Kế hoạch hoạt động khối Lá năm học 2016 - Chủ đề: Gia đình

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

* Dinh dưỡng sức khoẻ:

- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

- Trẻ kể được tên một số món ăn có trong bữa ăn hàng ngày.

- Trẻ biết không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.

* Phát triển vận động:

- Trẻ có trạng thái thoải mái, vui vẻ, an toàn, ham thích vận động, thực hiện tốt các động tác hô hấp, tay, chân, bụng, bật

- Trẻ thực hiện được vận động: Ném, trườn, tung bóng.Trẻ hứng thú chơi trò chơi.

- Trẻ nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.

 2. Phát triển nhận thức:

* Khám phá khoa học:

- Trẻ biết được các kiểu nhà khác nhau, biết phân loại một số đồ dùng theo chất liệu và công dụng.

- Trẻ biết nhu cầu gia đình: ăn uống,vui chơi, giải trí

* Khám phá xã hội;

- Trẻ biết họ tên, công việc, sở thích của người thân trong gia đình, biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình, các thành viên trong gia đình. Trẻ biết được gia đình đông con, gia đình ít con và các thế hệ trong gia đình.

- Trẻ biết ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo việt nam- ngày hội của các thầy cô giáo

 

docx52 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá năm học 2016 - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
 (Từ ngày 24/10 đến ngày 18/11/2016)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng sức khoẻ:
- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Trẻ kể được tên một số món ăn có trong bữa ăn hàng ngày.
- Trẻ biết không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
* Phát triển vận động:
- Trẻ có trạng thái thoải mái, vui vẻ, an toàn, ham thích vận động, thực hiện tốt các động tác hô hấp, tay, chân, bụng, bật
- Trẻ thực hiện được vận động: Ném, trườn, tung bóng...Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
- Trẻ nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
 2. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học:
- Trẻ biết được các kiểu nhà khác nhau, biết phân loại một số đồ dùng theo chất liệu và công dụng. 
- Trẻ biết nhu cầu gia đình: ăn uống,vui chơi, giải trí
* Khám phá xã hội;
- Trẻ biết họ tên, công việc, sở thích của người thân trong gia đình, biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình, các thành viên trong gia đình. Trẻ biết được gia đình đông con, gia đình ít con và các thế hệ trong gia đình. 
- Trẻ biết ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo việt nam- ngày hội của các thầy cô giáo 
* Toán:
- Trẻ biết đếm đến 6 nhận biết chữ số 6, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6, Chia nhóm có 6 đối tượng thành 2 phần
- Trẻ được ôn khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ biết sử dụng từ để trò chuyện và giớ thiệu về bản thân và các thành viên gia đình về sở thích, công việc .
- Trẻ thích nghe đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, đọc đồng dao, cao dao, đóng kịch về gia đình .
- Trẻ biết lắng nghe và sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ những hiểu biết của mình cùng cô và các bạn bè, cô giáo và người thân. 
4. Phát triển tình cảm xã hội:
- Trẻ có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.
- Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ yêu quý gia đình , biết quan tâm chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình.
- Trẻ có ý thức tiết kiệm điện, nước.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ biết yêu quý cái đẹp xung quanh mình.
- Trẻ biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm, mô tả hình ảnh về người thân và các đồ dùng trong gia đình( Vẽ, nặn, tô màu người thân trong gia đình, ngôi nhà, đồ dùng trong gia đình)
