Kế hoạch hoạt động khối Lá - Sáng kiến kinh nghiệm: Khám phá khoa học

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Trong đó phải kể đến nghành học mầm non vì nó là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục nước ta, mục tiêu chung của học mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, trí tuệ, hình thành nhân cách của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có đủ thể lực và kỹ năng cần thiết trong con đường học tập cũng như trong cuộc sống, xuất phát từ mục tiêu của giáo dục ngành học mầm non đã có những định hướng phấn đấu thực hiện trong những năm tới để đạt được những kết quả tốt hơn.

 Cốc Rế là một xã vùng vùng cao, Cách trung tâm huyện lỵ khoảng 25 km, đường giao thông đi lại còn khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư cho Xã nhà: Điện, đường, trường, trạm. Nhìn chung Xã Cốc Rế đang từng bước đi lên, nền kinh tế đã có lúc đạt được những thành tựu đáng kể như sản lượng hàng hoá ngày một phong phú, không còn thiếu lương thực, thực phẩm. Giao thông đi lại thuận lợi hơn. Đã có đường đến tận thôn bản.

 Là Xã vùng 3 có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Trình độ học vấn còn thấp đến tiếng phổ thông các cháu còn chưa biết hết. Chủ trương, chính sách của Xã xoá nhà tạm, di rời hộ gia đình ra khỏi vùng nguy hiểm vào mùa mưa, xoá mù chữ cho các thôn, bản. 100% các thôn của xã có đã có điểm trường mầm non.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Sáng kiến kinh nghiệm: Khám phá khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Khám phá khoa học
Họ và tên: Ma Thị Huế
Đơn vị công tác: Trường mầm non Cố Rế - Xín Mần - Hà Giang
Trình độ chuyên môn: Trung cấp
Chức vụ: Giáo viên.
LỜI MỞ ĐẦU 
	Giáo dục là quốc sách hàng đầu, mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Trong đó phải kể đến nghành học mầm non vì nó là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục nước ta, mục tiêu chung của học mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, trí tuệ, hình thành nhân cách của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có đủ thể lực và kỹ năng cần thiết trong con đường học tập cũng như trong cuộc sống, xuất phát từ mục tiêu của giáo dục ngành học mầm non đã có những định hướng phấn đấu thực hiện trong những năm tới để đạt được những kết quả tốt hơn. 
	Cốc Rế là một xã vùng vùng cao, Cách trung tâm huyện lỵ khoảng 25 km, đường giao thông đi lại còn khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư cho Xã nhà: Điện, đường, trường, trạm. Nhìn chung Xã Cốc Rế đang từng bước đi lên, nền kinh tế đã có lúc đạt được những thành tựu đáng kể như sản lượng hàng hoá ngày một phong phú, không còn thiếu lương thực, thực phẩm. Giao thông đi lại thuận lợi hơn. Đã có đường đến tận thôn bản.
	 Là Xã vùng 3 có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Trình độ học vấn còn thấp đến tiếng phổ thông các cháu còn chưa biết hết. Chủ trương, chính sách của Xã xoá nhà tạm, di rời hộ gia đình ra khỏi vùng nguy hiểm vào mùa mưa, xoá mù chữ cho các thôn, bản. 100% các thôn của xã có đã có điểm trường mầm non.
Bản thân là giáo viên mầm non của xã vùng 3 tôi luôn ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là bậc học rất quan trọng, nó là nền tảng hình thành ở trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người, ngay từ thủa còn thơ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào các cấp học tiếp theo.
II. NỘI DUNG:
1. Tên đề tài: " Khám phá khoa học"
2. Lý do chọn đề tài:
 Khám phá khoa học là một nội dung mới trong chương trình giáo dục mầm non (ban hành tháng 7/2009) thay cho nội dung “Làm quen với Môi trường xung quanh” trong chương trình trước đó. Khám phá khoa học là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong các sự vật, hiện tượng xung quanh. So với “Làm quen” thì “Khám phá” bao gồm các hoạt động đa dạng, tích cực hơn; nội dung khám phá cũng phong phú sâu sắc hơn. Mục tiêu của khám phá khoa học là: Giúp trẻ có những hiểu biết đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh; phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản. Để đạt được các mục tiêu nêu trên rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ phù hợp từ phía giáo viên. Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá khoa học đã có những đổi mới đáng khích lệ. Nhiều trường mầm non đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung khám phá rất mới so với những đề tài quen thuộc trước đây. Đã có sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tuy vậy trong quá trình khám phá khoa học vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, khám phá. Quy trình khám phá mỗi nội dung thường chỉ bắt đầu bằng câu hỏi của cô và câu trả lời của trẻ, hoặc chính cô lại là người nói, trẻ chỉ nghe một cách thụ động. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, mỗi nội dung của khám khoa học được tiến hành khám phá như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin đưa ra quy trình khám phá mỗi nội dung trên cơ sở tổng hợp kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
