Kế hoạch thực hiện chủ đề lớn: Thế giới động vật

* Dinh dưỡng và sức khỏe;

- Trẻ kể được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày.

* Phát triển vận động:

- Trẻ biết ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m.

- Trẻ tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.

- Trẻ biết gọi tên các con vật theo đặc điểm chung.

- Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của con vật.

- Trẻ nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 8.

- Trẻ biết tách 8 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.

- Trẻ biết gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.

- Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc.

- Trẻ biết sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.

- Trẻ biết kể về một số sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được.

- Trẻ không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện.

 

doc49 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch thực hiện chủ đề lớn: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ LỚN: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT 
Số tuần: 4 tuần.
Thực hiện từ ngày 18/12 đến ngày 13/ 01/ 2018
I. MỤC TIÊU:
Lĩnh vực
Mục tiêu
PT Thể chất
* Dinh dưỡng và sức khỏe;
- Trẻ kể được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày. 
* Phát triển vận động:
- Trẻ biết ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m.
- Trẻ tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.
PT Nhận thức
- Trẻ biết gọi tên các con vật theo đặc điểm chung.
- Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của con vật.
- Trẻ nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 8.
- Trẻ biết tách 8 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.
- Trẻ biết gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.
- Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc.
PT Ngôn ngữ
- Trẻ biết sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Trẻ biết kể về một số sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được.
- Trẻ không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện.
PT Tình cảm và kỹ Năng xã hội
- Trẻ chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày.
- Trẻ mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
- Trẻ thích chăm sóc các con vật quen thuộc.
PT Thẩm mỹ
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.
- Trẻ biết nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình. 
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.
II. MẠNG NỘI DUNG:
Động vật nuôi trong gia đình
(1 tuần)
Đv sống trong rừng
( 1 tuần )
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
(5 tuần)
Chim và côn trùng
Đv sống dưới nước
 ( 1 tuần)
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
Phần
Nội dung
Điều chỉnh
Phát triển thể chất:
a, Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Trẻ kể được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày được chế biến từ động vật.
 b, Phát triển vận động:
- Ném trúng đích nằm ngang.
- Chuyền bắt bóng bên phải, bên trái;
- Trèo lên xuống ghế.
