Kế hoạch lớp nhà trẻ - Tuần 6 - Chủ đề nhánh: Dụng cụ học tập montessori

- Cô niềm nở, ân cần với trẻ, giúp trẻ nhanh chóng làm quen với cô và các bạn.

- Dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn khi đến lớp.

- Trao đổi nhanh với phụ huynh về trường, lớp và các hoạt động ở trường cũng như tình hình sức khỏe của trẻ.

Tập bài thể dục: “Chim sẻ”

ĐT 1: Thở

- Thổi lông chim lên cao, hít vào thật sâu rồi vờ thổi lông chim lên cao (thở ra)

ĐT 2: Tay.

- Trẻ đúng tự nhiên, hai tay thả xuôi sau đó làm động tác “chim vẫy cánh”. Giơ hai tay sang ngang vẫy vẫy sau đó về tư thế chuẩn bị.

ĐT 3: Chân

- Trẻ ngồi xuống làm động tác chim mổ thóc. Hai tay gõ vào đầu gối “cốc cốc” sau đó về tư thế chuẩn bị

ĐT 4: Chim bay

- Trẻ đi theo cô vòng quanh sân thi thoảng giơ hai tay ra vẫy vẫy.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lớp nhà trẻ - Tuần 6 - Chủ đề nhánh: Dụng cụ học tập montessori, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 6
CHỦ ĐỀ NHÁNH: DỤNG CỤ HỌC TẬP MONTESSORI
Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/9 đến ngày 10/09/2016
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón và trò chuyện với trẻ
Cô niềm nở, ân cần với trẻ, giúp trẻ nhanh chóng làm quen với cô và các bạn.
Dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn khi đến lớp.
Trao đổi nhanh với phụ huynh về trường, lớp và các hoạt động ở trường cũng như tình hình sức khỏe của trẻ.
Thể dục buổi sáng
Tập bài thể dục: “Chim sẻ”
ĐT 1: Thở 
Thổi lông chim lên cao, hít vào thật sâu rồi vờ thổi lông chim lên cao (thở ra)
ĐT 2: Tay.
Trẻ đúng tự nhiên, hai tay thả xuôi sau đó làm động tác “chim vẫy cánh”. Giơ hai tay sang ngang vẫy vẫy sau đó về tư thế chuẩn bị.
ĐT 3: Chân 
Trẻ ngồi xuống làm động tác chim mổ thóc. Hai tay gõ vào đầu gối “cốc cốc” sau đó về tư thế chuẩn bị
ĐT 4: Chim bay
Trẻ đi theo cô vòng quanh sân thi thoảng giơ hai tay ra vẫy vẫy.
Hoạt động học
Nhận biết tập nói
Trò chuyện về dụng cụ học tập montessori
Làm quen văn học
Nghe đọc thơ: Bạn Mới
Thể dục
Ném bóng qua dây bằng 1 tay
Âm nhạc
Hát và vận động “Biết vâng lời mẹ dặn”
Hoạt động với đồ vật
Bé tháo lắp vòng
Hoạt động góc
Góc xây dựng: xếp bàn ghế cho lớp
Góc phân vai: bế em ru em bé ngủ
Góc âm nhạc: Múa hát “tạm biệt búp bê thân yêu”
Góc tạo hình: Xâu vòng hoa
Chơi và hoạt động ngoài trời
Nghe hát : Em yêu trường em
TCVĐ: Nhặt bóng vào rổ
Chơi: Bóng tròn to
Chơi xé dán
Chơi: bế búp bê
Chơi với đồ chơi trong lớp
Hoạt động chiều
HĐ với giáo cụ montessori-Nhóm phát triển ngôn ngữ
HĐ với giáo cụ montessori –Nhóm hoạt động xã hội
HĐ với giáo cụ montessori-Nhóm kĩ năng sống
HĐ với giáo cụ montessori-Nhóm phát triển vận động
HĐ với giáo cụ montessori-Nhóm kĩ năng sống
Vệ sinh trả trẻ
Vệ sinh thay đồ sạch sẽ cho trẻ trước khi ra về
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 2 ngày 5 tháng 9 năm 2016
HOẠT ĐỘNG: Nhận biết tập nói
ĐỀ TÀI: Giáo cụ montessori của bé 
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết được tên các loại đồ dùng giáo cụ montessori trong lớp.
Trẻ biết cách chơi và học các giáo cụ montessori theo cô hướng dẫn
Giáo dục trẻ giữ gìn các đồ dùng giáo cụ montessori trong lớp.
II. Chuẩn bị:
Các giáo cụ Montessori
III.Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu: hát và vận dộng minh họa bài “Cả tuần đều ngoan”
- Cả lớp cùng hát múa bài Cả tuần đều ngoan
- Cô hướng dẫn trẻ quan sát lớp học và dẫn dắt giới thiệu đồ dùng giáo cụ montesssori
