Kế hoạch lớp chồi - Tuần II: Nghề truyến thống của của địa phương

Cô đón trẻ, hướng cho trẻ cất đồ dùng và trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ

- Cho trẻ chơi ở các góc.

- Cô trò cho trẻ xem tranh, ảnh của một số nghề. Trẻ nhìn và kể theo tranh, nói được tên các nhân vật, hoạt động, sản phẩm trong tranh. Nghề nông, nghề thợ xây, bác sĩ, nghề giáo viên. Trò chuyện về một số nghề quen thuộc

Tập thể dục theo nhạc bài “Chú bộ đội” Tập với nơ thể dục

+ Động tác hô hấp: Thổi bóng.

+ Động tác tay: 2 tay đưa lên cao rồi hạ xuống (4L x 4N)

+ Động tác chân: Hai tay chống hông ngồi khuỵu gối (4L x 4N)

+ Động tác bụng: 2 tay đưa lên cao, cúi người xuống 2 tay chạm mũi bàn chân (4L x 4N)

+ Động tác bật: Bật về phía trước (4L x 4N)

- Điểm danh.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lớp chồi - Tuần II: Nghề truyến thống của của địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN II: NGHỀ TRUYẾN THỐNG CỦA CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Thời gian thực hiện: 23/11 - 27/11/2015
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Liên
Thời gian
 Thứ 2
 Thứ 3
 Thứ 4
 Thứ 5
 Thứ 6
Đón trẻ
TD Sáng
- Cô đón trẻ, hướng cho trẻ cất đồ dùng và trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ
- Cho trẻ chơi ở các góc.
- Cô trò cho trẻ xem tranh, ảnh của một số nghề. Trẻ nhìn và kể theo tranh, nói được tên các nhân vật, hoạt động, sản phẩm trong tranh. Nghề nông, nghề thợ xây, bác sĩ, nghề giáo viên. Trò chuyện về một số nghề quen thuộc
Tập thể dục theo nhạc bài “Chú bộ đội” Tập với nơ thể dục
+ Động tác hô hấp: Thổi bóng. 
+ Động tác tay: 2 tay đưa lên cao rồi hạ xuống (4L x 4N)
+ Động tác chân: Hai tay chống hông ngồi khuỵu gối (4L x 4N)
+ Động tác bụng: 2 tay đưa lên cao, cúi người xuống 2 tay chạm mũi bàn chân (4L x 4N)
+ Động tác bật: Bật về phía trước (4L x 4N)
- Điểm danh.
Hoạt động học
HĐ TẠO HÌNH
Tô tranh bác nông dân
(HĐ theo đề tài )
HĐKP
 Trò chuyện về bác nông dân
HĐLQVT 
Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm
 HĐVĐ
- VĐCB: Chạy liên tục theo hướng thẳng 15m. (CS 5)
TCVĐ: Đua tài
 HĐÂN
* NDTT: DH “Cháu yêu cô chú công nhân” ST Hoàng văn Yến
- NDKH: NH: “ Chú bộ đội”
- TCAN: Tai ai tinh
 HĐVH
Dạy trẻ đọc thơ “Cái bát xinh xinh” 
Đa số trẻ chưa biết.
Hoạt động ngoài trời
Cho trẻ quan sát bầu trời
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự chọn.
Cho trẻ nhặt lá rụng sân trường.
- TCVĐ: Bóng tròn to.
- Chơi tự chọn.
Cho trẻ quan sát vườn rau ngót nhật
- TCVĐ: Gieo hạt nảy mầm.
- Chơi tự chọn.
Cho trẻ quan sát công việc của cô nuôi.
- TCVĐ: Lộn cầu vồng.
- Chơi tự chọn.
Cho trẻ bắt sâu, tưới nước cho cây.
- TCVĐ: Rồng rắn lên mấy.
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Bán hàng, bác sĩ, nấu ăn.
- Goc bán hàng: Bán đồ dùng cho các nghề như: các loại rau củ quả, hộp dụng cụ cá nhân, quần áo bác sĩ,..
- Góc nấu ăn: Nấu một số món ăn cho các bác xây dựng. Thực hành kĩ năng đóng mở ráp dính bằng bộ học cụ- rót ướt bằng bình có vòi (Kĩ năng mới)
- Góc bác sĩ : Khám chữa bệnh cho mọi người.
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn rau của bé 
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát có một số bài hát về nghề nghiệp: Cháu yêu cô chú công nhân, Chú bộ đội, Cô và mẹ, Cháu thương chú bộ đội. (Góc trọng tâm)