- Ném và bắt bóng bằng 2 tay khoảng cách xa 4m.
c, Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, cáo và thỏ, cho thỏ ăn, bắt chước tạo dáng, cáo ơi ngủ à, đua ngựa.
Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học:
- Tìm hiểu, khám phá về một số con vật nuôi trong gia đình.
- Tìm hiểu về một số động vật sống trong rừng.
- Tìm hiểu một số động vật sống dưới nước.
- Tìm hiểu về một số côn trùng và các loài chim.
 * Toán:
- Đếm đến 8. Nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 8.
- Thêm bớt, chia nhóm các đối tượng có số lượng 8 làm 2 phần.
- Ôn số lượng 8.
- Nhận biết các ngày trong tuần.
Phát triển ngôn ngữ:
- Thơ: “Mèo đi câu cá”, “Hổ trong vườn thú”, “Nàng tiên ốc”, “Ong và bướm”; “Dán hoa tặng mẹ”
- Đồng dao: “Con cua mà có hai càng”, “Vè loài vật”.
- Truyện: “Hai anh em gà con”, “ Chú vịt xám”, “Chú dê đen”, “Hươu con biết nhận lỗi”, “Cá cầu vồng”, “Chim Vàng Anh ca hát”.
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
 - Làm một số công việc đơn giản hằng ngày như chăm sóc con vật nuôi.
 - Rèn tính mạnh dạn, tự tin qua các trò chơi, bài thơ, câu chuyện. 
 - Trẻ yêu quý các con vật, thích chăm sóc các con vật quen thuộc.
Phát triển thẩm mỹ:
* Tạo hình:
- Vẽ đàn gà.
 - Nặn động vật sống trong rừng.
- Xé dán đàn cá.
- Vẽ côn trùng.
* Âm nhạc:
- Hát, vận động bài: “Thương con mèo”, “Đố bạn”, “Tôm cá cua thi tài”, “Con chuồn chuồn”, “Cá vàng bơi”...
- Nghe hát: “Cò lả”, “Lượn tròn lượn khéo”, “Con chim vành khuyên”, “Lý Hoài Nam”, “Gà gáy le te”. “Điệu ví dặm là em”
- Trò chơi âm nhạc: “Tai ai tinh”, “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”, “Hát theo nội dung hình vẽ”, “Ô cửa bí mật”. 
 Phối hợp với phụ huynh.
- Nhắc nhở phụ huynh cung cấp cho trẻ một số thông tin về thế giới động vật.
- Cung cấp kết quả khám sức khỏe lần một cho phụ huynh, phối hợp với những phụ huynh có trẻ suy dinh dưỡng cùng tìm biện pháp để khắc phục.
- Vận động phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, sách báo phục vụ cho chủ đề.
KẾ HOẠCH TUẦN:
Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình (1 tuần).
(Từ ngày 18/12 – 23/12/2017
ND
Thứ 2.
Thứ 3.
Thứ 4.
Thứ 5.
Thứ 6.
Thứ 7
- Đón trẻ - chơi
- Thể dục sáng.
- Cô đón trẻ đầu cửa lớp, đón trẻ vui vẻ, tạo không khí thoải mái cho trẻ, cho trẻ vào chơi ở các góc gắn với chủ đề.
- TDS: * KĐ: Trẻ thực hiện các đt khởi động theo băng đĩa. 
* TĐ: trẻ tập các động tác ứng với lời bài hát “Con Cào Cào”
+ HH: Thổi bóng bay kết hợp tay khum trước miệng, đưa sang 2 bên.
+ Tay: Hai tay đưa 2 đưa cao, hạ xuống.
+ Bụng: Đứng thẳng, 2 tay giơ cao, bàn tay chạm mũi bàn chân.
+ Lườn: Đứng quay người sang 2 bên.
+ Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ngang, đưa ra phía trước
+ Bật: Bật tách khép chân
* HT: Theo nhạc của băng đĩa.
Hoạt động học
*KPKH:
Trò chuyện, tìm hiểu về một số con vật nuôi 
(Gà, vịt, chó, mèo)
PTTM:
HVĐ vỗ tay theo lời bài hát: “Gà trống mèo con và cún con”
NH “Gà gáy le te”
TC “Ai nhanh nhất”
PTTC: 
Ném trúng đích nằm ngang
PTNN: 
Thơ “Mèo đi câu cá”
PTTM: 
Vẽ đàn gà (ĐT)
