Kế hoạch hoạt động tuần 3 lớp Lá (buổi chiều) - Nhánh 3: Bé biết gì về nước?

Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm (giấm, nước mắm, gạo.), nấu ăn, Bác sĩ, bán nước giải khát

Góc xây dựng: Xây công viên nước

Góc nghệ thuật: Làm tập ảnh các nguồn nước, tạo hình hạt mưa

Góc học tập: Bé xem tranh truyện theo chủ đề. Chơi lắp ghép, xâu hạt

Góc thiên nhiên: Chăm sóc, tưới nước cho cây, chơi câu cá, đong nước vào chai.

* Góc vận động: đập bắt bóng, lăn bóng.

* CTC dân gian: Bowling , câu ếch.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động tuần 3 lớp Lá (buổi chiều) - Nhánh 3: Bé biết gì về nước?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 3 (Buổi chiều)
Thực hiện 1 tuần từ 21/03/2016 đến 25/03/2016
 Nhánh 3: BÉ BIẾT GÌ VỀ NƯỚC?
Hoạt động
Thứ hai
21/03
Thứ ba
22/03
Thứ tư
23/03
Thư năm
24/03
Thư sáu
25/03
Đón trẻ
-Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
-Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
-Thể dục sáng: HH – TV – BL – C
Hoạt động học
-Khi trẻ đã ổn định. GV giới thiệu cho cả lớp biết nội dung và các hoạt động chính trong ngày, nhằm khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ. 
PTNT
 Bé học đo 
PTTC
Bé tập chạy 
TCDG: Bowling
PTNN
 Thơ: mưa rơi
PTTM
 Tạo hình: hạt mưa
PTTCKNXH
 Chúng mình cùng làm bảng tuyên truyền tiết kiệm nước
Hoạt động ngoài trời
- QS: tranh nước sông
-Chạy chậm 60- 80m 
( Bé tập chạy)
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. 
- QS: Tranh nước biển 
- Thơ: mưa rơi
- Lăn bóng
- QS: tranh thác nước xuối 
- Tạo hình: hạt mưa
- Đọc đồng dao- ca dao: Mười hai tháng gió
- QS: tranh nước ao, hồ 
- Chúng mình cùng làm bảng tuyên truyền tiết kiệm nước
- CTC: Vẽ con sông (dưới đất)
- Trò chuyện về một số nguồn nước và cho trẻ nói lên cảm nghĩ của mình.
- Ôn lại kiến thức: Bé học đo 
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động góc
Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm (giấm, nước mắm, gạo...), nấu ăn, Bác sĩ, bán nước giải khát
Góc xây dựng: Xây công viên nước
Góc nghệ thuật: Làm tập ảnh các nguồn nước, tạo hình hạt mưa
Góc học tập: Bé xem tranh truyện theo chủ đề. Chơi lắp ghép, xâu hạt 
Góc thiên nhiên: Chăm sóc, tưới nước cho cây, chơi câu cá, đong nước vào chai.
* Góc vận động: đập bắt bóng, lăn bóng...
* CTC dân gian: Bowling , câu ếch...
Ăn trưa
- Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn.
- Sắp xếp bàn ghế và cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
Hoạt động chiều
- Bé tìm hiểu nguồn nước
- Tổ nào giỏi
 TCDG: Nhảy dây (khu dân gian của trường)
Truyện: Giọt nước tí xíu
- Ai kể chuyện hay
Ôn: Tạo hình: hạt mưa
- Ai Tạo hình giỏi
- Ôn: Chúng mình cùng làm bảng tuyên truyền tiết kiệm nước
- Ai nhanh hơn
Trả trẻ
-Vệ sinh cho trẻ.
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình học trong ngày của trẻ.
 Ngày soạn: 14/3/2016
 Ngày dạy, thứ hai: 21/3/2016
 - Cô cho trẻ rửa tay trước khi ăn: nhắc trẻ cách rửa tay theo 6 bước 
 - Cô cho trẻ vào ghế- bàn ngồi ngay ngắn
 - Chuẩn bị dĩa để khăn, thao, cho trẻ ăn 
 - Ổn định giờ ăn: cô cho trẻ đọc thơ “Giờ ăn”
 - Giới thiệu với trẻ về các món ăn trong ngày:
 +Ăn rau, củ có lợi ích gì cho các con?
