Gia đình tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GD CHỦ ĐỀ NHÁNH 1
 THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN.
 Từ ngày 17/10/2016 đến ngày 21/10/2016
LV phát triển
TTMT
Mục tiêu
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
Phát triển thể chất
3
- Trẻ biết chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh và chạy liên tục trong đường dích dắc ( 3-4 điểm dích dắc) không chệch ra ngoài. 
. Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
. Chạy liên tục theo đường dích dắc (3 – 4 điểm dích dắc) và không chệch ra ngoài. 
-Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
-Chơi Tc “Lăn bóng”
Phát triển Tình cảm- kn xh
62
* Trẻ biết thể hiện tình cảm đối với người thân trong gia đình
Yêu mến bố, mẹ, anh, chị, em ruột.
-Bài hát “ cháu yêu bà”
-Nghe hát bài “Cho con”
Phát triển ngôn ngữ
46
- Trẻ có khả năng biểu đạt phù hợp
 với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp ( lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ)
. Các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục
ngữ, hò vè phù hợp với độ tuổi.
. Kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ.
-Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”.
Phát triển nhận thức
31
Biết so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau
. Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi nói được các từ bằng nhàu, nhiều hơn, ít hơn
-Xếp tương ứng 1.
-so sánh 2 đối tượng.
Phát triển thẩm mỹ
72
Vẽ các nét thẳng, xiên , ngang 
*Vẽ các nét thẳng xiên , ngang tạo
thành bức tranh đơn giản
 . Tô vẽ, nguệch ngoạc Cài, cởi cúc
-Tô màu chân dung mẹ
KẾ HOẠCH GD HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Cô nhẹ nhàng niềm nở đón trẻ vào lớp
Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ ở trường
Trò chuyện với trẻ về chủ đề
Điểm danh 
Thể dục sáng
*Điểm danh:
-Cô yêu cầu tổ trưởng báo cáo hiện diện của tổ viên
 - Tổ trưởng đếm các bạn trong tổ, các bạn trong tổ nêu tên các bạn vắng
 - Tổ trưởng báo cáo hiện diện tổ cùng cô
 - Cô nhận xét chung, nhắc nhở trẻ đi học đều
-Cô và cháu tập thể dục sáng theo nhịp bài hát
*Hô hấp: Làm tiếng gà gáy
*Tay-vai: Đưa tay sang ngang, lên vai
*Chân: tay sang ngang, ra trước, chùn gối
*Bụng -lườn: Tay đưa lên cao, nghiêng trái nghiêng phải
*Bật: Bật tách khép chân.
-Tập với bài: Cùng đi đều
Hoạt động học
Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”
Dạy trẻ xếp tương ứng 1-1, và đếm. So sánh nhiều hơn, ít hơn và nhận biết số lượng trong phạm vi3
Tô màu chân dung mẹ 
Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
Dạy hát bài “ Cháu yêu bà”
Hoạt động góc
*Góc đóng vai: Trò chơi đóng vai: “Mẹ - Con. Bế em. Đi mua sắm đồ dùng trong gia đình. Bác sỹ khám bệnh cho em bé” 
* Góc xây dựng:Xếp nhà, xếp bàn ghế, tủ
* Góc tạo hình: Tô màu người thân trong gia đình, nặn quà tặng người thân, vẽ theo ý thích, xếp ngôi nhà từ các hình học....
* Góc sách truyện: Xem sách, tranh ảnh về chủ đề.
* Góc âm nhạc: Hát những bài hát về chủ đề, chơi với dụng cụ âm nhạc, 
* Góc khoa học/ thiên nhiên: chăm sóc cây con (Lau lá)
Hoạt động ngoài trời
- Nhặt lá vàng rơi, quan sát vườn rau hoặc con vật nuôi ở trường nếu có.
- Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi.
- Vẽ tự do trên sân
- Chơi trò chơi vận động:Về đúng nhà
- Chơi tự chọn.
Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ , ăn quà chiều
- Ôn lại bài học cũ trong chủ đề. 
-Nặn đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích
-Vận động nhẹ: nhảy lò cò
*Chơi góc thư giãn:đọc sách..
