Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Các cô các bác trong nhóm trẻ của bé

 I. Yêu cầu

 - Trẻ bò trong đường hẹp ,bò bằng bàn tay đầu gối không chạm vạch.

 - Nhớ tên truyện, biết được các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung truyện.

 - Hát thuộc bài hát và nghe cô hát.

 - Nhận biết được các trò chơi mà mình và các bạn cùng chơi.

 - Trẻ biết sâu vòng theo yêu cầu của cô, sâu xen kẽ các mầu với nhau.

 - Trẻ phân biệt được bóng to bóng nhỏ.

 - Giáo dục trẻ đoàn kết với bạn bè, vâng lời cô giáo.

II. Chuẩn bị:

 - 1 quả bóng to màu xanh, 1 quả bóng nhỏ màu đỏ, chiếu ngồi.

 - Bóng: Mỗi trẻ một quả. Đĩa CD bài quả bóng, xốp làm đường,

 - Tranh minh hoạ truyện. Ghế ngồi hình chữ U.

 - Dụng cụ âm nhạc, mũ chóp.

 - Hột hạt màu xanh – màu đỏ, dây xâu đủ cho cô và trẻ. Chiếu ngồi. Rổ đựng hột hạt đủ cho cô và trẻ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Các cô các bác trong nhóm trẻ của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÓM TRẺ CỦA BÉ
Thực hiện từ: 24 /10 đến 28/10/2016
 GVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
 I. Yêu cầu 
 - Trẻ bò trong đường hẹp ,bò bằng bàn tay đầu gối không chạm vạch.
 - Nhớ tên truyện, biết được các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung truyện.
 - Hát thuộc bài hát và nghe cô hát.
 - Nhận biết được các trò chơi mà mình và các bạn cùng chơi.
 - Trẻ biết sâu vòng theo yêu cầu của cô, sâu xen kẽ các mầu với nhau.
 - Trẻ phân biệt được bóng to bóng nhỏ.
 - Giáo dục trẻ đoàn kết với bạn bè, vâng lời cô giáo.
II. Chuẩn bị:
 - 1 quả bóng to màu xanh, 1 quả bóng nhỏ màu đỏ, chiếu ngồi.
 - Bóng: Mỗi trẻ một quả. Đĩa CD bài quả bóng, xốp làm đường,
 - Tranh minh hoạ truyện. Ghế ngồi hình chữ U.
 - Dụng cụ âm nhạc, mũ chóp.
 - Hột hạt màu xanh – màu đỏ, dây xâu đủ cho cô và trẻ. Chiếu ngồi. Rổ đựng hột hạt đủ cho cô và trẻ.
 III. Kế hoạch tuần:
Hoạt động
Thứ 2
Thư 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô đến trước 5-10 phút thông thóng phòng học
- Trò chuyện theo nhóm nhỏ về tên,trang phục,khuôn mặt của các cô,bác trong nhóm trẻ.
- Trẻ hoạt động theo ý thích.
- Quét dọn sắp xếp các góc ngay ngắn ,đủ đồ chơi ở các góc để trẻ hoạt động theo chủ điểm
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng vào đúng nơi quy định
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc
Thể dục sáng
* Điểm danh:
+YC: - Trẻ biết tên mình, tên bạn.
 - Biết dạ khi cô điểm danh.
+CB: - Sổ diểm danh
+TH: - Cô lần lượt gọi tên trẻ theo số thứ tự.
 - Đánh dấu trẻ có mặt , trẻ vắng mặt .
*Thể dục sáng : Chú gà trống.
a. Mục đích:
- Trẻ tập đúng theo cô các động tác.
- Rèn trẻ thói quen tập thể dục sáng, phát triển thể lực.
- Giáo dục trẻ ý thức tập thể dục sáng, không xô đẩy bạn.
b. Chuẩn bị: Sân tập an toàn, bằng phẳng
c. Tiến hành:
1. Khởi động:
- Cho trẻ xếp thành hàng kiểm tra sức khỏe trẻ.
- khởi động theo nhạc cùng cô kêt hợp với các kiểu đi ,đi nhanh,đi chậm ,đi thường ,sau về đội hình vòng tròn.`
2. Trọng động :
