Kế hoạch lớp mầm tuần 04 - Chủ điểm nước - Hiện tượng tự nhiên - Nhánh Côn trùng

*Khởi động :Cháu đi vòng tròn với các kiểu đi kiểng chân-đi thường- đi bằng gót chân- đi thừng.Tập hô hấp thổi nơ

-Trọng động :Tập theo nhạc nắng sớm .

*Tay – bả vai 2: 2 Tay đưa sang ngang – lên cao.

- TTCB : Đứng thẳng ,hai chân ngang vai

- N1 : Hai tay đưa sang ngang cao bằng vai.

- N2 : TTCB ;

- N3 = N1;

- N4 = TTCB.

*Bụng 2 ; Đứng nghiên người sang hai bên.

- TTCB : Đứng thẳng ,hai tay chống hông.

- N1 : nghiên sang phải.

- N2 : TTCB ;

- N3 = nghiên sang trái.

- N4 = TTCB.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch lớp mầm tuần 04 - Chủ điểm nước - Hiện tượng tự nhiên - Nhánh Côn trùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lộc
KẾ HOẠCH TUẦN 04 CHỦ ĐIỂM
NƯỚC-HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
 (TUẦN 26 CT )
 Nhánh : CÔN TRÙNG
 Từ ngày: 14/3/2016 đến 18 /3/2016.
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
HỌP MẶT ĐÓN TRẺ -KIỂM TRA VỆ SINH
-Đón cháu vào lớp nhắc nhở cháu cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định .
-Trò chuyện về các con côn trùng.
-Giới thiệu tranh chủ điểm
-Điểm danh 
THỂ DỤC SÁNG
*Khởi động :Cháu đi vòng tròn với các kiểu đi kiểng chân-đi thường- đi bằng gót chân- đi thừng.Tập hô hấp thổi nơ
-Trọng động :Tập theo nhạc nắng sớm .
*Tay – bả vai 2: 2 Tay đưa sang ngang – lên cao.
- TTCB : Đứng thẳng ,hai chân ngang vai
- N1 : Hai tay đưa sang ngang cao bằng vai.
- N2 : TTCB ;
- N3 = N1; 
- N4 = TTCB.
*Bụng 2 ; Đứng nghiên người sang hai bên.
- TTCB : Đứng thẳng ,hai tay chống hông.
- N1 : nghiên sang phải.
- N2 : TTCB ;
- N3 = nghiên sang trái.
- N4 = TTCB.
*Chân 2: Bật tách – chụm chân tại chổ.
- TTCB : Đứng thẳng,tay chống hông.
- N1 : Nhảy tách hai chân sang ngang,kết hợp đưa hai tay sang ngang.
- N2 : về TTCB
- N3 : về N1 
- N4 : về TTCB
-Hồi tĩnh :Hít thở đều đặn theo nhạc.
PTTM
DH: Con chuồn chuồn
PTNT
Làm quen 1 số côn trùng
PTNN
Thơ: “ Đàn kiến nó đi”
PTTM
Tô màu con bướm (M)
PTTC
Tung và bắt bóng
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜi
-Cho cháu chơi tự do 
- Quan sát – Đàm thoại 
-Truyền thụ kiến thức mới 
-Chơi các trò chơi dân gian ,trò chơi vận động 
HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
TÊN GÓC
/N

MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
HƯỚNG DẪN
NHẬN 
XÉT
GÓC PHÂN VAI :
Gia đình ,bán hàng,
Bác sĩ thú y
-Cháu thể hiện được vai trò cô bán hàng ân cần mời khách, người mua hàng biết trả tiền khi mua hàng,cháu chơi vui ,cháu sắm vai bố , mẹ ,anh ,chị ,trong gia đình,bác sĩ.
-Chuẩn bị đồ chơi bán hàng
-Đồ dùng trong gia đình và đồ dùng cho các 
háu .
-1 bạn làm cô bán hàng,các bạn mua hàng phải đi theo thứ tự,mua xong phải trả tiền..
-Bố đi làm .-Mẹ đi chợ .
-Chị phụ mẹ nấu ăn trong GĐ 
- Bác sĩ khám bệnh cho vật nuôi.
GÓC HỌC TẬP:
Xem tranh chủ đề ,trạm phân loại,so hình..
-Cháu học vui chơi , ngoan hoàn thành các sách còn dở dang .
-Sách , tranh , tranh ghép hình , so hình .
-Bé chơi so, hình ghép,trạm phân loại theo chủ điểm .
GÓC NGHỆ THUẬT:
Tô màu ,nặn,hát múa theo chủ đề
-Hát múa theo CĐ
Tạo tranh theo chủ điểm .
- Tranh ảnh theo chủ đề,bút màu,đất nặn,bảng con,nhạc cụ.
-Cháu hát , múa theo CĐ 
-Con tô màu tranh theo chủ đề.
GÓC XÂY DỰNG :
Xây công viên
-Cháu xây được mô hình công viên
-Hàng rào , cây xanh, 1 số côn trùng
-Bé xây công viên có hoa, có cây xanh, có bướm, có con chim.
GÓC VẬN ĐỘNG:
ném vòng, ném dĩa,
Ném trúng đích
- vòng, đĩa
Các con hãy ném vòng vào 
chai cho chí
h xác
GÓC THIÊN NHIÊN
Chăm sóc cây xanh
Trẻ biết tưới cây , hái lá úa để CS cây xanh
- bình tưới
Các con hãy chăm sóc cây xanh bằng cách tưới cây và hái những lá vàng úa cho cây tươi tốt
	CHO TRẺ VỆ SINH –ĂN TRƯA
NGỦ
Trẻ ngủ dậy –Vệ sinh mặt mũi (tắm ) –Cho ăn quà xế
Bé giúp cô dọn dẹp lớp học
Đọc thơ “ Ong và bướm”
Dạy hát “Chị ong nâu và em bé”
Chăm sóc cây xanh
Bé giúp cô trang trí lớp.
Vệ sinh cá nhân cho trẻ -Nêu gương –Trả trẻ
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC GÓC
I/ YÊU CẦU:
-Cháu thể hiện được vai chơi của mình qua từng góc chơi
-Biết liên kết các góc chơi.
 -Cháu tự nguyện hứng thú tham gia vào các trò chơi .
 -Khám phá và nói được khám phá trong quá trình chơi .
 -Biết giúp cô thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong.
 -Không tranh giành đồ chơi với bạn, nhường nhịn bạn khi chơi. Không quăng ném đồ chơi
II/ CHUẨN BỊ:
-Phân vai: đồ chơi gia đình , bán hàng, bác sĩ
-Học tập : tranh , sách , viết , bút màu, trạm phân loại
-Nghệ thuật : giấy A4, bút màu
-Xây dựng : công viên
-Góc vận động: vòng, bóng
-Thiên nhiên: bình tưới nước, cây xanh, hoa, thùng nước
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
 Đã đến giờ gì con?
Trước khi vào vui chơi mình hát 1 bài nhé!
Mở nhạc :
Các con vừa hát bài gì?
Bài hát nói về gì?
Chị ong đang làm gì?
Ngoài chị ong các con kể cho cô nghe thêm tên 1 số côn trùng đi
Hãy xem gì nhé?
Cô cho cháu xem đoạn clip trên tivi ( xem ảnh tất cả các góc và trò chơi cháu chơi )
Con đã được xem đoạn clip. Vậy lớp mình có những góc chơi nào?
Con sẽ thích chơi góc nào?
Gợi ý một số góc chơi:
* Góc nghệ thuật: con sẽ chơi gì?
*Góc xây dựng: con xây gì?
Trồng cây xanh để làm gì?
Còn hoa ?
Góc thiên nhiên: con sẽ làm gì nào?
* Góc học tập: còn học tập thì sao?
Góc phân vai:
Nấu ăn gì thế?
Chọn lựa thực phẩm thì sao?
Ngoài việc ăn uống ra để cho gia đình có sức khỏe thì ta làm gì?
Góc vận động: con thích chơi gì ?
