Kế hoạch giáo dục lớp nhà trẻ theo chủ đề: Các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non

 I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

1/ Phát Triển thể chất

* Phát triển vận động

- Biết bò theo hướng thẳng, đi trong đường hẹp

- Giữ được thăng bằng trong khi vận động

- Thực hiện được một số thao tác vận động tinh: bóp đất, xâu vòng, .

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

- Nhận biết được tên một số món ăn đơn giản quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau.

- Biết cách sử dụng một số loại đồ dùng sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, thìa xúc cơm.

- Nhận biết và phòng tránh một số vận dụng nguy hiểm trong nhóm lớp, nhà trẻ, trường mầm non.

 

doc52 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp nhà trẻ theo chủ đề: Các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ, TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian thực hiện 3 tuần ( Từ 26 /10/ 2015 - 13 /11/ 2015)
 I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
1/ Phát Triển thể chất
* Phát triển vận động
- Biết bò theo hướng thẳng, đi trong đường hẹp
- Giữ được thăng bằng trong khi vận động
- Thực hiện được một số thao tác vận động tinh: bóp đất, xâu vòng, .
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
- Nhận biết được tên một số món ăn đơn giản quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau.
- Biết cách sử dụng một số loại đồ dùng sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, thìa xúc cơm.
- Nhận biết và phòng tránh một số vận dụng nguy hiểm trong nhóm lớp, nhà trẻ, trường mầm non.
2/ Phát triển nhận thức
- Biết được tên các cô, các bác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Biết được công việc của các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non.
- Nhận biết một số đồ dùng quen thuộc của các cô các bác trong nhóm lớp.
3/ Phát triển ngôn ngữ
- Nói được tên cô, bác gần gũi chăm sóc, dạy dỗ trong nhóm lớp.
- Biết trả lời câu hỏi về một số công việc của các cô các bác trong nhóm lớp.
- Biết nói lễ phép với người lớn: chào, có ạ, vâng ạ
- Biết đọc một số bài thơ theo chủ đề cùng cô giáo.
- Thích xem các loại tranh ảnh, sách, báo về công việc của các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non.
4/ Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ
- Thích hát và vận động đơn giản theo bài hát của chủ đề “Các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non”.
- Thích tô màu, chơi với đất nặn, xé giấy, xếp hình
- Thích được đến lớp , chơi cùng các bạn.
- Biết làm theo một số yêu cầu của cô.
II. NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
* LVPT: Thể chất
- Tập các động tác phát triển hô hấp, cơ tay, lưng bụng, chân.
- Bò theo hướng thẳng.
- Đi trong đường hẹp.
- Chơi với đất nặn.
- Xâu vòng, xếp hình.
- Rèn kỹ năng cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
- Ai nhanh nhất, tay ai khéo.
- Thực hành rửa tay rửa mặt.
- Kéo cưa lừa xẻ.
- Hoạt động học: 
+ Tập các động tác phát triển hô hấp, cơ tay, lưng bụng, chân “ Chú gà trống”.