 + Ăn trái cây sẽ cung cấp gì?
 + Ăn thịt, trứng, cá cung cấp gì cho cơ thể?
 + Và uống nhiều nước sẽ ra sao?
 + Con sẽ làm gì để không bị té?
 + Nếu bị té con sẽ làm sao?
 + Các con làm gì để không làm rơi vãi cơm?
 + Khi quần áo bị ướt, bẩn các con làm gì?
 - Nhắc nhở trẻ trật tự khi ăn không chơi đùa, không làm rơi đỗ cơm
 - Vệ sinh nhóm lớp sạch sẽ, cho trẻ ngủ. 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
	BÉ TÌM HIỂU NGUỒN NƯỚC
 CTC: Tổ nào nhanh nhất
I. Mục Đích yêu cầu 
- Trẻ biết một số nguồn nước. Biết một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước; Biết ích lợi của nước đối với con người, cây cối, con vậtBiết thực hiện trò chơi theo yêu cầu của cô.
- Rèn kỹ năng nghi nhớ, quan sát, đàm thoại, kỹ năng phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc. Rèn trẻ nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
- Giáo dục trẻ thích tìm hiểu môi trường xung quanh. Thích khám phá các hiện tượng thiên nhiên. Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh và bảo vệ nguồn nước.
 II. Chuẩn bị: 
- Mô hình phòng triển lãm tranh gồm các chai đựng các nguồn nước khác nhau
- Tranh vẽ các nguồn nước như nước mưa, nước sông, nước ao, nước máy, nước hồ.
- Ti vi, Đài.
- Bài hát " Giọt mưa và em bé"
- Bảng treo tranh, hồ dán, tranh rời.
- Các mảng tranh rời để ghép thành tranh. 
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô mở nhạc bài hát " Giọt mưa và em bé”
- Hạt mưa đã tạo ra những nguồn nước nào? 
- Cô cho xuất hiện những mô hình nguồn nước.
- Bạn nào kể tên các nguồn nước mà con biết cho cô và các bạn cùng nghe? 
- Con nhìn thấy ở đâu? nó có đặc điểm như thế nào? 
- Nước có ích lợi như thế nào? Nước dùng để làm gì?
- Cô giới thiệu một số nguồn nước (các chai nước đóng sẵn)gồm nước mưa, nước sông, nước suối, nước ao hồ, nước máy, nước biển.
+ Nước mưa rất trong, nhìn không có vẩn đục ( Cô đưa gần cho các cháu nhìn)
+ Nước máy, nước giếng lọc cũng rất trong và không có vẩn đục
+ Nước sông( có nhiều loại) đục, đen, nhiều vẩn đục
+ Nước ao hồ, mương máng rất nhiều vẩn đục, đen.
+ Nước biển có mầu xanh có vị mặn.
Tất cả các loại nước này đều có trạng thái là lỏng nên chúng ta không thể cần hay nắm bắt được mà phải đựng trong dụng cụ khác như ca cốc, chậu .
* Trò chơi: Tổ nào giỏi
- Cách chơi: cô chuẩn bị sẳn 4 bảng cho 4 tổ, có sẳn nội dung gợi ý. Trẻ chọn tranh hành động đúng dán về nhóm mặt cười, nước bẩn, hành động sai dán về nhóm mặt khóc. Trong thời gian quy định, nhóm dán đúng, khéo, đẹp là tổ thắng cuộc.
- Quan sát giúp đở trẻ.
- Nhận xét, cắm hoa.
Nguồn nước mưa, nước máy, nước ao, nước sông, nước hồ, nước suối, nước biển,
Trẻ trả lời
Trẻ tham gia chơi
*Trả trẻ
 Ngày soạn: 15/3/2016
 Ngày dạy, thứ Ba: 22/3/2016
- Cô cho trẻ rửa tay trước khi ăn: nhắc trẻ cách rửa tay theo 6 bước
 - Cô cho trẻ vào ghế-bàn ngồi ngay ngắn
 - Chuẩn bị dĩa để khăn, thao, cho trẻ ăn 
 - Ổn định giờ ăn: cô cho trẻ đọc thơ “Giờ ăn”
 - Giới thiệu với trẻ về các món ăn trong ngày:
 +Ăn rau, củ có lợi ích gì cho các con?