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động tô màu, vẽ, nặn, về chủ đề, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình.
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi nghe hát, hát, vân động hát múa theo các bài hát, bản nhạc.
- Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
II. MẠNG NỘI DUNG
1. Gia đình của bé. (1 tuần, từ ngày 24/10 đến 28/10/2016)
2. Ngôi nhà hạnh phúc. (1 tuần, từ ngày 31/10 đến 04/11/2016)
3. Nhu cầu của gia đình. (1 tuần, từ ngày 07/11 đến 11/11/2016)
4. Ngày hội của thầy cô giáo. (1 tuần, từ ngày 14/11 đến 18/11/2016)
 III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
TT
Phần
Nội dung
Bổ sung
I
Phát triển thể chất
* Dinh dưởng và sức khỏe
- Hướng dẫn trẻ rửatay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.
- Trò chuyện về nề nếp hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi.
- Trò chuyện về các món ăn có trong bữa ăn hằng ngày
* Vận động:
- Thể dục sáng: Tập theo nhạc bài tập tháng 10,11
- Thể dục giờ học: + Ném xa bằng 1 tay.
 + Ném trúng đích thẳng đứng.
 + Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay.
 + Trườn sấp và chui qua cổng.
- Trò chơi vận động: + Chạy tiếp cờ.
 + Gia đình nào nhanh
 + Ai nhanh chân.
 + Chuyền bóng.
II
Phát triển nhận thức
* Làm quen toán:
+ Đếm đến 6, nhận biết chữ số 6
+ Nhận biêt mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6.
+ Chia đối tượng 6 thành 2 phần
+ Ôn khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
* Khám phá khoa học:
- Trò chuyện về ngôi nhà của bé
* Khám phá xã hội:
- Trò chuyện về gia đình của bé.
- Trò chuyện về các hoạt động vui chơi, giải trí của gia đình.
- Trò chuyện về ngày hội của cô giáo.
* Các hoạt động khác:
- Trò chuyện về mối quan hệ họ hàng, cách xưng hô với mọi người trong gia đình.
- Quan sát, trò chuyện về các kiểu nhà, một số đồ dùng trong gia đình.
- Trò chuyện với trẻ làm gì khi bị lạc đường, khi người thân bị ốm.
- Trò chuyện về cách giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp.
- Thảo luận về công việc của cô giáo.
- Thí nghiệm vật chìm, nổi, thí nghiệm các chất hòa tan trong nước
- Thực hiện vở toán .
III
Phát triển ngôn ngữ
* Văn học:
- Thơ: + Làm anh.
 + Em yêu nhà em.
 + Bàn tay cô giáo..
- Truyện: Ba cô gái.
- Đồng dao, Ca dao về tình cảm gia đình, câu đố.
* Các hoạt động khác:
- Thơ: + Thương ông,..; - Truyện: + Tấm cám
IV
Phát triển thẩm mĩ
* Tạo hình:
- Vẽ chân dung người thân trong gia đình.
- Cắt dán ngôi nhà từ các hình hình học .
- Nặn đồ dùng trong gia đình.
- Vẽ quà tặng cô giáo.
* Âm nhạc: 
+ Hát kết hợp vận động múa: Múa cho mẹ xem
+ Hát kết hợp vận động: Nhà của tôi
+ Hát kết hợp vận động: Bé quét nhà.
+ Hát kết hợp vận động múa: Cô giáo miền xuôi
- Nghe hát: + Cho con.
 + Ba ngon nến lung linh.
 + Chỉ có một trên đời
- Trò chơi âm nhạc: + Nghe âm thanh tìm đồ vật.
 + Ai đoán giỏi.
 + Ai nhanh chân.
 + Nghe âm thanh đoán dụng cụ. 
* Các hoạt động khác:
- Âm nhạc: + Đồ dùng bé yêu, Cả nhà thương nhau.
- Tạo hình: Vẽ, tô màu, nặn các đồ dùng gia đình
V
Phát triển tình cảm xã hội
- Luôn biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết bảo vệ nguồn nước.
- Hướng dẫn trẻ biết cảm ơn, xin lỗi.
- Hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi dân gian.
- Cùng trẻ kết hoa bằng lá cây tặng người thân.
- Thực hành gấp quần áo.
VI
Góc tuyên truyền
- Phối hợp với phụ huynh sưu tầm một số nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chủ đề.
- Cung cấp cho phụ huynh một số bài thơ, bài hát về chủ đề Gia đình, Phối hợp cùng phụ huynh để chăm sóc giáo dục trẻ.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN I
