Kế hoạch hoạt động khối Lá - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của gia đình bé

1. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng:

a. Đón trẻ, trò chuyện: Cô đón trẻ ân cần niềm nở, thu phiếu ăn, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường, lớp.

 b. Thể dục sáng: Tập thể dục nhịp điệu, kĩ năng với bài hát về chủ điểm.

2. Hoạt động ngoài trời:

 a. Quan sát: Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường, quan sát bầu trời cảnh vật, thiên nhiên cây cối. Cô đàm thoại với trẻ về chủ điểm và thời tiết trong ngày hôm nay.

 -hát :Nhà của tôi.

 -Cô cho cả lóp hat vỗ tay 2-3 lần.

 Làm quen bài mới: Bò qua vật cản

 b. Trò chơi vận động: Bóng bay

* Mục đích: Rèn luyện tính phản xạ tự nhiên cho trẻ.

*Chuẩn bị: Sân chơi, bài hát.

* Luật chơi: Trẻ hành động theo đúng nhịp bài thơ, bài hát.

 * Cách chơi: Trẻ cầm tay nhau thành vòng tròn, vừa đi vừa đọc “bóng bay xanh” đi chậm “ bay nhanh theo gió” đi nhanh hơn, tay giơ cao vòng tròn, chụm sát với nhau, “ nhẹ tay, nhẹ tay” tay hạ xuống “ kẻo mà bóng bay” đi lùi ra phía sau mở rộng vòng tròn “ vỡ ngay” nhún chân ngồi thụp xuống và cùng nói “ bùm”, tay giơ cao đưa sang hai bên làm động tác bóng vỡ.

 