-Làm quen với số 1 trong vở tập toán.
 -Cho trẻ sắp xếp đồ dùng trên các kệ đồ chơi ngăn nắp, lau kệ và đồ chơi cho sạch bụi.
-Chơi góc nghệ thuật : cắt dán món ăn từ họa báo tạo thành ablum “ gia đình bé”
KẾ HOẠCH GD HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016
Truyện“ Cô bé quàng khăn đỏ” 
I. Mục đích:
 - Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả; hiểu nội dung câu truyện (Cô bé vì không nghe lời mẹ dặn nên suýt bị chó sói ăn thịt)
-Rèn kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.Trẻ trả lời được các câu hỏi đàm thoại của cô.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
-Trẻ hứng thú học.Giáo dục trẻ nghe lời bố mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh(Tranh ) minh họa nội dung câu truyện trên máy tính
III. Tiến hành:
*Hoạt động 1:Bé cùng vui.
 -ổn định tổ chức – gây hứng thú: Cô cho trẻ hát bài “cháu yêu bà”trò chuyện dẫn dắt giới thiệu tên câu truyện cho trẻ nghe
*Hoạt động2:Cùng nghe kể chuyện.
1. Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe: 
Cô kể lần 1(không tranh)
Cô hỏi trẻ tên câu truyện- tác giả?
Cô kể lần 2 (kết hợp hình ảnh minh họa)
Cô hỏi trẻ về nội dung câu truyện- cô nhấn mạnh lại nội dung câu truyện
2. Đàm thoại – giảng giải - trích dẫn:
Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
Trong câu truyện có những nhân vật nào?
Vì sao mọi người gọi cô bé là cô bé quàng khăn đỏ?
Mẹ khăn đỏ bảo khăn đỏ đi đâu?
Mẹ dặn khăn đỏ ntn?
Trích “ Ngày xưa, có một cômà chó sói ăn thịt con đấy”
Trên đường đi đến nhà bà ngoại khăn đỏ gặp những gì?
Chó sói hỏi cô bé những gì?
Trích “Vào đến cửa rừng thì cô gặp chó sói.”
Sói đến nhà bà ngoại và đã làm gì bà ngoại?
Ai đã cứu bà và cô bé?
Trích “Chó sói bỏ cô bé quàng khăn đỏgiả làm bà ngoại bị ốm”
Cô bé tưởng bà ngoại bị ốm nằm trên giường, cô hỏi những gì?
Trích “ Bà ơi! Bà ốm lâu chưa..mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy”
Từ đó cô bé quàng khăn đỏ có bao giờ làm sai lời mẹ dặn không?
=) Cô giáo dục trẻ phải biết nghe lời người lớn.
3.Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe lần 3: khuyến khích trẻ hưởng ứng
Cô hỏi trẻ lại tên truyên – Cô trốt kiến thức
* KTTH: Cô nhận xét, động viên trẻ
	Nhận xét
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2016.
Dạy trẻ xếp tương ứng 1-1, và đếm
I.Mục đích:
-Trẻ biết cách xếp t. ứng 1-1.Biết đếm đến 3, nhận biết số lượng trong phạm vi 3.Trẻ biết chơi trò chơi
-Rèn kĩ năng xếp tương ứng 1-1 và đếm.Rèn kĩ năng quan sát chú ý
-Luôn tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn. Chơi đúng luật chơi.
II.Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 1 rổ nhựa đựng 3 con thỏ ,3 củ cà rốt
2 ngôi nhà. Một số đ d đ c có số lượng là 1, 2,3
III: Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú
*Phần 1: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 2:
Cô cho trẻ tìm 1 số đồ dùng, đồ chơi có số lượng trong phạm vi 2- sau đó đếm kiểm tra lại
*Hoạt động 2:học cùng cô
* Phần 2: Dạy trẻ xếp tương ứng 1-1. Nhận biết số lượng trong phạm vi 3
-Cô hỏi: Trước mặt các con có gì? Rổ nhựa
+Các con hãy chọn tất cả số thỏ ở trong rổ cầm lên tay cho cô nào?
