Kế hoạch tuần I lớp Lá: “Ngày hội của cô giáo”

- Cô đón trẻ ở lớp nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ và các cô.

- Cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức khỏe , học tập của trẻ ở trên lớp.

( Luyện tập và thực hành kỹ năng: Cất balo, cất giày dép)

- Thứ 2,4,6 Trẻ tập thể dục theo nhạc. đúng lời, đúng nhạc, động tác mạnh mẽ dứt khoát.

- Thứ 3,5 Trẻ tập theo trống.

+ Khởi động: cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân,chạy thay đổi tốc độ.

+Hô hấp: Gà gáy

+ Tay: hai tay đưa ra trước,đưa lên cao.

+ Chân: Tay chống hông ,đưa từng chân lên và khuỵu gối

+ Bụng: đưa hai tay lên cao, nghiêng người sang hai bên.

+ Bật : bật tại chỗ

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tuần I lớp Lá: “Ngày hội của cô giáo”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN I : “NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO”
( Từ ngày 16/11/2015 đến ngày 20/11/2015 )
Giaó viên thực hiện: Ca 1 :Nguyễn Thu Hà Ca 2 : Nguyễn Thị Ngọc.
Thời gian
HĐ
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
Cô đón trẻ ở lớp nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ và các cô.
Cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức khỏe , học tập của trẻ ở trên lớp.
( Luyện tập và thực hành kỹ năng: Cất balo, cất giày dép)
Thứ 2,4,6 Trẻ tập thể dục theo nhạc. đúng lời, đúng nhạc, động tác mạnh mẽ dứt khoát.
Thứ 3,5 Trẻ tập theo trống.
+ Khởi động: cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân,chạy thay đổi tốc độ.
+Hô hấp: Gà gáy
+ Tay: hai tay đưa ra trước,đưa lên cao.
+ Chân: Tay chống hông ,đưa từng chân lên và khuỵu gối
+ Bụng: đưa hai tay lên cao, nghiêng người sang hai bên.
+ Bật : bật tại chỗ
TRÒ CHUYỆN
- Trò chuyện về ngày hội của các cô ngày 20-11. Lòng biết ơn dành cho cô giáo và những hoạt động trong ngày 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thơ:
Em cũng là cô giáo.
Toán:
Số 7 (tiết 1)
 Thể dục
-Bò theo đường zíc zắc.
-Chuyền bóng.
 LQCC:
-Chữ u,ư.
MTXQ:
-Cô giáo của bé và nghề giáo viên.
 Tạo hình:
-Cắt dán hoa tặng cô.
 Âm nhạc:
-Hát :Cô giáo em.
-Nghe: Bụi phấn
- Trò chơi : Ai nhanh nhất.
Luyện tập kỹ năng: Bê ghế, đứng lên ngồi xuống ghế với các hoạt động sử dụng ghế
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc toán
* Góc âm nhạc
* Góc tạo hình
* Góc bác sĩ
* Góc vận động
- Tạo số bằng bảng chun, vẽ thêm cho đủ số lượng, ghép tương ứng với chấm tròn.
Tập hát, múa các bài hát trong chủ đề ngày hội cô giáo: Thầy cô cho em mùa xuâ, cô giáo em
- Cho trẻ vẽ, xé dán, những bông hoa tặng cô
- Làm bưu thiếp tặng cô giáo 
- Khám tư vấn cho các bệnh nhân
- Ném bowling, chơi với bóng rổ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát đồ chơi xung quanh trường
- TC: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do
- Quan sát quang cảnh xung quanh trường chuẩn bị cho ngày 20-11.
- TC: Cáo và thỏ
- Chơi tự do
- Quan sát lớp lớn cùng tầng trang trí chào đón ngày 20-11.
- TC:Chim sẻ và ôtô.
- Chơi tự do
- Quan sát khu vực bếp.
- TC: Lộn cầu vồng.
- Chơi tự do
- Quan sát cây xung quanh trường.
- TC: Rồng rắn lên mây.
- Chơi tự do