*PTNT: 
Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8.
Chơi ngoài trời.
- Quan sát tranh con gà.
- Làm quen bài thơ “Mèo đi câu cá”
- Quan sát tranh con trâu, con bò.
- Dạo chơi vườn trường
- Quan sát tranh một số con vật nuôi trong gia đình
- Vẽ tự do trên sân
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Hướng dẫn trò học tập: Những con vật nào?
- Kỹ năng sống: Dạy trẻ kỹ năng tự tin mạnh dạn chỗ đông người 
- Rèn kỹ năng các góc
- Ôn bài thơ “Mèo đi câu cá”
- Kể chuyện sáng tạo theo tranh.
- Kỹ năng sống: Dạy trẻ kỹ năng tự tin mạnh dạn chỗ đông người 
- Đóng chủ đề nhánh “Vật nuôi trong gia đình”, mở chủ đề nhánh “Động vật sống trong rừng”. Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC GÓC CHƠI:
Tên góc
Kết quả mong đợi
Chuẩn bị
Nội dung
Góc PV: Bán thức ăn cho vật nuôi, tiêm phòng cho vật nuôi, chế biến các món ăn từ vật nuôi.
- Trẻ biết nhập vai chơi, biết mua, bán các con vật nuôi, chế biến các món ăn từ vật nuôi; Biết tiêm phòng cho vật nuôi;
- Thể hiện các kỷ năng, thao tác chơi trong quá trình nhập vai.
- Biết mối quan hệ giữa các thành viên trong khi chơi.
- Biết sử dụng các đồ chơi phù hợp trong quá trình chơi, sắp xếp gọn gàng.
- Quầy bán các con vật nuôi, thẻ số; Bơm tiêm, - - Đồ chơi nấu ăn, các loại thực phẩm bằng động vật;
- Tạp dề cho trẻ mặc nấu ăn.
- Chơi đóng vai bán các động vật nuôi;
- Gia đình nấu ăn với các món ăn được chế biến từ động vật;
 - Bác sỹ thú y chăm sóc, tiêm phòng cho các động vật nuôi.
Góc XD: Xây dựng, xếp chuồng cho vật nuôi, trại chăn nuôi.
- Trẻ biết xây dựng , xếp chuồng cho vật nuôi, trại chăn nuôi;
- Biết thể hiện các kỹ năng và thao tác trong khi chơi;
- Lựa chọn đúng các loại đồ chơi phù hợp. Sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
- Bộ đồ chơi xây dựng; lắp ghép;
- Cây, hoa, thảm hoa, thảm cỏ, hàng rào, cổng, 
- Trang phục công nhân xây dựng; các con vật nuôi bằng nhựa đồ chơi.
- Trẻ phân vai chơi, chú lái xe chở vật liệu xây dựng, các chú công nhân XD, xếp chuồng cho vật nuôi, chọn các con vật vào các chuồng tạo thành trại chăn nuôi.
Góc NT: Tô màu, vẽ, nặn, cắt dán, hát múa về động vật nuôi.
- Trẻ biết tô màu, vẽ, nặn, hát, múa về động vật nuôi;
- Giấy A4, giấy màu, đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu, bàn ghế, mũ các con vật nuôi;
- Cô hướng dẫn trẻ cách tô màu, vẽ, nặn, cách cắt dán động vật nuôi; gợi ý và hướng dẫn trẻ biết hát, múa về động vật nuôi.
Góc HT: Xem tranh ảnh, chơi lô tô về vật nuôi, xếp hột hạt, xếp hình hoa
- Trẻ xem và hiểu nội dung bức tranh;
- Biết chơi lô tô phân nhóm động vật nuôi;
- Biết xếp các chữ số bằng hột hạt;
- Biết cách xếp hình hình học, xếp hình hoa.
- 1 số tranh về động vật nuôi, lô tô vật nuôi;
- Hột hạt, hình hoa.
- Trẻ xem sách, tranh và nêu nội dung, nhận xét về bức tranh;
- Hướng dẫn trẻ phân nhóm động vật nuôi bằng lô tô
- Xếp chữ số, bằng hột hạt; chữ số; chơi xếp hình hình học, hình hoa.
Góc KPKH: Chăm sóc vật nuôi, chơi với cát, nước, qs vật chìm, nổi.
- Biết chăm sóc vật nuôi;
- Biết thực hiện các thao tác đong đo và nói kết quả đo;
