Kế hoạch hoạt động khối Lá - Chủ đề 2: Bản thân - Tuần 1 + 3: Tôi là ai? Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần niềm nở tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ khi đến lớp, thích đến trường mầm non.

- Trò chuyện với trẻ về các sở thích của bản thân.

-Trò chuyện với trẻ về tên , tuổi, địa chỉ.

1. Khởi động: Trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp đi theo các kiểu đi, chạy.

2. Trọng động:

 - Hô hấp: Thổi nơ bay.

 - Tay: Tay đưa ra trước, gập trước ngực

- Bụng: Cúi người tay chạm ngón chân

- Chân : Đứng đưa một chân ra trước, lên cao

 - Bật: Bật tại chỗ.

3. Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng.

 

doc55 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Chủ đề 2: Bản thân - Tuần 1 + 3: Tôi là ai? Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÀ MÁY Z199
TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ- XN91
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Chủ đề 2: Bản Thân
 Tuần 1 + 3: Tôi là ai? Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh.
(Thời gian:Từ ngày 29/9 - 03/10 + 13-17/10)
Giáo viên : Đoàn Thị Hồng Thúy
(Lớp Nhỡ: B2)
Năm học: 2014-2015
	THỜI KHÓA BIỂU - LỚP MẪU GIÁO NHỠ
THỨ
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
SÁNG
CHIỀU
2
Phát triển vận động
Văn học
Giới thiệu trò chơi mới
3
Tạo hình
Làm vở môi trường xung quanh
4
HĐ khám phá
Rèn kĩ năng vệ sinh – kĩ năng sống
5
LQV Toán
Làm bài tập toán
6
Giáo dục âm nhạc
Âm nhạc
Nêu gương bé ngoan
-Cơ thể có nhiều bộ phận khác nhau.
-Đặc điểm cá nhân của bản thân(tay, chân, đầu .)
-Tác dụng của các bộ phận trên cơ thể.
-Tác dụng của các giác quan và cách chăm sóc chúng
-Luyện tập để cơ thể khỏe mạnh.
-Bản thân (họ tên-ngày sinh).
-Đặc điểm diện mạo hình dáng bên ngoài.
-Khả năng và sở thích riêng.
-Cảm xúc của bản thân đối với môi trường xung quanh.
-Tự hào về bản thân và tôn trọng mọi người.
CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
Cơ thể của tôi
Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
Tôi là ai?
-Tôi được sinh ra và lớn lên. 
-Những người chăm sóc tôi
-Sự an toàn của bản thân trong gia đình và trong lớp .
-Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn sức khỏe cơ thể.
-Môi trường và không khí trong lành.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
1.Kế hoạch hoạt động tuần 1: Tôi là ai? + tuần 3: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh.
Thời gian thực hiện: (Tuần 1 ngày 29/09/2014 đến 03/10/2014)
(Tuần 3 ngày13-17/10/2014)
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần niềm nở tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ khi đến lớp, thích đến trường mầm non.
- Trò chuyện với trẻ về các sở thích của bản thân.
-Trò chuyện với trẻ về tên , tuổi, địa chỉ.
1.  Khởi động: Trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp đi theo các kiểu đi, chạy.
2. Trọng động:
 -  Hô hấp: Thổi nơ bay.
 -  Tay: Tay đưa ra trước, gập trước ngực
- Bụng: Cúi người tay chạm ngón chân
- Chân : Đứng đưa một chân ra trước, lên cao 
 -  Bật: Bật tại chỗ.
3. Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động có chủ đích
*PT vận động:
-VĐCB:Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
-TCVĐ:Bắt bóng
*Văn học: Truyện
Thỏ trắng biết lỗi rồi.
*HĐKP:
Trò chuyện về: Tên, tuổi, giới tính.
*Tạo hình:
Vẽ khuôn mặt vui
*LQV Toán 
- Ôn tay phải- tay trái. Phía phải-phía trái.
*GD Âm nhạc: 
-NDTT: 
 Hát: Mừng Sinh Nhật.
-NDKH:
+TC: bạn ở đâu
+Nghe: Sinh nhật hồng.
Hoạt động ngoài trời
HĐCCĐ 
1.Quan sát cây hoa sữa, trải nghiệm một số hoạt động nhằm rèn luyện các giác quan: ngửi, sờ, nắn..
HĐCCĐ
1.Dùng phấn vẽ trường mầm non của bé trên sân
2.Chơi vận động: “chuyền bóng”, “ lộn cầu vồng”
3.Chơi tự do
HĐCCĐ
1.Quan sát cây hoa có xung quanh trường
2. Chơi vận động:“Kết bạn”, “Mèo đuổi chuột”
3. Chơi tự do
HĐCCĐ
1. Quan sát các đồ chơi ở ngoài sân trường.
2.Chơi vận động “Trời nắng- trời mưa” –“Dung dăng dung dẻ”
3. Chơi tự  do
HĐCCĐ
1. Dạo chơi, nhặt lá rụng
2. Chơi vận động:  “Mèo đuổi chuột” – “Lộn cầu vồng”.
3. Chơi tự do
Hoạt động góc
- Góc phân vai: + Chơi : Mẹ con, tổ chức sinh nhật, phòng khám..
         + Chơi gia đình: Đưa con đi học
 + Chơi bán hàng: Bán các quần áo, đồ dùng...
- Góc xây dựng : + Xây công viên.
- Góc nghệ thuật: + Tô màu khuôn mặt, in bàn tay, bàn chân.
                              + Hát và vận động các bài có nội dung phù hợp với nội dung của chủ điểm.
- Góc học tập:  + Xem truyện tranh
                         + Kể chuyện theo tranh.
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH 
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
Thứ 2 
29/9/2014
Tiết 1
Thể dục:
-VĐCB:
Đi, chay thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh .
-TCVĐ: Bắt bóng.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết kĩ thuật đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
2.Kỹ năng.
- Rèn cho trẻ Phát triển tốt về kĩ năng vận động cơ banrcuar chân và khả năng giữ thăng bằng cơ thể. 
3.Thái độ
- Trẻ biết thường xuyên tập luyện để giúp cơ thể khỏe mạnh.
-Sân tập rộng rãi, sạch sẽ.
- Trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp.
-Nhạc, phấn.
-Bóng nhựa.
1. Ôn định và khởi động: 
- Cô cho cả lớp đi vòng tròn hít thở, kết hợp đi các kiểu chân, đi nhanh- đi chậm, chạy nhanh-chạy chậm.
-Sau đó cho xếp thành 4 hàng, dãn cách đều.
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
 Trẻ tập trên nền nhạc của bài: Thật đáng yêu.
- ĐT Tay( 2l x 4 nhịp) : Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
+ Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
+Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, lòng bàn tay sấp.
+Nhịp 2: hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
+Nhịp 3: hai tay đưa ra phía trước.
+Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị.
- ĐT Chân (2l x 4 nhịp): Ngồi khuỵu gối, tay đưa cao, ra trước.
+ Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, hai tay thả xuôi.
+Nhịp 1: Tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau), kiễng chân.
+ Ngồi khuỵu gối (lưng thẳng không kiễng chân), tay đưa ra phía trước, bàn tay sấp.
+Nhịp 3: như nhịp 1.
+ Nhịp 4: về vị trí.
