Kế hoạch soạn giảng lớp Lá - Chủ đề: Trường Mầm Non của bé

- Chỉ số 4: Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất

- Chỉ số 11: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m)

- Bật liên tục qua 5 ô.

+ Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động

+ Biết chơi các trò chơi vận động

+ Biết một số món ăn trong các bữa ăn ở trường mầm non. Biết ăn nhiều loại thức ăn để khoẻ mạnh.

+ Biết một số hành vi thói quen trong ăn uống, biết giữ vệ sinh cá nhân

 

doc55 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch soạn giảng lớp Lá - Chủ đề: Trường Mầm Non của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Trường Mầm Non của bé
Thời gian thực hiện: 3 Tuần (Từ ngày 15/09/2015 đến ngày 2/10/2015)
Giáo viên thực hiện: ĐÀO THÙY HƯƠNG
 TÀO THỊ HẰNG
 TRỊNH THỊ THU
Chủ đề nhánh: 
* Nhánh 1: Bé vui đến lớp (1Tuần - Từ ngày 14/09/2015-> 18/09/2015) 
* Nhánh 1: Bé vui tết trung thu (1Tuần - Từ ngày 21/09-> 25/09/2015)
* Nhánh 3: Trường Mầm non của bé (1Tuần - Từ ngày 28/09-> 2/10/2015)
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
 CHỦ ĐỀ: “TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ”
(Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ 14/9 đến 2/10)
Lĩnh vực phát triển
Mục tiêu 
Nội dung
Ghi chú
Phát triển thể chất
- Chỉ số 4: Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất 
- Chỉ số 11: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m)
- Bật liên tục qua 5 ô.
+ Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động
+ Biết chơi các trò chơi vận động
+ Biết một số món ăn trong các bữa ăn ở trường mầm non. Biết ăn nhiều loại thức ăn để khoẻ mạnh.
+ Biết một số hành vi thói quen trong ăn uống, biết giữ vệ sinh cá nhân
 - Chỉ số 23: Không chơi ở những nơi 
mất vệ sinh, nguy hiểm
+ Không ra khỏi khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo
- Trèo lên xuống thang cao 1,5m, phối hợp chân nọ tay kia. 
- Biết khi bước lên ghế không mất thăng bằng. Khi đi mắt nhìn thẳng. Giữ được thăng bằng đi hết chiều dài của ghế.
- Trẻ biết dang ngang hai tay hoặc hai tay chống hông để giữ thăng bằng rồi bật liên tục vào vòng cho đến hết.
- Chơi các trò chơi vận động: Kéo co, mèo đuổi chuột, rước đèn, múa sư tử, Đuổi bắt, bé tạo dáng.
- Biết một số món ăn có ích cho cơ thể. Biết các món ăn ở trường: thịt trứng cút kho tàu, thịt om nấm.... 
- Tập luyện kỹ năng rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Rửa mặt đúng thao tác, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Trẻ nhận ra và phân biệt được nơi bẩn, sạch, Phân biệt 
được nơi nguy hiểm: ao, hồ, ổ điện 
- Không ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo. Khi có người lạ cho kẹo, bánh rủ đi chơi thì không được đi.
Phát triển tình cảm xã hội 
- Chỉ số 45: Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn
- Chỉ số 46: Có nhóm bạn chơi thường xuyên 
- Chỉ số 47: Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động
- Chỉ số 48: Biết lắng nghe ý kiến của ngưòi khác
- Chỉ số 49: Trao đổi ý kiến của mình với bạn 
 + Thực hiện được một số nội quy, quy định của trường, lớp.
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống.
- Chủ động giúp đỡ bạn khi nhìn thấy bạn cần sự giúp đỡ. Giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người khác yêu cầu.
- Có ít nhất 2 bạn hay cùng chơi với nhau.
- Trong các hoạt động ở lớp trẻ biết xếp hàng, vui vẻ (kiên nhẫn) chờ đến lượt. Không chen ngang, không xô đẩy người khác, không tranh giành suất của bạn khác. Không tranh nói trước khi trò chuyện trong nhóm.
