Kế hoạch giáo dục trẻ Lớp 3 tuổi - Đặng Thị Minh Nga

I. Đặc điểm của lớp học:

 - Lớp 3 tuổi C Trường mầm non Gia Sơn

 - Giáo viên chủ nhiệm :

 Đặng Thị Minh Nga: Trình độ Đại học SPMN

* Tổng số học sinh là: 31 cháu;

Trong đó:

 - Nam là: 18 cháu.

 - Nữ là: 13 cháu.

 - Dân tộc: Không

 - Khuyết tật : Không

 1. Thuận lợi.

 - Lớp học khang trang sạch đẹp, đảm bảo đủ diện tích, có đủ tiện nghi thuận lợi cho hoạt động học tập và các hoạt động khác của lớp;

 - Ngay đầu năm học nhà trường đã lên kế hoạch bố xung thêm đồ dùng thiết bị cho các hoạt động trong lớp.

 - Bản thân tôi và đồng nghiệp là những giáo viên đã có kinh nghiệm CSGD trẻ và trình độ chuyên môn trên chuẩn;

 - Trẻ được học đúng độ tuổi, các cháu đi học đều từ lớp bé nên trong sinh hoạt và học tập có nhiều thuận lợi;

 

doc10 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục trẻ Lớp 3 tuổi - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2017 - 2018
	A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
I. Đặc điểm của lớp học:
 - Lớp 3 tuổi C Trường mầm non Gia Sơn
 - Giáo viên chủ nhiệm : 
 Đặng Thị Minh Nga: Trình độ Đại học SPMN
* Tổng số học sinh là: 31 cháu;
Trong đó:
	- Nam là: 18 cháu.
	- Nữ là: 13 cháu.
	- Dân tộc: Không
	- Khuyết tật : Không
	1. Thuận lợi.
 	- Lớp học khang trang sạch đẹp, đảm bảo đủ diện tích, có đủ tiện nghi thuận lợi cho hoạt động học tập và các hoạt động khác của lớp;
 	- Ngay đầu năm học nhà trường đã lên kế hoạch bố xung thêm đồ dùng thiết bị cho các hoạt động trong lớp.
 	- Bản thân tôi và đồng nghiệp là những giáo viên đã có kinh nghiệm CSGD trẻ và trình độ chuyên môn trên chuẩn;
 	- Trẻ được học đúng độ tuổi, các cháu đi học đều từ lớp bé nên trong sinh hoạt và học tập có nhiều thuận lợi;
 	- Các phụ huynh đã có sự nhận thức đúng đắn về ngành học nên đã tạo điều kiện tốt nhất cho con em hoạt động trong nhà trường, thuận lợi cho các hoạt động của cô và trẻ.
	Bên cạnh những thuận lợi nói trên tôi còn gặp những khó khăn: 
 	2. Khó khăn.
 	- Đồ dùng tuy đã đủ về chủng loại xong còn thiếu về số lượng;
- Đồ dùng tự làm còn ít, thiếu độ bền đẹp; 
 	- Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, 
- Vào những ngày mưa, rét các cháu còn nghỉ nhiều nên tỉ lệ chuyên cần chưa cao. 
	- Kinh phí đầu tư cho tố chức các chuyên đề còn hạn chế.
	- Kinh phí để mua học liệu phục vụ cho các chủ đề còn thiếu.
 	B. NHIỆM VỤ PHẤN ĐẤU TRONG NĂM HỌC 2017-2018
	I. Nhiệm vụ chung:
	1. Danh hiệu thi đua của lớp.
- Năm học 2017 - 2018 lớp 3TC đề ra mục tiêu phấn đấu:
	- Lớp đạt: Tiên tiến xuất sắc;
	- Các cháu đạt 95 % danh hiệu ”Bé chăm ngoan” 
	2. Danh hiệu thi đua cá nhân
- Đặng Thị Minh Nga: Giáo viên giỏi cấp trường, CSTĐ cấp cơ sở
- Bùi Thị Phượng: LĐTTcấp huyện
	II. Nhiệm vụ cụ thể:
 	1. Công tác phát triển số lượng:
a. Chỉ tiêu:
	- Kế hoạch giao 31 trẻ; Huy động trẻ đến lớp: 31/31, đạt 100% kế hoạch.
	- Tỷ lệ chuyên cần đạt: 96% trở lên.
b. Biện pháp: 
- Thực hiện tốt qui chế chuyên môn.
- Tổ chức điều tra PCGD “Ba chung” đi tới từng hộ gia đình điều tra, cập nhật Giấy Khai sinh của trẻ, đối chiếu sổ hộ khẩu;
- Phối hợp Thôn trưởng thông báo sổ trẻ trong độ tuổi chuẩn bị trước khi đến lớp;
- Phối hợp hội phụ nữ thôn tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường;
- Lập danh sách trẻ trong độ tuổi cho tùng phụ huynh kí cam kết trẻ đến lớp;
- Những ngày đầu đón trẻ cô giáo kiểm tra đối chiếu danh sách, trẻ nào chưa đến lớp cô liên hệ trục tiếp với phụ huynh để năm lí do, nguyên nhân trẻ chưa đi học để có biện pháp vận động phù hợp;
- Báo cáo BGH số trẻ chưa đến lớp theo kế hoạch;
- Kết hợp với nhà trường gửi thông báo tới từng hộ gia đình có trẻ trong độ tuổi chưa được đi học.
2. Chất lượng giáo dục toàn diện:
2.1. Vệ sinh chăm sóc:
a. Chỉ tiêu:
- Phấn đấu 31/31 trẻ đạt 100% trẻ đến lớp được thực hiện đúng qui trình vệ sinh cá nhân về: đầu tóc, mặt mũi, răng miệng, chân tay, quần áo, giày dép;
- Cô giáo kiểm tra sức khỏe định kì theo qui định, giữ gìn vệ sinh cá nhân đảm bảo yêu cầu;
- Thực hiện vệ sinh môi trường, sử lý rác thải đúng qui định;
- Vệ sinh lớp, vệ sinh đồ dùng cá nhân cho trẻ đúng quy định, vệ sinh môi trường trong, ngoài lớp sạch sẽ;
- Phấn đấu 31/31 trẻ có sức khoẻ loại tốt đạt 100%
 	- Không có trẻ đạt sức khoẻ loại khá;
	- Trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn dưới 4%.
- Phấn đấu huy động 31/31 trẻ ăn ngủ tại lớp đạt 100% ; 
- Phấn đấu 31/31 trẻ đến trường được chăm sóc sức khỏe, bữa ăn, giấc ngủ đúng qui định; được bảo đảm an toàn;
b. Biện pháp:
- Thực hiện đúng qui chế chuyên môn giờ nào việc ấy;
- Liên hệ nhắc nhở phụ huynh vệ sinh các nhân trẻ trước khi đưa trẻ đến trường;
- Đến trường cô giáo rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân trẻ: Như qui trình rửa mặt; qui trình rửa tay sau khi chơi - trước khi ăn - sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; chải đầu rửa mặt sau khi ngủ dậy; cất dọn đồ dùng sau khi ăn, sau khi ngủ dậy, sau khi chơi.
- Cô giáo khám sức khỏe định kì tại Trạm y tế xã Gia Sơn;
- Thực hiện kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đúng qui định 2 lần/năm học
- Thông thoáng phòng học, vệ sinh phòng nhóm, vệ sinh đồ dùng đồ chơi thường xuyên, xắp xếp dồ dùng đô chơi gọn gàng ngăn nắp;
- Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi qui định, cô giáo sử lý rác hằng ngày đúng qui định;
- Cung cấp đủ nước uống hợp vệ sinh cho trẻ từ 1,6l đến 2 lít/trẻ/ ngày ở trường.
- Dạy trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ăn; kê bàn ghế để trẻ ngồi ăn thoải mái; chuẩn bị khăn ướt, ca cốc, bát thìa đủ cho mỗi trẻ; cho trẻ ăn ngay không để trẻ đợi lâu; tạo bầu không khí thoải mái động viên trẻ ăn hết xuất; 
- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng sau khi ăn, hướng dẫn trẻ uống nước, xúc miệng, lau miệng, đi vệ sinh trước khi ngủ; 
- Tổ chức cho trẻ ngủ: che bớt ánh sáng, lấy gối, nhắc trẻ đưa trẻ vào giấc ngủ nhẹ nhàng, 1 cô giáo trực cho trẻ ngủ, không làm việc ồn ào khi trẻ ngủ, sau khi ngủ cô cùng trẻ cất gối dạy trẻ đị vệ sinh rửa mặt, vận động nhẹ nhàng tổ chức cho trẻ ăn phụ
2. 2. Nuôi dưỡng:
a. Chỉ tiêu:
- Có 31/31 trẻ được ăn tại lớp, đạt 100%;
- 100% các bữa ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 90 - 96 % trẻ có cân nặng phát triển bình thường
- 95 % trẻ có chiều cao phát triển bình thường
- Phấn đấu 100% số trẻ ăn, ngủ tại lớp.
- Giữ nguyên mức ăn là 13.000đ/ngày/trẻ để đảm bảo tỷ lệ klo trong một
 ngày cho trẻ.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi dưới 5 % so với năm 2015 - 2016
b. Biện pháp:
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh cho trẻ ăn, ngủ tại trường đảm bảo nề nếp, thói quen tốt trong ăn ngủ tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về chương trình sữa học đường, giúp trể phất triển toàn diện, nâng cao tầm vóc con người:
+ Tuyên truyên với phụ huynh biết về chương trình bữa ăn học đường là một cấu phần quan trọng trong khẩu phần ăn cả ngày của trẻ. Trẻ đến trường được ăn hai bữa chính và một bữa phụ đã tổ nuôi dưỡng chế biến các món ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi. Mỗi bữa ăn của trẻ tại trường đã được phối hợp ít nhất 5 trong số 8 thực phẩm trong đó có nhóm chất béo là bắt buộc và đã được tính toán cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ đạt cụ thể (chất đường bột cung cấp đạt 52 - 60%, chất béo cung cấp đạt 25 - 35% và chất đạm cung cấp đạt 13 - 20%), đủ năng lượng kalo theo quy định và được tổ chức cho trẻ ăn đúng giờ theo quy định.