docx59 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà của gia đình bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY.
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÔI NHÀ CỦA GIA ĐÌNH BÉ.
1. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng:
a. Đón trẻ, trò chuyện: Cô đón trẻ ân cần niềm nở, thu phiếu ăn, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường, lớp. 
 b. Thể dục sáng: Tập thể dục nhịp điệu, kĩ năng với bài hát về chủ điểm.
2. Hoạt động ngoài trời:
	a. Quan sát: Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường, quan sát bầu trời cảnh vật, thiên nhiên cây cối. Cô đàm thoại với trẻ về chủ điểm và thời tiết trong ngày hôm nay.
 -hát :Nhà của tôi.
 -Cô cho cả lóp hat vỗ tay 2-3 lần.
	Làm quen bài mới: Bò qua vật cản
	b. Trò chơi vận động: Bóng bay	 
* Mục đích: Rèn luyện tính phản xạ tự nhiên cho trẻ.
*Chuẩn bị: Sân chơi, bài hát.
* Luật chơi: Trẻ hành động theo đúng nhịp bài thơ, bài hát.
	* Cách chơi: Trẻ cầm tay nhau thành vòng tròn, vừa đi vừa đọc “bóng bay xanh” đi chậm “ bay nhanh theo gió” đi nhanh hơn, tay giơ cao vòng tròn, chụm sát với nhau, “ nhẹ tay, nhẹ tay” tay hạ xuống “ kẻo mà bóng bay” đi lùi ra phía sau mở rộng vòng tròn “ vỡ ngay” nhún chân ngồi thụp xuống và cùng nói “ bùm”, tay giơ cao đưa sang hai bên làm động tác bóng vỡ.
Trong khi trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi và nhận xết tuyên dương trẻ kịp thời.
 c. Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
* Mục đích: Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ qua việc đọc thuộc lời đồng giao.
 * Chuẩn bị: 2 trẻ 1 nhóm, trẻ đọc thuộc bài đồng dao:
Lộn cầu vồng	Con bé lên ba
Nước sông đang chảy 	Đôi ta cùng nhau
Thằng bé lên bảy 	Ra lộn cầu vồng	
* Luật chơi: Trẻ phải đẩy tay hoặc chân khớp với lời, mỗi tiếng là 1 nhịp đẩy.
	 * Cách chơi: Cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân, sau đó cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, cầm tay nhau vừa vung tay sang hai bên theo nhịp bài đồng giao khi đọc đến tiếng cuối cùng, cả hai trẻ cùng chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, cầm tay nhau hạ xuống dưới, tiếp tục đọc như lần trước đến từ cuối cùng lại chui qua tay để trở về tư thế ban đầu.
	Trẻ chơi cô nhận xét sau khi chơi. 
 d. Chơi tự do: Trẻ chơi nhặt lá xung quanh sân trường, chơi đong đo đất cát
3. Hoạt động có chủ đích:
	Môn: Thể dục
	Đề tài: Bò qua vật cản
	 Trò chơi: Về đúng nhà.
a. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ phối hợp chân tay nhịp nhàng khi bò qua vật cản.
 - Phát triển sự khéo léo nhanh nhẹn, sự chú ý
- Giáo dục trẻ phải thường xuyên tập thể dục, giữ gìn đồ dùng, nhắc trẻ không nên leo trèo và bò ở ngoài đất kẻo bẩn tay.
b. Chuẩn bị:
 - Không gian tổ chức Trong lớp
 - Đồ dùng: Vật cản, băng đĩa, máy cát sét.
 - 3 ngôi nhà có màu đỏ, xanh, vàng
c. Phương pháp:
Quan sát- thực hành- trò chơi.
 d. Tiến hành hoạt động