+ Chuẩn bị: Xắc xô, phách tre, trống, nơ đeo tay, bờm tóc
+ Kỹ năng: Trẻ hát được một số bài hát có trong chủ đề, biết vận động minh họa, vỗ tay theo giai điệu bài hát.
- Góc tạo hình: Tô màu dụng cụ các nghề, vẽ đồ dùng bác nông dân; luồn dây qua lỗ tròn
- Góc toán: Chọn theo màu săc, đếm đến 3, so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3.
+ Thái độ: Chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi với bạn.
Hoạt động chiều
- Trò chuyện về bác nông dân
- TC: Nu na nu nống
- Cho trẻ làm quen bài mới: Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm
- TC: Rồng rắn lên mây
- Cho trẻ tập bò thấp chui qua cổng
- Chơi TC: Tung bóng
- Nghe nhạc, nghe hát qua vi deo
- Cho trẻ làm quen với câu chuyện: “ Bác sĩ chim”.
- Chơi trò chơi bắt trước tạo dáng.
- Bình bầu bé ngoan.
- Văn nghệ cuối tuần.
 Bích Hòa, ngày tháng năm 2015
 Người thực hiện Người duyệt 
 Bùi Thị Liên
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 2 ngày 23/11/2015 
Tô tranh bác nông dân
(HĐ theo đề tài )
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết đặc điểm của bác nông dân và công việc hàng ngày của bác.
- Biết cách tô màu bức tranh.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng cầm bút tô màu tranh bác nông dân.
- Luyện kỹ năng tô màu chùng khít không bị chờm ra ngoài.
3. Thái độ:
- Yêu quý sản phẩm mình làm ra.
- Biết ơn bác nông dân.
1.Địa điểm:
 Trong lớp học
2. Đội hình:
 Trẻ ngồi theo nhóm.
3. Môi trường học tập:
Trang trí theo chủ đề “Nghề nghiệp”
4. Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân; Cháu đi mẫu giáo”. 
- Mẫu tranh của cô, giấy A3 có in hình bác nông dân; 
- Giá treo sản phẩm.
- Que chỉ.
5. Đồ dùng của trẻ:
- Vở tạo hình, sáp màu; màu nước; bút dạ.
1. Ổn định và gây hứng thú. 
- Cho trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo”
- Các con hát bài hát gì?
- Bố mẹ các con làm nghề gì?
- Nhà bạn nào làm ruộng, cấy lúa không?
- Các con có biết trồng lúa để làm ra hạt gì không?
- Để làm ra hạt gạo rất vất vả. Các con khi ăn cơm phải ăn hết xuất để không phụ công các bác nông dân các con nhớ chưa nào.
2. Nội dung chính
a. Quan sát tranh mẫu:
- Cho trẻ quan sát tranh bác nông dân đang cấy lúa:
+ Ai trong bức tranh đấy các con?
+ Bác nông dân đang làm gì?
+ Bác nông dân màu gì? Cây lúa màu gì?
- Cho trẻ quan sát tranh bác nông dân đang gặt lúa:
+ Các con có biết trong bức tranh có ai không?
+ Bác nông dân mặc áo màu gì?
+ Bác nông dân đang làm gì?
+ Cây lúa màu gì?
- Cho trẻ quan sát tranh bác nông dân đang phơi thóc:
+ Các con ơi có ai trong bức tranh đây?
+ Bác nông dân mặc áo màu gì?
+ Bác đang làm gì?
- Các con thấy tranh cô tô màu có đẹp không?
- Các con có thích tô màu giống cô không?
- Khi tô màu các con cầm bút bằng tay nào? 
- Giơ tay cầm bút lên cô xem nào?
b. Trẻ thực hiện: Cô mở nhạc bài Cháu yêu cô chú công nhân.
- Cho trẻ về bàn ngồi theo nhóm.
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ còn lúng túng, khuyến khích trẻ sáng tạo.
c. Trưng bày sản phẩm:
- Cho trẻ mang bài lên trưng bày.
- Cho trẻ nhận xét bài.
 Con thích bài nào nhất?
 Con tô màu gì?
- Cô nhận xét chung.
3: Kết thúc	