2.Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1:Trò chuyện về các loại gíao cụ montessori có trong lớp
- cô giới thiệu lần lượt các loại giáo cụ, cho trẻ lên phân loại và gọi tên từng loại giáo cụ
 theo yêu cầu của cô
+cô chia nhỏ lớp thành các nhóm cho các bạn quan sát các đồ dùng theo
 các nhóm kĩ năng
+ cô tiến hành giới thiệu cách chơi lần lượt của từng bộ giáo cụ, cho trẻ quan sát và 
đăng kí chơi
- Cô kết hợp giáo dục trẻ biết giữ gìn các bộ đồ dùng cẩn thận
Hoạt động 2:chơi với các giáo cụ đã học
- Cô cho trẻ làm 3 đội có cô hướng dẫn và chơi theo các nhóm trẻ đã đăng kí
3.Hoạt động kết thúc: cô cho trẻ thu dọn đồ dùng
IV. Đánh giá cuối ngày:
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 3 ngày 6 tháng 9 năm 2016
Hoạt động : Làm quen văn học
Đề tài  : Thơ: “ bạn mới”
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “Bạn mới”
Trẻ đọc được theo cô từ cuối của câu thơ.
Giáo dục trẻ thích đến trường, chơi thân thiện cùng bạn.
Chuẩn bị:
Phòng học thoáng mát sạch sẽ
Tranh minh họa bài thơ “Bạn mới”
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động mở đầu:
Cho trẻ quan sát một số tranh ảnh và hỏi xem trong tranh có gì
Cùng cô hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Nghe cô đọc thơ 
Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm, diễn tả sắc thái niểu cảm trên khuôn mặt
Cô đọc thơ lần 2: Đọc diễn cảm kết hợp tranh minh học bài thơ.
Giới thiệu tên bài thơ và nội dung bài thơ.
Hoạt động 2: Đàm thoại và trích dẫn
Đàm thoại về bài thơ:
+ Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì nào?
+ Bài thơ nói về gì nhỉ?
+ Khi bạn mới đi học thì chúng ta làm thế nào?
Khuyến khích trẻ mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô thật to và rõ rang.
Giáo dục trẻ phải biết chi sẻ đồ chơi cho bạn, chơi với bạn phải hòa đồng không được tranh giành đồ chơi và không đánh nhau.
Hoạt động 3: Bé tập đọc thơ
Cho cả lớp cùng đọc theo cô từ cuối của câu thơ.
Chia nhóm đọc.
Mời cá nhân đọc
Trong khi trẻ đọc cô chú ý tập cho trẻ đọc đúng các từ trong câu thơ, động viên trẻ đọc to và rõ ràng.
 Hoạt động kết thúc:
Cô cùng trẻ hát bài “Em yêu trường em”
 Đánh giá cuối ngày: 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 4 ngày 7 tháng 9 năm 2016
Hoạt động : Thể dục
Đề tài  : Ném bóng qua dây bằng một tay
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết cách ném bóng bằng một tay.
Trẻ phát triển nhóm cơ và hô hấp qua bài phát triển chung và bài vận động cơ bản.
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết giúp cô thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong.
Chuẩn bị:
Dây duy băng
Bóng đủ cho trẻ chơi tập.
Nhạc bài “Quả bóng”
Tiến trình hoạt động:
khởi động :
Cho trẻ đi nhanh chậm theo nhạc bài “quả bóng”
2. Trọng động:
* BTPTC: Thổi bóng
ĐT 1: Thổi bóng: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm trước miệng làm động tác thổi bóng
ĐT 2: Đưa bóng qua 2 phía. Trẻ đưa 2 tay cầm bóng đưa qua trái rồi qua phải.
ĐT 3: Nhặt bóng. Trẻ đặt bóng xuống sàn rồi nhặt bóng lên
ĐT 4: Bóng nảy. Hai tay cầm bóng nhảy bật tại chỗ.
* Vận động cơ bản:
Cô cho trẻ trải nghiệm chơi với bóng
Cô làm mẫu: + Lần 1: Không giải thích
	+ Lần 2: Kết hợp giải thích. Cô đứng chân trước chân sau dưới vạch xuất phát, cô cầm bóng bằng 1 tay đưa tay lên cao và dùng sức ném bóng về phía trước. sau đó đi về phía cuối hàng.
Mời 1- 2 trẻ lên thực hiện.
Cho lần lượt từng trẻ lên thự hiện.