- Quan sát và nhận xét về vật chìm, nổi.
- Dụng cụ đong đo, nước, cát, phễu nhựa. 
- 1 số đồ dùng bằng kim loại, đồ dùng bằng nhựa, bằng gỗ.
- Cô hướng dẫn trẻ chọn dụng cụ và thực hiên các thao tác để đong đo cát, nước, sau đó nhận xét về kết quả.
- Cho trẻ thả các vật chìm, nổi vào chậu nước, sau đó trẻ nhận xét về kết quả xẩy ra.
Thứ 2 ngày 18 tháng 12 năm 2017.
*Trò chuyện đầu tuần:
 Cô vỗ xắc xô tập trung trẻ ngồi quây quần bên cô: Cô hỏi trẻ: Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Mùa này gọi là mùa gì? Mùa đông các con đi học phải như thế nào? Ở nhà các con nuôi những con vật nào? Để hiểu rõ hơn về các con vật nuôi trong gia đình thì tuần này cô cháu mình cùng nhau khám phá nhé!
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNT
Đề tài: Trò chuyện, tìm hiểu về một số con vật nuôi
(Gà, vịt, chó, mèo)
1. Kết quả mong đợi
 - Trẻ biết đặc điểm của các con vật .Biết phân biệt nhóm các con vật nuôi theo những đặc điểm đặc trưng (có 2 chân, có cánh, đẻ trứng; có 4 chân, đẻ con...). Trẻ biết nhận xét so sánh được sự giống nhau và khác nhau của con vật nuôi (chó, mèo – gà, vịt ).
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ. Khả năng sử dụng ngôn ngữ mô tả đặc điểm của các con vật. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói đầy đủ câu.
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ biết được ích lợi của các con vật nuôi biết cách chăm sóc và bảo vệ chúng.
2. Chuẩn bị:
  1. Đồ dùng của cô:  - Các slides về một số con vật nuôi
                                  - Mũ Gà trống
                                  - Nhạc, tivi.
  2. Đồ dùng của trẻ: - Mũ đội các nhóm.
 -Tranh lô tô .  
3. Tổ chức hoạt động:
   Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Các con vừa hát bài gì ?
+ Trong bài hát có những con vật nào ?
+ Ngoài những con vật đó thì ở nhà ông bà, bố mẹ còn nuôi những con vật nào nữa ?
*Giáo dục: Nuôi các con vật giúp chúng ta rất nhiều ích lợi: cung cấp thực phẩm, đó là nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người lớn lên, khỏe mạnh.
Ngoài ra còn giúp con người giữ nhà (chó), bắt chuột( mèo), cày bừa (trâu, bò).
  Hoạt động 2 : Hướng dẫn hoạt động
1. Quan sát, trò chuyện về các con vật :
 - Cô mở màn hình cho trẻ xem hình ảnh về một số con vật nuôi trong gia đình (con chó, mèo, gà, vịt).
 - Các con vừa  xem những con vật nào ?
* Con chó
Cho trẻ lắng nghe tiếng chó sủa
- Đó là tiếng con vật gì?
- Trong lớp mình nhà những ai nuôi chó?
- Vậy chó có những đặc điểm gì?
Cho trẻ quan sát hình ảnh con chó, phát âm “ Con chó” và bắt chước tiếng chó sủa.
- Con chó thường ăn gì nhỉ?
- Chúng ta nuôi chó để làm gì?
*Cô nhấn mạnh: Con chó rất thông minh, nó biết được người lạ và người quen, nó rất dữ, nên chúng ta nuôi chó để giúp chúng ta giữ nhà.
* Con mèo
 Cô đố: “Con gì có bộ ria dài
               Trong veo đôi mắt
               Đôi tai tinh tường
               Bước đi êm ái nhẹ nhàng
              Chuột mà thấy bóng
              Vội vàng trốn mau”
                                     Đố là con gì?
Trẻ cùng cô quan sát con mèo.