- Cô nhận xét giờ học.
Lưu ý: 
..
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 3 ngày 24/11/2015
HĐKP xã hội
Trò chuyện về bác nông dân.
(Nghề nông nghiệp)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đặc điẻm một số dụng cụ của nghề nông nghiệp: Cày, cuốc, bừa, liềm, 
- Trẻ biết một số sản phẩm của nghề nông nghiệp: Lúa, khoai, sắn, rau, 
2. Kỹ năng:
- Trẻ nói được tên dụng cụ của bác nông dân: Cày, cuốc, liềm.
- Trẻ nói được tên sản phẩm của nghề nông.
- Trẻ hiểu và trả lời được câu hỏi của cô.
3. Thái độ:
- Trẻ biết kính trọng các bác nông dân, tiết kiệm sản phẩm người nông dân làm ra.
- Thích được tham gia vào các hoạt động.
1. Địa điểm:
 Trong lớp học. 
2. Đội hình:
Trẻ ngồi ghế hình chữ U.
3. Môi trường lớp học:
 Lớp trang trí theo chủ đề “Nghề nghiệp”
4. Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân; Lớn lên cháu lái máy cày” 
5. Đồ dùng của trẻ:
- Túi cát, đường hẹp.
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài: “Lớn lên cháu lái máy cày”.
 Trò chuyện về công việc của bác nông dân.
2. Nội dung chính
- Cho trẻ xem hình ảnh bác nông dân đang cấy lúa và gặt lúa.
+ Các con có biết ai trong tranh không?
+ Bác nông dân đang làm gì đây?
+ Cày ruộng bằng gì?
+ Vì sao phải cày ruộng?
+ Bác đang làm gì đây?
+ Cấy lúa để làm gì?
- Để làm ra được hạt thóc các bác nông dân rất vất vả. Phải cày ruộng rồi trồng lúa và hàng ngày phải chăm sóc, bón phân nhổ cỏ để có được cánh đồng lúa chin vàng.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh bác nông dân cắt lúa:
+ Bác nông dân đang làm gì đây?
+ Bác cắt lúa bằng cái gì?
- Các con có biết bác nông dân làm ra những sản phẩm gì cho chúng mình không?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh một số sản phẩm nghề nông:
+ Gạo: Các con biết đây là hạt gì không? Có màu gì? Gạo dùng đẻ làm gì?
+ Ngô, khoai, sắn.
- Hàng ngày các bác nông dân rất vất vả, không quản nắng mưa làm ra những hạt gạo, và những luống rau tươi tốt để cung cấp cho chúng ta lương thực ăn hàng ngày. Các con phải yêu thương quý trọng các bác nông dân. Khi ăn phải ăn hết xuất không làm rơi vãi thức ăn để không phụ công của các bác.
- Trò chơi: Bé tập làm bác nông dân.
+ Cô chia lớp mình thành đội chơi, nhiệm vụ của các con là chuyển gạo về kho. Bạn đầu hàng cầm bao gạo chuyển cho bạn đứng bên cạnh mình, bạn đó sẽ chuyền tiếp cho bạn tiếp theo và cứ thế chuyền cho bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng cầm túi cát đặt vào rổ. Cứ chuyền như vậy cho đến khi hết bản nhạc. Nhạc kết thúc đội nào chuyền được nhiều gạo về nhất là đội chiến thắng. 
3.Kết thúc : 
Cô nhận xét hoạt động
Cho trẻ hát: Chim mẹ, chim con nhẹ nhàng ra ngoài
Lưu ý: .
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 4 ngày 25/11/2015
HĐ LQVT
Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 4 .
- Trẻ biết quần áo là sản phẩm của nghề may và công dụng của chúng.
2. Kỹ năng:
- Trẻ gộp được 2 nhóm đối tượng và đếm được đến 4.
- 
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ có ý thức tham gia giờ học
1. Địa điểm:
 Trong lớp học.
2. Đội hình:
 Trẻ ngồi chiếu hình chữ U
3. Môi trường lớp học:
 Lớp trang trí theo chủ đề “Nghề nghiệp”
4. Đồ dùng của cô:
- Lô tô 2cái áo, 2 cái quần.