+ Tuyên truyên với phụ huynh chương trình sữa học đường để phụ huynh biết được trẻ ăn tại trường trong khẩu phần ăn của trẻ, đã được uống một cốc sữa sau khi ngủ dậy góp phần cải thiện sức khỏe và sự phát triển của trẻ, giúp phụ huynh yên tâm về nguồn gốc cũng như chất lượng sữa con uống tại trường, giảm bớt gánh nặng chi phí mua sữa cho phụ huynh.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, nước được nấu sôi kỹ, không để nước lưu sau 24 giờ, thay rửa bình nước mỗi ngày.
- Trong khi ăn cô quan tâm chú ý đến trẻ lười ăn, ăn chậm; phòng tránh hóc sặc.
- Chuẩn bị đủ đồ dùng cho mỗi trẻ; cho trẻ ăn ngay không để trẻ đợi lâu; tạo bầu không khí thoải mái, động viên trẻ ăn hết xuất; 
- Theo dõi sự phát triển về cân nặng của trẻ để phát hiện sớm trẻ béo phì hoặc suy dinh dưỡng để kịp thời thông báo cho gia đình kết hợp nhà trường để can thiệp sớm, không để tình trạng trẻ béo phì hoặc suy dinh dưỡng kéo dài.
 	2. 3. Chất lượng giáo dục:
 a. Chỉ tiêu.
 + 100% giáo viên thực hiện đúng chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà ban giám hiệu phân công, soạn bài và thực hiện chương trình đúng thời gian quy định. 
+ 100% các tiết dạy có đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú. 	
+ 100% chất lượng các hoạt động được xếp loại khá, tốt, không có tiết 
xếp loại đạt.
+ 100% các chuyên đề được xếp loại khá, tốt.
+ 100% các chủ đề được trang trí lớp đẹp khoa học, hài hoà, đúng theo chủ đề. Tạo môi trường hoạt động xanh, sạch, đẹp, an toàn, gần gũi với trẻ, phù hợp, thuận lợi cho hoạt động của cô và trẻ.
- 31/31 đạt 100% trẻ được đánh giá theo chương trình GDMN và xếp loại khá, tốt. 
	- Giáo viên của lớp tham gia hội giảng, tham dự hội thi giáo viên giỏi cấp trường đạt 100%; tham gia học chương trình bồi dưỡng thường xuyên, cuối năm 
đạt chứng chỉ từ loại khá trở lên.
	- Thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’, gắn với cuộc vận động ‘‘Hai không’’, cuộc vận động ‘‘Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo’’ và phong trào thi đua ‘‘Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’; biết lồng ghép và đưa các bài hát, bài thơ, truyện, ca dao, đồng dao, trò chơi với nội dung về trường học thân thiện, học sinh tích cực vào các hoạt động của trẻ; lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường xung quanh và giáo dục ATGT, tiết kiệm năng lượng điện, nội dung "làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vào các môn học và các hoạt động trong ngày cho trẻ.
	- 100% trẻ biết yêu quý, bảo vệ MTXQ, biết giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi.
b. Biện pháp.
 - Xây dựng kế hoạch, thực hiện theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non đúng độ tuổi.
 - Có đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động thuộc 5 lĩnh vực.
 - Xây dựng kế hoạch chủ đề, chủ điểm rõ ràng chi tiết. Soạn bài và thực hiện chương trình đúng thời gian quy định. Lựa chọn nội dung phù hợp chủ đề và khả năng nhận thức của trẻ.
 - Tích cực nghiên cứu tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục Mầm non, tổ chức theo các lĩnh vực
 - Thực hiện nghiêm túc về đánh giá trẻ cuối ngày và đánh giá cuối chủ đề để có biện pháp thúc đẩy kịp thời đến sự phát triển của trẻ.
 - Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các chủ điểm và các hoạt động, các góc, lên kế hoạch cùng các bậc phụ huynh mua sắm đầy đủ đồ dùng học liệu cho trẻ, tuyệt đối không để tiết dạy chay.
 - Không ngừng học tập BDTX, nghiên cứu tài liệu, sách báo nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm để cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện.
 - Xây dựng góc nghệ thuật để trẻ được trưng bày sản phẩm và triển lãm tranh.
 	- Linh hoạt sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung phù hợp vào trọng tâm, lựa chọn hình thức giúp trẻ được thực hành trải nghiệm.
 - Cuối mỗi chủ đề tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ: Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, tập các bài tập vận động để ôn lại và khắc sâu kiến thức cho trẻ đã được học.