- Biết lắng nghe ý kiến của cô và các bạn, trao đôi ý kiến của mình với cô và các bạn. Không cắt ngang lời khi bạn đang nói
- Biết trình bày ý kiến của mình với các bạn. Biết dùng lời để trao đổi hoặc biết nhờ đến sự giúp đỡ.
- Biết thực hiện một số nội quy, quy định của lớp: Khi ăn không nói chuyện, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Làm một số việc đơn giản: trực nhật, xếp dọn đồ chơi
- Biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ, khi được nhận quà. Xin lỗi khi làm sai.
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
- Chỉ số 65: Nói rõ ràng.
+ Biết trả lời đúng các câu hỏi đơn giản.
- Chỉ số 74: Chăm chú lắng nghe nguời khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp.
- Chỉ số 77: Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống 
- Chỉ số 78: Không nói tục, chửi bậy
+ Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn của cô.
+ Biết kể về hoạt động của ngày hội đến trường và ngày Tết trung thu để người nghe có thể hiểu được.
+ Biết đọc diễn cảm bài thơ, ca đao, đồng dao, hiểu nội dung truyện trong chủ đề Trường mầm non.
- Trẻ nói được tên trường, tên lớp, tên các cô giáo, phát âm đúng, rõ ràng. Diễn đạt ý tưởng với âm lượng vừa đủ, rõ ràng để người nghe hiểu.
- Trả lời được các câu hỏi đơn giản của cô
- Chăm chú lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói.
+ Trả lời câu hỏi, đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Chào hỏi lễ phép phù hợp với tình huống: chào cô giáo, chào bạn, tạm biệt: Con chào cô ạ, Con chào bố mẹ, con xin cô ạ
- Không nói tục chửi bậy, biết xưng hô: tớ, mình, tôi bạn
- Trẻ hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp: Lấy quả bóng màu đỏ để vào hộp màu xanh, cất đồ dùng vào rổ và về chỗ ngồi.
- Biết kể lại các hoạt động của ngày hội đến trường: có tổ chức văn nghệ múa, hát, cô Hiệu trưởng đánh trống khai trường, 
+ Tết trung thu: Đi rước đèn, ăn bánh dẻo, bánh nướng
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, bài đồng dao: cu lỳ bẩn lắm. Bài thơ: Tình bạn, Gà học chữ, cô giáo của em
- Hiểu nội dung câu truyện: biết tên các nhân vật trong truyện: Mèo con và quyển sách, Bạn mới
Phát triển nhận thức
- Chỉ số 97: Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống
- Chỉ số 109: Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự
+ Ôn nhận biết số lượng và chữ số 1,2.
+ Ôn nhóm số lượng trong phạm vi 3. Ôn so sánh chiều rộng của 2 đối tượng.
+ Ôn nhận biết phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
+ Biết ngày tết trung thu và ý nghĩa.
+ Biết tên, địa chỉ của trường, công việc của cô giáo, tên - đặc điểm nổi bật của các bạn trong 
lớp khi được hỏi, trò chuyện.
+ Biết 1 số đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp.
- Trẻ kể hoặc trả lời được câu hỏi của người lớn về những điểm vui chơi công cộng của làng, xóm: nhà văn hoá, trường học
- Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự: thứ 2, thứ 3Nói được trong tuần có những ngày nào đi học, ngày nào ở nhà.
- Ôn nhận biết số lượng và chữ số 1,2 . Trẻ nhận biết được các chữ số, số lượng trong phạm vi 1,2.
- Biết các nhóm có số lượng 3. So sánh được chiều rộng của 2 đối tượng. Nói được rộng hơn, hẹp hơn.
- Ôn nhận biết các hình: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Nhận biết, phân biệt và gọi tên được các hình.
- Trò chuyện tìm hiểu một số hoạt động nổi bật của tết 
trung thu: Phá cỗ rước đèn ý nghĩa của tết trung thu là tết của thiếu nhi. Có 2 loại bánh đặc trưng là bánh dẻo và bánh nướng.