- Động tác 1: Gà trống gáy.
 + Đứng chân rộng bằng vai,2 tay khum trước miệng làm chú gà trống gáy. (tập 3-4 lần)
- Động tác 2: Gà vỗ cánh
 + TTCB: Đứng chân rộng bằng vai,hai tay thả xuôi.
+ Tập: hai tay xang ngang về tư thế ban đầu( tập 3- 4 lần)
- Đông tác 3: Gà mổ thóc.
+ Tập: Cúi xuống hai tay gõ vào đầu gối miệng nói “tốc”, “tốc”,về tư thế ban đầu(tập 3 - 4 lần)
- Động tác 4: Gà bới đất.
+ Tập : dậm chân tại chỗ kết hợp nói “Gà bới đất”
3. Hồi tĩnh : 
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng.
Chơi tập có chủ định
LVPTTC
- Đi trong đường hẹp
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ.
LVPTNT
- Quan sát , xem tranh ảnh, trò chuyện về các cô,bác trong trường mầm non
- TC: Đố bé ai đây? Cô đang làm gì?
LVPTNN
 - Đọc thơ: Cô dạy
 - Trò chơi : Ai đoán giỏi.
LVPTTM
 - Hát: Em Búp bê - VĐTN: nu na nu nống
LVPTNT
- Tô mầu chiếc áo của cô giáo.
- Trò chơi dung dăng dung dẻ
Hoạt động góc
*Góc hoạt động với đồ vật.
- Chơi sâu vòng,dán hoa tặng cô.
 * Góc thao tác vai:
 - Bé tập làm cô giáo( tập hát,chơi trò chơi)
- Bé tập làm bác cấp dưỡng.
- Bé bế búp bê.
* Góc sách truyện:
 - Xem sách tranh về các công việc của các cô bác trong nhóm ,lớp.
* Góc nghệ thuật:
- Di mầu ,xé giấy, chơi với đất nặn. 
1 .Mục đích- yêu cầu:
- Tập cho trẻ các thao tác của ngón tay,bàn tay.
- Trẻ biết cách xâu vòng,dán hoa. 
- Biết được một số công việc của người lớn qua trò chơi.
- Biết nhiệm vụ của các vai chơi và thể hiện được vai chơi của mình. 
- Trẻ biết được một số công việc của người lớn qua trò chơi.
- Trẻ biết một số thao tác cầm bút di mầu,xé giấy.
2. CB:
 - Đồ chơi ở các gãc.
- Búp bê,bộ đồ chơi nấu ăn .
- Sách tranh.
- Giấy,bút mầu,đất nặn.
3. Tiến hành:
HĐ 1 .Trò truyện :
 - Cho trẻ xem tranh ,ảnh về công việc hàng ngày của các cô trong nhóm lớp.
+ Cô đang làm gì đây?
+ Các bạn đang làm gì?
+ Công việc của cô hàng ngày là dạy học và chăm sóc các con đấy.
HĐ 2. Nội dung:
 a.Thỏa thuận trước khi chơi - Cô giới thiệu cho trẻ về các góc chơi và nội dung chơi ở các góc.
+ Gãc thao t¸c vai: c¸c con chơi : bé tập làm cô giáo, 
Bé tập làm bác cấp dưỡng,bé bế búp bê.
+ Gãc nghÖ thuËt: ch¬i với đất nặn,di mầu,xé giấy
+ Góc sách truyện: xem sách tranh về các công việc của các cô , bác trong nhóm lớp.
+Góc hoạt động với đồ vật:Chơi sâu vòng,dán hoa tặng cô.- Chúng mình biết nội dung chơi ở các góc chưa?
- Cô cho trẻ về góc chơi.
- Cô giới thiệu các góc sẽ chơi, cô dặn dò trước khi trẻ về góc . Mời trẻ thỏa thuận vai chơi .
- Cô khuyến khích trẻ tham gia hào hứng tích cực.
 b. quá trình chơi. 
– Cô bao quát trẻ chơi
- Trò chuyện,tham gia chơi cùng trẻ.
- Cô gợi ý giúp trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình.
- Theo dõi trẻ chơi, nắm bắt khả năng chơi của trẻ.
- Giải quyết mâu thuẫn, đưa ra tình huống để trẻ chơi, giúp trẻ sử dụng đồ chơi thay thế .
- Cô động viên, khuyến khích trẻ liên kết các góc chơi với nhau,tích cực tham gia vào trò chơi ,chơi sáng tạo.
c. Nhận xét sau khi chơi.
- Trẻ cùng cô thăm quan các góc.