	- Tích cực thay đổi hình thức, nội dung tuyên truyền theo chủ đề, chủ điểm, theo chủ đề trọng tâm, theo mùa. Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học từ đó kết hợp với gia đình thống nhất nội dung, biện pháp nuôi dạy trẻ đạt kết quả cao nhất. 
3. Một số chuyên đề trong năm học:
Năm học 2017 - 2018 Lớp 3 tuổi C thực hiện tốt chuyên đề trọng tâm của theo các lĩnh vực cụ thể như sau:
* Thực hiện chuyên đề trọng tâm
- Tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”, 
- Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
 * Mục tiêu 	
 	1. Đối với giáo viên:
- Kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể.
- Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:
* Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi.
* Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người.
* Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết các tình huống.
* Trao đổi: Trẻ diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn, giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó nhằm thúc đẩy giáo viên có cơ hội tìm hiểu sâu về phương pháp giáo dục trẻ qua các hoạt động hàng ngày.
- Giáo viên vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động trên lớp và hoạt động ngoại khoá trong trường mầm non.
- Xây dựng môi trường trong và ngoài nhóm lớp phong phú, hấp dẫn đối với trẻ.
- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi.
- Làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Hình thành một số kỹ năng, phát triển năng khiếu của trẻ thông qua các hoạt động.
2. Đối với trẻ:
- 90 - 95% trẻ thực hiện tốt chuyên đề trọng tâm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” theo các lĩnh vực phát triển.
- Trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, làm việc theo cặp, theo nhóm trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến.
- Phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng sử dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ.
* Biên pháp : 
- Tích cực nghiên cứu tài liệu.
- Dựa vào kế hoạch chuyên đề của nhà trường để lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ (Kế hoạch năm, tháng, tuần) phù hợp với tình hình đặc điểm nhóm, lớp mình phụ trách, phù hợp với sự phát triển của trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non.
- Xây dựng tốt môi trường trong ngoài lớp học phù hợp với chuyên đề đảm bảo đầy đủ  các loại đồ dùng đồ chơi, vật liệu chơi, các góc chơi phù hợp với từng chủ đề, nhằm đáp ứng nhu cầu hứng thú chơi của trẻ. Trong tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, phải thể hiện sự tôn trọng trẻ, tạo cơ hội cho mọi trẻ được học tập và thành công, học qua chơi
- Bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ở lớp đáp ứng mục tiêu chuyên đề.
- Đưa mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm thể hiện qua các hoạt động hàng ngày như: Giờ đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,
- Giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ để xác định phương pháp hoạt động phù hợp cho cả lớp và phù hợp cho từng cá nhân trẻ (trẻ cá biệt), đảm bảo tính phù hợp, hài hoà theo từng độ tuổi, chủ động sắp xếp trình tự hoạt động theo chủ đích của mình và mức độ cảm nhận, hứng thú của trẻ.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung của bộ tiêu chí trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đạt kết quả cao.
- Sau khi đã thực hiện, cần căn cứ xem xét kết quả đạt được khi thực hiện bộ tiêu chí.
- Rút kinh nghiệm và chia sẻ với đồng nghiệp: Trong quá trình thực hiện giáo viên đúc rút kinh nghiệm đồng thời cùng chia sẽ với đồng nghiệp những thuận lợi, khó khăn, tìm tòi sáng tạo thêm những điểm mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để cùng nhau tiến bộ.
* Thực hiện chuyên đề khác.
