Kế hoạch tuần 11 - Chủ đề nhánh: Cô giáo

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức.

- Trẻ biết họ tên của cô giáo chủ nhiệm, các cô giáo trong khu, cô hiệu trưởng và hai cô hiệu phó. Trẻ biết các công việc hàng ngày của cô giáo ở lớp.

- Trẻ phối hợp nhịp nhàng chân, tay để tập bài tập thể dục sáng theo nhịp đếm và tập các bài tập vận động cơ bản.

- Biết thỏa thuận, phân vai chơi phục tùng sự phân công của trưởng nhóm.

- Biết nhận xét những hành vi tốt xấu của các bạn trong lớp.

2.Kỹ năng

- Rèn cho trẻ có kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc.

-Tập thành thạo các động tác thể dục theo nhịp đếm.

- Có kĩ năng thể hiện vai chơi trong cá góc chơi, chơi vui vẻ, đoàn kết, lấy cất đồ dùng gọn gàng, nhẹ nhàng.

- Rèn kĩ năng nhận xét và bình bầu bé ngoan.

3.Thái độ:

- Có ý thức học tập, luôn giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.

- Hứng thú tham gia trong các hoạt động của trường, lớp, chơi cùng bạn, đoàn kết chơi giữa các bạn trong nhóm, không tranh giành đồ chơi của bạn.

- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, khi chơi xong phải cất dọn đồ chơi đúng góc.

- Lễ phép với cô giáo và các bác trong trường. Biết ơn các cô giáo đã vất vả chăm sóc và dạy dỗ các con.

- Thích được nhận cờ.

 