Giúp ta gì?
-Cô thỏa thuận với trẻ trước khi chơi.
-Nhắc nhở cách chơi
-Khi chơi con phải như thế nào?
Đọc đồng dao “đi cầu đi quán”
Cô quan sát cháu chơi
 -Cô lại từng góc khám phá góc chơi cùng cháu 
Con đang làm gì vậy?
Ai là người đóng vai mẹ?
Mẹ đang nấu ăn gì thế?
Con đang vẽ gì vậy?
-Nhận xét cắm hoa từng góc chơi.
Cháu cất dọn đồ chơi
Nhận xét chung
-Hát kết thúc tiết học.
HĐ vui chơi
Lớp hát “ Chị ong nâu và em bé”
Trẻ kể...
Tô màu 1 số côn trùng
Xây công viên có hàng rào, có cây xanh.
Để che bóng mát...
Làm đẹp cho mọi người, mọi nhà.
Chăm sóc cây xanh, tưới nước, nhặt lá úa
Xem :tranh tuyện, so hình, góc chủ đề.Trạm phân loại, 
TCDG: cắp cua, bún thun, lựa đậu
Gia đình, bác sĩ, bán hàng
Tôm luộc, cá chiên...
Nấu ăn ngon để tăng cường sức khỏe
Thực phẩm tươi sống...
Vận động
ném bóng, bật qua các vòng liên tục...
Giúp con phát triển cơ tay cơ chân, tính nhanh nhẹn, dẻo dai bền bỉ,sự khéo léo. Cho gia đình có 1 sức khỏe thật tốt để làm việc nhé.
Không tranh dành đồ chơi với bạn, liên kết các góc chơi
- Cháu về nhóm chơi.
Thứ 2 , ngày 14 tháng 3 năm 2016 
A * HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ 
 ĐỀ TÀI: DH: CON CHUỒN CHUỒN (TT)
 NH: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
 TC: TAI AI TINH
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:	
1-Kiến thức: 
- Trẻ thuộc bài hát, thích nghe cô hát.
 2-Kỹ năng: 
- Trẻ nghe và đoán được tên bài hát.
- Trẻ bộc lộ cảm xúc khi nghe cô hát
 3-Thái độ :
- Trẻ chơi trò chơi một cách hào hứng, thành thạo.
- Giáo dục trẻ yêu thương vật nuôi.
II/.NỘI DUNG TÍCH HỢP:
 - LQVH
II.CHUẨN BỊ: 
IV / TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
a/ Mở đầu họat động
- Lớp hát bài “Kìa con bướm vàng”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát thì có con vật nào?
- Trong bài hát thì nói về chú bướm vàng rất xinh đẹp, chú bướm đang bay lượn bên những khóm hoa rất tươi rất xinh.
- Vậy bạn nào biết bướm thuộc nhóm gì?
- Ngoài bướm thuộc nhóm côn trùng các con còn biết con vật nào thuộc nhóm côn trùng nữa nè?
- Ngoài những con vật các con vừa kể con chuồn chuồn cũng thuộc nhóm côn trùng. Cô có 1 bài hát nói về bạn chuồn chuồn các con lắng nghe xem bạn chuồn chuồn trong bài hát ntn nha! Bài hát có tên là “ Con chuồn chuồn”
- Cô cho trẻ đồng thanh tên bài hát , tên tác giả
b/Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động chính:
* Dạy hát:	
 - Cô hát lần 1 (GND)
Bài hát nói về chú chuồn chuồn đang bay trong nắng sớm, chú bay khắp sân trường, rồi từng đàn chuồn chuồn bay đua cùng nhau lướt nhanh trog gió các chú bay nhanh đến nỗi nhìn giống như những chiếc tàu bay.
* Đàm thoại: 
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát của tác giả nào?
- Trong bài hát chú chuồn chuồn đang làm gì?
- Chuồn chuồn bay đến những nơi nào?
-Chú bay ntn?
- Đàn chuồn chuồn được tác giả ví giống như gì?
- Các con vừa nghe bài hát gì?
- Bài hát của tác giả nào?
- Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc
- Cả lớp hát 2 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân
* Giáo dục trẻ biết yêu thương , bảo vệ, không bắt các côn trùng, tránh những côn trùng có hại hoặc có thể gây tổn thương như muỗi, kiến, ong. Không dùng tay bắt bướm vì trên cánh bướm có rất nhiều phấn có thể gây ho hay bị dị ứng da.