- ĐT lườn: Đứng quay thân sang 2 bên sang bên 90 độ.
+Nhịp 1: Bước chân trái sang 1 bước, tay chống hông.
+Nhịp 2: Quay người sang trái 90 độ., tay chống hông.
+Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị, sau đổi quay người sang bên phải.
.
b. Vận động cơ bản: 
 Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
-Trẻ đứng làm 4 hàng ngang. 
- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.
Hỏi trẻ tên vận động?
- Cô làm mẫu lần 2: (giải thích)
 * Đi: khi có hiệu lệnh đi (chậm, vừa, nhanh): đứng thẳng người, mắt hướng về phía trước, chân bước đều, khoảng cách giữa 2 chân (độ dài của bước chân) bằng chiều dài của bàn chân. Có thể đi thẳng chân trước, chân sau trên một vạch kẻ hoặc 2 chân đi song song.
+khi có hiệu lệnh “đi nhanh” : vận tốc tăng nhanh, số bước chân sẽ nhiều và liên tục.
+khi có hiệu lênh: “đi chậm” thì kiểu dáng và cách đi vẫn như đi nhanh, nhưng tốc độ giảm nhiều và số lần chân bước sẽ ít hơn.
+khi có hiệu lệnh: “đi vừa phải”: kiểu dáng và cách đi vẫn như 2 cách trên, tuy nhiên số bước chân và vận tốc sẽ giảm so với đi nhanh, tăng hơn so với đi chậm.
* Chạy : (nhanh , vừa phải, chậm)
Tương tự như đi nhưng tốc độ và số lần “guồng” chân sẽ sẽ nhanh hơn đi.
- Trẻ thực hiện:
+ Cho 2 trẻ khá lên tập, cô cùng cả lớp quan sát, nhận xét. (Hỏi trẻ nêu cách thực hiện vận động)
+ Cho cả lớp cùng làm , cô quan sát sửa sai và động viên khuyến khích trẻ tập nhanh nhẹn và tự tin.
+ Cô cho lần lượt 3 trẻ lên tập một lần.
+ Cho trẻ thi đua thực hiện theo tổ, theo hàng.( cô quan sát khuyến khích động viên trẻ).
+ Cô mời những trẻ thực hiện chưa đúng lên thực hiện lại động tác bật. Cô hướng dẫn tập lại cho đúng.
* TCVĐ: Bắt bóng
 Cô khen thưởng cả lớp và giới thiệu thêm trò chơi “bắt bóng”.
-Lần 1: cô làm mẫu (không phân tích)
-Lần 2: cô vừa làm vừa phân tích.
 Khi có tín hiệu của người tung bóng thì phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng: xòe 2 bàn tay ra phía trước, mắt hướng theo bóng, khi bóng gần đến mình thì giớ 2tay đón lấy bóng, giữ chặt bóng bằng 2 tay, người giữ thăng bằng.
-Tương tự cô gọi 2 bạn làm chuẩn lên làm lại, -Cô hỏi trẻ tên vận động và cho cả lớp thực hiện. khi trẻ thực hiện cô quan sát động viên và giúp đỡ những trẻ chưa làm được
*Giáo dục: Muốn học giỏi, hát hay hàng ngày các bạn nhớ phải ăn uống đầy đủ các chất, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thì mới có sức khỏe tốt .
c, Hồi tĩnh: 
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
3. Kết thúc : 
 - Cho trẻ về góc hoạt động.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
-Trẻ quan sát
-Trẻ quan sát
-Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
-Trẻ quan sát
-Trẻ thực hiện
-Trẻ quan sát.
-Trẻ quan sát thực hiện.
-Trẻ quan sát
-Trẻ vận động
-Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
Tiết 2:
Văn học: Truyện: Thỏ trắng biết lỗi.
1.Kiến thức .
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện: Thỏ trắng biết lỗi.
- Trẻ biết phải trân trọng những món quà cũng như tình cảm của mọi người dành cho mình.
2. Kĩ năng
- Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô đủ câu, rõ ràng.
3.Thái độ
- Trẻ biết đoàn kết, trân trọng tình cảm của mọi người dành cho mình.
- Máy tính
-Tranh ảnh có nội dung câu chuyện
-video chuyện: Thỏ trắng biết lỗi.
 1. Ổn định - Gây hứng thú.
 Cô đọc câu đố:
“ Con gì chân ngắn, tai dài
Mắt hồng, lông mượt có tài chạy nhanh”
- Cô giới thiệu câu chuyện: Thỏ trắng biết lỗi
2. Nội dung:
a. Kể chuyện:
- Hôm nay cô sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về một chú Thỏ trắng vì không biết trân trọng những món quà và tình cảm của mọi người nên đã làm mọi người buồn và suýt chút nữa là không có ai chơi cùng. Cô mời các bạn cùng lắng nghe.
- Cô kể lần 1: diễn cảm
Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Cô kể lần 2: (kết hợp cùng tranh minh họa)
+Cô hỏi trẻ tên câu chuyện vừa kể?
+Trong chuyện có những nhân vật nào?
b. Đàm thoại và trích dẫn
- Cô hỏi trẻ tên câu chuyện?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Ai là người được Sinh nhật trong câu chuyện?
-Thỏ mẹ đã tặng gì cho thỏ trắng trong ngày sinh nhật?
“ thỏ mẹ đã làm một cái bánh ga- tô.”
-Thỏ trắng sinh nhật mấy tuổi?
-ngoài chiếc bánh ra thỏ mẹ còn tặng thỏ trắng gì nữa?
-khi nghe thấy tiếng các bạn gọi, do vội vàng nên thỏ trắng đã bị làm sao?
“ thỏ trắng vấp phải ghế.bẩn,,,”
-Bạn Gấu Nâu đã tặng gì cho bạn Thỏ trắng?
-Bạn Thỏ trắng đã nói như thế nào khi nhận món quà đó.?
“ôi! Bánh à”
-Bạn Thỏ khoang đã tặng gì cho bạn Thỏ trắng?
-Bạn Thỏ trắng đã trả lời như thế nào?
-Bạn Sóc vàng đã tặng gì cho bạn thỏ trắng, và bạn thỏ đã nói như thế nào?
-Khi cắt bánh sinh nhật Thỏ trắng đã nói gì làm mẹ buồn?
-Các bạn của Thỏ trắng đã nói như thế nào?
“thôi, chúng tớ..”
-Mẹ Thỏ trắng đã nói gì với thỏ trắng?
-Sau khi biết lỗi Thỏ trắng đã làm gì?
“các bạn ơi.”
-Các bạn có tha lỗi cho Thỏ trắng ko? Và họ đã làm gì?
*Cô khái quát lại câu chuyện: 
* Giáo dục: Các bạn ạ chúng ta phải biết trân trọng những gì mà người khác đã làm và tặng cho mình, phải biết quý trọng, đoàn kết với bạn bè
c. Cô kể lại lần 3 ( cho trẻ xem video câu chuyện: Thỏ trắng biết lỗi rồi)
3. Kết thúc: 
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Thỏ con nhanh trí.
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ xem video.
-Trẻ thực hiện
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1. Kết quả đạt được
- Kết quả và nội dung đã thực hiện được
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................-- Kết quả và nội dung chưa thực hiện được
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Biện pháp khắc phụ
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
Thứ3
30/9//2014
KPXH
Trò chuyện: Tên, tuổi, giới tính của bé .
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên, tuổi của mình và của các bạn.
- Trẻ hiểu và phân biệt được bạn trai, bạn gái.
2. Kỹ năng
- Trẻ có khả năng quan sát tốt và trả lời các câu hỏi một cách nhanh nhẹn và chính xác.
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ: chơi với các bạn phải đoàn kết, giúp đỡ nhau. 
- Tranh, ảnh về bạn trai, bạn gái.
- Âm nhạc: lớp chúng mình.