docx21 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch tuần 11 - Chủ đề nhánh: Cô giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 11
Chủ Đề Nhánh: Cô giáo
Thời gian thực hiện :Từ ngày 13/11 – 17/11/2017
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức.	
- Trẻ biết họ tên của cô giáo chủ nhiệm, các cô giáo trong khu, cô hiệu trưởng và hai cô hiệu phó. Trẻ biết các công việc hàng ngày của cô giáo ở lớp.
- Trẻ phối hợp nhịp nhàng chân, tay để tập bài tập thể dục sáng theo nhịp đếm và tập các bài tập vận động cơ bản.
- Biết thỏa thuận, phân vai chơi phục tùng sự phân công của trưởng nhóm.
- Biết nhận xét những hành vi tốt xấu của các bạn trong lớp.
2.Kỹ năng
- Rèn cho trẻ có kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc.
-Tập thành thạo các động tác thể dục theo nhịp đếm.
- Có kĩ năng thể hiện vai chơi trong cá góc chơi, chơi vui vẻ, đoàn kết, lấy cất đồ dùng gọn gàng, nhẹ nhàng.
- Rèn kĩ năng nhận xét và bình bầu bé ngoan.
3.Thái độ:
- Có ý thức học tập, luôn giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
- Hứng thú tham gia trong các hoạt động của trường, lớp, chơi cùng bạn, đoàn kết chơi giữa các bạn trong nhóm, không tranh giành đồ chơi của bạn.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, khi chơi xong phải cất dọn đồ chơi đúng góc.
- Lễ phép với cô giáo và các bác trong trường. Biết ơn các cô giáo đã vất vả chăm sóc và dạy dỗ các con.
- Thích được nhận cờ.
II.CHUẨN BỊ:
- Sân tập rộng, sạch, bằng phẳng.
- Trang trí lớp theo chủ đề nhánh, tạo môi trường học tập cho trẻ.
-Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
- Đồ dùng, đồ chơi các góc, giấy màu, sáp vẽ, tranh truyện theo chủ đề.
- Cờ cho trẻ.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TÊN HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ, trò chuyện
1. Đón trẻ
- Mở cửa thông thoáng phòng, vệ sinh chuẩn bị đón trẻ.
- Mở nhạc các bài hát có liên quan đến chủ đề, đón trẻ vào lớp cho trẻ chơi nhẹ nhàng xem tranh ảnh chủ đề.
-Cho trẻ chơi ở các góc cô bao quát trẻ .
2. Trò chuyện
- Trò chuyện về các công việc hàng ngày của cô giáo ở lớp.
- Trò chuyện về đồ dùng, dụng cụ của cô giáo.
- Trò chuyện về trang phục của cô giáo.
- Trò chuyện về quà tặng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Trò chuyện về một số đồ dùng, vật dụng gây nguy hiểm.
Thể dục sáng
3.Thể dục sáng: Tập theo nhịp đếm
*HĐ 1: Khởi động (Tập theo bài đi xe lửa)
- Cho trẻ đi vòng tròn làm đoàn tàu, kết hợp với các kiểu đi (nhanh, chậm, bình thường,) sau để về hàng theo tổ.
*HĐ 2: Trọng động: Tập các động tác kết hợp nhịp đếm (2 lần x 4 nhịp)
+Hô hấp: gà gáy
ĐT 1: 2 tay đưa ra trước, sang ngang.
ĐT 2: 2 tay cao, gió thổi cây nghiêng.
ĐT 3: chân khuỵu gối.
ĐT 4: Bật tách khép.
*HĐ 3 Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng.
Hoạt động học
VĐ: 
Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
TC: Chạy tiếp sức.
KPXH: 
Nghề giáo viên.
Thơ:
Cô giáo của em.
Toán: 
Sắp xếp theo quy tắc 2:1.
AN:
Xé dán trang trí bình hoa tặng cô.
Chơi, Hoạt động ngoài trời
*HĐ1 :
HĐCMĐ
Chơi với đất : Nặn vòng tay tặng cô.
*HĐ2 :TCVĐ Trời nắng trời mưa
*HĐ1 :
HĐCMĐ
Quan sát thời tiết.
*HĐ2  TCVĐ: 
Lộn cầu vồng
*HĐ1 :
HĐCMĐ
Chơi với giấy: Xé dán bông hoa tặng cô.
*HĐ2  TCVĐ: Dềnh dềnh dàng dàng
*HĐ1 :
HĐCMĐ
TC về ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết
*HĐ2 TCVĐ: Mèo đuổi chuột
*HĐ1 :
HĐCMĐ
TC về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
*HĐ2  TCVĐ:
Trồng nụ trồng hoa
Chơi tự do – trẻ chơi các đồ chơi trên sân trường
Chơi với những sản phẩm trẻ vừa mới tạo ra được qua HĐCMĐ
Chơi, hoạt động góc
*Trò chuyện:
+Trò chuyện về chủ đề nhánh, bàn bạc với trẻ về buổi chơi để trẻ nhận góc chơi vai chơi:
- Hôm nay con thích chơi ở góc nào? Ai thích chơi ở góc xây dựng? Xây dựng trường học thì cần có những nguyên vật liệu gì? Trong trường, lớp có những gì?