+Các con đếm xem có mấy củ cà rốt?
+Số thỏ và số cà rốt số nào nhiều hơn? Vì sao con biết? 
+Số thỏ và số cà rốt số nào ít hơn? Vì sao con biết?
-Cô nói nhiều hơn yêu cầu trẻ nói số thỏ
-Cô nói ít hơn yêu cầu trẻ nói cà rốt
-Muốn cho số củ cà rốt bằng số thỏ ta phải làm như thế nào?
-Cô hỏi: các con có biết xếp như vậy gọi là cách xếp gì không?
-Cô nhấn mạnh: Xếp tương ứng 1-1 là xếp 1 đối tượng của nhóm này với 1 đối tượng của nhóm kia.
-Bây giờ các con đếm xem có mấy củ cà rốt?
=) Cô nhấn mạnh: 2 củ cà rốt thêm 1 củ cà rốt là 3 củ cà rốt. Vậy 2 thêm 1 là 3
-Các con đếm xem có mấy con thỏ nào?
-Số thỏ và số cà rốt như thế nào so với nhau?
-Cô cho trẻ đếm 1 số nhóm có số lượng là 3 cô chuẩn bị sẵn ở trên bàn
Số cốc, bát, thìanhư thế nào so với nhau?cùng nhiều bằng mấy?
=) Cô kết luận: Số thỏ, số cà rốt, Số cốc, bát, thìa nhiều bằng nhau và cùng bằng 3
-Cô cho trẻ cất dần đồ dùng từng nhóm(sau mỗi lần bớt cho trẻ đếm số lượng còn lại)
*Hoạt động3: Luyện tập:
- Cô đưa ra 2 nhóm đồ vật cho trẻ nhận xét nhóm nào có số lượng nhiều hơn, ít hơn sau đó kiểm tra lại bằng kết quả xếp tương ứng 1-1
- Cho trẻ chơi trò chơi về đúng nhà có số lượng là 3.
*KTTH: Cô hỏi lại trẻ tên bài – Cô trốt kiến thức
Cô cho trẻ hát bài chuyển hoạt động
Nhận xét
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016.
Tô màu chân dung mẹ 
I. Mục đích:
-Trẻ biết cách cầm bút và chọn màu tô phù hợp với nội dung tranh
-Rèn kỹ năng cầm bút, di màu
-Trẻ hứng thú học.Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất.\
II. Chuẩn bị: 
Tranh mẫu vẽ chân dung mẹ đã tô màu
Tranh vẽ về chân dung mẹ chưa tô màu cho cô và trẻ 
Bút sáp màu đủ cho cô và trẻ 
III. Tiến hành:
*Hoạt động 1: cùng nhau hát.
Ổn định tổ chức- giao nhiệm vụ: Cô cùng trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” trò chuyện dẫn dắt giới thiệu bài mới cho trẻ.
*Hoạt động 2:Cùng nhau khám phá
- Cô đưa ra bức tranh vẽ về chân dung mẹ đã tô màu cho trẻ quan sát nhận xét: Các con có nhận xét gì về nội dung trong tranh (Cô gọi hỏi tranh vẽ về ai? Tóc của mẹ được tô bằng màu gì? áo tô mảu gì?cô tô màu như thế nào?)
=) Cô nhấn mạnh: Đây là tranh vẽ về chân dung mẹ ,tóc của mẹ được tô bằng màu đen. Áo tô mảu xanh. Cô di màu thật mịn, không để chệch màu ra ngoài hình vẽ.Các con thấy bức tranh cô tô có đẹp không? Các con có muốn tô được bức tranh chân dung mẹ thật đẹp như vậy. Các con hãy chú ý quan sát cô tô mẫu nhé!
Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút
Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần thiết
*Hoạt động 3. Nhận xét sản phẩm:
Trẻ giơ sản phẩm tại chỗ
Cô cho 3-4 trẻ nhận xét: con thích bài của ai? Vì sao con thích?
Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ.
Cô hỏi lại trẻ tên bài – cô trốt kiến thức
* Kết thúc tiết học: cô cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” chuyển hoạt động
Nhận xét
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016.
 Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
I. Mục đích:
- Trẻ biết chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Trẻ biết cách chơi trò chơi
- Rèn kỹ năng chạy cho trẻ. Rèn kĩ năng quan sát, chú ý
-Trẻ hứng thú tham ra tập luyện. Giáo dục có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, nghe lời cô giáo
II. Chuẩn bị:
- Nhạc, bóng
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ. Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
III. Tiến hành:
*Hoạt động 1: hát cùng cô.
 Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”trò chuyện dẫn dắt vào bài học
*Hoạt động2: cùng nhau khởi động.
1. Khởi động: cô cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp 1 số kiểu đi, chạy khác nhau sau đó xếp hàng theo tổ dãn cách đều tập bài tập phát triển chung(BTPTC)
2. Trọng động:
a.BTPTC: ( Cô tập cùng trẻ kết hợp phân tích động tác)
*Tay (2 lần x 4 nhịp)
*Chân (3 lần x 4 nhịp)
*Bụng (2lần x 4 nhịp)
*Bật (2 lần x 4 nhịp)
b. Vận động cơ bản (VĐCB): Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- ĐH: 2 hàng ngang đối diện nhau cách nhau khoảng 3m- 4m
- Cô giới thiệu vận động cơ bản cho trẻ nghe: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
 Cô làm mẫu 3 lần:
+Lần 1(không phân tích)
+Lần 2 (kết hợp phân tích) 
+ Lần 3: nhấn mạnh lại chỗ khó
Cô gọi 1- 2 trẻ khá lên thực hiện
Cô lần lượt cho cả lớp thực hiện (2-3 lần)
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ- nhắc nhở trẻ chạy thẳng về phía trước, chú ý nghe hiệu lệnh của cô- động viên khuyến khích trẻ )
- Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài- cô trốt kiến thức.
c.Trò chơi vận động (TCVĐ): Lăn bóng
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
(Cô nhận xét động viên trẻ sau mỗi lần chơi)
3. Hồi tĩnh: Cô nhận xét giáo dục – sau đó cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng- chuyển hoạt động
Nhận xét
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2016.
Bài hát “ Cháu yêu bà”
I. Mục đích:
-Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu bài hát, nhớ tên bài hát.Trẻ hứng thú nghe cô hát, biết hưởng ứng cùng cô
-Rèn kỹ năng hát đúng nhạc và rõ lời .Trẻ tập trung nghe cô hát nghe trọn vẹn bài hát, cảm nhận được giai điệu bài hát
 Trẻ hứng thú học. Giáo dục trẻ yêu quý nghe lời người lớn
II. Chuẩn bị: Nhạc, xắc xô
III. Tiến hành:
*Hoạt động 1:Cùng múa hát.
- ổn định tổ chức – gây hứng thú: Trò chuyện dẫn dắt vào bài hát, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả cho trẻ nghe.
*Hoạt động 2:Bài mới
1.Cô hát mẫu:
Cô hát mẫu lần 1 cho trẻ nghe (cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả)
(Cô phân tích câu hát khó cho trẻ nghe)
Cô hát mẫu lần 2 cho trẻ nghe (cô giới thiệu nội dung- giai điệu bài hát)
2. Dạy trẻ hát:
-Cô cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần
-Cô cho tổ, nhóm hát cùng cô
-Cô cho cá nhân hát
-Cô cho cả lớp hát cùng lại bài hát. 
-Cô hỏi trẻ tên bài- tên tác giả- cô trốt kiến thức
3. Nghe hát “Cho con”
-Cô hát cho trẻ nghe lần 1(giới thiệu tên bài hát- tên tác giả)
-Cô hát cho trẻ nghe lần 2( Kết hợp minh họa)
-Cô giới hiệu nội dung- giai điệu bài hát cho trẻ nghe
-Cô hát cho trẻ nghe lần 3(Khuyến khích trẻ hưởng ứng)
KTTH: Cô cho trẻ hát lại bài hát “Cháu yêu bà” cô nhận xét động viên trẻ 
Nhận xét
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxchu_de_gd_tuan_1.docx