-1 số loại đồ dùng cá nhân của bạn trai, gái.
 1. Ổn định gây hứng thú:
- Cô cho cả lớp cùng hát bài: "lớp chúng mình”
- Cô hỏi trẻ: 
+Tên bài hát vừa hát?
+cô hỏi trẻ đến lớp có vui không?, có thích không? ở lớp con có những bạn nào? Con mấy tuổi rồi?
2. Nội dung:
a. Trò chuyện về Tên, tuổi, giới tính của trẻ.
(Đàm thoại)
-Các bạn vừa hát bài hát nói về gì?
- Bài hát các bạn vừa hát nói về lớp của chúng mình đấy. đến lớp thật vui, bạn bè chan hòa tình thân, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. 
- Cô hỏi trẻ từ hôm chuyển lên lớp mẫu giáo nhỡ tới nay chúng mình đã biết tên và tuổi của tất cả các bạn trong lớp chưa? 
-Hôm nay cô sẽ cho chúng mình cùng làm quen và trò chuyện để hiểu rõ về nhau hơn nhé 
- Cô làm mẫu giới thiệu về bản thân mình.
+ cô tên là: Thúy
+ năm nay cô: 35 tuổi
+Giới tính: nữ (con gái)
-Cô cho trẻ chia nhóm (tổ) trò chuyện với nhau.
+ bạn tên là gì?
+ năm nay bạn bao nhiêu tuổi?
+cho trẻ tự giới thiệu về giới tính 
( thông qua các đặc điểm: con gái thì có tóc dài, hay mặc áo hoa, mặc váycon trai cắt tóc ngắn, không mặc váy.)
-Cô đến trò chuyện cùng các nhóm. Hỏi tên một số trẻ ? mấy tuổi? con là trai hay gái, vì sao?
-Cô cho các nhóm cử đại diện lên tự giới thiệu về mình. (tên, tuổi, giới tính)
- khi trẻ giới thiệu cô cho cả lớp nhận xét xem các bạn giới thiệu có đúng không?
-Cô nhận xét chung. 
b.Trò chơi củng cố.
*Trò chơi 1: làm theo hiệu lệnh
- Khi cô nói “ ai là bạn gái” thì các bạn gái đứng lên.
- Khi cô nói: “ ai là bạn trai” thì các bạn trai đứng lên.
- Tương tự : cô gọi bạn nào bạn đấy phải đứng lên tự giới thiệu tên, tuổi, giới tính
- Ngược lại: cô nói đặc điểm của bạn nào bạn đấy đứng lên.
Ví dụ: bạn Hà Anh , 4 tuổi, là bạn gái. 
*Trò chơi 2: Đóng kịch (đoạn ngắn khi 2 bạn mới gặp và làm quen với nhau:
A: Chào bạn.!
B: chào bạn.!
A: Mình tên là Hà, năm nay mình 4 tuổi. Còn bạn tên là gì? Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?......
*Giáo dục: Các bạn phải ngoan ngoãn, học giỏi chơi với nhau phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau dù là bạn trai hay bạn gái
3. Kết thúc:
Cô nhận xét tuyên dương và chuyển hoạt động.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1. Kết quả đạt được
-Kết quả và nội dung đã thực hiện được
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................-- Kết quả và nội dung chưa thực hiện được
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Biện pháp khắc phục
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
Thứ4 (01/10/2014)
Tạo hình
Vẽ khuôn mặt vui
1.Kiến thức
- Củng cố biểu tượng về khuôn mặt.
- Trẻ hiểu được cảm xúc vui vẻ trên khuôn mặt ,
 2. Kỹ năng.
- Trẻ biết vẽ những bộ bộ phân: mắt, mũi mồm phù hợp với cảm xúc vui.
- Rèn kĩ năng vẽ và tô màu.
3. Giáo dục
- Trẻ biết hoàn thành sản phẩm, biết yêu quý sản phẩm mình và của bạn.
- Cô:
Tranh mẫu, giấy vẽ, giá vẽ, bút chì, bút sáp. 
-Trẻ: 
Sáp màu, giấy vẽ, bút chì.
- Dụng cụ để treo hoặc bày sản phẩm.
- Gương soi.
1. Ổn định - gây hứng thú .
 - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “có bao nhiêu cách Cười”.