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ
Từ ngày24 /10- 28/10/2016 (ca phụ)
I. Kết quả mong đợi:
- Giúp cô chính cho trẻ biết về các tên các thành viên trong gia đình, gia đình thuộc gia đình gì
- Trẻ có thói quen chú ý trong khi học.	
- Trẻ có ý thức tốt trong giờ học.
- Có đủ đồ dùng phục vụ cho việc học, chơi của trẻ.
- Trang trí chủ đề đúng ,đẹp
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
- Lớp học gọn gàng, sạch sẽ, các góc chơi ngăn nắp.
- Sắp xếp đồ chơi ở các góc gọn gàng, đúng.
- Luôn chuẩn bị bàn ghế, chiếu trong các hoạt động hàng ngày.
III. Công việc cụ thể:
- Trang trí chủ đề: Gia đình bé
- Lớp học sach sẽ, gon gang.
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động: lô tô, tranh thơ, đồ chơi ngoài trới, giấy, bút màu.
- Quản nề nếp trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động.
- Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Trẻ được vệ sinh sạch sẽ.
=========*********=========
Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2016
* Hoạt động học: Khám phá xã hội
- Đề tài: Trò chuyện về gia đình của bé
+ Phụ cô chính chuẩn bị tranh về gia đình, lô tô về các thành viên trong gia đình và quản nề nếp trẻ.
* Hoạt động khác:
- Dạo chơi ngoài trời:
+ Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ.
- Chơi các góc sáng:
+ Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi.
- Vệ sinh ăn trưa.
- Vệ sinh ngủ trưa.
- Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày.
- Chia quà chiều cho trẻ.
- Phụ hoạt động chiều.
=========*********=========
Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2016
* Hoạt động học: 
- Tạo hình: Vẽ chân dung người thân trong gia đình
+ Phụ cô chính chuẩn bị giấy A4, bút màu, giá tạo hình, bàn nghế và quản nề nếp trẻ.
- Thể dục: VĐCB: Ném xa bằng1 tay; TCVĐ: Chạy tiếp cờ. 
+ Phụ cô chính chuẩn bị sân bải sạch sẽ, an toàn, đích nén, 2 lá cờ,...
* Hoạt động khác:
- Dạo chơi ngoài trời:
+ Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ.
- Chơi các góc sáng:
+ Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi.
- Vệ sinh ăn trưa.
- Vệ sinh ngủ trưa.
- Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày.
- Chia quà chiều cho trẻ.
- Phụ hoạt động chiều.
=========*********=========
Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2016
* Hoạt động học: 
- Âm nhạc
+ Hát, vđ múa: Múa cho mẹ xem
+ Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh
+ Trò chơi âm nhạc: nghe âm thanh tìm đò vật.
- Phụ cô chính chuẩn bị dụng cụ âm nhạc và quản nề nếp trẻ trong hoạt động: 
* Hoạt động khác:
- Dạo chơi ngoài trời:
+ Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ.
- Chơi các góc sáng:
+ Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi.
- Vệ sinh ăn trưa.
- Vệ sinh ngủ trưa.
- Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày.
- Chia quà chiều cho trẻ.
- Phụ hoạt động chiều.
=========*********=========
Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2016
* Hoạt động Học: Toán: Đếm đến 6, nhận biết chữ số 6.
+ Phụ cô chính chuẩn bị đồ dùng học toán: lô tô bát, thìa , rỗ, bảng đủ cho trẻ và cô.
* Hoạt động khác:
- Dạo chơi ngoài trời:
+ Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ.
- Chơi các góc sáng:
+ Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi.
- Vệ sinh ăn trưa.
- Vệ sinh ngủ trưa.
- Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày.
- Chia quà chiều cho trẻ.
- Phụ hoạt động chiều.
=========*********=========
Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2016
* Hoạt động học: 
- Văn học: thơ: Làm anh
+ Phụ cô chính chuẩn bị tranh minh họa.