- Biết các hoạt động hàng ngày ở trường: thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động góc
- Trẻ biết được tên trường: Trường MN Tam Hưng BG.Tên lớp: 5 Tuổi A1, tên các cô giáo trong lớp: Cô Hương, cô Thu, cô Hằng, cô nhân viên, các cô BGH. Địa chỉ trường. Biết họ tên và đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp.
- Biết tên, cách sử dụng của: xắc xô, thẻ chữ cái, chữ số, búp bê
Phát triển thẩm mỹ
- Chỉ số 6: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ 
+ Thực hiện được các vận động tinh như: Phối hợp cử động bàn tay ngón tay trong một số hoạt động lắp ghép,vẽ hình
+ Bước đầu biết thể hiện cảm xúc 
trong các tác phẩm tạo hình để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà.
+ Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
- Chăm chú lắng nghe (hát theo, nhún nhảy, lắc lư thể hiện động tác phù hợp theo bài hát, bản nhạc) hát đúng giai điệu bài hát, biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
- Tô màu cảnh trường MN không bị chờm ra ngoài và tô kín các hình vẽ. Cầm bút đúng bằng 3 ngón ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Trẻ biết phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, tay- mắt trong hoạt động tạo hình, lắp ghép.
+ Vẽ trường MN
+ Vẽ chân dung cô giáo
+ Xé dán đồ chơi ngoài trời trong trường MN
- Biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh 
hoàn chỉnh, có màu sắc hài hòa. 
- Nói được ý tưởng trong bài: Con vễ ngôi trường hai tầng, con vẽ cô giáo đang dạy học, con vẽ về tết trung thu
- Khi nghe hát trẻ chăm chú lắng nghe. Trẻ biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm phách, xắc xô. Biết vỗ tay theo nhịp của bài hát: Trường chúng cháu là trường MN. biết nhún nhảy lắc lư, thể hiện động tác vận động theo nhạc phù hợp với bài hát: Nắm tay thân thiết . Biết múa bài: Cô giáo miền xuôi
Người lên Tam Hưng, ngày ..tháng..năm.
 Người duỵêt
HOẠCH TUẦN I
Tên chủ đề nhánh: Bé vui đến lớp 
 Từ ngày :14/9 đến 18/9
Người thực hiện: ĐÀO THUỲ HƯƠNG
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ - TDS- Điểm danh
- Đón trẻ: Nhắc nhở trẻ chào hỏi các cô và người thân (ĐGCS77).Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. Nghe các bài hát về trường MN.
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh nhắc nhở trẻ giữ gìn đầu tóc gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.
- Trò chuyện với trẻ về cô và các bạn trong lớp, về đồ dùng đồ chơi trong sân trường, trong lớp.
* TDS: Tập với bông: 
- Khởi động: cho trẻ đi vòng tròn đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi nhanh, đi chậm với nhạc bài hát “Ứơc mơ thần tiên”. Về hàng quay các khớp tay, chân.
- Trọng Động: + Hô hấp: Làm gà gáy
+ ĐT Tay: Hai tay trước mặt, lên cao.
+ ĐT Chân: Ngồi xuống đứng lên.
+ĐT Bụng: Cúi gập người.
+ ĐT Bật: Tại chỗ
- Hồi tĩnh: đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân trường theo nhạc bài “Em yêu trường em”
* Điểm danh chấm cơm.
HĐ học
Tạo Hình
Vẽ chân dung cô giáo (mẫu)
(đgcs 6)
Thể Dục
VĐCB: Trèo lên xuống thang cao 1,5m. (ĐGCS 4)
TCVĐ: Cướp cờ
LQCC
Làm quen cc: o, ô,ơ
Toán
Ôn số lượng và chữ số 1,2
KPXH
 Trò chuyện về lớp học của bé.