Cô động viên những trẻ còn nhút nhát mạnh dạn tham gia hoạt động cùng cô.
* Trò chơi vận động: Bóng tròn
 Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn cùng chơi với cô, nhắc trẻ chú ý dậm mạnh chân trong khi chơi.
3.Hoạt động kết thúc:
Cho trẻ đi lại quanh sân tập hít thở nhẹ nhàng.
 Đánh giá cuối ngày:
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 5 ngày 8 tháng 9 năm 2015
Hoạt động : Âm nhạc
Đề tài  : Hát và vận động  «  Biết vâng lời mẹ dặn »
I.Mục đích yêu cầu :
-Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm khi hát bằng cách vận động nhún nhảy và làm động tác minh họa cho bài hát.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động học.
II. Chuẩn bị:
Nhạc bài “Biết vâng lời mẹ dặn”
Xắc xô.
III.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động mở đầu:
Cô trò chuyện về một câu chuyện nọ có một em bé ngoan biết vâng lời mẹ dặn. Em bé đó không khóc nhè, khi đến lớp còn biết chào cô giáo, về nhà em biết chò bố mẹ. Bây giờ các con hãy chú ý nghe cô hát về em bé ngoan đó nhé.
Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Cô hát cho trẻ nghe
Cô hát lần 1 cho trẻ nghe.
Lần 2 cô hát và cô làm động tác minh họa, vận động theo lời bài hát.
Các con ạ. Nội dung bài hát này nói rằng: Mẹ dặn em bé: Hay khóc nhè là xấu lắm, khi đến lớp phải chào cô,về nhà phải chào mẹ cha. Em bé biết vâng lời mẹ nên là em bé ngoan đấy các con ạ.
* Hoạt động 2: Trẻ luyện tập
- Vừa rồi các con đã được nghe cô hát và vận động theo giai điệu bài hát. Vậy bây giờ cô mời cả lớp cùng đứng lên và vận động theo cô nào.
- Cô mở nhạc qua máy cho trẻ luyện tập cùng cô.
- Giáo dục trẻ, khích lệ tinh thần trẻ đi học phải ngoan, không được khóc nhè, ở lớp phải nghe lời cô về nhà phải nghe lời người lớn và khi đến lớp các con phải biết chào cô, khi về nhà thì các con chào ông bà, cha mẹ, anh chị nhé.
3. Hoạt động kết thúc:
- cho trẻ ngồi xuông và đấm bóp tay chân nhẹ nhàng.
IV. Đánh giá cuối ngày:	
	OHHoHhhh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 6 ngày 9 tháng 9 năm 2016
Hoạt động : Hoạt động với đồ vật
Đề tài  : Bé tháo lắp vòng
I.Mục đích yêu cầu :
- 	Trẻ biết tháo và lắp từng vòng theo cô
- 	Trẻ biết dùng 1 tay giữ bệ giá, 1 tay cầm vòng, biết dùng ngón tay cái và ngón trỏ để cầm bóng.
- 	Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi.
II. Chuẩn bị:
Đĩa CD, Máy phát nhạc
Bộ tháo lắp vòng.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động mở đầu:
Cô cho trẻ chơi trò chơi “Tập tầm vông”
Hôm nay các con đi học rất ngoan, cô sẽ tặng cho các con một bộ đồ chơi rất đẹp.
Hoạt động trọng tâm:
Cô hỏi trẻ đồ chơi gì?
Cô giơ đồ chơi tháo lắp cho trẻ xem từng bộ phận. Cô gọi tên từng bộ phận và khuyến khích trẻ nói theo cô.
* Hoạt động 1: cô làm mẫu
-	Cô làm mẫu tháo lắp vòng cho trẻ xem và nói:
+ Lắp vòng vào này.
- Khi lắp hết vòng cô lần lượt tháo hết vòng ra và nói:
+ Tháo vòng ra này.
Cô vừa làm vừa khuyến khích trẻ làm theo cô, noi theo cô (cô làm mẫu 2 lần).
* Hoạt động 2: trẻ luyện tập
- Cô cho trẻ luyện tập. trong khi trẻ làm ,cô khuyến khích trẻ cầm vòng bằng các ngón tay cái và ngón tay trỏ.
- Cô khuyến khích trẻ tháo lắp vòng theo cô và nói cùng cô: “ Lắp vòng nào, tháo vòng ra nào”, trẻ trả lời được câu hỏi của cô, động viên các cháu cùng tham gia.
3. Hoạt động kết thúc:
Cô cho trẻ cất đồ chơi gọn gàng theo sự hướng dẫn của cô.
Đánh giá cuối ngày:
. 

File đính kèm:

  • docdung_cu_hoc_tap_montessori.doc
Giáo Án Liên Quan