Luyện tập kĩ năng: Cất giày dép, đi cầu thang
HOẠT ĐỘNG 
ĂN NGỦ
Luyện tập kỹ năng chuẩn bị giờ ăn: Cách bê khay và chia bát cơm cho bạn cùng bàn, vệ sinh bàn ăn, bê ghế, đứng lên ngồi xuống ghế, xúc miệng, đóng mở cửa, lấy và cất gối, gập chiếu sau khi ngủ dậy
VẬN ĐỘNG
 SAU NGỦ
dân vũ rửa tay.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Dạy trẻ kĩ năng xử lý khi bị ho
- Chơi với đồ chơi
- Làm bài tập toán Bài ( Trang ) 
- Chơi với đồ chơi
- Dạy trẻ làm thiệp tặng cô nhân ngày 20-11.
- Chơi với đồ chơi
 - Hoạt động lao động giúp cô lau dọn đồ chơi
- chơi với đồ chơi.
- Văn nghệ cuối tuần
- Nhận xét cuối tuần, nêu gương bé ngoan
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ hai
(16/11/2015)
VĂN HỌC
 Thơ :
Em cũng là cô giáo.
*Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài thơ
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ,ước mơ làm cô giáo, hiểu được công việc của cô là ngày đến trường dạy dỗ , chăm sóc các con, dành tất cả tình yêu thương cho các bé.
*Kĩ năng:
-Trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm.
*Thái độ: 
-Trẻ biết ý nghĩa của công việc mà cô giáo phải làm
-Tranh ảnh về cô giáo 
-Hình ảnh minh họa bài thơ.
1.Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng nhau hát bài : Cô giáo em và trò chuyện
 + Cô giáo làm công việc gì?( Cô đến trường để làm gì? Chăm sóc cho ai? Các con có ước mơ được làm cô giáo không? ) 
 + Có một bài thơ nói về ước mơ của một bạn nhỏ ước mơ thanh cô giáo đó là bài thơ “ Em cũng là cô giáo ”
2.Nội dung :
-Hoạt động 1: Giới thiệu và đọc thơ:
 + Cô đọc thơ diễn cảm lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ.
 + Cô vừa đọc bài thơ gi? Tác giả nào?
 + Cô tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ nói về ước mơ của một bạn nhỏ là trở thành cô giáo, được làm cô giáo để ngay hai buổi đến trường dạy dỗ chăm sóc các bé, dành tất cả tình yêu cho các bé.Và bạn nhỏ cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi được gọi là cô giáo.
+ Cô đọc bài thơ lần 2 kết hợp xem hình ảnh minh họa
- Hoạt động 2: Đàm thoại về nội dung bài thơ
 + Cô vừa đọc bài thơ gi? Tác giả nào?
 + Cô giáo đã dành tình cảm như nào với các em bé?
 “Em cũng...
 ..Cho tuổi thơ của bé ”
+ Cô cảm thấy như thế nào khi nhìn bé ăn vui vẻ ?
 “ Nhìn bé ăn
 .cô với bé ”
 + Khi được phục vụ chăm sóc các bé cô cảm thấy như thế nào?
 “ Ngày qua .
 Chào cô giáo ”
 + Giáo dục trẻ : Dù công việc của cô giáo vô cùng vất vả, phải dạy dỗ, chăm sóc các bé cả ngày nhưng cô không hề quản ngại khó khăn, mà vẫn yêu nghề, tận tâm chăm sóc các bé đến tưng bữa ăn, giấc ngủ.Vì vậy để thể hiện tình yêu với cô thì chúng mình phải làm gì?
- Hoạt động 3 : dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
 + Cho cả lớp đọc 2,3 lần
 + Cho tổ nhóm , cá nhân đọc.( Trong quá trình đọc cô quan sát sửa sai, hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm).
3.Kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương, khích lệ trẻ.
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ ba
(17/11/2015)
TOÁN
Số 7 (Tiết 1) 
*Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được chữ số 7, tạo hai nhóm hơn kém nhau một đơn vị trong phạm vi 7.