* Hoạt động kết hợp:
 Nghe hát:Chị ong nâu và em bé
- Từ trước đến giờ có bạn nào ăn mật ong chưa nè? Các con có biết từ đâu mà chúng ta có mật ong không con?
Mật ong được ấy từ ổ ong, mật ong chính là mật của những bông hoa được ong thợ ngày đêm chăm chỉ bay đi khắp nơi để hút mật. Để xem các ong thợ đã làm việc chăm chỉ ntn. 
 - Các con chú ý lắng nghe cô hát bài “Chị ong nâu và em bé”
- Cô hát lần 1 (GND)
- Bài hát nói về bạn nhỏ thấy chị ong nâu chị bay đi tìm mật trên những cành hoa lúc sang sớm, lúc ông mặt trời vừa thức dậy, chị luôn vâng lời bố mẹ chăm làm không nên lười.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 động viên trẻ thể hiện tình cảm
* Hoạt động kết hợp: 
Trò chơi: Tai ai tinh
- Cách chơi: cô có 4 ô số, trẻ lên lần lượt mở từng ô số, sau mỗi ô số là 1 bài hát, trẻ sẽ nghe nhạc và đoán tên bài hát.
Luật chơi: Bạn nào đoán sai sẽ bị cô phạt làm lăng quăng.
c/Kết thúc họat động:
- Nhận xét: cắm hoa
- Trẻ hát và đàm thoại cùng cô
- Trẻ đồng thanh tên bài hát,tác giả.
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Lớp hát 1 lần
- Tổ, nhóm
- Cá nhân vài lần
- Lớp hát lần cuối
Trẻ nghe cô hát
- Trẻ cùng chơi.
 B * HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:	
 1. Kiến thức: Trẻ biết cách chơi và chơi vui các trò chơi
2. Kĩ năng: tham gia vào các trò chơi có luật
 3. Thái độ: Biết chờ tới lượt chơi
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ chơi ngoài trời. Tranh quan sát. Trò chơi.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Chơi tự do 10’: 
- Cô giới thiệu: các con ơi, trên sân trường của chúng ta có rất nhiều đồ chơi như: Cầu tuột nhà đồng hồ, cầu tuột trực thăng,
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bé chơi cùng cô nhé!
** Cô hướng dẫn: Cầu tuột nhà đồng hồ: để chơi được cầu tuột nhà đồng hồ thì các con phải chú ý khi leo lên thang và tuột xuống. trước hết các con dùng 2 tay để nắm lấy thành sắt phía 2 bên cho không bị ngã, leo từng bước chân kết hợp tay này chân kia cho thật nhịp nhàng đến hết cầu thang, các con hơi khom người đi đến cầu tuột và ngồi thảng chân tuột thẳng xuống dưới.
Cho 1 trẻ lên chơi, cô giải thích thêm.
Cho cả lớp chơi nhiều lần.
** Cô hướng dẫn: Cầu tuột trực thăng: để chơi được cầu tuột trực thăng các con phải chú ý khi leo lên và tuột xuống, không giống như những nấc thang của cầu thang bên câu tuột nhà đồng hồ, mà chúng ta sẽ leo lên nhũng nấc thang khó leo hơn. Các con phải hết sức cẩn thận nhé!
 trước hết các con dùng 2 tay để nắm lấy thành sắt phía 2 bên cho không bị ngã, leo từng bước chân kết hợp tay này chân kia cho thật nhịp nhàng đến hết cầu thang, các con hơi khom người đi đến cầu tuột và ngồi thẳng chân tuột thẳng xuống dưới.
Cô cho 1 bé lên thực hiện mẫu, cô hướng dẫn thêm
Cho cả lớp cùng chơi nhiều lần.
Giáo dục tư tưởng : Các con ơi, đồ chơi ngoài trofiwf rất đẹp, chúng ta phải bào quản, biết chơi nhẹ nhàng để không bị hư hỏng nhé!
*Quan sát: 
Tranh con gián.
- Đây là tranh gì?
- Con gián sống ở đâu?
- Con gián có ích hay có hại?
- Chúng ta co được bắt gián để nghịch không?