 + Ăn trái cây sẽ cung cấp gì?
 + Ăn thịt, trứng, cá cung cấp gì cho cơ thể?
 + Và uống nhiều nước sẽ ra sao?
 + Con sẽ làm gì để không bị té?
 + Nếu bị té con sẽ làm sao?
 + Các con làm gì để không làm rơi vãi cơm?
 + Khi quần áo bị ướt, bẩn các con làm gì?
 - Nhắc nhở trẻ trật tự khi ăn không chơi đùa, không làm rơi đỗ cơm
 - Vệ sinh nhóm lớp sạch sẽ, cho trẻ ngủ. 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 CTC dân gian: NHẢY DÂY
 I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi “nhảy dây”
- Rèn trẻ kỹ năng nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi, phát triển các cơ tay, cơ chân cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi, tham gia trò chơi tích cực cùng bạn.
 II / Chuẩn bị: 
 - Sân tập rộng rãi, tranh, dây,1 trống lắc 
 III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô cho trẻ xem tranh ảnh về cách chơi “nhảy dây”
- Sáng cô cho các con làm gì?
- Chiều nay cô cháu ta ra sân chơi trò chơi dân gian “nhảy dây”
- Bạn nào biết cách chơi “nhảy dây” nói lại cách chơi và thực hiện cho cô và các bạn xem nè!
* Cách chơi như sau: 
- Cho 2 trẻ cầm hai đầu dây có khoảng cách vừa phải để có thể dễ dàng quay dây.
- Khi bắt đầu chơi, hai trẻ quay dây phải cùng quay tay về một hướng cho dây lần lượt lên cao và xuống thấp. Các trẻ còn lại xếp hang lần lượt để nhảy qua dây. Lúc đầu, chưa biết chơi, trẻ có thể đứng giữa dây, chờ khi dây quay lên, trẻ chuẩn bị tư thế và khi dây quay xuống trẻ phải nhảy cao lên để chân không chạm dây. Trẻ nhảy liên tục từ 5 – 10 cái sau đó nhảy ra ngoài, cố gắng không chạm dây.Khi đã biết cách chơi, trẻ có thể từ bên ngoài nhảy vào khi dây đang quay.
- Có thể cho trẻ chơi cá nhân bằng cách: 2 tay trẻ cầm 2 đầu dây quay lên cao, khi dây quay xuống thì nhảy bật lên để dây không chạm chân. Lúc đầu , trẻ tập nhảy từng cái một, sau đó trẻ có thể nhảy liên tục và tự mình đếm xem đã nhảy được bao nhiêu cái.
* Luật chơi: 
- Nếu trẻ nào nhảy bị chạm dây, phải ra ngoài đổi vị trí cho bạn cầm dây quay. Nếu qua 3 – 4 lượt chơi, không có trẻ chạm dây, cô cho dừng trò chơi và yêu cầu trẻ đổi vị trí, sau đó lại chơi tiếp tục.
- Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút không hạn chế số lần chơi của trẻ.
- Cô quan sát, giúp đỡ hướng dẫn trẻ chơi đúng luật chơi.
 - Nhận xét- kết quả. 
Trẻ đọc cùng cô
Vận động
Trẻ lặp lại tên trò chơi
Trẻ nói cách chơi theo trẻ hiểu
Trẻ lắng nghe 
Trẻ thực hiện trò chơi
*Trả trẻ
 NHẬT KÝ HẰNG NGÀY
 1.Tên những trẻ nghỉ học và lí do:
----------------------------------------------------------------------------------------------
 2 .Hoạt động có chủ đích:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3.Các hoạt động khác trong ngày: 
---------------------------------------------------------------------------------------------- 
 4.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
----------------------------------------------------------------------------------------------
5.Những vấn đề cần lưu ý khác:
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 16/3/2016
 Ngày dạy, thứ tư: 23/3/2016
- Cô cho trẻ rửa tay trước khi ăn: nhắc trẻ cách rửa tay theo 6 bước
 - Cô cho trẻ vào ghế- bàn ngồi ngay ngắn
 - Chuẩn bị dĩa để khăn, thao, cho trẻ ăn 
 - Ổn định giờ ăn: cô cho trẻ đọc thơ “Giờ ăn”
 - Giới thiệu với trẻ về các món ăn trong ngày:
 +Ăn rau, củ có lợi ích gì cho các con?