- Trẻ luyện tập các nhóm đối tượng trong phạm vi 6.
*Kĩ năng:
 - Trẻ biết so sánh hai nhóm đối tượng bằng cách ghép tương ứng 1-1 trong phạm vi 7.
- Rèn luyện các giác quan cho trẻ thong qua các tro chơi.
*Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
-Đồ dùng xung quanh lớp có số lượng từ 1 đến 6.
1.Ổn định tô chức:
- Cho trẻ hát bài “Tập đếm”
2. Nội dung
*Hoạt động 1: Ôn luyện đếm các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 6.
 - Cho trẻ tìm những đồ vật xung quanh lớp có số lượng tương ứng với yêu cầu của cô.
 - Cho cả lớp kiểm tra kết quả và yêu cầu trẻ đặt thẻ số tương ứng với nhóm số lượng đó.
*Hoạt động 2: Tạo nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 7. Nhận biết số 7
- Cho trẻ vừa đi vừa hát và lấy rổ của mình ( Trong rổ có 7 cô giáo, và 7 cái bút)
- Cô xếp tất cả cô giáo lên trên bảng.
- Cô yêu cầu trẻ xếp giống như cô.Từ trái qua phải.
- Cô yêu cầu trẻ lấy 6 cái bút và xép tương ứng 1-1( Cô cùng làm và quan sát giúp đỡ trẻ)
 + Có bao nhiêu cái bút? ( Có tất cả 6 cái bút)
 + Con so sánh và nói xem số bút và số cô giáo như thế nào với nhau.
 + Nhóm nào có số lượng nhiều hơn và nhiều hơn là mấy ?( nhóm cô giáo nhiều hơn và nhiều hơn là 1)
 + Nhóm nào có số lượng ít hơn ? Và ít hơn là mấy ?
 + Muốn cho nhóm bút và nhóm cô giáo bằng nhau ta phải làm thế nào?
- Cô và trẻ cùng them 1 cái bút
 + Cô hỏi trẻ : 6 cái bút thêm một cái là mấy cái bút?( Là 7 cái bút)
 + Cho trẻ đếm số bút ( Tất cả là 7 cái bút)
 + Cho trẻ đếm số cô giáo ( Tất cả là 7 cô giáo )
- Bây giờ nhóm cô giáo và nhóm bút băng nhau và bằng mấy ?
- Cô đưa thẻ chữ số 7 và giới thiệu với trẻ.
- Cô gọi 2,3 trẻ nhận xét chữ số 7 ( Số 7 gồm một nét gạch ngang và một nét xiên trái )
 - Cô cho 4,5 trẻ đọc ( Số 7)
 - Cho trẻ tìm thẻ số 7 và đặt tương ứng với hai nhóm.
- Cô cho trẻ bớt lần lượt số bút ( vừa bớt vùa đếm). Bớt đến đâu đặt thẻ số tương ứng.
* Hoạt động 3: Chơi củng cố.
- Cho trẻ chơi tìm về đúng nhà 
 + Trò chơi : Hãy cùng đếm nào : Cô giơ tranh cho trẻ đêm số lượng đồ vật có trong tranh và đếm.
 + Trò chơi : Tìm nhà : Phát số thẻ cho trẻ và nhiệm vụ của trẻ phải tìm về đúng nhà có số lượng tương ứng với số ghi trên thẻ.
 Cho trẻ chơi 3,4 lần.
3.Kết thúc: 
- Cô nhận xét động viên trẻ.
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ ba
(17/11/2015)
Thể dục
-Bò theo đường zíc zắc 
-Chuyền bóng.
*Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động cơ bản, biết cách thực hiện vận động bằng bàn tay, bàn chân.
- Nhớ tên trò chơi và hiểu được luật chơi trò chơi chuyền bóng.
*Kĩ năng
- Trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo.
- Rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo.
- Rèn khả năng tập trung và chú ý.
*Thái độ:
-Trẻ biết giữ trật tự trong giờ chơi, biết chờ đến lượt, không xô đẩy bạn.
-Hứng thú tích cực tham gia các hoạt động, doàn kết khi chơi.
Sân, chậu hoa để làm đường zíc zắc .Nhạc cho trẻ chơi trò chơi.
1.Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Ai dậy sớm” và trò chuyện:
 + Để có sưc khỏe tốt các con rèn luyện thân thể bằng cách nào?
 + Hôm nay cô se dạy các con một cách rèn luyện thân thể rất tốt đó là “ bò theo đường zíc zắc ”