Vì sao?
Tranh con cào cào
- Đây là tranh gì?
- Con cào cào sống ở đâu?
- Con cào cào có ích hay có hại?
- Cào cào ăn gì?
 Tranh con kiến
- Đây là tranh gì?
- Kiến sống ở đâu?
- Kiến ăn gì để sống?
- Có được chọc phá tổ kiến không? Vì sao?
* TTKT: Tìm hiểu về côn trùng
* Nhóm 1: Tranh con muỗi
- Cô cho 1 trẻ lên nói về nội dung tranh
- Đây là tranh gì?
- Con muỗi sống ở đâu?
-Thức ăn của nó là gì?
GD: Buổi tối phải xịt muỗi hoặc đốt nhang muỗi các con nhớ mặt quần áo dài, ngủ trong mùng để tránh bị muỗi chích.
* Nhóm 2: Tranh con chuồn chuồn
- Cô cho 1 trẻ lên nói về nội dung tranh
- Đây là tranh gì?
- Chuồn chuồn ăn gì?
- Chuồn chuồn giúp chúng ta điều gì?
GD: Chuồn chuồn là loại côn trùng dự báo thời tiết, nó rất hiền các con không nên đuổi theo để bắt nó, chúng ta bảo vệ nó bằng cách trồng nhiều cây xanh và bảo vệ môi trường.
* Nhóm 3: Tranh con kiến 
- Cô cho 1 trẻ lên nói về nội dung tranh
- Đây là tranh gì?
- Kiến sống ở đâu?
- Kiến ăn gì để sống?
- Có được chọc phá tổ kiến không? Vì sao?
- Ngoài những con vật này các con còn biết con gì thuộc nhóm côn trùng nữa?
* Trò Chơi : dung dăng dung dẻ	
Cả lớp cùng đọc bài dung dăng dung dẻ vừa nắm tay đi vòng tròn khi đọc hết bài thì trẻ ngồi xuống.
Trẻ chơi tự do
Trẻ quan sát tranh
Trẻ trả lời
Trẻ chơi trò chơi
 C* HOẠT ĐỘNG GÓC
-Góc học tập: so hình, bù chỗ thiếu, đôminô
-Góc phân vai: Bán hàng, gia đình
-Góc xây dựng: Xây công viên
-Góc nghệ thuật: vẽ, nặn, hát múa theo chủ đề.
- Góc vận động: ném vòng, bật liên tục qua các vòng
-Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
D* HOẠT ĐỘNG CHƠI( CHIỀU)
* Bé tiếp cô dọn dẹp lớp học
Yêu cầu
- Trẻ hứng thú tham gia giúp cô dọn dẹp lớp
- Trẻ biết sắp xếp, phân loại đồ chơi.
 2. Kĩ năng
 - Trẻ biết phối hợp với bạn cùng dọp dẹp đồ chơi
 3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú tham gia dọn dẹp
 - Tham gia trò chơi nề nếp.
 4. Chuẩn bị
 - Các kệ góc cho trẻ để đồ chơi lên.
 5. Tiến hành
 - Cô tập trung trẻ
 - Cả lớp hát bài “ Cá vàng bơi”
 - Các con vừa bài hát gì?
 - Cá vàng sống ở đâu?
 - Con làm gì để chăm sóc cá vàng?
 - Hôm nay các con cùng cô dọn dẹp lớp học nhé!
 - Cô và trẻ cùng dọn dẹp lớp.
TC : Nu na nu nống
Yêu cầu
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
- Thuộc câu đồng dao “ nu na nu nống”
 2. Kĩ năng
 - Trẻ biết phối hợp tay chân để chơi trò chơi
 - Trẻ thuộc bài đồng dao
 3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi
 - Tham gia trò chơi nề nếp.
 4. Chuẩn bị
 - Dạy trẻ thuộc bài đồng dao của trò chơi “nu na nu nống”
 5. Tiến hành
 - Cả lớp hát “ Gà trống mèo con và cún con”
 - Đàm thoại và giới thiệu trò chơi “ nu na nu nống”
TC : Nu na nu nống	
Cách chơi: trẻ sẽ ngồi thành hàng và đọc
“Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở hội thi đua 
Xem ai đánh giỏi
Tùng tùng cắc tùng tùng
Tùng tùng cắc tùng xèng”
Vừa đọc 2 chân vừa co duỗi, Khi đọc đến 2 câu cuối trẻ sẽ giả bộ làm động tác đánh trống.
E* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
-Sĩ số:..	
-Vắng:
- Chăm sóc:
- Giáo dục:
...........................................................................................................................................