	Qua nhiều năm công tác tôi nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ với mục tiêu của ngành học mầm non là: Đổi mới phương pháp giảng dạy, mà thực trạng trẻ ở lớp tôi còn hạn chế về nhận thức, nhút nhát, chưa mạnh dạn, bởi các cháu đều là con em dân tộc thiểu số nên luyện phát âm cho trẻ là rất khó. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này làm sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy trẻ nhận biết các vấn đề về môi trường xung quanh.
3. Mục đích nghiên cứu:	
- Giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết các hiện tượng xung quanh cuộc sống của trẻ.
	- Giúp trẻ có khả năng nhận biết các sự vật hiện tượng tốt hơn để vững vàng bước vào cấp học tiếp theo.
	Vì ở tuổi này khả năng nhận biết các sự vật, hiện tượng trong phạm vi gần xa, còn hạn chế nên là một giáo viên trong nghành tôi muốn giúp đỡ để các em phát triển hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu:
	- Trẻ từ 3 - 5 tuổi, qua tiết học nhận biết các đặc điểm về sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống. Muốn cho trẻ phát triển một cách tốt nhất đòi hỏi người giáo viên mầm non phải thực hiện một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc được giao đúng như lời nói " Cô giáo như Mẹ hiền"
5. Phương pháp nghiên cứu:
	Khi dạy trẻ nhận biết tập nói tôi dùng các phương pháp sau:
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp đàm thoại.
	- Phương pháp kết hợp: Sử dụng các câu chuyện, bài thơ có nội dung liên quan đến tiết dạy.
6. Cơ sở lý luận:
	 Nhận biết khám phá khoa học có ý nghĩa cả về thực tiễn và lý luận, giúp trẻ phát triển khả năng quan sát tốt, phát triển trí thông minh sáng tạo.
	- Với mẫu giáoviệc hình thành và phát triển khả năng nhận biết sự vật hiện tượng ban đầu là rất quan trọng và nó là tiền đề hình thành và phát triển tư duy sau này, vì vậy việc cho trẻ nhận biết môi trường xung quanh là một hoạt động không thể thiêu được trong quá trình giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ.
	- Trước đây phương pháp dạy trẻ nhận biết môi trường xung quanh được tiến hành trong tiết học còn ít đồ dùng trực quan chưa có sự tích hợp mềm dẻo kiến thức truyền thụ một chiều còn áp đặt, các hoạt động mang tính đồng loạt, giáo viên còn phụ thuộc vào bài soạn sẵn, trong quá trình giảng dạy tôi đề cập đến các vấn đề sau:
	+ Cho trẻ nhận biết khám phá khoa học có đồ dùng trực quan trong tiết học.
	+ Phát triển nhận biết khám phá khoa học ở mọi lúc mọi nơi, trang trí lớp học tạo môi trường cảnh quan phù hợp với tiết dạy, kết hợp với phụ hunh cho trẻ phát âm trước các đồ vật, sự vật hiện tượng, chào hỏi lễ phép khi ở nhà cũng như khi đến trường.
7. Cơ sở pháp lý:
	- Dạy trẻ phát triển nhận biết môi trường xung quanh theo hướng dẫn và gợi ý thực hiện chương trình quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi.
	- Xây dựng cấu trúc từng bài dạy sao cho có lôgic sắp xếp một cách có khoa học.
	- Đồ dùng trực quan sinh động, phù hợp với từng độ tuổi.
8. Cơ sở thực tiễn.
	- Trong thực tế các cháu ở độ tuổi từ 3 - 5 tuổi. Không những có khả năng nhận biết khám phá khoa học mà còn có khả năng khái quát hoá đơn giản trước đồ vật sự vật. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tại nhóm trẻ từ 3 -5 tuổi tôi thấy rằng giáo viên phải sử dụng đồ dùng trực quan để trẻ nhận biết và phát triển ngôn ngữ.
	Để phục vụ trong tiết học gây được sự húng thú cho trẻ luôn tìm những trò chơi bài hát, câu chuyện, dẫn dắt trẻ vào bài một cách nhẹ nhàng, cho trẻ chú ý lắng nghe và khi cho trẻ phát âm theo cô một số từ đơn giản, qua tranh, qua vật thật, và các sự vật hiện tượng mà các em gặp trong cuộc sống để trẻ có khả năng nhận biết cao.
	- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ, phối hợp giữa gia đình và nhà trường giúp cho trẻ phát triển nhận biết khám phá khoa học một cách tốt nhất. Từ những thực tế đó tôi đã học hỏi nghiên cứu xây dựng cấu chúc bài sao cho một cách khoa học phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi nhận thức ở địa phương.
III. THỰC TRẠNG 
1. Một số kết quả đã đạt được: 
	- Qua thời gian thực hiện dạy trẻ nhận biết môi khám phá khoa học trên tiết học và ở mọi lúc mọi nơi phối hợp giữa gia đình và nhà trường kết quả tôi thấy được:
	+ Trẻ biết mô tả các hoạt động hàng ngày, biết kể truyện về những sự việc trẻ đã được quan sát.
	+ Khi vào hoạt động trẻ thực sự hứng thú.
2. Một số tồn tại:
	Do đặc thù của trường thuộc huyện vùng cao đa số là các con em dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên địa bàn được tới trường, nên vẫn còn tình trạng một số trẻ chưa biết tiếng phổ thông, trẻ còn lạ lùng chưa mạnh dạn khi nhìn thấy tranh ảnh vật thật. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con mình.
3. Một số vấn đề đặt ra:
	- Để giải quyết tồn tại nêu trên thì trước hết bản thân tôi cần phải kiên trì nỗ lực, phấn đấu khắc phục mọi khó khăn gian khổ từng bước uốn nắn cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. để có được những đồ dùng phục vụ cho hoạt động này tôi đã cố gắng tìm tòi tài liệu, nghiên cứu sáng tạo làm những đồ chơi cho phù hợp với nội dung bài dạy ngoài ra muốn tiết học hấp dẫn, sinh động thu hút được trẻ vào tiết dạy cô phải biết kết hợp các phương pháp giảng dạy sao cho tiết học thu hút trẻ một cách tốt nhất.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Các bước tiến hành:\
	Bước 1: ổn định tổ chức:
	+ Cho trẻ hát hoặc đọc thơ có nội dung liên quan tới tiết học.
	+ Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát, câu đó liên quan đến chủ đề.
	Bước 2 : Bài mới:
	a, Giới thiệu bài:
	b, Cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại.
	+ Bức tranh gì? Trẻ hiểu nội dung bức tranh.
	c, Cô hướng dẫn:
	+ Khái quát nội dung bức tranh.
	+ Hướng dẫn cho trẻ nhận biết sự vật hiện tượng trong tranh.
	d, Trẻ thực hiện:
	+ Lần lượt cho trẻ mô tả sự việc trong tranh theo sự hướng dẫn của cô, cô sửa sai cho trẻ.
	Bước 3: Củng cố giáo dục nhận xét sau tiết học.
	+ Trẻ nhắc lại tên bài, giáo dục trẻ biết yêu quý các sự vật trong cuộc sống hàng ngày.
	+ Khuyến khích trẻ mô tả tốt, động viên trẻ chưa mô tả được.
	* Hình thức tổ chức trên tiết học: Tôi đã tổ chức cho trẻ nhận biết mô tả sự vật hiện tượng qua trò chơi để gây sự chú ý cho trẻ và tiếp thu bài nhanh nhưng không gây mệt mỏi.
	Ví dụ: Trẻ nhận biết tập mô tả lớp học, vào đầu tiết học cho một số trẻ mô tả lớp đang học. Để gây sự hứng thú cho trẻ vào phần bài mới tôi dùng nghệ thuật dẫn dắt, có phần liên kết với nhau giống như một câu chuyện để tạo sự cảm giác tự nhiên thoải mái không gò bó. 
	Cho trẻ quan sát 2 con vật thật gợi cho trẻ nói được tên gọi và một số bộ phận của con vật ví dụ như: Phần đầu, phần thân, phần đuôi, chúng ăn gì, ở đâu? lợi ích gì?
	- Cho trẻ dạo chơi ngoài trời quan sát cây cảnh, bồn hoa, trước mọi sự vật hiện tượng đều cho trẻ mô tả trước những sự vật hiện tượng đó.
2. Kết quả so sánh đối chứng
	Qua thời gian áp dụng:
Khi chưa áp dụng
Sau khi áp dụng
Trẻ nhận biết các sự vật hiện tượng chuẩn 40%
60%
Trẻ chưa nhận biết được các sự vật hiện tượng 30%
20%
Trẻ chưa mạnh dạn 30%
10%
	Như vậy so sánh kết quả khi chưa áp dụng và sau khi áp dụng hình thức đổi mới xây dựng đã đem lại kết quả cao.
VI. KẾT LUẬN CHUNG.
1. Kết luận chung:
	Qua nhiều năm thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo để phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt là nhận biết khám phá khoa học cần rèn luyện tốt hoạt động nhận biết môi trường xung quanh trong độ tuổi mẫu giáo phải thường xuyên liên tục kết hợp với gia đình của cô giáo để cho trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, trẻ nói rõ ràng mạch lạc làm nền tảng tốt cho trẻ tiếp xúc với văn học sau này. 
2. Những kiến nghị:
Để thực hiện tốt chương trìng giáo dục đổi mới tôi mong các cấp các ngành quan tâm hơn nữa đến ngành học mầm non, cung cấp thêm tài liệu giảng dạy cho giáo viên, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị cho lớp học, bổ xung tài liệu tham khảo theo phương pháp giảng dậy mới. Để chúng tôi vững vàng trong chuyên môn và chăm sóc các cháu ngày một tốt hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Cốc rế, Ngày 29 tháng 9 năm 2015
Người viết
 Ma Thị Huế

File đính kèm:

  • docGiao_an.doc
Giáo Án Liên Quan