+ VĐCB: Đi trong đường hẹp; Bò theo hướng thẳng.
Chơi với đất nặn.
- Hoạt động chơi: 
+ Xâu vòng, xếp hình
+ Kéo cưa lừa xẻ.
+ TC: Ai nhanh nhất, Tay ai khéo.
- Hoạt động lao động: 
+ Rèn kỹ năng cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy đinh.
- Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ: 
+ Thực hành rửa tay, rửa mặt.
* LVPT: Nhận thức
- Trẻ biết được tên gọi, công dụng của những đồ dùng để ăn, để uống.
- Trẻ biết tên gọi, công việc của bác bảo vệ.
- Trẻ biết được đồ dùng màu đỏ.
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật công việc của cô giáo.
- Chọn đồ dùng trang phục của các cô các các trong trường mầm non.
- Trẻ biết xâu vòng màu đỏ tặng cô.
- Cất dọn đồ dùng đồ chơi.
- Xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.
- Trẻ biết phân loại đồ dùng.
- Hoạt động học: 
+ Nhận biết cô giáo của bé.
+ Nhận biết đồ dùng để ăn để uống.
+ NBTN: Bác bảo vệ
+ Chọn đồ dùng màu đỏ.
+ Ôn nhận biết màu đỏ.
+ Xâu vòng màu đỏ tặng cô.
- Hoạt động vui chơi: 
+ Chọn đồ dùng, trang phục màu đỏ của các cô, các bác trong trường mầm non.
+ Xâu vòng tặng cô.
+ Xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non
+ Phân loại đồ dùng.
- Hoạt động lao động:
+ Cất dọn đồ dùng đồ chơi.
- Hoạt động vệ sinh ăn ngủ.
* LVPT: Ngôn ngữ
- Trẻ nói được tên gọi, công việc của các cô, bác có trong nhà trẻ.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ “ Giời ăn”, “Cô giáo em”.
- Trẻ chú ý nắng nghe kể chuyện: “Lời chào buổi sáng”.
- Trẻ đọc được các bài đồng dao: “Dung dăng dung dẻ”, “Nu na nu nống”.
- Trẻ thích xem tranh ảnh về công việc các cô, bác trong trường mầm non.
- Trẻ thích được trò chuyện cùng các cô.
- Trẻ thích quan sát bác cấp dưỡng làm việc.
- Hoạt động học:
 + Trò chuyện về tên goi, công việc của các cô các bác trong nhà trẻ.
+ Đọc thơ: Bàn tay cô giáo; Chào
+ Nghe kể chuyện: “Chào buổi sáng”
+ Đọc đồng dao: Dung dăng dung dẻ
- Hoạt đông chơi: 
+ Xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.
+ Quan sát bác cấp dưỡng 
+ Trò chuyện về trang phục của cô 
- Hoạt động lao đông
- Hoạt động vệ sinh ăn ngủ
* LVPT: TCXH- TM
- Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê...,
- Hát, nghe hát: Nu na nu nống, Em búp bê, Bàn tay cô giáo
VĐTN: Tập tầm vông, Cô giáo, Đi học, Biết vâng lời mẹ
- Tạo hình: Tô màu áo cô giáo, Xâu vòng tặng cô, nặn viên phấn.
- Làm một số công việc đơn giản: Lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng quy định.
- Bán đồ dùng, trang phục của cô giáo, bác cấp dưỡng.
- TCÂN: Nghe nhạc đoán tên bài hát, nhảy theo nhịp trống.
- Hoạt động học:
 + Hát nghe hát: Nun na nu nống, Em búp bê, Bàn tay cô giáo, Cô giáo, Biết vâng lời mẹ
+ Tô màu áo cô giáo, tô màu áo bác cấp dưỡng, xâu vòng tặng cô, nặn viên phấn
- Hoạt động chơi: 
+ Chơi đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê ăn.
+ Bán đồ dùng, trang phục của cô giáo, bác cấp dưỡng.
+ Nghe nhạc đoán tên bài hát, nhảy theo nhịp trống.
- Hoạt động lao động.
+ Làm một số công việc đơn giản : Lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
- Hoạt động vệ sinh ăn ngủ.
III. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG
1/ Góc vận động: 
* Nội dung chơi
- Đi trong đường hẹp
- Chơi với bóng, thú nhún
* Tranh ảnh, đồ dùng
- Bóng, thú nhún
- Hộp cho trẻ xếp đường hẹp.
2/ Thao tác vai
* Nội dung
- Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê ăn, mặc quần áo cho búp bê 
- Bán đồ dùng trang phục của các cô trong trường mầm non.
* Tranh ảnh, đồ dùng
- Búp bê, đồ chơi nấu ăn
- Quần áo, mũ của.
* Mảng tường mở
Bán đồ dùng, trang phục của các cô trong trường mầm non
Quần, áo, mũ, tạp dề, mũ bác cấp dưỡng
Sách, vở, bút, bát, thìa, xoong
3/ Góc xếp hình
* Nội dung
- Xếp khuôn viên trường mầm non,
- Xếp chồng ngôi trường của bé.
* Tranh ảnh, đồ dùng
	- Tranh khuôn viên trường mầm non
	- Tranh xết chồng ngôi trường
	- Gạch; hoa; các khối vuông, tam giác cho trẻ xếp.
4/ Góc nhận biết thao tác với đồ vật
* Nội dung
	- Nhận biết đồ dùng, trang phục màu đỏ
	- Chọn đồ dùng, trang phục của cô
	- Bé chơi so hình
	- Tô màu áo cô giáo
	- Chơi lấy vào bỏ ra
	- Xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.
* Tranh ảnh, đồ dùng
	- Tranh lôtô đồ dùng, trang phục cảu các cô, bác trong trường mầm non.
	- Đồ chơi: bát, thìa, sách, bút
	- Tranh ảnh về công việc của các cô trong trường mầm non.
	- Sáp màu, tranh vẽ áo cô giáo.
* Mảng tường mở
Bảng 1
Nhận biết đồ dùng, trang phục màu đỏ
Trang phục màu đỏ
Đồ dùng màu đỏ
Bảng 2
Chọn đồ dùng của cô
 Đồ dùng của cô giáo
Sách, bút, cặp
Đồ dùng của bác cấp dưỡng
Bát, thìa, xoong, chảo
Bảng 3
Bé chơi so hình
So hình theo quy luật xa gần
IV. DỰ KIẾN SẢN PHẨM
1/ Hoạt động học:
	- Trẻ biết cách tô màu áo cô giáo, tô màu áo bác cấp dưỡng.
	- Trẻ biết nặn , thực hiện được một số thao tác cơn bản trong khi chơi với đất.
	- Trẻ nhận biết được đồ dùng màu đỏ
	- Trẻ biết được tên, công việc của các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non.
	- Trẻ thích đọc thơ cùng cô, nghe cô kể chuyện về chủ đề.
2/ Hoạt động vui chơi: 
	- Trẻ thích chơi trong các góc, biết cách chơi của một số vai chơi, biết sử dụng đồ chơi trong các góc.
	- Trẻ hứng thú chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn.
	- Khi chơi xong trẻ biết để đồ dùng đồ chơi đúng quy đinh theo sự hướng dẫn của cô.
3/ Hoạt động ăn ngủ vệ sinh: 
	- Trẻ biết xếp hàng , không xô đẩy nhau khi đi vệ sinh, rửa tay rửa mặt.
	- Một số trẻ biết tự xúc ăn, cất ghế cùng cô .
KẾ HOẠCH TUẦN
Tuần 1
Thứ
Thời
 điểm
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
 Thứ 6 
 Thứ 7
Đón trẻ
- Đón trẻ: Nhắc nhở trẻ chào cô, bố mẹ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về tên, trang phục, khuôn mặt của các cô trong nhóm lớp.
- Trò chuyện về công việc của các cô trong trường mầm non.
Thể dục sáng
- Tập thể dục sáng: “Chú gà trống”
Hoạt động học
 PTNT
Bò tự do
T/c: Về đúng nhà
PTNT
Trò chuyện về các cô, bác trong lớp của bé.
PTTCXH
Tô màu áo cô giáo(M)
PTNN
Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “Chào”
PTNT
Nhận biết đồ dùng màu đỏ.
PTTCXH
Dạy trẻ hát: “Em búp bê”
T/C: Tai ai tinh.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong nhà trẻ
- T/C: Lộn cầu vồng
- Trò chuyện về dồ dùng của cô giáo