Mở đầu hoạt động: Cô cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát có những ai? Bố mẹ và con cùng sống với nhau trong một ngôi nhà đúng không nào, Vậy bạn nào biết địa chỉ nhà của mình là ở đâu không nào? Nhà các con làm bằng nhà xây hay nhà gỗ, àh đúng rồi các con phải biết địa chỉ nhà của mình để ai hỏi thì các con sẽ nhớ và chỉ cho người lớn biết nhà của mình ở đâu đúng không nào. Cô thấy các con học rất là ngoan rồi hôm nay cô sẽ tổ chức các trò chơi các con có muốn tham gia không nào?
 	 Hoạt động trọng tâm:
* Khởi động: Cô mở nhạc bài “ Bé quét nhà ” cho trẻ chạy thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi: Đi bằng mũi chân, gót chân, chạy nhanh, chậm, đi bàn chân
* Trọng động:
Bài tập phát triển chung: Cô xếp trẻ đứng thành 3 hàng ngang. Mở nhạc bài: 
“ Cả nhà thương nhau”. Trẻ tập các động tác theo nhịp của câu hát.
- Động tác tay: Hai tay đưa lên cao, dang ngang, hạ xuống. ( 3 lần 4 nhịp)
- Động tác chân: Hai chân thay nhau đưa về trước khụyu gối. ( 3 lần 4 nhịp)
- Động tác bụng: Hai tay đưa lên cao, nghiêng người sang hai bên. ( 2 lần 4 nhịp)
- Động tác bật nhảy: Hai chân bật trước, sau tại chỗ. ( 2 lần 4 nhịp)
 * Vận động cơ bản: Bây giờ cô cùng các con tham gia các trò chơi nhé. Trò chơi thứ nhất là “ Bò qua vật cản”.
	- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. 
 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Đến vạch chuẩn các con cúi xuống chống cả 2 bàn tay và 2 cẳng nhân xuống sàn, mắt nhìn về phía trước và vật cản, bò tay nọ chân kia, bò tay phải lên trước, chân trái bước lên, rồi đến bò tay trái lên trước, chân phải bước lên đến vật cản thì bò 1 tay qua vật cản trước rồi đến tay thứ 2 qua vật cản, rồi bò 1 chân qua vật cản và bò chân còn lại qua vật cản. bò qua hết vật cản xong thì đứng dậy về cuối hàng đứng.
 - Cô mời 2 trẻ giỏi lên làm thử cô bao quát sửa sai cho trẻ.
 - Trẻ thực hiện: Lần lượt cô cho từng nhóm 3 – 4 trẻ lên thực hiện cho đến hết lớp.
 - Cô cho lớp thực hiện lần 2 theo hình thức thi đua. Chia trẻ làm 2 đội trẻ sẽ bò qua vật cản đội nào bò đúng, không cham tay, chân vao vật cản sẽ thắng cuộc. Trẻ thực hiên cô nhận xét. ( Nếu thời gian còn sẽ cho trẻ thực hiện lần 2 theo hình thức này)
 - Cô bao quát sửa sai tuyên dương trẻ kịp thời.
 * Trò chơi: Về đúng nhà.
	- Luật chơi: Trẻ phải tìm được đúng nhà của mình.
 - Cách chơi: Cô phát cho mỗi cháu một tranh lô tô về gia đình tương ứng với tranh ở 3 ngôi nhà. Cô cho cháu đi vòng tròn hát khi nghe cô hô về đúng nhà thì mỗi trẻ chạy về ngôi nhà có gia đình tương ứng với tranh trên tay của trẻ.
 Trẻ chơi cô nhận xét sau khi chơi.
	* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
Kết thúc hoạt động: Cô dặn dò giáo dục cho trẻ biết tác dụng của luyện tập thể dục, không nên bò ở ngoài đất, cất đồ dùng vào đúng nơi qui định.
4. Hoạt động góc: 
 a. Góc tạo hình: Tô màu ngôi nhà của bé.
	 * Yêu cầu: Trẻ biết cách tô màu cho ngôi nhà của mình thật đẹp.