- Cô nhận xét về cách chơi,vai chơi,hành đông chơi ở các góc.
- Hỏi trẻ về dự kiến chơi lần sau.
- Cho trẻ về góc thu dọn đồ chơi. 
3.Kết thúc.
- Nhận xét – tuyên dương trẻ.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Cây bàng. 
- TC: Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do
- Quan sát: đồ chơi ngoài trời.
- Trò chơi: Bóng tròn to.
- Chơi tự do
- QS: Xích đu, cầu trượt.
- TC: Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do
- Quan sát: Búp bê
- Trò chơi: Bơm bóng.
- Chơi tự do
- Quan sát: Xích đu
- TCVĐ: Bóng tròn to.
- Chơi tự do
Ăn, ngủ
- Vệ sinh mặt mũi, tay chân cho trẻ trước khi ăn.
- Chuẩn bị phòng ăn, đồ ăn, xuất ăn cho trẻ. Cô toorchuwcs cho trẻ ăn và động viên trẻ ăn hết xuất. Giáo dục vệ sinh ăn uống cho trẻ.
- Chuẩn bị phòng ngủ, lấy gối cho trẻ, tổ chức cho trẻ ngủ. Chú ý quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ.
Chơi tập buổi chiều
- Dạy trẻ đọc đồng dao: Chi chi chành chành.
-TC: Tung bóng
- Chơi tự do
- TCDG: Tập tầm vông.
- Củng cố kiến thức cũ.
- Chơi tự do
- Ôn thơ “chào”
- TC: Tìm đồ chơi mầu xanh, mầu đỏ.
- Chơi tự do
- TC: Đồ dùng bé thích.
- Hoạt động góc.
- Chơi tự do
- Ôn bài hát bé thích: Rửa mặt như mèo, mẹ yêu không nào, cô và mẹ
- Sinh hoạt cuối tuần.
- Chơi TD
Trả trẻ
- Vệ sinh mặt mũi, tay chân cho trẻ trước khi về.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở lớp của trẻ: Sức khỏe, tính cách, học tập của trẻ.
 Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2016
 I. Hoạt động có chủ định: 
 Lĩnh vực phát triển thể chất.
 - VĐCB: Đi trong đường hẹp,
 - TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
 1. Yêu cầu:
*Kiến thức:
-Trẻ tập cùng cô bài tập phát triển chung: Tập với cờ.
-Trẻ đi trong đường hẹp không chạm vạch.
-Trẻ kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi: Bóng tròn to.
*Kỹ năng:
-Trẻ chạy khởi động xong biết chạy ngay chỗ để cờ và lấy hai tay hai cây cờ.
-Trẻ đi trong đường hẹp, thẳng người, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, chân đi nhịp nhàng không chạm vạch. 
-Biết nắm chặt tay bạn khi chơi trò chơi” Bóng tròn to”.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý tập bài tập với cờ theo cô.
-Trẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và nhẹ nhàng đi trong đường hẹp không chạm vạch.
-Trẻ nắm chặt tay bạn, hứng thú khi chơi trò chơi: “Bóng tròn to”
2. Chuẩn bị:
 -Cờ đủ cho cô và trẻ tập.
-Vạch mức, phấn viết.
 *Nội dung tích hợp :
-MTXQ: Trò chuyện về công việc của cô giáo lớp em
 3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú: 
trò chơi ‘ Trời tối, trời sáng’
-Trò chuyện về : Công việc của cô giáo lớp em 
2. HĐ 2: Khởi động.
Trẻ đi bình thường - chạy nhanh dần – chạy nhanh – chậm dần lấy cờ đứng thành vòng tròn .
3. HĐ 3: Trọng động.
 * BTPTC: 
Động tác 1: Hô hấp :Vẫy cờ 
 *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm cờ thả xuôi .
 1- Giơ cờ lên cao vẫy vẫy và hít sâu.
 2-Về tư thế chuẩn bị và từ từ thở ra.
 “Tập 2 lần”
 Động tác 2:Lưng bụng :Cúi chạm cán cờ xuống đất .