T/C: Dung dăng dung dẻ
- Quan sát cô giáo lớp 3 tuổi 1
T/C: Gieo hạt
- Trò chuyện về các cô trong trường mầm non.
T/C: Tung bóng
- Quan sát vườn rau do các cô các bác trong trường trồng.
T/C: Ai biến mất.
- Trò chuyện về tên gọi của các cô trong nhóm lớp.
T/C: Dung dăng dung dẻ.
Hoạt động góc
- Góc vận động: Đi trong đường hẹp, chơi với bóng, thú nhún,
- Góc thao tác vai: Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê ăn, mặc quần áo cho búp bê, bán đồ dùng trang phục của cô.
- Góc xếp hình: Xếp khuôn viên trường mầm non, xếp chồng ngôi trường của bé.
- Góc nhận biết thao tác với đồ vật: Chọn đồ dùng theo màu (Màu đỏ); Chọn đồ dùng, trang phục của cô; Bé chơi so hình; trang trí áo cô giáo; chơi lấy vào bỏ ra; xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.
*. Chuẩn bị: 
- Nguyên liệu: Vỏ hộp sữa; giấy vẽ; mô hình ngôi nhà; sáp màu; hộp bìa; tranh lô tô quần áo, đồ dùng đồ chơi; cây, hoa.
- Đồ chơi: Bộ đồ chơi xếp chồng, đồ chơi nấu ăn, thú nhún, bóng
*. Tiến hành:
- Hoạt động 1: 
+ Trò chuyện về chủ đề các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non.
+ Giới thiệu các góc chơi, trò chơi mới.
- Hoạt động 2: 
+ Cô cùng trẻ chơi và hỗ trợ trẻ để trẻ chôi tốt góc chơi của mình.
Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ
- Cô cho trẻ thực hành rửa tay rửa mặt( Cô vệ sinh rửa tay rửa mặt cho trẻ)
- Cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng ăn, ngủ.
- Vệ sinh cho trẻ khi trẻ ăn xong, cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ.
Hoạt động chiều
- Xem tranh ảnh các cô đang đón trả trẻ.
- Chơi T/C: Kéo cưa lừa xẻ
- Nghe kể chuyện: “Chào buổi sáng”
- Nghe hát: Em búp bê
- Đọc thơ: Chào.
Trả trẻ
- Vệ sinh cho trẻ trước khi trẻ ra về
- Trao đổi với phụ huynh một số thong tin cần thiết trong ngày vê cá nhân trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp của phụ huynh.
Tuần 2
Hoạt động học
PTNT
Trò chuyện về công việc của các cô, bác trong nhà trẻ.
PTTC
VĐCB: Đi trong đường hẹp
TCVĐ: Con bọ dừa
PTTCXH
Nặn viên phấn (M)
PTNN
Kể chuyện cho trẻ nghe: “ Chào buổi sáng”
PTTCXH
Dạy trẻ vận động: Nu na nu nống. 
PTNT
Ôn nhận biết màu đỏ.
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về đồ dùng của cô giáo.
T/c: Bóng tròn to
- Quan sát một số đồ dùng của cô giáo: Quyển sách
T/c: Bóng tròn to
- Quan sát cô giáo đang tưới cây
T/c: Gieo hạt
- Quan sát Cái bút
T/C: Cái gì biến mất
- Trò chuyện về công việc của các bác các cô trong nhà trẻ
T/c: Dung dăng dung dẻ.
- Tham quan các khu trong trường mầm non.
T/c: Đuổi 
Hoạt động góc
- Góc vận động: Đi trong đường hẹp, chơi với bóng, thú nhún,
- Góc thao tác vai: Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê ăn, mặc quần áo cho búp bê, bán đồ dùng trang phục của cô.
- Góc xếp hình: Xếp khuôn viên trường mầm non, xếp chồng ngôi trường của bé.
- Góc nhận biết thao tác với đồ vật: Chọn đồ dùng theo màu (Màu đỏ); Chọn đồ dùng, trang phục của cô; Bé chơi so hình; trang trí áo cô giáo; chơi lấy vào bỏ ra; xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.
*. Chuẩn bị: 