- Con mèo có đặc điểm gì?
- Nuôi nó để làm gì?
- Nhờ đâu mà nó bắt được chuột? (Mắt sáng, nhìn được trong bóng tối, chân có móng vuốt nhọn...)
- Mèo là con vật đẻ con hay đẻ trứng?
- Những con vật nuôi có 4 chân, đẻ con là con vật thuộc nhóm gì? (Gia súc)
- Vậy ngoài con chó và mèo ra thì còn con vật nào thuộc nhóm gia súc nữa?
* Con gà trống :
Cho trẻ gặp gỡ anh gà trống. Anh gà trống chào hỏi và giới thiệu về mình với các bạn.
- Các bạn vừa được gặp ai?
- Gà có đặc điểm gì?
Cô mở slide hình ảnh “Con gà trống” cho trẻ xem.
- Đây là con gì ?
- Thức ăn của gà là gì ?
- Gà trống gáy như thế nào ?
- Cô cho trẻ bắt chước tiếng gáy của con gà trống.
- Ngoài gà trống ra thì chúng ta còn thấy có gà gì nữa?
- Gà là con vật đẻ con hay đẻ trứng?
- Nuôi gà để làm gì ?
 *Cô nhấn mạnh: Những con vật nuôi có 2 chân, đẻ trứng là con vật thuộc nhóm gì? (Gia cầm)
 - Những con vật nào thuộc nhóm gia cầm? (gà, vịt, chim bồ câu, ngỗng,ngan...).
* Con vịt :
Cô bắt chước tiếng vịt kêu và đàm thoại:
- Đó là tiếng con vật gì?
Trẻ quan sát hình ảnh con vịt.
- Vịt có những đặc điểm gì?
Cô mở slide có hình ảnh vịt đang bơi.
- Con vịt đang làm gì đây?
- Vì sao vịt có thể bơi được?
- Vịt thích ăn gì?
*Cô nhấn mạnh: Vịt có lông nhẹ, không thấm nước, chân lại có màng nên dễ dàng bơi trên mặt nước.
 2. So sánh nhóm gia cầm và gia súc :
  + Giống nhau : Đều là những con vật nuôi trong gia đình.
  + Khác nhau :  Gà,vịt là nhóm gia cầm có 2 chân, đẻ trứng.
                           Chó, mèo là nhóm gia súc có 4 chân , đẻ con.
* Giáo dục: Chó, mèo, gà, vịt là những con vật được chúng ta nuôi trong nhà và nó có rất nhiều lợi ích. Vậy nên chúng mình phải làm gì?
3.Trò chơi:
* Trò chơi 1: Bắt chước tạo dáng
Cô cho trẻ bắt chước tiếng kêu và vận động của một số con vật nuôi trong gia đình
* Trò chơi 2: Về đúng nhà
- Cô giải thích luật chơi và cách chơi.
+ Luật chơi : Trẻ phải tìm được đúng chuồng của con vật.
Vd: trẻ cầm thẻ lô tô con chó phải chạy về đúng chuồng của con chó.
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ lô tô các con vật. Cô yêu cầu trẻ xem tranh lô tô của mình và nhận chuồng giống thẻ con vật cầm trên tay. Cho trẻ đi xung quanh, vừa đi vừa hát. Khi có tín hiệu : “ Mưa to rồi, mau mau chạy thôi”, các cháu chạy nhanh về đúng chuồng của mình. Ai chạy về không đúng chuồng thì phải nhảy lò cò.
Trẻ chơi 2 lần.
Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
- Nhận xét - tuyên dương :
- Cho trẻ nhẹ nhàng đi ra lớp.
II. CHƠI NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát tranh con gà
TCVĐ: Nhảy lò cò
Chơi tự do theo ý thích
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên gọi, các đặc điểm cấu tạo, điều kiện sống, ích lợi của con gà đối với con người.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi và đoàn kết với bạn.
2. Chuẩn bị:
- Tranh con gà
- Mũ cáo, mũ thỏ, đồ chơi cho trẻ chơi tự do.
 3. Tổ chức hoạt động:
- Cô kiểm tra sức khỏe và dặn dò trẻ trước khi ra sân.
- Trẻ vừa đi vừa hát bài “Gà trống mèo con và cún con”, kết thúc bài hát, trẻ dừng lại theo hình vòng xung xung quanh cô.