Âm Nhạc
- Dạy vỗ tay theo nhịp: Trường chúng cháu là trường MN 
- Nghe hát: Đi học
- TC: Ai nhanh hơn
Văn Học
 Kể truyện cho trẻ nghe: Mèo con và quyển sách
H Đ N T
- HĐCCĐ: Làm con cá từ lá cây khô.
- TCVĐ: Ném vòng cổ chai (ĐGCS47)
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Cho trẻ chơi với nước
- TCVĐ: Tạo dáng
- Chơi với đồ chơi 
ngoài trời.
- HĐCCĐ: Tham quan khu vưc nhà bếp(ĐGCSS3)
- TCVĐ: Mèo đuổi 
chuột
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Quan sát trò chuyện về thời tiết, cây cối xung quanh sân 
trường.
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự chọn
HĐCCĐ: HĐLĐ: Nhổ cỏ, tưới cây. 
- TCVĐ: Đoán xem ai vào.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
HĐ góc
- Góc XD (Trọng tâm): Xây dựng trường MN
 (Chuẩn bị: Các loại cây hoa, các khối gạch, hàng rào, mô hình trường MN) 
+ Kỹ năng: Trẻ xây được khu trường MN, có sân chơi, có vườn cây, ghế đá.Xếp được các khối gạch trồng lên nhau, xây thẳng hàng. Lắp ghép được mô hình ngôi nhà.
+Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn, không làm ồn, không chạy nhảy lung tung.
- Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, Cô giáo
- Góc nghệ thuật: + Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề: cô giáo, Nắm tay thân thiết
 + Tạo Hình: Vẽ, xé dán trường MN vẽ chân dung cô giáo, xé dán đồ chơi ngoài trời
- Góc học tập: Đọc các chữ cái: o, ô, ơ, sắp xếp theo quy tắc 1-2.
Rèn kỹ năng rửa tay, rửa mặt.
Cho trẻ nhận các ký hiệu cá nhân
 - Đọc các bài thơ trong chủ đề: Tình bạn, Cô giáo của em...
Rèn nếp rửa tay, rửa mặt.
- Tập hát “Trường chúng cháu là trường MN”
Đọc truyện cho trẻ nghe: Bạn mới
- Liên hoan văn nghệ bình bầu bé ngoan cuối tuần.
Người Thực hiện Tam Hưng, ngàythángnăm..
 Người duyệt
Đào Thùy Hương
Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo Hình:
Vẽ chân dung cô giáo
(mẫu)
(ĐGCS 6)
- Kiến thức : Trẻ biết miêu tả đặc điểm hình dáng cô giáo theo tưởng tượng của trẻ 
- Kỹ năng: Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ bức tranh chân dung cô giáo, tô màu mịn, không chờm ra ngoài, bố cục tranh hợp lý, 
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, trẻ yêu quý kính trọng cô giáo. Biết giữ gìn, yêu quý sản phẩm của mọi người
- ĐD của cô: Tranh vẽ chân dung cô giáo, . Đầu đĩa có bài “ trường chúng cháu là trường MN, Cô và mẹgiá treo sp.
- ĐD của trẻ: bút sáp, bút dạ, màu nước (giấy A4), bàn ghế.
* Ổn định tổ chức, gây hứng thú: (1-2 phút)
- Cô và trẻ hát bài “Cô và mẹ”
- Trò chuyện với trẻ: các con vừa hát bài hát nói về ai? Hàng ngày các con đến trường với ai? Lớp mình có mấy cô là những cô nào?
* Nội dung “Vẽ chân dung cô giáo”
- Quan sát tranh mẫu và đàm thoại:(2-5 phút)
- Cho trẻ quan sát tranh
- Ai có nhận xét gì về các bức tranh này? (cho trẻ tự nhận xét về cách tô màu, bố cục tranh, vẻ mặt của cô
- Cô vẽ mẫu 
- Cô vẽ mẫu vừaa vẽ vùa phân tích: vẽ khuôn mặt hình tròn, vẽ cổ bằng 2 nét thẳng lần lượt các chi tiết mắt mũi, tóc rồi tô màu, tô nền.