 + Ăn trái cây sẽ cung cấp gì?
 + Ăn thịt, trứng, cá cung cấp gì cho cơ thể?
 + Và uống nhiều nước sẽ ra sao?
 + Con sẽ làm gì để không bị té?
 + Nếu bị té con sẽ làm sao?
 + Các con làm gì để không làm rơi vãi cơm?
 + Khi quần áo bị ướt, bẩn các con làm gì?
 - Nhắc nhở trẻ trật tự khi ăn không chơi đùa, không làm rơi đỗ cơm
 - Vệ sinh nhóm lớp sạch sẽ, cho trẻ ngủ. 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Truyện: GIỌT NƯỚC TÍ XÍU
CTC: Ai kể chuyện hay
 I. Yêu cầu:
 - Trẻ biết tên câu chuyện, trẻ biết quá trình tạo ra hạt mưa.
 - Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, nói đủ câu, đúng nội dung câu chuyện.
- Trẻ biết lợi ích của nước đối với con người, động vật, thực vật. Trẻ có ý thức dùng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
 II. Chuẩn bị:
 - Hình ảnh truyện trong powerpoin. Mũ “ Ông Mặt trời” và các “ giọt nước”
 III. Tiến trình hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Cô cho trẻ hát bài” Cho tôi đi làm mưa với”
Cô hỏi tên bài hát.
Trò chuyện với trẻ về “ Mưa”
Dẫn dắt giới thiệu bài.
- Cô kể 2 lần qua máy+ Trẻ chú ý lắng nghe
* Đàm thoại
 Anh em nhà Tí Xíu rất đông, họ ở những nơi nào?
Ông Mặt Trời đã nói gì với Tí Xíu?
Giọng nói Ông Mặt Trời như thế nào?
Ai nói được giọng Ông Mặt Trời?
Tí Xíu đã nhớ ra điều gì làm chú không đi được?
Ông Mặt Trời đã làm thế nào để Tí Xíu bay lên được?
Trước khi đi, Tí Xíu nói với mẹ Biển cả thế nào?
Tí Xíu kết hợp với các bạn tạo thành gì?
Cơn gió thổi tới, Tí Xíu và các bạn đã reo lên như thế nào? Bạn nào có thể reo như bạn Tí Xíu?
Lúc trời lạnh Tí Xíu và các bạn cảm thấy thế nào?
Qua câu chuyện, các con thấy hiện tượng mưa diễn ra như thế nào?
Thế nước dùng để làm gì?
- Các con thật ngoan, trả lời câu hỏi thật hay, cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, đó là trò chơi “Ai kể chuyện hay”
- Cho trẻ thành 3 nhóm, đại diện mỗi nhóm sẽ chọn tranh và kể lại chuyện theo nội dung tranh. Đội nào kể hay, rỏ lời là thắng cuộc.
* Chơi trò chơi “ Trời mưa”
Cô đội mũ Ông Mặt Trời còn trẻ đội mũ giọt nước đóng vai giọt nước, chơi trò chơi “ làm mưa”
Cách chơi: trẻ đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau, cô đóng vai Ông Mặt Trời, đứng ở giữa. Khi cô nói “ làm mưa” thì trẻ chạy vòng quanh. Khi cô nói “ Trời mưa” thì cô ngồi xuống, trẻ đứng lại vỗ tay mạnh.
Cô đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô quan sát, giúp đỡ trẻ khi tham gia trò chơi.
- Nhận xét kết quả chơi.
Trẻ hát cùng cô
Chú ý nghe kể chuyện
Trẻ trả lời
Trẻ tham gia trò chơi
*Trả trẻ
 NHẬT KÝ HẰNG NGÀY
 1.Tên những trẻ nghỉ học và lí do:
----------------------------------------------------------------------------------------------
 2 .Hoạt động có chủ đích:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3.Các hoạt động khác trong ngày: 
---------------------------------------------------------------------------------------------- 
 4.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
----------------------------------------------------------------------------------------------
5.Những vấn đề cần lưu ý khác:
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 17/3/2016
 Ngày dạy, thứ Năm: 24/3/2016
- Cô cho trẻ rửa tay trước khi ăn: nhắc trẻ cách rửa tay theo 6 bước
 - Cô cho trẻ vào ghế- bàn ngồi ngay ngắn
 - Chuẩn bị dĩa để khăn, thao, cho trẻ ăn 
 - Ổn định giờ ăn: cô cho trẻ đọc thơ “Giờ ăn”
 - Giới thiệu với trẻ về các món ăn trong ngày:
 +Ăn rau, củ có lợi ích gì cho các con?