- Nguyên liệu: Vỏ hộp sữa; giấy vẽ; mô hình ngôi nhà; sáp màu; hộp bìa; tranh lô tô quần áo, đồ dùng đồ chơi; cây, hoa.
- Đồ chơi: Bộ đồ chơi xếp chồng, đồ chơi nấu ăn, thú nhún, bóng
*. Tiến hành:
- Hoạt động 1: 
+ Cô n hận xét buổi chơi trước.
+ Giới thiệu trò chơi mới, cách chơi của trò chơi đó.
- Hoạt động 2: 
+ Cô cùng trẻ chơi và hỗ trợ trẻ để trẻ chơi tốt góc chơi của mình.
Hoạt động vệ sinh
- Cô cho trẻ thực hành rửa tay rửa mặt( Cô vệ sinh rửa tay rửa mặt cho trẻ)
- Cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng ăn, ngủ.
- Vệ sinh cho trẻ khi trẻ ăn xong, cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ.
Hoạt động chiều
- Đọc thơ: Chào
- Quan sát tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.
- Hát : “Em búp bê”
- Quan sát đồ dùng của cô.
- Chơi với đồ chơi trong các góc.
Trả trẻ
- Vệ sinh cho trẻ trước khi trẻ ra về
- Trao đổi với phụ huynh một số thong tin cần thiết trong ngày vê cá nhân trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp của phụ huynh.
- T/C: Dung dăng dung dẻ, Lộn cầu vồng.
Tuấn 3
Hoạt động học
PTNN
“Bé cùng đọc thơ” 
Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “ Mẹ và cô”.
PTTCXH
Tô màu áo bác cấp dưỡng (M)
PTNT
Quan sát tranh và nói công việc của bác cấp dưỡng.
PTTCXH
 Xâu vòng tặng cô.
PTNT
Nhận biết một và nhiều
PTTC
Chơi với đất nặn
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về đồ dùng của bác cấp dưỡng
T/C: Bóng tròn to
- Quan sát một số hoạt động của bác cấp dưỡng.
T/C: Dung dăng dung dẻ
- Quan sát trang phục của bác cấp dưỡng.
T/C: Cái gì biến mất
- Tham quan nhà bếp.
T/C: Tung bóng
- Quan sát đồ dùng của bác cấp dưỡng.
T/C: Đuổi bắt
- Trò chuyện về bác cấp dưỡng.
T/C: Dung dăng dung dẻ
Hoạt động góc
- Góc vận động: Đi trong đường hẹp, chơi với bóng, thú nhún,
- Góc thao tác vai: Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê ăn, mặc quần áo cho búp bê, bán đồ dùng trang phục của cô.
- Góc xếp hình: Xếp khuôn viên trường mầm non, xếp chồng ngôi trường của bé.
- Góc nhận biết thao tác với đồ vật: Chọn đồ dùng theo màu (Màu đỏ); Chọn đồ dùng, trang phục của cô; Bé chơi so hình; trang trí áo cô giáo; chơi lấy vào bỏ ra; xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.
*. Chuẩn bị: 
- Nguyên liệu: Vỏ hộp sữa; giấy vẽ; mô hình ngôi nhà; sáp màu; hộp bìa; tranh lô tô quần áo, đồ dùng đồ chơi; cây, hoa.
- Đồ chơi: Bộ đồ chơi xếp chồng, đồ chơi nấu ăn, thú nhún, bóng
*. Tiến hành:
- Hoạt động 1: 
+ Cô n hận xét buổi chơi trước.
+ Giới thiệu trò chơi mới, cách chơi của trò chơi đó.
- Hoạt động 2: 
+ Cô cùng trẻ chơi và hỗ trợ trẻ để trẻ chơi tốt góc chơi của mình.
Hoạt động vệ sinh ăn ngủ
- Cô cho trẻ thực hành rửa tay rửa mặt( Cô vệ sinh rửa tay rửa mặt cho trẻ)
- Cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng ăn, ngủ.
- Vệ sinh cho trẻ khi trẻ ăn xong, cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ.
Hoạt động chiều
- Xem tranh ảnh về công việc của bác cấp dưỡng.
- Gọi tên đồ dùng của bác cấp dưỡng.
- Chơi với hột hạt.
- Chơi với đất nặn
Trả trẻ
- Vệ sinh cho trẻ trước khi trẻ ra về