 - Thế khi tô màu các con tô như thế nào? Tô màu mịn, không chờm ra ngoài?
- Cho trẻ quan sát thêm tranh mở rộng
Để thể hiện tình cảm của mình với cô. Hôm nay chúng mình sẽ vẽ những bức tranh để tặng cô. 
- Trẻ thực hiện (13-15 phút)
- Trong khi trẻ làm cô bao quát sửa tư thế ngồi cho trẻ, nhắc nhở trẻ cách cầm bút và tô màu, động viên trẻ yếu.Cô bật nhạc nền.
* Chia sẻ sản phẩm.(7-10 phút)
- Cô và trẻ nhận xét bài của bạn. Cô nhận xét chung, nhận xét những bài chưa hoàn thành và tìm cách sửa bài. Động viên những trẻ giờ sau cố gắng hơn.	
Nhận xét tuyên dương- giáo dục trẻ chăm đi trường giữ gìn vệ sinh trường lớp, giữ gìn đồ dùng học tập. Nghe lời cô giáo.
* Kết thúc: (1-2 phút)
 Hát “Trường chúng cháu là trường MN” ra chơi.
Đánh giá cuối ngày:
Thứ 3 ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tên HĐ
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thể dục
VĐ: Trèo lên xuống thang cao 1,5m (đgcs 4)
Tc: Cướp cờ
 Kiến thức: 
- Trẻ biết tên vận động “Trèo lên xuống thang cao 1,5m”
- Trẻ hiểu cách Trèo lên xuống thang cao 1,5m: chèo chân nọ tay kia, phối hợp nhịp nhàng, 2 chân không vào một bậc thang.
- Biết cách chơi trò chơi “Cướp cờ”
 Kỹ năng: 
Trẻ trèo thang không bị trượt, trẻ nhanh nhẹn, khi tham gia hoạt động. Trèo lên xuống thang liên tục phối hợp chân nọ tay kia(hai chân không bước vào một bậc thang), trèo xuống tự nhiên, không cúi đầu nhìn xuống chân khi bước xuống
Biết chơi trò chơi “Cướp cờ”
 Thái độ : Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 
- Nghe lời cô 
Sân tập bằng phẳng , (bậc lên cầu trượt) 3 lọ cờ: xanh, đỏ, vàng.
- Nhạc bài hát 
“Trường chúng cháu là trường MN, Em đi mẫu giáo”
1. Ổn định tổ chức: Cho trẻ xếp 3 hàng 
* Khởi động (3-5 phút)
- Cho trẻ hát bài “ước mơ thần tiên” đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi kiễng gót, đi cúi người, đi nhanh, đi chậm.theo hiệu lệnh của cô.
2. Nội dung bài: Trèo lên xuống thang cao 1,5m
*Trọng động: (5 phút)
=> BTPTC: 
- Động tác tay: Hai tay trước mặt, lên cao (2 lần- 8 nhịp)
- ĐT Chân: Đá từng chân về phía trước (3 lần- 8 nhịp)
- ĐT Bụng: Ngiêng người sang trái, phải (2 lần- 8 nhịp)
- ĐT Bật: Tiến, lùi ( ĐT chân tập 2 lần x 8nhịp)
=>Vận động cơ bản: Trèo lên xuống thang cao 1,5m (13-15 phút)
- Cô làm mẫu 2 lần. Lần 2 vừa làm vừa phân tích động tác.(tư thế chuẩn bị: đứng tự nhiên, 2 tay cô bám vào thang cô trèo chân lần lượt chân nọ tay kia, đầu không cúi xuống như vậy cô trèo lên các bậc thang, hai chân cô không bước vào một bậc thang. Sau đó cô trèo xuống)
- Cho trẻ khá làm trước 
- Lần lượt cho 2 trẻ thực hiện.Cô quan sát sửa sai cho trẻ.(mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần). Khi trẻ thực hiện được và đúng cô cho trẻ chọn ảnh và gắn vào hình ảnh mặt cười. (ĐGCS4)
- Trong khi trẻ thực hiện cô nhắc nhở trẻ Biết xếp hàng vui vẻ chờ đến lượt, không chen ngang, không xô đẩy người khác.