- Nhạc bài hát Cháu yêu cô chú công nhân.
5. Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ 2 lô tô cái áo, 2 lô tô cái quần.
 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
 - Cô và trẻ hát bài hát“Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các con hát bài hát gì?
- Bài hát nhắc đến nghề gì?
- Nghề may làm ra cái gì?
 Các cô chú công nhân rất vất vả làm ra những bộ quần áo cho các mặc rất đẹp các con có thích không?
Khi mặc quần áo các con phải làm gì?
2. Nội dung chính
a. Đếm số lượng của từng nhóm:
- Cô chia cho các con mỗi bạn một rổ có tô tô cái áo và cái quần. Các con cùng kiểm tra lại xem trong rổ của mình có gì nào?
- Cô đặt 2 chiếc áo và 2 chiếc quần ở hai điểm khác nhau và cho trẻ đếm.
- Cho trẻ đếm số áo, quần:
+ Trẻ đếm số hoa: 1 2
+ Trẻ đếm số bướm: 1 2
- Tổ đếm, cá nhân đếm.
- Các con vừa đếm tất cả mấy cái áo? Tất cả mấy cái quần?
- Cô nhắc lại: Cô con mình vừa đếm tất cả là 2 cái áo và 2 cái quần.
b. Gộp hai nhóm để tách thành một nhóm mới:
- Bây giờ cô mời các con đặt 2 bông hoa và 2 cái quần cạnh nhau, xếp thành một hàng ngang.
- Chúng mình vừa tạo ra được một nhóm mới đó là nhóm có áo và có quần.
c. Đếm số lượng nhóm mới.
- Cô và các con cùng đếm lại số áo và số quần là bao nhiêu nhé.
- Tất cả là 4.
- Cả lớp đếm, cá nhân đếm.
*TC “Gộp nhóm theo yêu cầu”
- Cô chuẩn bị cho các con nhiều hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác. Các con hãy gộp nhóm theo yêu cầu của cô.
3. Kết thúc: 
 Cô nhận xét và tuyên dương.
Lưu ý:
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 5 26/11/2015
HĐVĐ
- VĐCB: Chạy liên tục theo hướng thẳng 15m. (CS 5)
TCVĐ: Đua tài.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài tập vận động Chạy liên tục theo hướng thẳng 15m.
- Trẻ biết cách chơi TC: Đua tài.
2. Kỹ năng:
- Trẻ tập BTPTC đều, đẹp.
- Trẻ có kỹ năng chạy liên tục theo hướng thẳng 15m.
- Trẻ chơi được trò chơi Đua tài.
- Lấy và cất đồ dùng đúng quy định.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức tập thể dục.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động.
1. Địa điểm:
 Sân trường.
2. Đội hình:
- KĐ: Đi vòng tròn.
-BTPTC: 4 hàng ngang
- VĐCB: 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
- HT: Đi vòng tròn.
3. Môi trường học tập:
 Lớp trang trí theo chủ đề: “Gia đình”
4. Đồ dùng của cô:
- Vạch xuất phát.
- Băng nhạc bài: “Mời lên tàu”
“Chú bộ đội; Chim mẹ chim con”
“Nhạc không lời”
5. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục của trẻ gọn gàng hợp thời tiết.
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cô và trẻ chơi TC Gieo hạt nảy mầm.
+ Các con chơi TC gì?
- Để có những bữa cơm ngon hàng ngày cho chúng mình ăn thì các bác nông rất vất vả trồng lúa, trồng rau. Hôm nay các con hãy làm bác nông dân nhé.
2. Nội dung:
a. Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi kiễng gót, đi thường, đi bằng b. Trọng động:
- Bài tập phát triển chung: 
- Tập theo bài nhạc: “Chú bộ đội”
 + Tay: Hai tay đưa ra trước, sang ngang. (2Lx8N)
 + Chân: Hai tay chống hông, khuỵu gối. (2Lx8N)
 + Bụng: Hai tay lên cao, cúi gập người về phía trước (2Lx8N)
 + Bật: Bật tiến về phía trước, lùi phía sau. (2Lx8N)
* VĐCB: Chạy liên tục theo hướng thẳng 15m.