 *Tư thế chuẩn bị:như động tác 1
 1- Cúi chạm cán cờ xuống đất .
 2-Về tư thế chuẩn bị .
 “Tập 2 lần”
 Động tác 3: Chân :Ngồi xổm gõ cán cờ xuống đất.
 *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên tay cầm cờ thả xuôi 
 1 –Ngồi xổm chạm cán cờ xuống đất .
 2- Về tư thế chuẩn bị .
 “Tập 4 lần”
 * VĐCB: Bò trong đường hep,
Trẻ chuyển đội hình làm hai hàng dọc.
 - Cô giới thiệu tên bài vận động. Cô yêu cầu cả lớp nhắc lại tên bài.
-Cô vận động mẫu:
+ lần 1: Cô vận động mẫu trọn vẹn các động tác, xong về chỗ của mình. (không phân tích động tác).
+Lần 2: Cô phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị: cô đứng ngay vạch mức, nghe hiệu lệnh cô đi trong đường hẹp, đi thẳng người, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, chân đi nhịp nhàng không chạm vạch. 
 - Mời từng nhóm 3-4 trẻ lên vận động. 
-Mời từng trẻ lên vận động.“cô sửa sai và khuyến khích trẻ nói : Đi trong đường hẹp. Khen trẻ. khi trẻ vận động đúng, động viên trẻ đi chưa đạt, tập cho trẻ vận động lại cho đúng”.
 - Hỏi trẻ tên bài vận động?
* HĐ4 : TCVĐ: Bóng tròn to
 -Cách chơi: 
- 1:Cô hướng dẫn trẻ nắm tay nhau, chân bước cao và hát lời bài bóng tròn to. Hát từ đầu đến câu “Tròn, tròn tròn to” Trẻ dãn vòng tròn ra cho to.
-2: Trẻ đang nắm tay vòng tròn to khi hát tới câu “Xì xì xì xì hơi” Trẻ nắm chặt tay bạn đi vào vòng tròn giả làm bóng xì hơi.
-3: Trẻ vẫn ở tư thế chân bước cao, nắm chặt tay bạn, cùng hát tới câu “Xem bóng ai to tròn nào? Xem bóng ai to tròn nào?” Trẻ lại nắm tay bạn dãn rộng vòng tròn như bóng tròn.
-Cô cùng trẻ chơi 2 lần
4. HĐ5 : Hồi tĩnh: 
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 – 3 vòng theo lời bài “Đi nhà trẻ”
- Trẻ chơi trò chơi
Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ làm theo cô
- Quan sát cô làm mẫu
- Nhó trẻ thực hiện
- Từng trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
II. Hoạt động góc:
- Góc phân vai: Chơi với búp bê.
- Góc nghệ thuật: Xem tranh về gia đình.
- Góc thiên nhiên: Tham quan vườn nhà búp bê.
III. Hoạt động ngoài trời.
- Quan sát có mục đích: Quan sát cây bàng.
- TCVĐ: TCDG “ Dung dăng dung dẻ”.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, lá cây.
 * Quan sát có chủ đích: 
 - Yêu cầu: Trẻ biết đặc điểm nổi bật của cây bàng, biết lợi ích của cây.
 - Chuẩn bị: Cây bàng
 - Tiến hành:
 + Cô dẫn trẻ đến địa điểm quan sát cây bàng. Cô giới thiệu tên gọi, đặc điểm và ích lợi của cây bang. Sau đó cô hỏ trẻ:
 + Đây là cây gì? Đây là gì? Rễ, thân, lá để làm gì? Trồng cây để làm gì?
 + Giáo dục trẻ yêu mến, chăm sóc và bảo vệ cây bang để cây rợp bóng mát cho sân trường.
 * TCVĐ: Dung dăng dung dẻ.
 -Yêu cầu: Trẻ hiểu được luật chơi và cách chơi.
 - Chuẩn bị: Đĩa nhạc
 - Tiến hành: Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
 * Chơi tự do. 
 - Cho trẻ chơi tự do ngoài trời, chơi với lá cây, chơi với đồ chơi ngoài trời.
 IV. Chơi tập buổi chiều:
 1. Dạy trẻ đọc đồng dao: Bài đồng dao “Chi chi chành chành”.
 * Yêu cầu: Trẻ hứng thú đọc cùng cô.