- Cách chơi: cô cho trẻ soi vào gương và soi gương nhìn mặt mình.. cô nói và cho trẻ làm theo yêu cầu của cô.
+ Cô nói: cười to! 
Trẻ há to miệng ra cười và cười thành tiếng cười thoải mái.
+ Cô nói: cười mỉm! 
Trẻ nhoẻn miệng cười nhưng không thành tiếng.
+ Cô nói: cười khà khà!
Trẻ há miệng ra cười thành tiếng “ khà khà Cô khuyến khích trẻ cười theo nhiều cách khác nhau.. 
+ Cô giảng giải khi các bạn cười là khi các bạn có cảm xúc rất là vui. Khi vui vẻ thì gương mặt sẽ rất đẹp, rất đáng yêu.. giờ tạo hình hôm nay cô muốn các bạn lưu lại cảm xúc đó qua bài vẽ: khuôn mặt vui.
2. Nội dung 
Cho trẻ xem vật mẫu :
a. Đàm thoại về vật mẫu.
- Cô giới thiệu khuôn mặt vui (cho cả lớp xem, cho từng nhóm xem..) và hỏi trẻ.
+ Các bạn cùng quan sát các bộ phận trên khuôn mặt như: mắt, mũi, miệng trên khuôn mặt được cô vẽ như thế nào?
+ Vẽ hình gì làm khuôn mặt?
+ Khuôn mặt vui nhìn như thế nào?
+ Mắt như thế nào?
+ Mũi như thế nào?
+ Miệng cười tươi thì vẽ hình gì?
 b. Cô hướng dẫn và dạy cách vẽ:
* Cô đưa tay vẽ trên không.
* Cô làm mẫu lần 1 (không giải thích). .
* Cô làm mẫu lần 2 (kết hợp giải thích)
- Đầu tiên cô vẽ một hình tròn to làm khuôn mặt. (Cô đặt bút chì vẽ một đường cong tròn khép kín.)
- Cô vẽ thêm vòng tròn nhỏ làm mắt ( đuôi mắt hướng lên trên )
- Cô vẽ hình chữ S làm mũi ở giữa khuôn mặt.
- Cô vẽ một hình vòng cung hướng lên trên ngay dưới mũi(tượng trưng như đang cười.)
(lưu ý: khi vẽ nét bút phải dứt khoát, rõ ràng.)
- Sau đó cô dùng sáp màu để tô. Mắt cô tô màu đen, mũi cô di màu nâu, còn miệng cô tô màu đỏ hoặc màu hồng..
(lưu ý: tô sao cho trùng khít, không chờm ra ngoài.)
* Mở rộng: có thể vẽ khuôn mặt vui bằng nhiều phương pháp và chất liệu khác nhau nhau : vẽ tranh sơn dầu, vẽ trên tường, trên áo. Nhưng hôm nay cô sẽ cho lớp vẽ cách phổ biến nhất đó là vẽ bằng chì trên giáy A4 và tô bằng màu sáp.
c. Trẻ thực hiện:
- Bây giờ chúng mình hãy cùng thi đua xem tổ nào vẽ nhanh và đẹp nhé.
- Cô chú ý nhắc nhở tư thế và cách ngồi của trẻ.
- Trong khi trẻ vẽ cô bao quát và hướng dẫn trẻ còn lúng túng. Nhắc trẻ vẽ sao cho đẹp, tô màu cho chuẩn.
d. Trưng bày sản phẩm và nhận xét
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cô hỏi 2-3 trẻ thích sản phẩm nào? Vì sao thích? Bạn vẽ như thế nào? Có khéo không?
* Giáo dục: Các bạn thật khéo tay và giỏi. sản phẩm của chúng mình thật đẹp vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn và bảo quản cẩn thận để cho mọi người cùng xem.
3.Kết thúc: cô nhận xét và chuyển hoạt động:
- Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ quan sát tranh
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát
-Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát và nhận xét.
-Trẻ lắng nghe.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1. Kết quả đạt được
- Kết quả và nội dung đã thực hiện được
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................-- Kết quả và nội dung chưa thực hiện được
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Biện pháp khắc phục
.......

File đính kèm:

  • docGiao_an_4_tuoi_Chu_de_Ban_than.doc