ĐỀ NGHỊ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN:
Thứ 3 , ngày 15 tháng 3 năm 2016 
A * HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
	LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI : BÉ LÀM QUEN VỚI CON KIẾN, CON MUỖI, CON CHUỒN CHUỒN
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 1. Kiến thức : 
 - Trẻ biết tên gọi đặc điểm của 1 số con côn trùng
 2.Kĩ năng : 
 - Trẻ biết bắt chước 1 số động tác của côn trùng
 3.Thái độ : 
 - Trẻ biết yêu thương bảo vệ côn trùng
II/NỘI DUNG TÍCH HỢP :
- Thể dục,toán.
III/CHUẨN BỊ :
- Tranh về 1 số côn trùng
 IV / TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
a/ Mở đầu họat động
- Cô đố cô đố
“ Con gì bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng
Bay vừa thì râm”
(con chuồn chuồn)
- Vậy bây giờ lớp mình cùng hát với cô bài hát “con chuồn chuồn” nhé!
- Các con vừa hát bài hát gì vậy?
- Bài hát nói về con gì?
- Các con giỏi lắm vậy các con còn biết con gì thuộc nhóm côn trùng nữa?
- Các con ơi côn trùng có nhiều loại và mỗi loại có những đặc điểm gì để biết điều đó hôm nay cô cháu ta sẽ cùng nói về một số côn trùng các con nhé!
- Trò chơi con kiến
b/ hoạt động trọng tâm
* Hoạt động 1: Quan sát tranh:
Cô tập trung trẻ
* Nhóm 1: Tranh con muỗi
- Cô cho 1 trẻ lên nói về nội dung tranh
- Đây là tranh gì?
- Con muỗi sống ở đâu?
-Thức ăn của nó là gì?
GD: Buổi tối phải xịt muỗi hoặc đốt nhang muỗi các con nhớ mặt quần áo dài, ngủ trong mùng để tránh bị muỗi chích.
* Nhóm 2: Tranh con chuồn chuồn
- Cô cho 1 trẻ lên nói về nội dung tranh
- Đây là tranh gì?
- Chuồn chuồn ăn gì?
- Chuồn chuồn giúp chúng ta điều gì?
GD: Chuồn chuồn là loại côn trùng dự báo thời tiết, nó rất hiền các con không nên đuổi theo để bắt nó, chúng ta bảo vệ nó bằng cách trồng nhiều cây xanh và bảo vệ môi trường.
* Nhóm 3: Tranh con kiến 
- Cô cho 1 trẻ lên nói về nội dung tranh
- Đây là tranh gì?
- Kiến sống ở đâu?
- Kiến ăn gì để sống?
- Có được chọc phá tổ kiến không? Vì sao?
- Ngoài những con vật này các con còn biết con gì thuộc nhóm côn trùng nữa?
* Hoạt động 2: So sánh: con chuồn chuồn – con muỗi
- Giống nhau: đều là côn trùng, có cánh biết bay.
 - Khác nhau: Con chuồn chuồn có 2 mắt to, đuôi dài,biết dự báo thời tiết,là côn trùng có lợi – muỗi có kim chích rất đau, truyền bệnh sốt xuất huyết, là loại côn trùng có hại.
* Hoạt động 3: Trò chơi: 
* Trò chơi: ai tài giỏi:
- Luật chơi : mỗi lượt chỉ lấy 1 con vật
- Cách chơi : chọn 3 đội chơi ,mỗi đội 5 bạn,các đội sẽ thi nhau tìm con vật cô yêu cầu đính lên bảng,đội 1 tìm Con chuồn chuồn,đội 2 tìm Con ong ,đội 3 tìm con muỗi,trong thời gian 1 bài hát đội nào tìm được nhiều con vật là thắng.
* Giáo dục trẻ biết bảo vệ côn trùng có lợi
c/ kết thúc hoạt động
- Nhận xét – cắm hoa	
- Trẻ hát và đàm thoại cùng cô.
- Trẻ quan sát tranh
* Nhóm1: Tranh con muỗi
* Nhóm 2: Tranh con chuồn chuồn
* Nhóm 3: Tranh con kiến
- Trẻ trả lời	
con muỗi thuộc nhóm côn trùng ,có 2 cánh, nhiều chân ,sống ở khắp nơi đặc biệt muỗi sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp, muỗi hút máu người và truyền bệnh sốt xuất huyết, muỗi là loại côn trùng có hại
