Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề: Quê hương đất nước – Bác Hồ - Đề tài: Bé yêu biển đảo Việt Nam

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết tên gọi và vẻ đẹp đặc trưng của biển ở ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.

- Biết biển là bãi tắm cho nhiều du khách và là nơi tham quan.

- Trẻ nhận biết đặc điểm đặc trưng của 3 vùng biển:

 + Vũng Tàu nhiều bãi cát màu vàng

 + Nha Trang bãi cát màu trắng có những hàng dừa trên bờ

 + Hạ Long có nhiều hòn nằm giữa vịnh

- Bước đầu nhận biết lợi ích và tác hại của biển

- Được quan sát bản đồ đất nước Việt Nam

- Lồng ghép tích hợp nội dung GD âm nhạc, kỹ năng bật nhảy liên tục qua vòng thể dục, LQ với toán ôn nhận biết chữ số từ 1 đến 7.

 2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng chú ý và nghi nhớ có chủ định.

- Cung cấp cho trẻ kỹ năng quan sát, nghe và trả lời câu hỏi

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề: Quê hương đất nước – Bác Hồ - Đề tài: Bé yêu biển đảo Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
KHÁM PHÁ XÃ HỘI
Chủ đề: Quê hương đất nước – Bác Hồ
Đề tài: Bé yêu biển đảo Việt Nam.
Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi.
Thời gian: 30 - 35 phút.
Người soạn: Nguyễn Thị Học.
Người dạy: Nguyễn Thị Học.
Ngày soạn: 12 - 12 - 2015
Ngày dạy: 18 – 12 - 2015
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết tên gọi và vẻ đẹp đặc trưng của biển ở ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. 
- Biết biển là bãi tắm cho nhiều du khách và là nơi tham quan.
- Trẻ nhận biết đặc điểm đặc trưng của 3 vùng biển:
 + Vũng Tàu nhiều bãi cát màu vàng
 + Nha Trang bãi cát màu trắng có những hàng dừa trên bờ
 + Hạ Long có nhiều hòn nằm giữa vịnh
- Bước đầu nhận biết lợi ích và tác hại của biển
- Được quan sát bản đồ đất nước Việt Nam
- Lồng ghép tích hợp nội dung GD âm nhạc, kỹ năng bật nhảy liên tục qua vòng thể dục, LQ với toán ôn nhận biết chữ số từ 1 đến 7.
 2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng chú ý và nghi nhớ có chủ định.
- Cung cấp cho trẻ kỹ năng quan sát, nghe và trả lời câu hỏi
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động. Qua đó giáo dục trẻ yêu quí và giữ gìn vẻ đẹp của biển.
- Giáo dục trẻ đi tắm biển đi cùng người lớn và phải dùng phao bơi
- Giáo dục trẻ có s thức giữ gìn vệ sinh môi trường
- Biết ơn các chú bộ đội Hải quân, cảnh sát biển.
 II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng của cô
- Bài hát : “Nối vòng tay lớn”, “ Bé yêu biển lắm”
- Các slide trình chiếu cảnh đẹp Vịnh Hạ Long, Vũng Tàu, Nha Trang.
- Một số tranh ảnh biển Vũng Tàu, Nha Trang và Vịnh Hạ Long.
- Tiếng âm thanh sóng biển.
- Hình vẽ bản đồ Việt Nam.
- Ba tranh Vũng Tàu, Hạ Long, Nha Trang được cắt rời viết chữ số từ 1 đến 7 ở phía sau, 3 bảng tôn có viết số từ 1 đến 7 ở phía trước.
2. Đồ dùng của trẻ
- 9 chiếc vòng thể dục
- Mỗi trẻ 1 bức tranh nhỏ vẽ minh họa về các vùng biển vừa học.
- Hột hạt, sỏi, vỏ ốc, đất nặn, bút màu.....
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Bước 1: Gây hứng thú - giới thiệu bài
- Xin nhiệt liệt chào mừng các bé đến với chương trình em yêu biển đảo Việt Nam!