2.Nội dung:
 * Hoạt động 1:
- Khởi động :
 + Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc bài “Con cào cào”.Trẻ đi thường kết hợp các kiểu :đi nhón gót , kiễng chân, khom lưng,chạy chậm,chạy nhanh.
 + Cho trẻ chuyển thành đội hình 4 hàng ngang tập bài tập phát triển chung
 * Hoạt động 2:Trọng động
-BTPTC:
 + Tay:Đưa tay ngang, gập khuỷu tay ( 4 lần 8 nhịp)
 + Chân : ngồi khuỵu gối hai tay đưa ra phía trước( 4 lần 8 nhịp)
 + Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân.(2 lần 8 nhịp) 
 + Bật: Bật tại chỗ.
-VĐCB: Bò theo đường zíc zắc.
 + Cô giới thiệu tên vận động : Bò theo đường zíc zắc.
 + Lần 1 : cô làm mẫu không giải thích.
 + lần 2 : cô làm mẫu kèm giải thích động tác : Đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh bắt đầu, cô bò bằng bàn tay, bàn chân, phối hợp chân tay nhịp nhàng, cô bò khéo léo theo đường zíc zăc,bò xong cô đứng lên và đi về cuối hang.
 + Cô cho một số trẻ lên tập mâu
 + Gợi ý cho trẻ nhận xét bạn tập mẫu.
 + Cô cho trẻ nhác lại động tác, khái quát về các bước.( Tư thế chuẩn bị thế nào? Khi có hiệu lệnh chạy thì chạy đến đau, chạy thế nào?)
 + Cô cho tưng tổ lên thi đua.Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
-Trò chơi vận động: 
 + Cô giới thiệu tên trò chơi : chuyền bóng qua đầu
 + hỏi trẻ cách chơi ? cách chơi là các con lần lượt cầm bóng bằng hai tay chuyền bóng qua đầu, bạn đằng sau đỡ bóng bằng hai tay và chuyên tiếp tục như vậy.
 + Cô tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần.
*Hoạt động 3 : Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi quanh sân tập hít thở nhẹ nhang
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng tập và đi lên lóp.
3. Kết thúc: cô nhận xét tuyên dương trẻ 
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ tư
(18/11/2015)
LQCC
U , Ư
* Kiến thức :
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư.
- Nhận biết được điểm giống và khác nhau của chữ cái u, ư.
- Trẻ biết chơi các trò chơi “ Thi xem ai nhanh”,” chiếc nón kì diệu”
* Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng nhận biết và phát âm chữ u, ư cho trẻ.
- Rèn kĩ năng phân biệt giống và khác nhau giữa hai chữ u, ư.
- Rèn luyện phát âm ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
* Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia vao giờ học.
Nhạc bài hát Cô giáo miền xuôi, thẻ chữ cái u ư của cô và trẻ
1.Ổn định tổ chức :
- Cho trẻ hát bài “ Cô giáo miền xuôi “
 Trò chuyện về cô giáo ( công việc, nơi làm việc của cô, dụng cụ làm việc phục vụ cho nghề nghiệp của cô,)
2.Nội dung :
* Hoạt động 1 : Làm quen chữ u, ư
- Cho trẻ chơi trò chơi “ chiếc nón kì diệu” và đoán thẻ từ “ Chiếc bút chì”
 Cho trẻ lên chỉ những chữ cái trẻ đã được học
 + Cô giới thiệu chữ cái u
- Cô phát âm 3 lần và cho cả lớp phát âm
- Cô mời tổ, cá nhân phát âm.
- Bạn nào giỏi cho cô và các bạn biết chữ “ u “ có cấu tạo như thế nào? 
- Cô phân tích chữ “ U “ gồm một nét móc lên và một nét sổ thẳng.
- Cho nhiều trẻ nhác lại cấu tạo chữ “U “ và phát âm lại.
- Cô giới thiệu chữ “U “ in thường và viết thường
- Tương tự với chữ “Ư ”. Cô cũng cho trẻ làm quen như vậy.