- Trẻ chuyển Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động mới đó là “Chạy liên tục theo hướng thẳng 15m”
- Cô làm mẫu:
+ Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.
 + Cô làm mẫu lần 2 vừa làm vừa phân tích.
Tư thế chuẩn bị cô đứng chân trước chân sau, sau vạch xuất phát,chân trái đứng trước thì tay phải đưa ra trước để vuông góc, tay trái đưa ra sau và người hơi cúi về phía truớc. Khi có hiệu lệnh “Chạy” cô chạy thẳng về phía truớc, khi chạy mắt nhìn thẳng về phía trước. Chạy đến đích thì dừng lại và đi nhẹ nhàng về cuối hàng.
- Lần 3: Cô phụ thực hiện, cô chính giải thích lại.
 - Cô mời 1 cháu lên làm thử.
 - Lần lượt từng trẻ lên thực hiện 2-3 lần ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) 
- 2 đội thi đua, cô mở nhạc nhẹ.
Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động cơ bản. 
*TCVĐ: Đua tài.
- Cách chơi: Cô chia các con thành 2 đội chơi. Bạn đầu hàng cầm bao gạo và chuyền cho bạn bên cạnh, cứ chuyền như vậy cho đến bạn cuối cùng. Thời gian là một bản nhạc đội nào chuyển được nhiều gạo hơn là đội chiến thắng. Chú ý khi chuyền không làm rơi gạo.
- Cho trẻ chơi.
c. Hồi tĩnh:
 Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu.
3. Kết thúc
Cô nhận xét tuyên dương trẻ
Lưu ý: .............
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 5 ngày 26/11/2015
HĐÂN:
* NDTT: DH “Cháu yêu cô chú công nhân” ST Hoàng văn Yến
- NDKH: NH: “ Chú bộ đội”
- TCAN: Tai ai tinh.
1.Kiến thức 
- Trẻ biết tên bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” tên nhạc sĩ: Hoàng Văn Yến.
- Hiểu được nội dung BH “Cháu yêu cô chú công nhân” nói lên tình cảm yêu mến và biết ơn của các bạn đối với cô chú công nhân.
- Trẻ biết tên và biết cách chơi TC “Tai ai tinh”
2 Kỹ năng 
- Trẻ thuộc và hát đúng lời bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Trẻ chú ý nghe cô hát trọn vẹn BH “Chú bộ đội”
3. Thái độ 
- Trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc
1. Địa điểm:
 Trong lớp học. 
2. Đội hình:
 Trẻ ngồi hình chữ U
3. Môi trường nhóm lớp:
 Trang trí lớp theo chủ đề: “Nghề nghiệp”
4. Đồ dùng của cô và trẻ:
- Nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và “Chú bộ đội”.
- Mũ âm nhạc.
- Bờm hoa, nơ đeo tay cho trẻ.
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
 - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Trò chuyện với trẻ về một số nghề. Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề. Biết ơn những người công nhân.
2. Nội dung chính
a. NDTT: Dạy hát “Cháu yêu cô chú công nhân” ST Hoàng văn Yến. 
- Cô hát lần 1 không nhạc.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả?
- Cô hát lần kết hợp nhạc đệm.
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
- Cô hát lần 3.
- Giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát nói về tình cảm yêu mến và biết ơn của các bạn đối với cô chú công nhân, những người đã ngày đêm vất vả lao động để làm ra những đồ dùng cần thiết cho mọi người. 
- Cả lớp hát cùng cô 2-3 lần (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Mời tổ, nhóm, cá nhân lên hát.
- Cả lớp hát lại.
b. Nghe hát “Chú bộ đội”
- Cô giới thiệu tên bài hát “Chú bộ đội” tên tác giả Hoàng Hà.
- Cô hát lần 1: kết hợp điệu bộ cử chỉ.
+ Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
+ Giới thiệu nội dung bài hát: Nói về tình cảm của các bạn nhỏ dành cho chú bộ đội. Hàng ngày chú làm nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. 
Giáo dục trẻ biết yêu quý quê hương đất nước mình.
- Cô hát lần 2: Hát và múa minh họa cho trẻ xem.
- Lần 3 cho trẻ xem video bạn nhỏ hát.
- Củng cố: Hỏi trẻ hôm nay được học hát bài gì? Nghe hát bài gì?
c. Trò chơi Tai ai tinh.
- Cách chơi: Cô mời một bạn lên đội mũ âm nhạc 
3: Kết thúc
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “chi chi, chành chành”
Lưu ý: .........................................................
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 6 ngày 27/11/2015
HĐ Văn học
Dạy trẻ đọc thơ “Cái bát xinh xinh” 
Đa số trẻ chưa biết.
1. Kiến thức 
- Trẻ biết tên bài thơ “Đồng hồ quả lắc”
- Hiểu được nội dung bài thơ “Đồng hồ quả lắc” nói về công dụng của chiếc đồng hồ nhắc nhở các bạn ăn, ngủ, học, chơi phải đúng giờ. Đồng hồ làm việc cả ngày đêm không biết mệt mỏi.
2. Kỹ năng 
- Trẻ nói được tên bài thơ “Đồng hồ quả lắc”.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ.
- Trẻ hiểu và trả lới được các câu hỏi.
- Chơi trò chơi cùng cô.
3. Thái độ 
- Trẻ thích đọc thơ cùng cô, cùng các bạn.
- Nghe và hưởng ứng cùng cô.
1. Địa điểm:
 Trong lớp học.
2. Đội hình:
 Trẻ ngồi hình chữ U
3. Môi trường lớp học:
 Trang trí lớp theo chủ đề: “Gia đình”
4. Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa bài thơ “Đồng hồ quả lắc”
- Đĩa nhạc bài hát theo chủ đề Bóng tròn to.
5. Đồ dùng của trẻ:
Ghế ngồi đủ cho trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
 - Cô cho trẻ quan sát một số loại đồng hồ.
- Hỏi trẻ tên các loại đồng hồ?
- Đồng hồ dùng để làm gì?
- Có một bài thơ nói về đồng hồ. Hôm nay cô dạy các con bài thơ “Đồng hồ quả lắc”
2. Nội dung
* Đọc thơ “Đồng hồ quả lắc”
- Lần 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe. 
+ Bài thơ có tên là gì?
- Cô đọc lần 2 kết hợp với hình ảnh minh họa.
- Đàm thoại:
- Trích dẫn và đàm thoại:+ + Bài thơ nhắc đến gì?
 “ Tích tắc tích tắc
Đồ	Đồng hồ quả lắc
”	Tích tắc đêm ngày
	Không ngừng phút giây, ”
cmcmcmcmcmcmcmcmc + Giải thích “Tích tắc” có nghĩa đồng hồ đang chạy kêu “tích tắc” để 
+ hnmhmcmhmh báo giờ cho mọi người.
 Bắp cải có màu gì? 
 “Tích tắc tích tắc, ”
	Đồng hồ luôn nhắc
 Học, chơi, ăn, ngủ
 Có giờ có giấc”
+ Đồng hồ nhắc mọi người làm gì? Nếu không có đồng hồ mọi người có biết mấy giờ không?
 “Tích tắc, tích tắc
 Đồng hồ luôn nhắc
 Từng phút từng giờ
 Quý hơn vàng bạc”
+ Đồng hồ giúp mọi người làm gì?
* Giảng nội dung: Bài thơ nói về chiếc đồng hồ có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của mọi người . Đồng hồ báo thức cho mọi người biết giờ giấc giúp mọi người đi học và đi làm đúng giờ. Đồng hồ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mọi người.
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 3 lần.
- Cô cho nhóm đọc thơ.
- Cô cho tổ đọc thơ.
- Cô gọi cá nhân lên đọc thơ.
- Cô chú ý sửa sai cho những trẻ phát âm chưa chuẩn, còn ngọng.
* TC Bóng tròn to.
3: Kết thúc
- Cô nhận xét hoạt động học
Lưu ý: ........................................................

File đính kèm:

  • docCDD4_nghe_nghiep.doc
Giáo Án Liên Quan