+ Bao quát trẻ trong giờ học.
* Hoạt động khác:
- Dạo chơi ngoài trời:
+ Chuẩn bị đồ dùng ,đồ chơi ngoài trời và quản trẻ.
- Chơi các góc sáng:
+ Kê các góc, chuẩn bị đồ chơi các góc. Bao quat trẻ khi chơi.
- Vệ sinh ăn trưa.
- Vệ sinh ngủ trưa.
- Chuẩn bị nước cho trẻ vệ sinh cả ngày.
- Chia quà chiều cho trẻ.
- Phụ hoạt động chiều.
=========*********=========
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN II
CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC ( 1 TUẦN)
Từ ngày 31/10- 4/11/2016
NỘI DUNG
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
+ Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Cùng trẻ xem tranh, ảnh, đồ dùng đồ chơi, trò chuyện về các kiểu nhà.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ.
a. Khởi động : 
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về thành 2 hàng ngang dãn cách đều.
b.Trọng động: Tập bài thể dục đồng diễn tháng 10 với các động tác.
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
- Tay: Hai tay đưa lên vai, đưa lên cao.
- Chân: Đưa chân ra trước.
- Bụng: Đứng xoay người sang hai bên 
- Bật: Tách, khép chân 2 tay đưa ngang.
c.Hồi tĩnh: 
Tập động tác hồi tĩnh điều hòa cơ thể.
Hoạt động học 
K.P.K.H
Trò chuyện về ngôi nhà của bé.
Tạo hình
Cắt dán ngôi nhà từ các hình học. (Mẫu)
Âm nhạc
-Hát- VĐ:
“Nhà của tôi”.
-Trò chơi: “ Ai đoán giỏi”.
-NH: “Cho con”.
Toán
Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6.
Văn học
Thơ “Em yêu nhà em”.
Thể dục
Ném trúng đích thẳng đứng.
Dạo chơi ngoài trời
- Thí nghiệm vật chìm, vật nổi.
-TCVĐ: Gia đình nào nhanh chân.
- Chơi tự do
- Làm quen bài hát:“Nhà của tôi”
-TCVĐ: Kéo co.
-Chơi tự do
- Quan sát ngôi nhà gần trường.
- TCVĐ:
Chuyền bóng.
-Chơi tự do.
- Làm quen bài thơ: “Em yêu nhà em”
- TCVĐ: Chạy tiếp cờ. 
- Chơi tự do
-Trò chuyện về cách giữ ngôi nhà sạch, đẹp.
-TCVĐ: Nhảy tiếp sức.
-Chơi tự do
Hoạt động chiều
- Làm quen kiến thức mới, chuyện “Tấm Cám”.
- Chơi tự do các góc.
- Ôn bài hát “Múa cho mẹ xem”.
- Chơi tự do các góc.
- Thực hành gâp quần ao.
 - Chơi tự do các góc.
- Rèn kỹ năng các góc tạo hình, KPKH, góc sách.
- Chơi theo ý thích.
- Đóng chủ đề.
- Vệ sinh nêu gương cuối tuần.
KẾ HOẠCH CHƠI CÁC GÓC SÁNG
Tên góc
Kết quả mong đợi
Chuẩn bị
Nội dung
Góc xây dựng:
- Xây ngôi nhà của bé. 
- Xây khuôn viên
- Xây hàng rào
- Trẻ biết dùng các hình khối để xây được ngôi nhà, xây khuôn viên nhà, xây hàng rào
- Thể hiện các kỹ năng, thao tác trong khi chơi. Biết chọn và sử dụng đồ chơi phù hợp trong khi chơi, sắp xếp đồ chơi gọn gàng.
- Phát triển tư duy sáng tạo ở trẻ.
- Biết thể hiện được mối quan hệ giữa các thành viên trong khi chơi.
- Bộ đồ xây dựng.
- Các vật liệu xây dựng, nhà, cây cảnh, thảm cỏ, hàng rào, hoa
- Trẻ về góc chơi, lấy đồ chơi và thỏa thuận cùng bạn để hoàn thành công trình xây dựng.
- Chơi xây ngôi nhà, xây hàng rào.
- Hướng dẫn trẻ chơi xong biết sắp xếp đồ dung, đồ chơi đúng nơi quy định.
Góc phân vai
- Gia đình.
- Bán hàng.
- Cấp dưỡng.
- Trẻ biết nhập vai chơi, thể hiện được những hoạt động, công việc của từng vai chơi
- Thể hiện các kỹ năng, thao tác chơi, Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình chơi.
- Biết chọn và sử dụng đồ chơi phù hợp trong khi chơi, sắp xếp đồ chơi gọn gàng.
 - Đồ chơi gia đình, bán hàng, nấu ăn, .
- Trang phục cô cấp dưỡng, cô bán hàng
- Bố trí các góc chơi có nhiều đồ chơi và nguyên vật liệu cho trẻ.
- Chơi mẹ- con.
- Gia đình đi mua sắm đồ dùng gia đình.
- Chơi bán đồ dùng gia đình
Góc khám phá khoa học
- Phân loại lô tô.
- Trẻ biết phân loại lô tô theo từng đặc điểm riêng.
- Lô tô về chủ đề.
- Trẻ về góc chơi và biết phân loại các lô tô theo từng đặc điểm riêng