* Hoạt động 2: So sánh sự giống và khác nhau của chữ u và chữ ư 
- Hỏi trẻ đặc điểm giống nhau của hai chữ u,ư Giống nhau : Hai chữ đều có một nét móc trên, một nét thẳng. 
Khác nhau : Chữ ư có một dấu móc, chữ u không có.
* Hoạt động 3 : Trò chơi với chữ cái.
- Trò chơi 1: Cô gọi tên chữ và trẻ dơ thẻ chữ,và ngược lại cô nêu tên đặc điểm của chữ, trẻ dơ thẻ chữ và đọc to chữ đó.
- Trò chơi 2 : Tìm về đúng nhà.
Cô phát mỗi trẻ một thẻ chữ u hoặc ư. Trẻ nào cầm thẻ chữ nào thì chạy về nhà có thẻ chữ đó.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần.
3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học, động viên khuyến khích trẻ.
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ tư
(18/11/2015)
MTXQ
 Trò chuyện về cô giáo của bé và nghề giáo viên.
*Kiến thức:
- Trẻ biết về công việc của cô giáo.
- Trẻ hiểu được tình yêu thương mà các cô dành cho trẻ.
*Kỹ năng:
-Trẻ có kĩ năng quan sát, phán đoán
- Phát triển vốn từ, nói mạch lạc.
 *Thái độ:
-Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ cô, ngoan ngoãn nghe lời cô.
Nhạc bài cô giáo em, video về hình ảnh hoạt động của cô giáo, tranh áo dài trang trí
1.Ổn định tổ chức :
- Cho trẻ hát bài hát “ Cô giáo em” Và trò chuyện với trẻ về nghề giáo viên.
2.Nội dung:
*Hoạt động 1: Xem video về hình ảnh cô giáo
* Hoạt động 2:Trò chuyện về nghề cô giáo.
- Các con biết gì về công việc của cô giáo?
 + Cô giáo làm việc ở đâu ?
 + Công việc của cô là làm gì ? 
 + Trang phục của các cô mặc ở trường là gì?
 + Dụng cụ làm việc của các cô là gì ?
 + Các con có yêu cô giáo của mình không? 
 + Lớn lên bạn nào thích làm nghề cô giáo?
 + Để làm được cô giáo chúng mình phải làm gì?
- Ngày 20-11 là ngày gi? Để thể hiện long biết ơn với các cô thì các con phải như thế nào?
 Giáo dục trẻ : Vì các cô thương yêu, dạy dỗ các con, chăm sóc các con nên chúng mình phải biết được sự vất vả đó của cô giáo. Vì vậy các con nghe lời cô, giúp đỡ cô làm những công việc mà các con có thể làm được.
* Hoạt động 3: Cho trẻ trang trí áo dài cho cô giáo
- Cô cho trẻ xé dán những bông hoa và dán trang trí cho chiếc áo dài của cô giáo thật đẹp
3. Kết thúc : Cô nhận xét giờ học và động viên trẻ.
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ năm
(19/11/2015)
TẠO HÌNH
Cắt dán hoa tặng cô.
( Tiết đề tài)
*Kiến thức:
- Trẻ biết làm thế nào để tạo ra những bông hoa có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau
- Trẻ biết cách chấm hồ sao cho ko bị dây ra ngoài
*Kỹ năng:
-Trẻ có kĩ năng cắt bìa, dán.
*Thái độ :
- Trẻ hứng thú yêu quí sản phẩm của mình
- Hào hứng tham gia vào các hoạt động.
Nhạc, giấy bìa, giấy màu, hồ, kéo.
1.Ổn định tổ chức:
-Cho cả lớp hát bài “ Cô giáo em” và trò chuyện với trẻ về ngày 20-11.
 + Ngày 20-11 là ngày gì ? Để thể hiện lòng biết ơn đến cô giáo thì hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau cắt dán hoa tặng cô nhé !
 2. Nội dung:
*Hoạt động 1: Quan sát tranh và đàm thoại.
- Cho trẻ lần lượt quan sát 3 bức tranh cô đã chuẩn bị và đàm thoại;
 + Các con có nhận xét gì về bức tranh này?
 + Màu sắc của những bông hoa trong tranh như thế nào?
 + Những bông hoa có hình dáng như thế nào?