- Củng cố: hỏi trẻ tên vận động, gọi 2- 3 trẻ làm lại động tác
* TC “Cướp cờ” (7-10 phút)
- Cô cách chơi: Chia lớp làm 3 đội khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng chạy lên cầm cờ của đội mình, chạy nhanh quay về và vỗ vào vai bạn, bạn tiếp theo chay, lần lượt đến hết số bạn. Đội nào hết số bạn trước và lấy được nhiều cờ nhất đội đó chiến thắng. Cho trẻ chơi 
* Hồi tĩnh: (2 phút)
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng vừa đi vừa hát bài “Em đi mẫu giáo”
3. Kết thúc : 
Nhận xét tuyên dương: Khen những bạn ngoan xếp hàng ngay ngắn chờ đến lượt, không đùa nghịch, xô đẩy bạn, nhắc nhở những trẻ còn chưa ngoan
Đánh giá cuối ngày:
.
.
.
Thứ 3 ngày 15 tháng 9 năm 2015
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQCC:
Làm quen cc: o,ô,ơ
 Kiến thức: 
- Trẻ hiểu đặc điểm cấu tạo của các chữ cái: o,ô,ơ. Biết đd đc trong trường MN. Hiểu cách chơi trò chơi 
“ Thi xem ai nhanh, thi xem tổ nào nhanh”
 Kỹ năng
- Trẻ nhận biết chính xác và phát âm đúng chữ cái:o,ô ơ. Trẻ so sánh phân biệt sự giống và khác nhau giữa các cc: o,ô,ơ, chơi được các trò chơi “Thi xem ai nhanh, thi xem tổ nào nhanh”
Thái độ
Trẻ yêu trường, yêu lớp, kính yêu cô giáo và bạn bè. Hứng thú tham gia hoạt động
- ĐD của cô: giáo án điện tử, hình ảnh: Qủa bóng, xắc xô, lá cờ. Thẻ cc phép rời thành từ “quả bóng, xắc xô, lá cờ”.Băng đĩa có bài hát: Trường chúng cháu là trường MN, Ngày vui của bé...Thẻ chữ cái : o,ô,ơ
- ĐD của trẻ: Rổ đồ dùng Thẻ chữ cái o,ô,ơ, bài thơ
 “Gà học chữ”, bút dạ
1. Ổn định lớp. Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài “Đi tới trường” Cho trẻ kể về đồ chơi của trường lớp MN.
2. Nội dung bài: Làm quen cc: o,ô,ơ:
 * Làm quen cc o:
 Cho trẻ xem hình ảnh “quả bóng”
- Cô giới thiệu từ : “quả bóng”. Cô đọc mẫu 2 lần. Cho trẻ đọc 2-3 lần
- Cô cho trẻ đếm cc trong từ “quả bóng”. Cho trẻ tìm cc đứng thứ 5 trong từ “quả bóng”. Cô hỏi trẻ con biết đây là chữ gì không?
- Cô giới thiệu chữ “o” cô phát âm. Cô đưa thẻ chữ to hơn và phát âm “o”
- Cho trẻ phát âm: cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 2-3 lần.
- Các con thấy chữ o có đặc điểm gì? (cho trẻ nói)
- Cô chốt lại chữ “o” là một nét cong tròn khép kín.
- Giới thiệu chữ “o” in thường, viết thường, viết hoa
* Làm quen cc ô: 
- Cho trẻ xem hình ảnh xắc xô. Cô giới thiệu từ “xắc xô”
- Cô phát âm. Cho trẻ phát âm từ “xắc xô”
- Cho trẻ tìm chữ cái gần giống với chữ cái o nhưng có thêm dấu mũ
- Hỏi trẻ ai biết chữ cái này?