 * Chuẩn bị: Bàn, ghế, bút màu, vở tạo hình, tranh về ngôi nhà của bé.
 * Cách chơi: Trẻ vào góc chơi lấy bút, vở, tranh ra tô, cô hướng dẫn cho trẻ cách tô, cách cầm bút, cô hỏi trẻ con tô gì? Tô như thế nào? Tô phần nào trước?...cô bao quát và hướng dẫn thêm cho trẻ. Nhận xét góc chơi.	
 b. Góc thư viện: Xem tranh về các kiểu nhà.
	 * Yêu cầu: Trẻ biết cách lấy tranh ra xem nêu lên ý kiến của mình và cất đúng nơi quy định
	 * Chuẩn bị: Góc chơi, tranh, truyện về các kiểu nhà.
	 * Cách chơi: Trẻ vào góc chơi, lấy tranh ảnh ra xem và cùng trao đổi với nhau. Cô bao quát và hướng dẫn thêm cho trẻ. Cô nhận xét góc chơi.
	c. Góc phân vai: Gia đình mẹ con.	
	 * Yêu cầu: Trẻ biết cách chơi, làm mẹ, con.
	 * Chuẩn bị: Bàn ghế, chén, thìa, đũa, thức ăn, giỏ đi chợ, .
	 * Cách chơi: Trẻ thỏa thuận vai chơi, ai làm mẹ, ai làm con, mẹ làm những công việc gì? Con phải như thế nào?.Trẻ chơi. Cô bao quát và hướng dẫn thêm cho trẻ, cô nhận xét góc chơi.
	d. Góc xây dựng: Xây nhà một tầng, hai tầng.
	* Yêu cầu: Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu để xây thành ngôi nhà một tầng, nhà hai tầng.
	* Chuẩn bị: Gạch bằng xốp, hàng rào, cây xanh, ghế, bồn hoa, nhà 1tầng, 2 tầng
	* Cách chơi: Trẻ thỏa thuận vai chơi. Ai làm tổ trưởng, ai đi lấy nguyên vật liệu, mọi người cùng nhau xây nhà. Ai trồng thêm cây xanh, xây bồn hoa, ghế,cô đặt câu hỏi gợi ý: Con xây như thế nào? con xây phần nào trước? Ngoài ra con xây gì nữa?...Trẻ chơi, cô bao quát và hướng dẫn thêm cho trẻ, nhận xét sau khi chơi.
e. Góc âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ mừng ngày sinh nhật
	* Yêu cầu: Trẻ biết cách trang điểm, tập múa và tập hát.
	* Chuẩn bị: Góc chơi, hoa đeo tay, đồ trang điểm, míc, nhạc cụ, 
	* Cách chơi: Trẻ vào góc chơi, cùng trò chuyện, trao đổi với nhau, trang điểm, tập múa, tập hát một số bài hát để biểu diễn văn nghệ. Cô bao quát và nhân xét. 
5. Vệ sinh ăn trưa và ăn chiều:
	Vệ sinh cá nhân cho trẻ, kê bàn ghế ăn trưa và vệ sinh sau khi ăn, ngủ trưa.
	Vệ sinh sau khi ngủ dậy và ăn chiều.
6. Hoạt động chiều:
	a. Ôn kiến thức cũ: Bò qua vật cản.
	b. Làm quen kiến thức mới: So sánh sự to – nhỏ
	c. Chơi trò chơi học tập: Nhà bé ở đâu.
	d. Chơi tự do:
7. Nhận xét cuối ngày: 
 BÌNH CỜ
Ổn định lớp : Lớp đọc Ba tiêu chuẩn trong ngày.
Đàm thoại : hôm nay cô thấy lớp học ngoan học giỏi bây giò cô sẽ cho lớp bình cờ xem những ai xứng đáng được nhận cò bé ngoan nhé.
Lớp trưởng cho cô biết xem hôm nay có ai đi học muộn không ? ai chưa ngoan trong giờ học ko?
Để xem lớp trưởng nhận xét có đúng ko? Bây giờ cô mời từng tổ nhận xét nhé.
Mời tổ 1 : các con tự nhận xét xem hôm nay ai xứng đáng nhận cờ BN tự dứng dậy.Mời tổ trưởng nhận xét xem các bạn đã nhận mình được hoa BN có đúng chưa?.Mời 2 tổ còn lại nhận xét xem tổ bạn nhận xét đúng chưa ?
Cô nhận xét tổ được những ai?mời các bạn lên trước lớp cô phát cờ cho từng bạn cả lớp vỗ tay hoan hô .Lớp đọc “Bé cắm cờ “ các bạn cắm cờ.