- Trao đổi với phụ huynh một số thong tin cần thiết trong ngày vê cá nhân trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp của phụ huynh.
KẾ HOẠCH NGÀY
*/ Thể dục sáng
Tập bài thể dục: Chú gà trống
a) Mục đích
Tập hít thở, luyện tập phát triển cơ bắp toàn thân, tâm thế vui vẻ và hào hứng luyện tập
b) Tiến hành
HĐ1: Khởi động
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập( khoảng 1-2 phút) 
HĐ2: Trọng động 
Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và yêu cầu tập bài thể dục theo cô.
* Động tác 1: Gà trống gáy ( Tập 3-4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Chân rộng bằng vai, hai tay thả xuôi, đầu hơi ngẩng lên.
- Cô nói “ Ò ó o o”- Trẻ đưa 2 tay lên ngang mũi làm động tác gà trống gáy và nói “ò ó o o” tay đưa từ từ lên cao 
*Động tác 2: Gà vẫy cánh ( Tập 3-4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thoải mái, hai tay thả xuôi.
- Cô nói “Gà vẫy cánh”- trẻ làm động tác 2 tay đưa sang ngang và nói “ gà vẫy cánh”. Sau đó trẻ trở về tư thế ban đầu.
* Động tác 3: Gà mổ thóc (Tập 3-4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng chân rộng bằng vai, hai tay thả xuôi
- Cô nói “Gà môt thóc” – Trẻ cúi người xuống đồng thời 2 tay gõ xuống đất và nói “ Tốc tốc” ( Tập 3-4 lần)
* Động tác 4: Gà bới đất (Tập 3-4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng thoải mái, hai tay thả xuôi
- Cô nói “ Gà bới đất”- Trẻ đừng tại chỗ dậm chân
* Trò chơi: Bóng tròn to bóng tròn nhỏ
cô cho trẻ chơi trò chơi
HĐ3: Hồi tĩnh 
Cô cho trẻ làm động tác gà vẫy cánh đi nhẹ nhàng quanh sân và đi vào lớp.
******************************************
Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2015
I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: PTTC:
 	VĐCB: Bò tự do
	T/C: Về đúng nhà
1/ Yêu cầu
 KT: Trẻ biết bò tự do.
 KN: Rèn kỹ năng bò bằng bàn tay cẳng chân cho trẻ.
 TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.
2/ Chuẩn bị
 - 2 ngôi nhà cho trẻ chơi trò chơi
3/ Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt độngcủa trẻ
HĐ1: Khởi động cùng bé
- Cô cho trẻ đi với các kiểu đi khác nhau: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, đi nhanh
- Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang .
HĐ2: Bé vận động
-Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung
+ ĐT tay: Gà vẫy cánh( 4 lần)
+ ĐT lưng bụng: Gà mổ thóc (4 lần)
+ ĐT chân; Gà bới đất (4 lần)
ĐTNM: Cô cho trẻ thực hiện lại động tác chân(2 lần)
- Cô cho trẻ đứng thành hai hàng dọc, giới thiệu vận động “ Bò tự do”
- Cô làm mẫu lần 1
Lần 2 kết hợp phân tích
- Cô làm mẫu lần 3. Sau đó cho trẻ thực hiện.
Cá nhân trẻ thực hiện( mỗi trẻ ít nhất 1 lần)
- Cô cho 2 tổ thi đua nhau 
ĐT: + Các con vừa tập vận động gì? 
TC; Về đúng nhà
Cô hướng dẫn cách chơi
Cô cùng trẻ chơi( 2-3 lần)
HĐ3: Bé thư giãn
Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp 1-2 vòng
-Trẻ đi với các kiểu khác nhau cùng cô
- Trẻ về đội hình 3 hàng ngang
- Trẻ tập bài tập phát triển chung cùng cô
- Trẻ tập động tác nhấn mạnh
- Trẻ chuyển đội hình về 2 hàng dọc
- Trẻ quan sát cô tập, nghe cô phân tích động tác