Góc học tập:
- Xếp chữ só bằng hột hạt
- Trẻ chơi đoàn kết trong nhóm.
- Hột hạt.
- Cô hướng dẫn trẻ xếp chữ số bằng hột hạt, thực hiện trong vở bé khám phá chủ đề. 
Góc sách:
- Xem tranh, ảnh về chủ đề.
- Làm tranh truyện, album về chủ đề.
- Xem sách, tranh và hiểu thêm về ngôi nhà của mình.
- Biết cắt và dán các hình ảnh làm sách, album về các kiểu nhà.
- Biết bảo vệ, giữ gìn sách.
- Tranh, ảnh, sách về các kiểu nhà..
- Giấy màu, bìa cứng, hồ dán
- Cô hướng dẫn cách lật giở sách, xem tranh, ảnh và trò chuyện về nội dung của sách
- Xem tranh, ảnh và Cắt và dán các hình ảnh về các kiểu nhà.
Góc nghệ thuật:
- Hát múa các bài trong chủ đề
- Vẽ, tô màu, cắt dán về ngôi nhà.
- Trẻ biết hát, múa các bài trong chủ đề.
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để tô màu, vẽ, cắt dán về ngôi nhà.
- Trẻ biết chọn và sử dụng các đồ dùng phù hợp với quá trình chơi.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ, giữ gìn sản phẩm làm ra.
- Giấy vẽ, bút màu, kéo, hồ dán, khăn lau
- Dụng cụ âm nhạc.
- Các bài hát, bài thơ trong chủ đề.
- Trẻ chơi biểu diễn văn nghệ: Làm ca sỹ, câu lạc bộ bạn yêu thơ, thi kể chuyện hay
- Cô hướng dẫn, gợi ý cho trẻ cách vẽ, tô màu, cắt dán tạo thành những sản phẩm đẹp.
Góc thiên nhiên:
- Trồng và chăm sóc cây.
- Chơi với cát nước.
- Trẻ biết cách chăm sóc cây: tưới nước, cắt lá vàng, lau sạch lá cây.
- Trẻ biết chơi với cát nước.
- Cây cảnh, Bình tưới nước, khăn ướt, kéo
- Bể nước, Cát, sỏi, đá
- Trẻ tỉa lá vàng, lá úa, tưới nước và nhặt lá vàng cho cây.
- Trẻ chơi với cát, nước.
Thứ 2 ngày 31 tháng 10 năm 2016
TRÒ CHUYỆN MỞ CHỦ ĐỀ
- Cô cùng trẻ đọc bài “Dung dăng dung dẻ” đến quan sát, xem tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp. 
- Mở nhạc bài hát “Nhà của tôi” trẻ về chổ ngồi. Gợi hỏi trẻ:
 + Lớp mình vừa cùng quan sát được gì?
 + Các con biết có những kiểu nhà nào?
 + Ngôi nhà của các con như thế nào?
 + Các con được nghe bài hát nói về gì?
 Tuần này, cô cháu mình sẽ cùng khám phá về ngôi nhà của chúng mình nhé!
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Khám phá khoa học
Đề tài: Trò chuyện về ngôi nhà của bé.
I. Kết quả mong đợi:	
- Trẻ biết kể về ngôi nhà của mình, Biết một số đặc điểm, các phần chính và các phòng của ngôi nhà, biết được các kiểu nhà như: nhà ngói, nhà tầng, nhà chung cư, nhà sàn ... . 
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ cho trẻ, Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ lời, mạch lạc.
- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết bảo vệ, giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Chiếu ngồi, máy tính.
- Hình ảnh các kiểu nhà: Nhà mái ngói, nhà hai tầng, nhà tranh, biệt thự, nhà sàn.
- Lô tô cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức hoạt động:
* Ổn định, lớp, gây hứng thú:
- Cô cùng trẻ hát bài “Nhà của tôi”. Gợi hỏi trẻ:
 + Con vừa hát bài hát nói về gì?
 + Vậy nhà các con như thế nào?
 Cô mời một số trẻ kể về gia đình của mình.
Cô vừa được nghe các con kể về ngôi nhà thân yêu của mình, cô thấy các con thật hạnh phúc vì đều được sống trong những ngôi nhà đẹp và có đầy đủ các đồ dùng trong ngôi nhà ấy.
 Hôm nay, cô cháu mình sẽ cùng trò chuyện về ngôi nhà thân yêu của chúng ta nhé! 
1. Quan sát, đàm thoại về ngôi nhà:
- Cô chia trẻ thàng ba đội: 
 + Đội thỏ trắng
 + Đội sóc nâu
 + Đội sơn ca
- Cô phát cho 3 đội lần lượt các bức tranh: về các kiểu nhà, các phòng trong nhà
- Lần lượt cô đưa ra các câu hỏi về bức tranh mỗi đội rung xắc xô để dành quyền trả lời, đội nào trả lời đúng sẽ nhận được một bông hoa.
- Cô cho xuất hiện hình ảnh “Nhà mái ngói”
 + Đây là kiểu nhà gì?