 * Chuẩn bị: Ghế ngồi hình chữ U.
 * Tiến hành:
 - Cô giới thiệu tên bài đồng dao “ Chi chi chành chành”.
 - Cô đọc mẫu cho trẻ nghe 2 lần: Hỏi lại tên bài đồng dao.
 - Trẻ đọc cùng cô: Cả lớp đọc - Tổ đọc - Cá nhân đọc( Cô khuyến khích động viên trẻ đọc và chú ý sửa sai cho trẻ).
 2. TCVĐ: Tung bóng.
 - Cô hướng dần trẻ chơi và cùng chơi với trẻ.
V. Đánh giá trẻ cuối ngày:
- Sức khỏe: .............................................................................................................
- Trạng thái xúc cảm:..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức - Kỹ năng: .
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2016
I. Hoạt động có chủ định: 
 Lĩnh vực phát triển nhận thức
 - QS , xem tranh ảnh, trò chuyện về các cô,bác trong trường mầm non
 - TC: Đố bé ai đây? Cô đang làm gì?
1. Yêu cầu:
*Kiến thức:
 -Trẻ nhận biết và nói tên và công việc của cô cấp dưỡng, bác bảo vệ. Trẻ trả lời được một số câu hỏi theo yêu cầu của cô
*Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, nghe, luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.
-Trẻ vui vẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và trả lời câu hỏi của cô.
2. Chẩn bị:
Tranh vẽ, hình ảnh công việc của cô cấp dưỡng và bác bảo vệ.
*Nội dung tích hợp :
- Giáo dục lễ giáo: Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng các cô, các bác trong trường mầm non
- Văn học : thơ :Giờ ăn.Chào
- Âm nhạc
3. cách tiến hành:
 Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ 
* Hoạt động 1: Gây hứng thú: 
- nghe và vận động cùng cô bài hát “bàn tay cô giáo”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
*Hoạt động 2: Quan sát xem tranh ảnh và nhận biết tập nói về công việc của cô cấp dưỡng, bác bảo vệ. “Cô cho trẻ quan sát tranh”
-Cô có rất nhiều tranh vẽ rất đẹp các con nhìn kỹ và xem trong tranh là ai? Đang làm gì nhé!.
-Cô lần lượt đưa từng tranh ra: Mời từng trẻ lên nhận biết và tập nói.
- Đây là ai ? 
- Đang làm gì?
- Trẻ nào cũng được nhận biết và tập nói. “Cô yêu cầu trẻ nói rõ ràng rành mạch, tròn câu đủ ý.”
-Giáo dục trẻ lễ phép ,kính trọng các bác các cô trong trường mầm non 
* Hoạt động 3: - TC: Đố bé ai đây? Cô đang làm gì?
-Trẻ lấy rổ tranh để trước mặt: Cô yêu cầu trẻ tìm đúng tranh theo yêu cầu của cô, giơ lên, nói đúng tên của người trong tranh VD “ bác cấp dưỡng hoặc bác bảo vệ”, để xuống theo hiệu lệnh.
- Đọc thơ: Giờ ăn.Chuyển hoạt động .
*Hoạt động 4 : Nặn đôi đũa tặng cô.
Quan sát vật mẫu :
- Cô cho tất cả trẻ đều được quan sát vật mẫu .
Cô và trẻ thực hiện
-Cô đặt bảng trên bàn trước mặt cô, lấy viên đất bỏ vào giữa bảng. Tay trái cô giữ mép bảng, tay phải cô xòe ra áp lòng bàn tay vào viên đất dùng kỹ năng lăn dọc để nặn đất thành hình giống chiếc đũa, cô nặn tiếp chiếc đũa nữa và cho tất cả trẻ đều được quan sát.Trẻ nhìn cô nặn mẫu 
- Trẻ thực hiện .
“Nếu trẻ làm chưa đúng cô động viên và gợi ý hướng dẫn trẻ,”.Cô đặt các câu hỏi: Các con nặn cái gì ? Để làm gì?Trẻ nặn xong yêu cầu trẻ trưng lên kệ.