-Ai thích làm cô giáo, còn ai làm học sinh? Các bác bán hàng thì bán những đồ dùng gì ?
-Trước khi chơi các con phải làm gì? Trong khi chơi các con phải làm sao? Khi chơi xong c/c phải làm gì?
*Thỏa thuận trước khi chơi:
-Cô dạy trẻ trước khi chơi phải lấy kí hiệu gắn vào góc chơi.
-Trong khi chơi muốn đổi vai chơi với bạn phải thỏa thuận, bạn đồng ý thì mới đổi vai chơi.
-Dạy trẻ sau khi chơi phải cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
*Quá trình chơi:
-Cô cho trẻ vào góc chơi. Cô quan sát giúp đỡ những lúc trẻ gặp khó khăn.
+ Góc âm nhạc: hát, múa, đóng kịch, các bài có trong chủ đề Nghề nghiệp.
+ Góc xd: XD trường học, bệnh viện, đồn cảnh sát
+ Góc phân vai : bác sĩ, nấu ăn, cô giáo, học sinh, cảnh sát
+ Góc tạo hình: cắt, xé, dán, vẽ, tô màu trường học, bệnh viện
+ Góc thiên nhiên: chơi với cát, nước, tưới cây.
+ Góc sách truyện: xem tranh ảnh về trường, lớp, thơ, bài hát về chủ đề.
*Kết thúc:
- Cô cùng trẻ nhận xét những vai chơi tốt, những nhóm chơi tốt.
- Mở nhạc hết giờ chơi cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.
Chơi tự chọn buổi chiều
HĐ 1:TC:
Trồng nụ trồng hoa.
HĐ 2:Ôn
VĐ:Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
HĐ 1:TC:
Thả đỉa ba ba.
HĐ 2:
Xem hình ảnh, video về nghề giáo viên. 
HĐ 1:TC:
Rồng rắn lên mây.
HĐ 2: Ôn
Thơ: Cô giáo của em.
HĐ 1:TC:
Trời nắng trời mưa.
HĐ 2:Ôn: Toán: Sắp xếp theo quy tắc 2:1.
HĐ 1:TC:
Lộn cầu vồng.
HĐ 2:
Nêu gương cuối tuần.
Chơi tự do-Trẻ chơi với đồ chơi tại các góc, cô bao quát chung.
Hoạt động nêu gương
* Hoạt động nêu gương
+ Văn nghệ chào mừng:
- Cho trẻ thể hiện 1-2 tiết mục văn nghệ chúc mừng các bé ngoan. 
+Nêu gương.
+ Nhận xét các tiêu chuẩn cô đặt ra:
- Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn cô đó đưa ra buổi sáng.
- Cho trẻ tự nhận xét xem mình đã đạt tiêu chuẩn gì? Đã ngoan chưa?...
- Cô nhận xét lại.
- Còn trẻ nào chưa ngoan cô cho trẻ tự đánh giá mình.
- Động viên khuyến khích trẻ cố gắng đạt được những tiêu chí của cô.
+ Thưởng cờ cho trẻ
- Cho trẻ lên nhận cờ và cắm vào ống cờ của mình.
- Hát bài “Cả tuần đều ngoan”.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 13 tháng 11 năm 2017
I.MỤC ĐÍCH
-Trẻ biết tên vận động và thực hiện đúng kĩ năng đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Đoàn kết cùng nhau tập, không xô đẩy bạn.
-Trẻ biết thực hiện các thao tác vo, xoắn, xoáy, véo, vuốt của đôi bàn tay để tạo thành chiếc vòng tay tặng cô giáo.
-Trẻ hiểu và biết cách chơi các trò chơi dân gian.
-Trẻ hào hứng, thích thú khi tham gia các hoạt động.
II.CHUẨN BỊ
-Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát.
-Một số đồ dùng đồ chơi khác.
-Đất nặn, bảng con.
III.TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1.HOẠT ĐỘNG HỌC: TD:
VĐCB: Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.
TCVĐ : Chạy tiếp sức
a.HĐ1.Ổn định.
- Chúng mình đang học chủ đề gì?
- Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi thăm nhà cô giáo nhé.
- Giáo dục trẻ đi không được xô đẩy bạn, nhẹ nhàng, lịch sự.
-Kiểm tra sức khỏe.
b.HĐ2. Nội dung trọng tâm
 *Khởi động : cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với kiểu đi (nhanh, chậm, bình thường, cúi người, kiễng gót, đi má chân) sau về 3 hàng dọc rồi dàn hàng ngang.
Trọng động :
* BTPTC: tập theo nhịp đếm
- tay: 2 tay đưa trước rồi dang ngang.
- bụng: 2 tay cao, gió thổi cây nghiêng.
- chân: chân khuỵu gối.
- bật: tách khép.
*VĐCB: Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
-Cô giới thiệu vận động .
* Cô làm mẫu 
-Cô làm mẫu lần 1(ko phân tích)
-Lần 2 (Phân tích từng động tác ) 
- Cô cho 1 trẻ lên làm thử.
*Cho trẻ thực hiện .
-Lần 1:Từng trẻ thực hiện .
(cô sửa sai cho trẻ)
-Lần 2: cho 2 trẻ lần lượt thi đua .
-Nhận xét khen trẻ.
*Củng cố: Hôm nay cô đã cho cc học bài 
vận động gì?
-Cho 1 -2 trẻ trả lời và lên làm lại.
*TCVĐ: Chạy tiếp sức