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp.
II/ HĐ NGOÀI TRỜI
- Quan sát tranh ảnh về công việc của các cô, bác trong nhà trẻ
- TC: Lộn cầu vồng.
- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1/ Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được một số công việc của các cô các bác trong nhà trẻ thông qua tranh, ảnh.
- Rèn kỹ năng quan sát có chủ đích cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, lễ phép với cô giáo, người lớn.
2/ Chuẩn bị
- Tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong nhà trẻ: cô đang dạy trẻ, cô cùng trẻ vui chơi, cô cho trẻ ăn
3/ Tiến hành
- Cô cho trẻ quan sát tranh
+ ĐT: - Cô có gì đây?
	- Trong tranh có ai?
	- Cô giáo đang làm gì?
	- Ở lớp cô dạy các con những gì?
-> Cô khái quát và giáo dục trẻ.
- T/c: Lộn cầu vồng
- Cô cho trẻ tự do trong sân trường.
III/ HĐ GÓC
IV/ HĐ CHIỀU
V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
....................
Thứ 3 ngày 09 tháng 09 năm 2014
I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: PTNT:
 Trò chuyện về các cô, bác trong lớp của bé
1/ Yêu cầu
 KT: Trẻ biết được tên, đặc điểm của cô giáo lớp mình
 KN:+ Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ
 + Rèn ngôn ngữ cho trẻ
 TĐ: + Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô
 + Trẻ tự tin trong khi giao tiếp
2/ Chuẩn bị
- Tranh ảnh cô giáo trong lớp của trẻ
- Bài thơ đi nhà trẻ
3/ Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt độngcủa trẻ
HĐ1: Bé cùng đọc thơ
Cô cho trẻ đọc bài thơ “Đi nhà trẻ”
ĐT: Các con vừa đọc bài thơ gì?
 Các con đến nhà trẻ có những ai?
HĐ2: Cô giáo của bé
Đố các bạn biết trong lớp mình có bao nhiêu cô, đó là cô nào?
- Cô cho trẻ nói tên cô giáo và cho trẻ nhận xét về đặc điểm của các cô.
Hàng ngày ở lớp cô làm những việc gì?
Ngoài hai cô ở lớp ra các con còn biết cô nào trong trường nữa.
- Cô khái quát lại ý trẻ và giới thiệu về bản thân mình để trẻ nhận biết rõ về cô giáo mình .
- Cô giáo dục trẻ đi học đều ngoan, biết nghe lời cô giáo.
HĐ3: Cô và các bé
Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát “Nu na nu nống”
z
- Trẻ đọc bài thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và nói tên, đặc điểm của cô giáo lớp mình
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên các cô trong trường
- Trẻ nghe cô khái và giới thiệu về cô giáo
- Trẻ nghe cô khái quát và giáo dục
- Trẻ hát và vận động theo nhạc cùng cô
II/ HĐ NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về những đồ dùng của cô
- TC: Dung dăng dung dẻ
- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời
1/ Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết một số đồ dùng của cô trong lớp nhà trẻ
- Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ tích cực tham gia cá hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp, trường.
2/ Chuẩn bị
Sân trường sạch sẽ thóang mát.
3/ Tiến hành
- Cô cùng trẻ hát bài hát: Đi nhà trẻ.
+ĐT: - Cô và các con vừa hát bài hát gì?
	- Trong nhà trẻ có những đồ dùng đồ chơi gì?
	- Các con biết cô có những đồ dùng gì?
->

File đính kèm:

  • docgiao_an_nha_tre.doc
Giáo Án Liên Quan