- Cô khen trẻ nào làm tốt –Động viên những trẻ chưa hoàn thành lần sau làm tốt hơn.
* Kết thúc : cô và trẻ hát bài trường chúng cháu là trường mầm non
- Trẻ vđ theo nhạc cùng cô
- Trẻ trả lơi các câu hỏi của cô
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu cảu cô
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ quan sát vật mẫu
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện và trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ hát
II. Hoạt động góc:
 - Góc phân vai: Chơi với búp bê.
 - Góc HĐVĐV: Xếp đồ chơi.
 - Góc vận động: TC bơm bóng.
 Soạn như KH tuần
III. Hoạt động ngoài trời
 - Quan sát có mục đích: Quan sát đồ chơi ngoài sân trường (cầu trượt, xích đu).
 - Trò chơi vận động:Bóng tròn to.
 - Chơi tự do: Với hình tròn to, nhỏ cô chuẩn bị và với đồ chơi ngoài trời.
 1. Quan sát có mục đích: Quan sát cầu trượt, xích đu.
 - Yêu cầu: 
 + Gọi tên và thích chơi với đồ chơi ngoài trời.
 + Giáo dục trẻ khi chơi phải biết nhường bạn, không làm bạn ngã.
 - Chuẩn bị: Cầu trượt, xích đu.
 - Tiến hành:
 + Cô dẫn trẻ đến địa điểm quan sát xích đu, cầu trượt. Cô hỏi trẻ:
 + Đây là gì? Xích đu màu gì? Xích đu dùng để làm gì? Khi chơi xích đu chúng mình phải làm gì?
 -> Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, giữ gìn đồ chơi cẩn thận.
 + Cho trẻ làm quen với cầu trượt: Tương tự như với xích đu.
 2. Trò chơi vận động: Bóng tròn to. 
- Yêu cầu: Trẻ hiểu được luật chơi và cách chơi.
- Chuẩn bị: Đĩa nhạc
- Tiến hành: Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
 3. Chơi tự do: Với hình tròn to, nhỏ cô chuẩn bị và với đồ chơi ngoài trời.
 IV. Chơi tập buổi chiều.
1.Ôn bài học buổi sáng
2. Trò chơi dân gian: Tập tầm vông.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
- giáo dụ trẻ chơi phải biết phối hợp cùng bạn trong khi chơi, chơi vui vẻ đoàn kết
3. Choi tự do ở các góc chơi
- Cô cho trẻ về các nhóm chơi mà trẻ thích. 
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ khi cần
V. Đánh giá trẻ cuối ngày:
- Sức khỏe: .............................................................................................................
- Trạng thái xúc cảm:..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức - Kỹ năng: .
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2016
 I. Hoạt động có chủ đích.
 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
 - Thơ: Cô dạy
- Hát: cô và mẹ, vui đến trường
1. Yêu cầu:
* Kiến thức: 
	- Trẻ đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ: Bé đi học được cô giáo dạy phải giữ gìn đôi tay sạch sẽ nếu tay bẩn sách áo cũng bị bẩn, và không được cãi nhau với bạn chỉ nói những điều hay.
- Trẻ biết hát bài “Vui đến trường”
* Kĩ năng:
- Trẻ sử dụng kỹ năng ghi nhớ có chủ định, trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng.
*. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, không nói bậy, không cãi nhau với bạn
2. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của cô:
	- Tranh minh họa bài thơ, xắc xô.	
 2. Chuẩn bị của trẻ: 