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- Cho tổ chức cho trẻ 2-3 lần. 
c. HĐ3.Hồi tĩnh – kết thúc.
-Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 phút.
2.CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
“Nặn vòng tay tặng cô giáo”
a.HĐ 1: HĐCMĐ “Nặn vòng tay tặng cô giáo”
*Gây hứng thú	
-Cô cho trẻ hát bài “Tay thơm tay ngoan”, trò chuyện về nội dung bài hát và dẫn vào bài.
*Nặn vòng tay tặng cô giáo.
- Cô cho trẻ xem sản phẩm vòng đeo tay cô đã nặn.
-Cô cho trẻ nhận xét về sản phẩm:
+Chiếc vòng này có đẹp không hả cc?
+Chiếc vòng này được làm bằng gì?
+Nó có dạng hình gì?
+Nó có màu gì?
+Trên chiếc vòng con còn thấy gì nữa?
+CC có thích nặn những chiếc vòng như vậy không?
+CC nặn vòng tặng ai nào?
-Cô hướng dẫn trẻ nặn, chú ý giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, biết ơn cô giáo – vì cô luôn vất vả chăm sóc, dạy dỗ các con.
*Kết thúc: Cô cho trẻ nghe bài hát “Cô giáo”.
b.HĐ 2: TCVĐ “Trời nắng trời mưa”
-Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
-Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
c.HĐ 3: Chơi tự do
-Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
-Cô bao quát trẻ chơi, cô nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, an toàn.
3.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIỀU:
a.HĐ 1: TC Trồng nụ trồng hoa
-Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
-Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
-Cô bao quát nhắc nhở trẻ.
b.HĐ 2: Ôn VĐ: Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
-Cô tổ chức cho trẻ ôn luyện dưới hình thức trò chơi.
c.HĐ 3: Vui chơi tự chọn
-Cô cho trẻ chơi theo ý thích.
-Cô bao quát trẻ chơi.
*Vệ sinh – Trả trẻ
-Trẻ trả lời
-Vâng ạ
-Trẻ chú ý nghe
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
-trẻ tập
-Trẻ nghe
-Trẻ quan sát
-trẻ lên thực hiện
-trẻ thi đua
-Trẻ lên thực hiện
-Trẻ nghe
-trẻ chơi
-Trẻ đi tự do
-Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
-Trẻ quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ nặn
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ nhắc lại lc, cc
-Trẻ chhơi
-Trẻ chơi tự do
-Trẻ nhắc lại lc, cc
-Trẻ chơi
-Trẻ ôn lại dưới hình thức trò chơi
-Trẻ chơi theo ý thích
* Đánh giá trẻ trong các hoạt động 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Kế hoạch tiếp theo.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 14 tháng 11 năm 2017
I.MỤC ĐÍCH
-Trẻ biết được công việc, đồ dùng làm việc của nghề giáo viên. Trẻ biết yêu ơn, kính trọng những cô giáo đã có công chăm sóc và dạy dỗ học sinh .
-Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét thời tiết trong ngày.
-Trẻ hào hứng, thích thú tham gia các hoạt động trong ngày.
II.CHUẨN BỊ
-Tranh ảnh, hình ảnh về đồ dùng làm việc của cô giáo.
-Đồ dùng, đồ chơi các góc.
-Máy tính, máy chiếu, các slide hình ảnh – video về công việc đồ dùng làm việc của nghề giáo viên.
-Một số trò chơi phù hợp.
III.TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1.HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH: Nghề giáo viên
a.HĐ1: Gây hứng thú
- Cho cả lớp đọc bài thơ “Cô giáo của con”
-Cô trò chuyện với trẻ và dẫn dắt vào bài.
b.HĐ2. Nội dung trọng tâm
 KPKH: “Nghề giáo viên”
-Cô cho trẻ xem một đoạn video công việc của cô giáo ở lớp.
+Cc vừa được xem đoạn video về ai?
+Trong đoạn video cô làm những công việc gì nhỉ?
+Khi làm việc cô dùng những đồ dùng như thế nào?
-Cô cho trẻ xem các hình ảnh về đồ dùng của cô như: bảng, phấn, sách vở, bút, thước
-Sáng đến lớp cô giáo dạy chúng mình những gì?
-Đến giờ ăn trưa thì cô làm gì cho các con?
-Cô sử dụng đồ dùng gì để cho các con ngủ trưa?
-Đến buổi chiều cô tổ chức hoạt động gì cho cc?
-Bạn nào nhận xét về trang phục của cô khi đến lớp?
-Cô giáo còn đeo thêm thẻ giáo viên đúng không nào?
-Chúng mình thấy các cô có vất vả không? Vì hàng ngày vừa chăm sóc vừa dạy dỗ cc đúng không nào?