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên các chuyên đề theo 5 lĩnh vực: Lĩnh vực phát triển nhận thức, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, lĩnh vực phát triển thâm mĩ.
- Tiếp tục thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, Ứng phó với biến đổi khí hậu và Bảo vệ tài nguyên biển đảo quê hương, giáo dục an toàn giao thông, nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức các hoạt động lễ hội trong trường mầm non.
III. Công tác khác:
1. Sử dụng bảo quản cơ sở vật chất:
 * Chỉ tiêu
- Lớp học được trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc - giáo dục.
- Phấn đấu trong năm học tự làm đồ dùng đồ chơi mỗi chủ đề 02 bộ để phục vụ công tác giao dục trẻ và bổ sung vào các hoạt động theo danh mục.
- Tham mưu với BGH nhà trường cùng phụ huynh mua bổ sung đồ dùng, đồ chơi còn thiếu trong danh mục để phục vụ cho các hoạt động và vui chơi.
- Quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn không bị thất thoát các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ.
* Biện pháp
- Tích cực sưu tầm nguyên vật liệu, vận động phụ huynh thu gom nguyên vật liệu để làm thêm đồ dùng, đồ chơi theo danh mục và phục vụ cho các hoạt động.
- Tìm hiểu qua mạng, qua đồng nghiệp cách làm đồ dùng, đồ chơi theo danh mục.
- Liệt kêvà tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mua săm đồ dung, đồ chơi đủ cho 100% trẻ hoạt động, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục trong 10 chủ điểm.
- Huy động 100% phụ huynh hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị và đồ dùng đồ chơi cho các cháu.
- Liệt kê các loại đồ dùng, đồ chơi còn thiếu, khó tìm kiếm để tham mưu với ban giám hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh mua sắm cho đủ đồ dùng, đồ chơi theo danh mục.
	2. Công tác tuyên truyền.
 * Mục tiêu:
- Tuyên truyền về cách chăm sóc trẻ.
- Tuyên truyền cho trẻ về cách phòng trống bệnh giao mùa.
- Tuyên truyền về các hoạt động trong ngày của bé.
- Tuyên truyền về cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
 	- Tuyên truyền về các chủ điểm trong năm học:
- Tuyên truyên với các bậc phụ huynh hiểu về: Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
 	- Phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể trong xã để thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ.
* Biện pháp
- Xây dựng góc tuyên truyền về các phong trào và các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo từng tháng.
	- Tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học tới các bậc cha mẹ trẻ thường xuyên.
	- Các chủ đề và các lĩnh vức phát triển cho trẻ tới các phụ huynh với nội dung tuyên truyền phong phú, được thay đổi theo các chủ đề đặt tại lớp.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh thông qua giờ đón, trả trẻ về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ phối hợp với phụ huynh thực hiện tốt chất lượng 
chăm sóc giáo dục trẻ.
- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục mầm non, khai thác có hiệu quả các nguồn đóng góp, ủng hộ của phụ huynh học sinh cũng như của cộng đồng, tạo điều kiện cho các hoạt động của lớp đạt kết quả cao.
	- Nâng cao chất lượng tuyên truyền, nội dung tuyên truyền phong phú, hình thức tuyên truyền đa dạng. Xây dựng góc tuyên truyền của nhóm lớp, trang trí hình ảnh bắt mắt, bảng tuyên truyền đặt ở vị trí thích hợp để mọi người dễ thấy, nội dung tuyên truyền phù hợp với các chủ đề, chủ điểm, cụ thể:
- Phối kết hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội... tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc đưa con đến trường đúng độ tuổi và tầm quan trọng của việc thực hiện đúng chương trình theo quy định của Bộ giáo dục.
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU 
Gia Sơn, ngày 20 tháng 8 năm 2016
NGƯỜI LÊN KẾ HOẠCH
Đặng Thị Minh Nga

File đính kèm:

  • docKH NĂM HỌC 17-18 NGA.doc