- Đến dự với chúng ta ngày hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu có các cô giáo đến từ Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang.
- Các thầy cô đến từ Phòng GD&ĐT huyện Yên Dũng.
- Các thầy cô giáo dến từ các trường mầm non trong toàn huyện.
- Các bạn ơi hôm nay chúng mình khoác trên mình một chiếc áo màu gì mà đẹp thế?
- Chúng mình có biết áo của chúng ta giống biểu tượng gì không?
Đúng rồi cô khen chúng mình nào!
- Để không khí của chương trình được nóng lên cô thưởng cho chúng mình một trò chơi mang tên “Thi ai nhanh hơn” Ở trò chơi này chúng ta sẽ bật qua 3 chiếc vòng lên lấy mảnh ghép có chữ số phía sau ghép tương ứng với chữ số ở trên bảng. Mỗi một lần bật lên chỉ được ghép 1 mảnh, bạn nào ghép xong về đứng cuối hàng thí bạn tiếp theo mới được bật lên. Hết giờ đội nào ghép xong trước và không phạm luật là giành chiến thắng.
- Chúng mình thấy điều kỳ diệu gì đã hiện ra nào?
- Chúng mình cùng lại gần quan sát tranh của mình nào?
- Cô xúm xít trẻ lại hỏi: Các bạn cho cô biết chúng mình quan sát thấy những gì nào?
- Chúng mình có biết đó là phong cảnh gì không?
Đúng rồi đấy đó là phong cảnh của một số vùng biển ở nước ta.
Và ngay bây giờ chúng ta cùng đến với một số vùng biển qua màn hình nhỏ nào?
2. Bước 2: Khám phá
* Quan sát cảnh vùng Vịnh Hạ Long
- Chúng mình nhìn thấy những gì?
- Cô giới thiệu đây lạ cảnh vịnh Hạ Long ở miền Bắc của nước ta. Các con cùng đọc từ vịnh Hạ Long nào?
- Trên vịnh Hạ Long con nhìn thấy gì đây?
Có bạn nào được đến tham quan Vịnh Hạ Long chưa? Con kể cho các bạn nghe về chuyến đi của mình nào?
- Đúng rồi ở vịnh Hạ Long có rất nhiều cảnh đẹp khi đi chơi chúng mình nhớ đi cùng ai nào? Khi xuống tắm biển thì phải có gì nào?
- Cô bật nhạc bài hát “Hôm nay thuyền chú lại ra khơi”
- Chúng mình thấy điều bất ngờ gì đây nhỉ?
+ Hình ảnh gì xuất hiện đây?
+ Chúng mình có biết đây là phong cảnh ở đâu không?
- Bây giờ cô mời cả lớp cùng nhắm mắt lại và lắng nghe nào?
- 1,2,3 cùng mở mắt ra nào. Chúng mình cho cô biết chúng mình vừa cảm nhận được điều gì?
- Tiếp theo cô mời cả lớp cùng đi vào thăm vùng biển miền Trung đầy nắng và gió đó là vùng biển Nha Trang.
* Quan sát vùng biển Nha Trang
- Các con cùng đọc từ biển Nha Trang nào?
- Chúng mình cùng quan sát một góc vùng biển Nha Trang nhé. Con thấy ở đây có đặc điểm gì?
Ở biển Nha Trang con có nhìn thấy nhiều hòn như ở vịnh Hạ Long không?
- Biển của chúng ta rất kỳ diệu chúng mình có yêu biển không? Yêu biển chúng ta cần phải làm gì để biển luôn sạch đẹp nào?
- Yêu biển chúng ta cùng cất vang bài hát “Bé yêu biển lắm” nào.
- Tiếp nối chương trình cô trân trọng kính mời các bé cùng tiến vào miền nam nước ta tham quan vùng biển Vũng Tàu nào.
* Quan sát vùng biển Vũng Tàu
- Chúng mình cùng đọc từ vùng biển Vũng Tàu nào?
- Các con quan sát vùng biển Vũng Tàu xem có đặc điểm gì nào?
- Ở vùng biển Vũng Tàu con có thấy nhiều cây dừa như ở vùng biển Nha trang không?
- Vừa rồi chúng mình được tham quan một số cảnh đẹp của biển các con có biết biển mang lại cho chúng ta lợi ích gì không?
- Cho trẻ xem tranh người nông dân làm muối trên bãi biển.