 + Vì sao trong tranh cô lại cắt dán những bông hoa to và những bông hoa bé
- Khi dán hoa cô đã dán và trình bày bức tranh như thế nào?
* Hoạt động 2: Hỏi ý tưởng trẻ.
 - Các con sẽ chọn những bông hoa như thế nào để dán
- Khi cắt con sẽ cầm kéo như thế nào?
- Con sẽ làm gì trước khi dán những bông hoa đó
 - Cho trẻ mô tả lại kĩ năng trên không sau đó mới về bàn thực hiện.
 - Nhắc trẻ kĩ năng chấm hồ ( Phải xếp hết ra mới dán).
* Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện :
- Cô cho trẻ vào bàn để thực hiện.
- Khi trẻ thực hiện cô quan sát, gợi mở cách cắt dán hoa cho trẻ.
*Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Cô treo hết bài của trẻ lên và quan sát.
- Cô cho trẻ chọn bức tranh mình thích nhất. Tại sao con thích?
- Cô gợi í cho trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét về sản phẩm của mình của bạn.
- Cô nhận xét chung, khuyến khích, đọng viên trẻ.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét , động viên trẻ.
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ sáu
(20/11/2015)
ÂM NHẠC
-Hát : Cô giáo em
- Nghe : Bụi phấn.
-Trò chơi : Ai nhanh nhất
*Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả.
 *Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện cảm xúc thể hiện bài hát.
*Thái độ:
- Trẻ biết thể hiện tình cảm vui tươi khi hát.
Đàn, băng đĩa nhac.
1.Ổn định:
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Em cũng là cô giáo” và trò chuyện về cô giáo của bé.
- Cô có một bài hát hay nói về cô giáo đó là bài “ Cô giáo em”
2. Nội dung:
*Hoạt động 1: Hát và dạy hát:
- Cô hát Lần 1: Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, Hát thể hiện tình cảm.
 + cô hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả?
- Cô hát lần hai và hỏi trẻ:
 + Tên bài hát? Tác giả? Giai điệu của bài hát như thế nào? Bài hát nói về điều gì?
-Cô chốt lại: bài hát nói về vẻ đẹp của cô giáo, cô vừa hiền dịu vừa xinh xắn.Cô luôn nở trên môi nụ cười dù cho công việc của cô có vất vả, nặng nhọc.
- Tình cảm với cô các con sẽ thể hiện như thế nào? Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, nghe lới cô, chăm chỉ học tập
- Cô dạy trẻ hát:
 + Cho cả lớp hát theo cô.
 + mời tổ , nhóm, cá nhân hát.Cô sủa sai cho trẻ, dạy trẻ thể hiện tính chất vui vẻ của bài hát.
*Hoạt động 2:Nghe hát
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. 
 + Bài hát có tên “Bụi phấn”
-Cô hát lần 1 cho trẻ nghe,lần 2 cho trẻ nghe qua băng đĩa, lần 3 cho trẻ hát hưởng ứng cung cô.
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. 
+ Bài hát nói về sự vất vả, tận tâm của người thầy để dạy dỗ học trò của mình.
*Hoạt động 3:
- Trò chơi : Ai nhanh nhất.
- Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
 + Cách chơi: Cô xếp 5 chiếc ghế và mời 6 bạn lên vừa hát vừa đi vòng quanh ghế, khi cô gõ xắc xô thì trẻ phải thật nhanh ngồi vào ghế. Cứ chơi như vậy đến khi nào còn một chiếc ghế, bạn nào ngồi được vào chiếc ghế cuối cùng thì người đó dành chiến thắng.
+ Luật chơi : Trẻ chơi không được đẩy, xô bạn.
3. Kết thúc: Cô khen ngợi, động viên trẻ.

File đính kèm:

  • docGiao_an_chu_diem_nhanh_Ngay_hoi_cua_co_giao.doc