Tổ 2 + 3: tiến trình tương tự tổ 1.
8. Trả trẻ: Vệ sinh. Trả trẻ: nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ khi về.	
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
CHỦ ĐIÊM: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐIỂM NHÁNH: NGÔI NHÀ CỦA GIA ĐÌNH BÉ.
1. Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng:
a. Đón trẻ, trò chuyện: Cô đón trẻ ân cần, thu phiếu ăn, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường lớp.
b. Thể dục sáng: Cô cho trẻ tập thể dục nhịp điệu, kĩ năng với bài hát về chủ điểm.
2. Hoạt động ngoài trời:
	a. Quan sát: Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường, đàm thoại với trẻ về chủ điểm. giáo dục trẻ: mặc áo ầm vào buổi sáng, yêu thương mọi người trong gia đình, 
	làm quen bài mới: So sánh sự to nhỏ
 -Cô cho lớp hat,vận động bài “Nhà của tôi”
 -Cô hướng dẫn cách múa,vận động bài hat.
	b. Trò chơi vận động: Bóng bay.
	Cô nêu luật chơi và cách chơi, trẻ chơi. Cô nhận xét sau khi chơi
	c. Chơi tự do: Trẻ chơi với lá cây, dùng phấn vẽ theo ý thích.
3. Hoạt động có chủ đích:
	 Môn: Làm quen với toán
	 Đề tài: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về độ lớn của 2 đồ vật, sử dụng đúng từ to hơn, nhỏ hơn.
a. Mục đích yêu cầu:
 	Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về độ lớn của 2 đồ vật, sử dụng đúng từ to hơn, nhỏ hơn..
	Trẻ chú ý quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ
	Giáo dục trẻ thích học toán. Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
	b. Chuẩn bị:
Môi trường hoạt động: Trong lớp
	Đồ dùng của cô: 1 cửa sổ to, 1 cửa sổ nhỏ, 1 cái bát to, 1 cái bát nhỏ, 1 ngôi nhà cao, 1 ngôi nhà thấp. 2 ô vuông to – nhỏ.
	Đồ dùng của trẻ: 1 cái bát to, 1 cái bát nhỏ kích thước nhỏ hơn cô.
c. Phương pháp: 
Quan sát - Dùng lời – thực hành.
d. Tiến hành hoạt động:
Mở đầu hoạt động: Cô cho trẻ hát: “Nhà của tôi” các con vừa hát bài hát gì? Vậy nhà các con được làm bằng nhà gỗ hay nhà xây? Địa chỉ nhà các con ở đâu? Các con có yêu quí ngôi nhà của mình không nào? Yêu quí ngôi nhà của mình thì các con phải làm gì cho ngôi nhà của mình? 
* Ôn bài cũ: Cô cũng có ngôi nhà vậy các con xem cô có bao nhiêu ngôi nhà đây? Hai ngôi nhà này như thế nào? Ngôi nhà nào cao hơn? Ngôi nhà nào thấp hơn? Và mời 2 trẻ lên so sánh xem ai cao hơn ai thấp hơn, cho trẻ đứng trước và trẻ đứng sau hỏi ai cao hơn? ai thấp hơn? vì sao cao hơn? cho cả lớp đọc lại.
 Hoạt động trọng tâm:
* Kiến thức mới: Cho trẻ chơi trò chơi: bóng tròn to. Giờ học hôm nay cô sẽ dạy cho các con nhận biết sự khác biệt về độ lớn của 2 đồ vật: To hơn, nhỏ hơn. Các con ơi, ngôi nhà của cô có hai cửa sổ, và cô muốn lớp mình hay so sánh cho cô xem 2 cửa sổ này như thế nào với nhau nhé. Cửa sổ màu xanh to hơn, cửa sổ màu vàng nhỏ hơn. Cho lớp, tổ, cá nhân đọc.
Muốn biết đúng cửa sổ màu xanh to hơn cửa sổ màu vàng thì bây giờ cô sẽ đặt chồng cửa sổ màu vàng lên cửa sổ màu xanh vậy có đúng không các con. Vì sao cửa sổ màu xanh to hơn? Cho lớp đọc lại.