- Cho trẻ xem hình ảnh một số hải sản.
- Từ những hải sản có thể chế biến được những món ăn gì?
- Biển có mang lại cho ta tác hại gì không?
- Các con ạ ở nước ta còn có rất nhiều vùng biển khác nữa đấy giờ học sau cô cùng chúng mình đi khám phá nhé. Bây giờ cô đố cả lớp biết đây là hình ảnh gì? Cho trẻ quan sát đảo Trường xa, Hoàng xa.
- Cô giới thiệu 2 quần đảo nếu trẻ chưa biết.
- Chúng mình có biết ai là người canh giữ bảo vệ vùng biển của nước ta không?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh chú bộ đội Hải quân, chú cảnh sát biển.
- Chúng mình có yêu các chú không? Chúng mình cùng giúp các chú bảo vệ biển nào.
- Cho trẻ đứng lên chơi trò chơi bắn súng.
Vừa rồi chúng ta cùng tham quan các vùng biển nào nhỉ?
* Tổ chức trò chơi:
T/c 1- Bây giờ cô có 3 hình ảnh về 3 vùng biển, cô mời tất cả các bạn sẽ về đúng vùng biển mà chúng mình yêu thích nhé.
- Cô thấy các con chơi rất giỏi lần này cô thưởng cả lớp chúng ta một hình ảnh.
T/c 2- Trò chơi rất vui và nhiều ý nghĩa đó là trò chơi xếp hình tổ quốc Việt Nam. Cô bật nhạc bài hát “Nối vòng tay lớn”
- Cô hỏi trẻ Vùng Vịnh Hạ Long nằm ở miền nào nước ta?
- Vùng biển Nha Trang Nằm ở miền nào nước ta?
- Vùng biển Vũng Tàu nằm ở miền nào nước ta?
Bước 3. Kết Thúc:
Cô chuẩn bị rất nhiều đồ chơi như vỏ ốc, vỏ hến, hột hạt, sỏi, bút màu, giấy vẽ...chúng mình cùng thể hiện mô tả các phong cảnh các vùng biển từ các đồ chơi này theo ý tưởng của các con nhé.
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Chiếc áo màu đỏ có ngôi sao vàng năm cánh.
- Giống lá cờ tổ quốc Việt Nam
- 3 đội lên tham gia trò chơi.
- 3 bức tranh rất đẹp.
- 3 nhóm quan sát tranh
- Nhóm 1: cảnh có hòn đảo, có thuyền, nhiều nước
- Nhóm 2: Có nhiều cây dừa, nhiều khách tham quan, tắm biển.
- Nhóm 3: tôm. Cá. Cua, chú cảnh sát biển
- Giống như là ở biển ấy.
- Trẻ về chỗ ngồi hình chữ U.
- 2 trẻ: có thuyền, có hòn đảo, có nước biển
- Trẻ đọc từ vịnh Hạ Long
- Có nhiều hòn đá to, có thuyền đánh cá, co khách tham quan du lịch, có nhiều đảo nhỏ
- Có bãi tắm, có nhiều thuyền, có nhiều hòn đảo, được ăn nhiều hải sản.
- Đi cùng người thân và tắm có phao bơi.
- Trẻ cầm tranh đi ra
- 1-2 trẻ trả lời.
- Hàng dừa xanh trên bờ cát trắng, tàu thuyền...
- Trẻ nghe tiếng sóng vỗ, âm thanh của biển
- Cả lớp đọc từ biển Nha Trang
- Có bờ cát trắng, có nhiều cây dừa, nước biển rộng lớn trong xanh, có thuyền, có nhiều khách tham quan du lịch
- Không ạ.
- 2 trẻ trả lời.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Trẻ hát vận động cùng cô.
- Trẻ đọc từ.
- Có bãi cát màu vàng, có thuyền, có nhiều khách tham quan, có nước rộng mênh mông
- Không ạ.
- 1-2 trẻ đoán
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Cho tôm, cá, cua.. du lịch..
- Tôm chiên, mực hấp, ốc luộc, cá kho...
- Bão giông, sóng thần..
.
- Trẻ quan sát
- Chú bộ đội Hải quân.
- Đứng dậy vận động.
- 1 trẻ nhắc lại: Vịnh Hạ Long, Vùng biển Nha Trang, Vùng biển Vũng Tàu
- Trẻ chơi trò chơi “Về đúng vùng biển”
- Trẻ quan sát hình bản đồ nước Việt Nam
- Trẻ đứng dậy xếp thành hình chư S.
- Miền Bắc
- Miền Trung
- Miền Nam
- Trẻ trải nghiệm chơi với đồ chơi mà trẻ thích.

File đính kèm:

  • docGiáo án Học.doc