- Cô phát âm. Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Cho trẻ nêu đaẹc điểm. Cô chốt lại đặc điểm của chữ cái ô( gồm 1 nét cong tròn khép kín và có dấu mũ)
* Làm quen cc ơ: 
- Cho trẻ quan sát hình ảnh lá cờ. Cô giới thiệu từ “lá cờ” Cô phát âm, cho cả lớp phát âm từ “lá cờ”
- Tìm chữ cái đứng cuối cùng. Cho trẻ nói đặc điểm của chữ. Cô phát âm “ơ”. Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm “ơ” 2-3 lần.
* So sánh cc: o,ô,ơ
- Các con nhìn xem chữ cái o,ô,ơ có điểm gì giống và khác nhau.Cho trẻ nêu nhận xét.
- Cô chốt lại các điểm giống của 3 chữ cái: Chữ o là một nết cong tròn khép kín,
- Khác nhau là: Chữ o không có dấu, chữ ơ có dấu móc ở bên phải. Chữ ô có dấu mũ ở trên.
* Trò chơi 1: “ Thi xem ai nhanh”
- Cách chơi: Khi cô nói tên chữ trẻ tìm và giơ lên phát âm, lần 2 cô nói đặc điểm của chữ trẻ tìm. Cho trẻ chơi theo yêu cầu của cô
* Trò chơi 2: “Thi xem tổ nào nhanh”
Chia trẻ làm 2 tổ đứng sau vạch. Khi nào cô bật nhạc thì trẻ đứng đầu lên tìm và gạch chân một chữ cái vừa học. Trong bài thơ “Gà học chữ”
- Thời gian 1 bài hát tổ nào gạch chân được nhiều CC đội đó thắng Cho trẻ chơi. Kiểm tra kết quả của 2 đội. Khen trẻ
3. Kết thúc nhận xét tuyên dương- giáo dục :
Giáo dục trẻ chăm đi trường nghe lời cô giáo, chơi đoàn kết với các bạn.
Đánh giá cuối ngày:
.
.
 Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán: 
Ôn số lượng và chữ số 1,2
- Kiến thức: Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 1 và 2. Nhận biết được số 1 và 2.
- Kỹ năng: 
Trẻ phân biệt được nhóm có số lượng 1, 2. Phân biệt và phát âm đúng chữ số 1,2.Tạo đ]ơcj nhóm có số lượng 1,2.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Đồ dùng của cô: Một số đồ chơi: mũ, xắc xôcó số lượng 1,2 để xung quanh lớp. thẻ số 1-2 Băng đâù đĩa có bài “Em đi MG, Tìm bạn thân.”
- Đồ dùng của trẻ: Rổ đồ dùng có 1 lô tô lật đật, 2 lô tô quả bóng, 1 thẻ số 1 và một thẻ số 2. 
- Một số sợi dây màu xanh đỏ, các thẻ số 1,2.
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: 
- Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm bạn thân”
Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Tìm bạn thân” Khi nghe cô ra hiệu lệnh “Tìm bạn thân” Thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn (nếu trẻ khác giới đều nhau cô cho trẻ tìm bạn khác giới)
Lầnn 2 cô nói đổi bạn và trẻ tìm cho mình bạn khác
2. Nội dung:
* ôn số lượng 1 và 2
- Cho 2-3 trẻ tìm đồ dùng, 1 khối gạch
- Con tìm được đồ chơi gì?
- Bạn tìm được bao nhiêu đồ chơi.
- Cho trẻ lên tìm cho cô 2 cái ô. Cho cả lớp đếm, Kiểm tra xem có đúng số lượng cô yêu cầu không.
* Cô và trẻ chơi trò chơi “Vỗ tay theo hiệu lệnh”
(Cô nói một- trẻ vỗ 1 cái, cô nói hai trẻ vỗ 2 cái)
* Nhận biết chữ số 1,2:
- Các con hãy kiểm tra xem trong rổ của các con có gì?
- Các con hãy tìm cho cô tất cả lô tô có hình lật đật ra.. Có mấy lô tô
- Để chỉ số lượng lật đậ

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_Truong_MN.doc