 - Trang phục gọn gàng, trẻ đã được làm quen với bài thơ.
3.Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ 1: Gây hứng thú:
 - Cô gọi trẻ đứng quanh cô hát bài “Vui đến trường” 
 - Các con vừa hát bài gì?
 - Các con đến trường được cô giáo day các con học những gì?
=> Đến trường được cô giáo dạy các con học hát, đọc thơ, kể chuyện.Biết giữ gìn vệ sinh, cùng chơi với bạn. Điều đó được thể hiện qua bài thơ: “Cô dạy” Hôm nay cô dạy con học nhé!
2. HĐ 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe:
* Cô đọc lần 1: - Cô kể kết hợp điệu bộ minh họa.
* Giảng nội dung bài thơ: Bé đi học được cô giáo dạy phải giữ gìn đôi tay sạch sẽ nếu tay bẩn sách áo cũng bị bẩn, và không được cãi nhau với bạn chỉ nói những điều hay.
* Cô đọc lần 2: - Kết hợp tranh minh họa.
3.HĐ 3: Đàm thoại giảng giải, trích dẫn:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Cô giáo dạy con phải thế nào?
- Nếu bàn tay bị bẩn thì sẽ thế nào?
=> Bé đi học được cô giáo dạy giữ gìn đôi tay sạch sẽ để quần áo, sách vở không bị giây bẩn. Thể hiện qua đoạn thơ 
“Mẹ mẹ ơi cô dạy 
Phải giữ sạch đôi tay
Bàn tay mà giây bẩn 
Sách áo cũng bẩn ngay
 - Ngoài dạy con giữ sạch đôi tay cô giáo còn dạy phải thế nào? 
=> Không chỉ dạy bé giữ gìn đôi tay sạch sẽ cô giáo còn dạy bé phải luôn nói điều hay lẽ phải. Thể hiện qua đoạn thơ
“Mẹ mẹ ơi cô dạy
Cái miệng nó sinh thế 
Chỉ nói điều hay thôi”
- Qua bài thơ con học tập điều gì?
=> Đúng rồi các con nên học tập phải giữ vệ sinh đôi tay, cơ thể sạch sẽ và nói điều hay, đoàn kết với bạn
4HĐ 4:. Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc 2 - 3 lần.
- Cô cho trẻ đọc thay đổi các hình thức khác nhau. Cô bao quát động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ
5. Kết thúc:
- Cô cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng.
- Hát 1 lần.
- Vui đến trường
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Nghe và xem tranh.
- Cô dạy.
- Giữ sạch đôi tay.
- Quần áo, sách bẩn.
- Trẻ nghe cô giảng 
và đọc trích cùng cô.
- Chỉ nói điều hay thôi
- Lắng nghe và đọc cùng cô.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ
- Lắng nghe.
- Trẻ đọc cả lớp, nhóm tổ, cá nhân.
- Trẻ ra chơi.
II. Hoạt động góc.
- Góc phân vai: Chơi với búp bê.
- Góc HĐVĐV: Bày đồ chơi bé thích.
- Góc vận động: Chơi lăn bóng bằng 2 tay trong vòng tròn.
 Soạn như KH tuần.
 III. Hoạt động ngoài trời
 - Quan sát có mục đích: Quan sát đồ chơi phía trái sân trường (cầu trượt, xích đu).
 - Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ.
 - Chơi tự do: Với hình tròn to, nhỏ cô chuẩn bị và với đồ chơi ngoài trời.
 1. Quan sát có mục đích: Quan sát cầu trượt, xích đu.
 - Yêu cầu: 
 + Gọi tên và thích chơi với đồ chơi ngoài trời.
 + Giáo dục trẻ khi chơi phải biết nhường bạn, không làm bạn ngã.
 - Chuẩn bị: Cầu trượt, xích đu.
 - Tiến hành:
 + Cô dẫn trẻ đến địa điểm quan sát xích đu, cầu trượt. Cô hỏi trẻ:
 + Đây là gì? Xíc

File đính kèm:

  • docCÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÓM TRẺ CỦA BÉ.doc