- Cô hỏi: chúng mình vừa hát bài hát nói về con gì? con gà sống ở đâu? người ta nuôi con gà để làm gì? nuôi ở đâu? 
 - Trẻ chơi “Trời tối trời sáng”. Cô đưa tranh con gà ra, cho trẻ quan sát, gọi tên.
 - Cô chỉ vào từng bộ phận của con cua cho trẻ gọi tên, nêu đặc điểm từng bộ phận.
 - Cho 1, 2 cháu chỉ, nêu các bộ phận của con cua.
- Cô đàm thoại cùng trẻ về điều kiện sống, ích lợi của con gà đối với con người. 
- Giáo dục trẻ nên ăn các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp con người khỏe mạnh, phát triển cân đối.
* Trò chơi vận động: “Nhảy lò cò”. 2 – 3 lần.
* Chơi tự do cô bao quát trẻ.
III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
 	* Góc XD: Xây dựng trang trại
 	- Góc PV: Chế biến món ăn từ động vật.
 	- Góc NT: Vẽ con gà
 	- Góc HT: Xếp lô tô động vật sống trong gia đình
(Xem kế hoạch tổ chức các góc chơi)
IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Nội dung: Hướng dẫn trò chơi học tập: Những con vật nào
 1.Kết quả mong đợi: 
- Cháu nhận biết các con vật qua ngoại h́nh .
- Nói được đặc điểm của nó.
2.Chuẩn bi:
 - Lô tô các con vật.
3.Tổ chức hoạt động:
- Trẻ đọc đồng dao: “Đi cầu đi quán”lại gần cô chơi trò chơi “ Xem ai đoán nhanh” cô nói đặc điểm con vật trẻ đoán tên con vật và ngược lại.
- Cô phát lô tô các con vật cho trẻ và cho trẻ xếp các con vật ra trước mặt trẻ, gọi tên và nêu đặc điểm (Số chân, đẻ con,đẻ trứng, có cánh của từng con vật, khi cô nêu dấu hiệu thì trẻ chọn, xếp nhanh những con vật có dấu hiệu đó thành một nhóm. Cô động viên trẻ quan sát mình đã chọn đúng chưa. Ai chọn, xếp đúng và nhanh nhất sẽ được khen chơi theo các và được làm người điều khiển cuộc chơi sau đó cho trẻ chơi đổi đồ chơi cho nhau và chơi 2-3 lần.
-Cô cho trẻ chơi theo các dấu hiệu: 
- Những con vật 2 chân,đẻ trứng(4 chân đẻ con).
Những con vật nuôi trong gia đình.
- Cô tổng hợp lại và nhận xét tuyên dương trẻ.
- Trẻ chơi ở các góc tự chọn dưới sự quan sát của cô.
* Chuẩn bị cho trẻ ra về và trả trẻ: 
- Cô chuẩn bị và kiểm tra lại đồ dùng cặp sách đầy đủ của trẻ
- Cô vệ sinh cá nhân sạch sẽ thơm tho cho trẻ
- Cô dặn trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép đối với những người xung quanh
- Cô trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của bé ở lớp.
- Trả trẻ.	
Đánh giá cuối ngày
Thứ 3 ngày 19 tháng 12 năm 2017
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: PTTM
Đề tài: Hát vận động vỗ tay theo lời bài hát:Gà trống,mèo con và cún con.
NH:Gà gáy le te.
TC:Ai nhanh nhất
1.Kết quả mong đợi:
- Trẻ thuộc bài hát,hát đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ vỗ tay theo lời bài hát đúng nhịp.
- Thông qua đó trẻ biết yêu quí giữ gìn và bảo vệ các con vật sống xung quanh mình.
2.Chuẩn bị : 
- Một số con vật: gà, vịt , ngan, ngổng, chó, mèo, lợn .
- Xắc xô,trống,phách tre 
3.Tổ chức hoạt động : 
- Trẻ ngồi đội hình tự do,cho trẻ đọc thơ,’’Gà mẹ đếm con’,cô hỏi trẻ :Các con rất giỏi,bây giờ cô sẽ thưởng cho các con chơi một trò chơi. Bây giờ cô nhắc đến con vật nào thì các con hãy bắt chước tiếng kêu của con vật đó nhé.Cô nói: Con gà trống(o ó o),con mèo(meo,meo,meo),con vịt(cạp ,cạp,cạp).Các con vật đó sống ở đâu các con ?(sống ở trong gia đình)