Ngoài ra trong ngôi nhà của cô còn có đồ dùng để ăn nữa đấy. Các con xem đó là đồ dùng gì nhé. Cô đưa 2 cái bát ra và hỏi trẻ hai cái bát này như thế nào với nhau. Cái bát màu đỏ to hơn, cái bát màu xanh nhỏ hơn. Lớp, tổ cá nhân đọc.
Sau đó cô đặt chồng 2 cái bát và hỏi trẻ cái nào to hơn cái nào nhỏ hơn? Vì sao to hơn? lớp đọc.
 * Luyện tập: 
 - Cá nhân: Mời 1 trẻ lên lấy đồ dùng và xếp theo yêu cầu của cô, trẻ xếp, nói và đọc to hơn – nhỏ hơn. 
 - Cả lớp: Phát đồ dùng cho cả lớp, trẻ xếp theo yêu cầu của cô, cô hỏi trẻ trả lời và đọc. Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
	 * Trò chơi: Nhảy vào đúng ô.
	 Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội mỗi đội cô phát cho 2 cái chén khác nhau. Trên sân cô vẽ 2 cái ô một ô to và một ô nhỏ, có để 2 cái chén giống của trẻ. Cô cho trẻ đi vòng tròn hát khi nghe hiệu lệnh của cô về ô to hơn, nhỏ hơn thì trẻ nào cầm trên tay cái của ô to thì nhảy vào ô to. Trẻ nào cầm trên tay cái chén của ô nhỏ thì nhảy vào ô nhỏ.
 Cho trẻ chơi 2 – 3 lần, cô nhận xét sau khi chơi.
Kết thúc hoạt động:
 Cô dặn dò, giáo dục trẻ phải ham thích học môn toán để giúp ích cho chúng ta sau này. 
 4. Hoạt động góc 
 a.Góc tạo hình: Tô màu ngôi nhà của bé.
	Trẻ tự vào góc chơi và nêu nhiệm vụ chơi. Trẻ tự chơi, cô quan sát và giúp đỡ trẻ chơi. Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm và góc chơi.
	b. Góc thư viện: Xem tranh về các kiểu nhà.
	Trẻ tự vào góc chơi, nêu nhiệm vụ chơi. Trẻ tự lấy tranh ra xem. Cô quan sát và hướng dẫn trẻ thêm. Nhận xét góc chơi.
	c. Góc phân vai: Gia đình mẹ con.	
Trẻ tự vào góc chơi, tự thỏa thuận vai chơi, cô bao quát và hướng dẫn trẻ thêm. Nhận xét sau khi chơi.
d. Góc xây dựng: Xây nhà một tầng, hai tầng.
Trẻ tự vào góc chơi, tự thỏa thuận vai chơi, cô bao quát và hướng dẫn trẻ thêm. Nhận xét sau khi chơi.
e. Góc âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ mừng ngày sinh nhật
Trẻ lại góc chơi, tự trang điểm, tập múa hát để biểu diễn văn nghệ, cô bao quát và hướng dẫn thêm cho trẻ, trẻ chơi, cô nhận xét sau khi chơi. Giáo dục trẻ.
5. Vệ sinh ăn trưa và ăn chiều:
	Vệ sinh cá nhân cho trẻ, kê bàn ghế ăn trưa và vệ sinh sau khi ăn, ngủ trưa.
	Vệ sinh sau khi ngủ dậy và ăn chiều.
6. Hoạt động chiều:
	a. Ôn kiến thức cũ: Cho trẻ so sánh sự to nhỏ giữa hai đối tượng.
	b. Làm quen kiến thức mới: Hát bài“ Nhà của tôi”
	c. Chơi tự do
7. Nhận xét cuối ngày: 
	.
 BÌNH CỜ
Ổn định lớp : Lớp đọc Ba tiêu chuẩn trong ngày.
Đàm thoại : hôm nay cô thấy lớp học ngoan học giỏi bây giò cô sẽ cho lớp bình cờ xem những ai xứng đáng được nhận cò bé ngoan nhé.
Lớp trưởng cho cô biết xem hôm nay có ai đi học muộn không ? ai chưa ngoan trong giờ học ko?
Để xem lớp trưởng nhận xét có đúng ko? Bây giờ cô mời từng tổ nhận xét nhé.