 + Mái lợp bằng gì?
 + Nhà có những gì?(tường nhà, cửa ra vào, cửa số)
 + Xung quanh nhà có gì? (sân, vườn, cổng, bếp, khu chăn nuôi)
 Thế rồi, mùa đông đến một cơn bão đi qua đã làm ngôi nhà của Sóc Nâu bị bay mất mái nhà. Gia đình Sóc nâu quyết định đi sang ở nhờ bên nhà Thỏ trắng.
 + Các con nhìn xem ngôi nhà của thỏ trắng thế nào?(to, đẹp, có nhiều cửa sổ và cửa ra vào)
 + Đây là kiểu nhà gì?( Nhà tầng) 
 Các con có muốn tham quan ngôi nhà của Thỏ Trắng không?
 (cô lần lượt cho trẻ quan sát hình ảnh về các phòng)
 + Đây là phòng gì?(khách)
 + Phòng khách bày những đồ dùng gì?(bàn, ghế, tivi)
 + Là nơi để làm gì?(tiếp khách)
 + Còn đây là phòng gì ?(phòng ngủ)
 + Phòng ngủ dùng để làm gì? 
 + Có những đồ dùng gì trong phòng ngủ ?(giường, tủ, chăn, đệm )
 + Đây là phòng gì ?(bếp)
 + Các con thấy phòng bếp như thế nào ?
 - Cô giới thiệu cho trẻ: Phòng tắm, sân, cả vườn hoa 
 Sóc Nâu đã được Thỏ Trắng dẫn đi tham quan rất nhiều kiểu nhà khác nhau, chúng mình có muốn tham quan nhà đẹp cùng các bạn không ? 
Cô cho trẻ xem hình ảnh các kiểu nhà.( Biệt thự, nhà tranh, nhà cao tầng...)
2. So sánh nhà mái ngói và nhà tầng:
- Giống nhau: Đều là nơi để mọi người nghỉ ngơi, sinh hoạt.
- Khác nhau
 + Nhà mái ngói: Có ít phòng, không kiên cố.
 + Nhà tầng: Có nhiều tầng, nhiều phòng hơn, kiên cố.
Các con ạ, mặc dù sống trong ngôi nhà của Thỏ Trắng rất đẹp nhưng Sóc nâu luôn nhớ về ngôi nhà thân yêu của mình. Và, khi mùa xuân đến gia đình Sóc Nâu sẽ về xây dựng lại ngôi nhà của mình.
- Thế các con có yêu ngôi nhà của mình không?
- Vậy, các con phải làm gì?
 Cô giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn bảo vệ ngôi nhà của mình...
3. Trò chơi luyện tập: 
* Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”.
 - Cô chia lớp thành hai đội. Hai đội sẽ cùng thi chọn và nhặt lô tô các kiểu nhà theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Đội xanh chọn và nhặt kiểu nhà nhiều tầng, Đội đỏ nhặt kiểu nhà một tầng. Đội nào nhặt được đúng và nhiều nhất đội đó sẽ chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. Sau mỗi lần, cô đổi yêu cầu chơi.
 Cô nhận xét, tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi.	
* Kết thúc, trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” đi ra sân.
	DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
	 1. HĐCCĐ: Thí nghiệm vật chìm, nổi.
 2. Trò chơi vận động: Gia đình nào nhanh chân.
 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
I. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên một số vật chìm, vật nổi. Biết vì sao vật đó lại nổi hay chìm.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ. Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
- Giáo dục trẻ không chơi ở những nơi gần sông, suối, ao hồ. Biết bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
- Vật nổi: bóng nhựa, xốp, lá khô.
- Vật chìm: Thanh sắt, viên sỏi, hòn bi.
- Phấn, bóng, hột hạt...
III.Tổ chức hoạt động:
1. Thí nghiệm vật chìm, nổi.
- Cô nhắc nhở trẻ trước khi ra sân.
 Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “Đi chơi” và ra sân đứng quanh bể nước. 
Các con ạ, xung quanh chúng ta có rất nhiều điều thú vị, có những điều các con đã biết, có những cái các con chưa biết, Với nước cũng có rất nhiều điều thú vị, và hôm nay, cô sẽ cùng các con khám phá về các vật chìm, nổi trong nước.
- Cô đưa trẻ đến đứng xung quanh bàn thí nghiệm.
- Các con nhìn xem cô có những gì?( Cô cho trẻ gọi tên: Miếng xốp, thanh sắt, hòn bi, lá cây khô, cục đá)
Cô có nhiều vật khác nhau, không biết khi thả và

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chu_de_gia_dinh_nam_2016.docx
Giáo Án Liên Quan