- Ngoài các con vật đó còn có con vật nào sống trong gia đình nữa nào ?(con trâu ,con bò ,con ngan ,con ngỗng).
- Nuôi các con vật đó mang lại lợi ích gì nào ?(cung cấp thực phẩm giàu chất đạm,nuôi làm cảnh,canh giữ nhà,bắt trộm).
- Chúng mình phải làm gì khi biết lợi ích của các con vật đó nào.(chăm sóc ,bảo vệ và yêu quí các con vật đó)
- Các con ạ.các con vật nuôi luôn là nguồn cảm hứng dạt dao cho các nhà thơ và nhạc sĩ sáng tác.Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con một trong những bài hát đó nhé.Bây giờ các con hãy lắng nghe nhạc và đoán xem đó là bài hát gì nhé.(Cho trẻ nghe nhạc và về ngồi đội hình chữ U
- Cô hỏi : Các con ơi đó là giai điệu của bài hát nào? Bài hát do ai sáng tác ?
- Cô cùng trẻ hát lần 1.
- Cô hát lần 2.
- Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào? Để bài hát thêm hay thì chúng mình phải làm gì?(múa vỗ tay,nhún theo nhịp bai hát). 
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vỗ tay theo lời bài hát
- Lần1:Cô vừa hát vừa vỗ mẫu
- Lần 2:Cô vừa vỗ vừa giải thích.(mỗi lời bài hát là một tiếng vỗ tay).Cô cho cả lớp vỗ 2 lần.Muốn bài hát thêm hay thì chúng mình cùng vỗ bằng dụng cụ âm nhạc nào.
- Cho cả lớp vỗ một lần.
- Cho 3 tổ vỗ.1 nhóm yếu vổ,cá nhân vỗ.
- Các con vừa được cô hướng dẫn vổ tay theo lời bài hát gì?
- Nghe hát:Cô hát lần 1,giới thiệu tên bài hát và làn điệu dân ca miền nào?(Gà gáy le te,dân ca Trống thao).
- Cô hỏi trẻ:Cô vừa hát bài hát gì.dân ca miền nào?Giai điệu bài hát như thế nào?
- Cô hát lần 2 Cô biễu diễn cùng trẻ.
- Trò chơi:Cho trẻ chơi trò chơi”Ai nhanh nhất(Cô nêu luật chơi:Trên bàn cô có rất nhiều vật nuôi trong gia đình,các con hay lắng nghe xem cô hát bài hát nhắc đến con vật nào thì các con nhanh tay lấy con vật đó nhé,nhưng nhớ là phải chờ hiêu lệnh xắc xô của cô,các con đã nhớ chưa nào?Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Kết thúc:Cho trẻ hát:Gà trống,mèo con và cún con và chuyển hoạt động.
II. CHƠI NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài thơ “Mèo đi câu cá”
Chơi tự do theo ý thích
1.Kết quả mong đợi:
- Cháu biết nội dung bài thơ và có thể thuộc thơ.
- Trẻ ghi nhớ, lắng nghe, nói rõ ràng.
- Giáo dục cháu phải siêng năng không được lười biếng.
2.Chuẩn bị:
- Bài thơ
- Đồ dùng cho trẻ chơi tự do.
3.Tổ chức hoạt động:
- Trẻ hát bài hát “ vì sao con mèo rữa mặt”cô hỏi trẻ các con vừa hát bài hát gì? trong bài hát nói về con gì? Nhà thơ (Thái Hoàng Linh) viết bài thơ” mèo đi câu cá” rất hay về 2 bạn mèo rủ nhau đi câu cá chúng mình cùng lắng nghe xem hai anh em bạn mèo đi câu cá câu được nhiều không nhé?	
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 1 giới thiệu tên bài thơ tác giả 
- Cô đọc thơ lần 2 và hỏi trẻ : Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? Trong bài thơ nói về con gì? Mèo có câu được cá không? V

File đính kèm:

  • docLop 5 tuoi_12252021.doc
Giáo Án Liên Quan