 + Ăn trái cây sẽ cung cấp gì?
 + Ăn thịt, trứng, cá cung cấp gì cho cơ thể?
 + Và uống nhiều nước sẽ ra sao?
 + Con sẽ làm gì để không bị té?
 + Nếu bị té con sẽ làm sao?
 + Các con làm gì để không làm rơi vãi cơm?
 + Khi quần áo bị ướt, bẩn các con làm gì?
 - Nhắc nhở trẻ trật tự khi ăn không chơi đùa, không làm rơi đỗ cơm
 - Vệ sinh nhóm lớp sạch sẽ, cho trẻ ngủ. 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn: TẠO HÌNH HẠT MƯA
CTC: Ai tạo hình giỏi
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết dùng những nét xiên ngăn để vẽ mưa. Biết cách chơi trò chơi.
- Rèn trẻ kỹ năng cầm bút, ghi nhớ chó chủ định.
- GD trẻ biết đội nón, mũ, che ô khi đi ngoài mưa.
 II. Chuẩn bị:
 - Que chỉ tranh, tranh mẫu, giá tranh, giấy A4, bút vẽ, máy tính
 III/ Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Xin chào mừng tất cả quý vị và các bạn đến với chương trình “ Ai tạo hình giỏi “
- Đến với chương trình “ Ai tạo hình giỏi“ ngày hôm nay xin chào mừng sự có mặt của 3 đội chơi .
- Đội chơi số 1.
- Đội chơi số 2.
- Đội chơi số 3.
- Ba đội chơi hôm nay sẽ phải trải qua 3 phần thi:
Phần 1: Tìm hiểu
Phần 2:Trổ tài.
Phần 3: Ai tinh mắt.
* Ngay bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần 1 của chương trình , phần thi “Tìm hiểu”.
- Ở phần chơi tìm hiểu xin mời các thành viên của 3 đội chơi cùng hướng lên màn hình và tìm hiểu xem có điều kỳ diệu gì xảy ra. 
- Cô cho trẻ quan sát 1số hình ảnh tự nhiên: Ngày, đêm. Nắng , mưa.
- Các con nhìn thấy gì?
* Giáo dục:Mưa rất có ích cho đời sống của con người , mưa làm cho cây cối xanh tốt, khi đi trời mưa cấc con phải đội mũ , che ô,
- Cô có 1 bài hát rất hay về mưa cô và trẻ hát bài: Cho tôi đi làm mưa với
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
* Xin chào mừng các bạn đến với phần 2 của chương trình .Phần thi
“trổ tài”
Trong phần thi trổ tài ngày hôm nay chúng ta sẽ ctc “trốn cô”
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu.
- Hướng dẫn cách vẽ: Vẽ những nét xiên ngắn tạo thành hạt mưa.
- Trẻ về bàn thực hiện.
- Nhắc nhở trẻ cách cầm bút, cách vẽ nét xiêng.
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét kết thúc.
Trẻ chú ý cô.
Trẻ trả lời.
Hát cùng cô
Trẻ thực hiện tạo hình
*Trả trẻ
 NHẬT KÝ HẰNG NGÀY
 1.Tên những trẻ nghỉ học và lí do:
----------------------------------------------------------------------------------------------
 2 .Hoạt động có chủ đích:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3.Các hoạt động khác trong ngày: 
---------------------------------------------------------------------------------------------- 
 4.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
----------------------------------------------------------------------------------------------
5.Những vấn đề cần lưu ý khác:
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 18/3/2016
 Ngày dạy, thứ Sáu: 25/03/2016
 - Cô cho trẻ rửa tay trước khi ăn: nhắc trẻ cách rửa tay theo 6 bước 
 - Cô cho trẻ vào ghế- bàn ngồi ngay ngắn
 - Chuẩn bị dĩa để khăn, thao, cho trẻ ăn 
 - Ổn định giờ ăn: cô cho trẻ đọc thơ “Giờ ăn”
 - Giới thiệu với trẻ về các món ăn trong ngày:
 +Ăn rau, củ có lợi ích gì cho các con?