- Trẻ trả lời	
Con chuồn chuồn thuộc nhóm côn trùng, có 2 cánh, nhiều chân , có 2 mắt to, sống ở khắp nơi, nó giúp chúng ta dự báo cho chúng ta biết thời tiết
- Trẻ trả lời	
con kiến thuộc nhóm côn trùng,có cánh hoặc không có cánh,nhiều chân,sống ở khắp nơi,kiến ăn gạo,xác những con vật nhỏkiến cắn rất đau vì thế các con không được chọc phá ổ kiến nhé !
- Trẻ trả lời.
- Trẻ cùng chơi.
B * HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:	
 1. Kiến thức: Trẻ biết cách chơi và chơi vui các trò chơi
2. Kĩ năng: tham gia vào các trò chơi có luật
 3. Thái độ: Biết chờ tới lượt chơi	
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ chơi ngoài trời. Tranh quan sát. Trò chơi.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Chơi tự do 10’: 
Tổ chức cho trẻ vui chơi với các đồ chơi ngoài trời và hít thở không khí trong lành
*Quan sát: 
Tranh con khỉ.
- Đây là tranh gì?
- Con khỉ sống ở đâu?
- Con thấy ở đâu có nuôi khỉ?
- Vậy đố các bạn biết khỉ ăn gì?
- Ngoài trong rừng ra các con còn biết khỉ sống ở đâu nữa không? ( sở thú)
 * Cô tóm ý, giáo dục trẻ phải biết yêu quí những con vật , nhưng lưu ý không đến gần các con vật nguy hiểm hoặc con vật lạ
Tranh con gấu
Cho 1 trẻ lên nói về nội dung tranh
- Đây là tranh gì?
- Con gấu sống ở đâu?
- Vậy đố các bạn biết gấu ăn gì?
* Cô tóm ý và giáo dục trẻ khi đi công viên không nên triêu chọc gấu.
So sánh: Con khỉ, con gấu	
Giống : đều đi bằng 2 chân, dùng 2 tay để cầm nắm.
Khác : khỉ biết trèo cây, gấu sống dưới dất.
 Tranh con hổ
Cho 1 trẻ lên nói về nội dung tranh
- Đây là tranh gì?
- Con hổ ăn gì?
- Con hổ sống ở đâu?
- Con hổ là con vật hiền lành hay hung dữ?
* Cô tóm ý: giáo dục trẻ khgi đi chơi ở vườn bách thú các con không được thò tay, thò đầu gần chuồn hổ,
* TTKT: Thơ “ Đàn kiến nó đi”
Đàm thoại, trích dẫn, đàm thoại, diễn giải, giảng từ khó
*Đoạn 1:”Từ đầu xấu quá””
Đoạn thơ này nói về đàn kiến nhỏ chạy ngược, chạy xuôi, không theo hàng thẳng lối, lúc nào cũng cắm đầu cắm cổ chạy trông rất xấu.
- Trong bài thơ nói gì?
- Đàn kiến đang làm gì?	
- Đàn kiến có biết xếp hàng không bạn?
- Đàn kiến trông ntn?
Từ khó: chạy ngược- chạy xuôi: là chạy lung tung không theo hàng lối.
*Đoạn 2: “Chúng em vào lớp cả đàn”
Đoạn thơ nói về các bạn nhỏ rất ngoan, khi vào lớp thì theo từng hàng, luôn đi bên phải được cô giáo khen ngoan.
- Các bạn nhỏ vào lớp như thế nào?
- Bạn nhỏ đi bên nào là đúng vậy con?
- Các bạn nhỏ với đàn kiến thì ai ngoan hơn? Tại sao?
- Mình nên học hỏi ai trong bài thơ?
- Cô giảng từ khó: Sóng bước hai hàng có nghĩa là xếp thành hai hàng.
*GDTT:Các con ơi! Khi đến lớp chúng ta phải xếp hàng ngay ngắn đừng như đàn kiến nhỏ chạy lung tung không nghe lời cô giáo là không phải bé ngoan đâu.
* Trò Chơi : dung dăng dung dẻ	
Cả lớp cùng đọc bài dung dăng dung dẻ vừa nắm tay đi vòng tròn khi đọc hết bài thì trẻ ngồi xuống.
Trẻ chơi tự do
Trẻ quan sát sân trường
Trẻ chơi trò chơi
 C* HOẠT ĐỘNG GÓC 
 -Góc học tập: Xem tranh chủ đề 
- Góc vận động: lựa đậu
D* HOẠT ĐỘNG CHƠI( CHIỀU)
* Đọc thơ “ Ong và bướm”
1. Yêu cầu
- Trẻ hứng thú đọc thơ theo cô.
- Trẻ tích cực trả lời câu hỏi c

File đính kèm:

  • doccon_trung.doc
Giáo Án Liên Quan