Mời tổ 1 : các con tự nhận xét xem hôm nay ai xứng đáng nhận cờ BN tự dứng dậy.Mời tổ trưởng nhận xét xem các bạn đã nhận mình được hoa BN có đúng chưa?.Mời 2 tổ còn lại nhận xét xem tổ bạn nhận xét đúng chưa ?
Cô nhận xét tổ được những ai?mời các bạn lên trước lớp cô phát cờ cho từng bạn cả lớp vỗ tay hoan hô .Lớp đọc “Bé cắm cờ “ các bạn cắm cờ.
Tổ 2 + 3: tiến trình tương tự tổ 1
8. Trả trẻ: Nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ khi về.	
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÔI NHÀ CỦA GIA ĐÌNH BÉ.
1. Đón trẻ, trò chuyện và thể dục sáng
a. Đón trẻ, trò chuyện: Đón trẻ nhẹ nhàng, thu phiếu ăn, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ. Trò chuyện với trẻ về gia đình, về ngôi nhà của bé. Hát đọc thơ về chủ điểm.
b. Thể dục sáng: Tập toàn trường theo nhạc. Theo bài hát về chủ điểm.
2. Hoạt động ngoài trời:
	a. Quan sát: Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường, đàm thoại với trẻ về chủ điểm. giáo dục trẻ.
	Ôn bài cũ: So sánh sự to nhỏ qua hình thức trò chơi.
 -Cô cùng trẻ hát vận động bài hát “Nhà cuả tôi”
 -Cô hát trẻ nghe bài :”Cả nhà thương nhau”
	b. Trò chơi vận động: Bóng bay.
	 Cô nêu luật chơi và cách chơi, trẻ chơi. Cô nhận xét sau khi chơi
	c. Chơi tự do: Trẻ chơi với lá cây, dùng phấn vẽ theo ý thích.
3. Hoạt động có chủ đích:
Môn: LQVH
Đề tài: Thơ “ em yêu nhà em”
1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ thuộc thơ, hiểu rõ nội dung bài thơ nói gì
- Kỹ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ, biết làm cử chỉ điệu bộ
- Thái độ: cử chỉ điệu bộ đẹp phù hợp với bài thơ
- Tích hợp: Âm nhạc, tạo hình.
2. Chuẩn bị:
- Không gian hoạt động: trong lớp.
- Đồ dùng phương tiện: Thơ tranh minh họa, tranh chữ viết.
3. Phương pháp:
Trực quan, đàm thoại
4. Tiến hành hoạt động
a. Hoạt động 1: 
- Lớp mình hát bài “ cả nhà thương nhau”.
- Lớp mình vừa hát bài hát gì? 
- Vậy trong bài hát nhắc ba và mẹ thương ai nào?
- Tro mỗi chúng ta đều có một ngôi nhà chung sống với nhau. Bạn nào kể cho cô biết nhà mình được làm bằng nguyên vật liệu gì?
- Có rất nhiều kiểu nhà, nhưng có một em bé kể về ngôi nhà của mình và bạn ấy rât yêu ngôi nhà của mình bạn đi đâu cũng nhớ đến ao muông với cá cờ này, rồi dù đi xa thật là xa nhưng chẳng nơi nào giống như nhà của mình cả. vậy đó là bài thơ nào nhỉ?
- Cô cùng các con đọc bài thơ này nhé!
b.Hoạt động 2:
- Cả lớp lại bài thơ cho cô nghe nào.
- Cho cô biết là của tác giả nào nhỉ?
- Bây giờ lớp mình hãy nhìn lên màn hình và đọc theo tranh cùng cô nhé.
- Cho trẻ đọc theo tranh máy tính.
- Giảng nội dung: bài thơ nói về cậu bé tả cảnh ngôi nhà của mình, chẳng có ngôi nhà nào giống như ngôi nhà của em cả, nổi bật nhất là có đàn chim sẻ bên thềm líu lo, có nàng gà mái hoa mơ, cô gà kêu khi vừa đẻ xong, ở sau vườn có buồng chuối mà em ví như bà già bị còng. Có ông ngô bắt, ao muống, ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ. Rất là nhiều cảnh vật ở xung quanh sân nhà em. Dù đi đâu đi chăng nữa em vẫn nhớ ngôi nhà của mình.