 + Ăn trái cây sẽ cung cấp gì?
 + Ăn thịt, trứng, cá cung cấp gì cho cơ thể?
 + Và uống nhiều nước sẽ ra sao?
 + Con sẽ làm gì để không bị té?
 + Nếu bị té con sẽ làm sao?
 + Các con làm gì để không làm rơi vãi cơm?
 + Khi quần áo bị ướt, bẩn các con làm gì?
 - Nhắc nhở trẻ trật tự khi ăn không chơi đùa, không làm rơi đỗ cơm
 - Vệ sinh nhóm lớp sạch sẽ, cho trẻ ngủ. 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn: CHÚNG MÌNH CÙNG LÀM BẢNG 
TUYÊN TRUYỀN TIẾT KIỆM NƯỚC
CTC: Ai nhanh hơn
  I. Yêu cầu:
- Cháu biết được ích lợi của nước. Biết tiết kiệm nước qua các hoạt động hăng ngày của trẻ. 
- Biết lựa chọn các hành động đúng để tiết kiệm nước.
- Giáo dục cháu tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các nguồn nước,tranh ảnh về các hành động đúng sai khi sử dụng nước. Giấy caro, hồ dán.
-Trống lắc, đàn, bài dạy trên PP.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn đinh – giới thiệu:
- Đọc bài thơ “nước nước”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Nước dùng để làm gì?
- không có nước sẽ thế nào?
- Nước rất quan trọng với cuộc sống của con người, con vật và cả cây cối nửa. Vì vậy hôm nay các bé hãy cùng cô tập tiết kiệm nước nhé!
2. Hoạt động trọng tâm:
- Chuyển tiếp “trời tối – trời sáng”
* Xem hình ảnh:
+ Đất bị khô.
+ Cây khô.
+ Cá chết.
+ Trẻ em không có nước uống
- Tại sao lại có các hiện tượng các con vừa xem?
* Cho trẻ xem một số hình ảnh sử dụng nước lãng phí.
- Để tiết kiệm nước con sẽ làm gì?
- Ngoài việc sử dụng nước tiết kiệm chúng ta còn phải tuyên truyền cho mọi người cùng nhau tiết kiệm nước nửa. Các con cùng cô làm bảng tuyên truyền nhé!
* Làm bảng tuyên truyền:
+ Nhóm 1: trang trí bảng tuyên truyền.
+ Nhóm 2: chọn tranh và trang trí để dán vào bảng tuyên truyền.
- Đọc đồng dao về nhóm thực hiện.
* CTC “ai nhanh hơn?”
- Chia trẻ thành 2 nhóm
- Trên bảng được chia làm 2 phần, mỗi nhóm một phần. Mỗi phần của nhóm được chia làm 2, 1 bên mặt cười và một bên mặt khóc.
- Trẻ vượt qua chướng ngại vật, chọn lấy tranh và gắn vào biểu tượng thích hợp của nhóm mình. Tranh lợi ích của nước, hành động bảo vệ nguồn nước đặt vào ô mặt cười, tranh tác hại của nước, hành động làm ô nhiễm nguồn nước bỏ vào bên mặt khóc.
- Kết thúc trò chơi, kiểm tra kết quả của mỗi nhóm.
3. Kết thúc hoạt động:
- Hát “cho tôi đi làm mưa với”
- Nhận xét, căm hoa.
Trẻ đọc thơ cùng cô
Nước nước
Trẻ kể
Trẻ nhắc lại tên đề tài
Trẻ chú ý xem tranh
Trẻ nói điều trẻ biết
Trẻ nói ý tưởng của mình
Trẻ về nhóm thực hiện
Tham gia trò chơi
*Trả trẻ
 NHẬT KÝ HẰNG NGÀY
 1.Tên những trẻ nghỉ học và lí do:
----------------------------------------------------------------------------------------------
 2 .Hoạt động có chủ đích:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3.Các hoạt động khác trong ngày: 
---------------------------------------------------------------------------------------------- 
 4.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
----------------------------------------------------------------------------------------------
5.Những vấn đề cần lưu ý khác:
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
Duyệt
.

File đính kèm:

  • docnuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nhien.doc