*GD: Cô giáo dục trẻ biết yêu quý, biết ơn, kính trọng các cô giáo vì đã vất vả chăm sóc – dạy dỗ các con.
c. TC “Ai giỏi nhất”
-Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi: Cô yêu cầu trẻ nói đúng đồ dùng làm việc, nơi làm việc, công việc hàng ngày của nghề giáo viên. 
-Cô cho trẻ chơi nhiều lần.
-Cô nhận xét tuyên dương.
2.CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
“Quan sát, nhận xét thời tiết”
a.HĐ 1: TCVĐ “Lộn cầu vồng”
-Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
-Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
b.HĐ 2: HĐCMĐ “Quan sát, nhận xét thời tiết”
*Gây hứng thú
-Cô cho trẻ dạo quanh sân trường vừa đi vừa hát bài hát “Đi dạo” và trò chuyện vào bài?
*QS thời tiết
- Cô cùng trẻ trò chuyện:
+ Các con có biết mùa này là mùa gì không?
+ Ai có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay?
+ Nóng hay lạnh?
+ Tại sao con biết?
+ Bầu trời hôm nay như thế nào? Nắng to hay nắng nhỏ? Vì sao con biết? Có gió hay không?  Làm thế nào con biết là có gió?
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm để biết trên trời có gió hay không (thí nghiệm với chong chóng)
+ Con người thì cảm thấy thế nào?
+ Cây cối ra làm sao?
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
*Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Bốn mùa”.
c.HĐ 3: Chơi tự do
-Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
-Cô bao quát trẻ chơi, cô nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, an toàn.
3.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIỀU:
a.HĐ 1: TC “Thả đỉa ba ba”
-Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
-Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
-Cô bao quát nhắc nhở trẻ.
b.HĐ 2: Xem hình ảnh, video về nghề giáo viên
-Cô cho trẻ lần lượt xem các hình ảnh và đoạn video về nghề giáo viên.
-Cô cùng trẻ vừa xem vừa đàm thoại về nơi làm việc, đồ dùng, trang phục của cô khi làm việc.
c.HĐ 3: Vui chơi tự chọn
-Cô cho trẻ chơi theo ý thích.
-Cô bao quát trẻ chơi.
*Vệ sinh – Trả trẻ
-trẻ đọc thơ
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ chú ý xem
-Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ nói theo ý hiểu
-Vâng ạ
-Có ạ
-Trẻ nghe
-Trẻ nghe
-Trẻ chơi
-Trẻ nhắc lại lc, cc
-Trẻ chơi
-Trẻ hát và trò chuyện cùng cô
-Trẻ trả lời
-Trẻ làm thí nghiệm
-Trẻ nói theo ý hiểu
-Trẻ nghe
-Trẻ hát
-trẻ chơi theo ý thích
-Trẻ nhắc lại lc, cc
-Trẻ thích thú chơi
-Trẻ chú ý xem
-Trẻ đàm thoại cùng cô
-Trẻ chơi theo ý thích
* Đánh giá trẻ trong các hoạt động 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Kế hoạch tiếp theo.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 15 tháng 11 năm 2017
I.MỤC ĐÍCH:
- Trẻ biết nội dung bài thơ, hiểu nội dung bài thơ và thuộc bài thơ “Cô giáo của em”.
-Trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm, trả lời các câu hỏi theo nội dung bài thơ, đọc nối tiếp.
-Trẻ biết vận dụng các kĩ năng xé dán, sự khéo léo của đôi bàn tay để xé dán bông hoa tặng cô.
-Trẻ hứng thú khi tham gia các trò chơi và các hoạt động trong ngày.
II. CHUẨN BỊ: 
-Tranh thơ “Cô giáo của em”.
-Giấy vẽ, giấy màu, keo dán.
-Đồ dùng đồ chơi trong các góc.
III.TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
GHI CHÚ
1. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Thơ: Em yêu nhà em – Chu Huy
*HĐ1:Gây hứng thú: 
-Cô cho trẻ hát bài hát “Cô giáo”.
-Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát và đặt một số câu hỏi hướng vào nội dung bài thơ. Cô giới thiệu vào bài.
*HĐ 2: Trọng tâm
+Cô đọc thơ cho trẻ nghe:
-Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm.
-Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
-Cô đọc lần 2 (kèm tranh minh họa).
-Cô giảng giải nội dung bài thơ.
+Trích dẫn đàm thoại về nội dung bài thơ:
-Bài thơ tên là gì?
-Bài thơ do ai sáng tác?
-Bài thơ nói về điều gì?
-Cô giáo dạy các con những gì?
-Bạn nhỏ yêu cô như yêu ai?
+Dạy trẻ đọc thơ:
-Cô cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức: lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
-Cô sửa sai cho trẻ.
+TC “Đọc nối tiếp”
-Cô tổ chức cho trẻ đọc thi đua nhau, khuyến khích động viên trẻ đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
+ GD: Cô Gd trẻ biết yêu, kính trọng, biết ơn cô giáo đã luôn chăm sóc, dạy dỗ các con.
* HĐ 3: Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Cô và mẹ”.
2.CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
“Chơi với giấy: Xé dán bông hoa tặng cô”
a.HĐ 1: TCVĐ “Dềnh dềnh dàng dàng”
-Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
-Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
b.HĐ 2: HĐCMĐ “Chơi với giấy: Xé dán bông hoa tặng cô”
*Gây hứng thú
-Cô cho trẻ đọc bài thơ “Cô giáo của em”
-Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài thơ và dẫn dắt vào bài.
*Chơi với giấy: Xé dán bông hoa tặng cô
-Cô đưa cho trẻ quan sát một số mẫu tranh xé dán bông hoa cô làm.
-Cô hỏi trẻ hôm nay con thích xé dán bông hoa nào?
-Để xé dán được như này thì con phải làm như thế nào?
-Con sẽ gấp giấy như thế nào nhỉ?
-Cành hoa, lá hoa sẽ xé như nào đây?
-Để trẻ xé dán theo ý thích.
-Cô bao quát và giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
-Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
-Cô nhận xét, tuyên dương.
*GD: Cô GD trẻ luôn biết yêu, giữ gìn sản phẩm mình vừa tạo ra . 
- *Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Cô giáo miền xuôi”.
c.HĐ 3: Chơi tự do
-Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
-Cô bao quát trẻ chơi, cô nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, an toàn.
3.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIỀU:
a.HĐ 1: TC Rồng rắn lên mây
-Cô cho trẻ nhắc lại lc, cc.
-Cô cho trẻ chơi nhiều lần.
-Cô động viên, khen ngợi trẻ.
b.HĐ 2: Ôn thơ “Cô giáo của em”
-Cô cho trẻ đọc dưới hình thức đọc nâng cao: đọc nối tiếp, đọc to nhỏ theo tay cô.
-Cô cho trẻ đọc bằng nhiều hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
c.HĐ 3: Vui chơi tự chọn
-Cô cho trẻ chơi theo ý thích.
-Cô bao quát trẻ chơi.
*Vệ sinh – Trả trẻ
-Trẻ hát
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ chú ý nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ đọc dưới nhiều hình thức.
-Trẻ đọc theo hiệu lệnh của cô.
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ hát
-Trẻ nhắc lại lc, cc.
-Trẻ chơi
-Trẻ nghe
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ nói theo ý hiểu
-trẻ xé dán theo ý thích
-Trẻ trưng bày sp
-Trẻ nghe
-Trẻ hát
-Trẻ chơi tự do theo ý thích
-Trẻ nhắc lại lc, cc.
-Trẻ hứng thú chơi.
-Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
-Trẻ chơi theo ý thích
* Đánh giá trẻ trong các hoạt động 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Kế hoạch tiếp theo.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 16 tháng 11 năm 2017
I.MỤC ĐÍCH
-Trẻ biết xếp thành thạo các đối tượng theo quy tắc 1:1, 2:1.
-Trẻ hiểu và biết chơi các trò chơi, phối hợp cùng bạn khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
-Trẻ biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
-Trẻ thích thú tham gia mọi hoạt động, yêu thích hoạt động.
II.CHUẨN BỊ
-Mô hình vườn rau, ao cá xếp theo quy tắc 1-1.
-Lô tô học toán bác sĩ, tai nghe.
-Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng to hơn.
-Đồ dùng chơi các góc.
III.TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
GHI CHÚ
1.HOẠT ĐỘNG HỌC
LQVT: Sắp xếp theo quy tắc 2:1
*HĐ 1: Gây hứng thú
-Cô cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” rồi trò chuyện và dẫn dắt vào bài.
*HĐ 2: Ôn sắp xếp theo quy tắc 1:1 
-Cô cho trẻ xem mô hình vườn rau, ao cá được sắp xếp theo quy tắc 1:1.
-Cô cho trẻ nhận xét về vườn rau:
+Vườn rau của cô có trồng cây gì đây?
+Súp lơ và bắp cải đư

File đính kèm:

  • docxChu De Nhanh Co giao_12249987.docx
Giáo Án Liên Quan