- Cô đọc thơ lần 2: Tranh sáng tạo	
- Giảng giải từ khó: - Lưng óng có nghĩa là buồng chuối đó nhiều quả và nặng trĩu xuống đất.
* Đàm thoại : tên bài thơ
- Trong bài thơ nói về điều gì? Trẻ đọc đoạn thơ thể hiện điều đó.
- Bên thềm có gì nào?
- Khi con gà mái đẻ xong thì nó như thế nào?
- Em bé ví buồng chuối như thê nào? Bắp thì làm sao nhỉ?
- Ở ao và vườn thì có gì?
- Khi em bé đi xa có nhớ nhà mình không?
- Mẹ ví với những nhân vật nào? Trẻ tự tìm doạn thơ phù hợp để trả lời.
- Mẹ được bé ví với ai?
- Con có thể đặt bài thơ này tên là gì?
-Giáo dục trẻ về ngôi nhà yêu thương của mình.
- Trò chơi: ghép tranh.
- Kết thúc hoạt động: lớp đọc lại bài thơ.
4. Hoạt động góc: 
	 a.Góc tạo hình: Tô màu ngôi nhà của bé.	 
Trẻ tự vào góc chơi và nêu nhiệm vụ chơi. Trẻ tự chơi, cô quan sát và giúp đỡ trẻ chơi. Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm và góc chơi.
	b. Góc thư viện: Xem tranh về các kiểu nhà.
	Trẻ tự vào góc chơi, nêu nhiệm vụ chơi. Trẻ tự lấy tranh ra xem. Cô quan sát và hướng dẫn trẻ thêm. Nhận xét góc chơi.
	c. Góc phân vai: Gia đình mẹ con. 
Trẻ tự vào góc chơi, tự thỏa thuận vai chơi, cô bao quát và hướng dẫn trẻ thêm. Nhận xét sau khi chơi.
d. Góc xây dựng: Xây nhà một tầng, hai tầng.
Trẻ tự vào góc chơi, tự thỏa thuận vai chơi, cô bao quát và hướng dẫn trẻ thêm. Nhận xét sau khi chơi.
e. Góc âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ mừng ngày sinh nhật
Trẻ lại góc chơi, tự trang điểm, tập múa hát để biểu diễn văn nghệ, cô bao quát và hướng dẫn thêm cho trẻ, trẻ chơi, cô nhận xét sau khi chơi. Giáo dục trẻ.
5. Vệ sinh ăn trưa và ăn chiều:
	Vệ sinh cá nhân cho trẻ, kê bàn ghế ăn trưa và vệ sinh sau khi ăn, ngủ trưa.
	Vệ sinh sau khi ngủ dậy và ăn chiều.
6. Hoạt động chiều:
	a. Ôn kiến thức cũ: hát bài: “Nhà của tôi”
	b. Làm quen kiến thức mới: Trò chuyện về ngôi nhà của bé.
	d. Chơi tự do
7. Nhận xét cuối ngày: 
 Vệ sinh.
	.BÌNH CỜ
Ổn định lớp : Lớp đọc Ba tiêu chuẩn trong ngày.
Đàm thoại : hôm nay cô thấy lớp học ngoan học giỏi bây giò cô sẽ cho lớp bình cờ xem những ai xứng đáng được nhận cò bé ngoan nhé.
Lớp trưởng cho cô biết xem hôm nay có ai đi học muộn không ? ai chưa ngoan trong giờ học ko?
Để xem lớp trưởng nhận xét có đúng ko? Bây giờ cô mời từng tổ nhận xét nhé.
Mời tổ 1 : các con tự nhận xét xem hôm nay ai xứng đáng nhận cờ BN tự dứng dậy.Mời tổ trưởng nhận xét xem các bạn đã nhận mình được hoa BN có đúng chưa?.Mời 2 tổ còn lại nhận xét xem tổ bạn nhận xét đúng chưa ?
Cô nhận xét tổ được những ai?mời các bạn lên trước lớp cô phát cờ cho từng bạn cả lớp vỗ tay hoan hô .Lớp đọc “Bé cắm cờ “ các bạn cắm cờ.
Tổ 2 + 3: tiến trình tương tự tổ 1
8. Trả trẻ: Nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ khi về. Trao đổi với phụ huynh về những trẻ học còn yếu.
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG N

File đính kèm:

  • docxgia_dinh.docx
Giáo Án Liên Quan