Kế hoạch tuần II lớp lá - Bé vui tết trung thu

- Cô đón trẻ ở lớp nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ và các cô.

- Cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức khỏe , học tập của trẻ ở trên lớp.

- Thứ 2,4,6 Trẻ tập thể dục theo nhạc.

+ Trẻ tập theo nhạc đúng lời, đúng nhạc, động tác mạnh mẽ dứt khoát.

- Thứ 3,5 Trẻ tập theo trống.

+ Khởi động: cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân,chạy thay đổi tốc độ.

+Hô hấp: Gà gáy

+ Tay: hai tay đưa ra trước,đưa lên cao.

+ Chân: Tay chống hông ,đưa từng chân lên và khuỵu gối

+ Bụng: đưa hai tay lên cao, nghiêng người sang hai bên.

+ Bật : bật tại chỗ

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tuần II lớp lá - Bé vui tết trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN II: BÉ VUI TẾT TRUNG THU
( Từ ngày 21/09/2015 đến ngày 25/09/2015 )
Giáo viên thực hiện: Ca 1 :Nguyễn Thu Hà Ca 2 : Nguyễn Thị Ngọc.
Thời gian
HĐ
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
Cô đón trẻ ở lớp nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ và các cô.
Cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức khỏe , học tập của trẻ ở trên lớp.
Thứ 2,4,6 Trẻ tập thể dục theo nhạc.
+ Trẻ tập theo nhạc đúng lời, đúng nhạc, động tác mạnh mẽ dứt khoát.
Thứ 3,5 Trẻ tập theo trống.
+ Khởi động: cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân,chạy thay đổi tốc độ.
+Hô hấp: Gà gáy
+ Tay: hai tay đưa ra trước,đưa lên cao.
+ Chân: Tay chống hông ,đưa từng chân lên và khuỵu gối
+ Bụng: đưa hai tay lên cao, nghiêng người sang hai bên.
+ Bật : bật tại chỗ
TRÒ CHUYỆN
- Trò chuyện về ngày Tết trung thu.Ý nghĩa của Trung thu, công việc chuẩn bị đón tết trung thu, những đồ chơi dành cho bé trong ngày tết trung thu.
HOẠT ĐỘNG HỌC
VĂN HỌC
Thơ: 
 Trung Thu
TOÁN
- Ô n nhận biết vị trí c ác số tự nhiên trong phạm vi 5
CS 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạmvi 5.
THỂ DỤC
- Chạy 100-120m
- Trò chơi ném bóng 
LQCC
Làm quen nét xiên trái, xiên phải
MTXQ
Trò chuyện về ngày Trung thu.
TẠO HÌNH
Làm đèn lồng
ÂM NHẠC
- Hát và vận động : Rước đèn dưới trăng.
- Nghe : Chiếc đèn ông sao.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc trọng tâm: Góc tạo hình
Góc thư viện
Góc XD
Góc phân vai
Góc khám phá
..
Chuẩn bị nguyên vật liệu để trang trí lớp chào đón tết trung thu, nguyên liệu lam đèn lồng,trang trí đèn ông sao.
Vẽ đồ chơi trung thu ,vẽ đèn ông sao, cắt và trang trí đèn lồng
Đọc một số truyện về Tết trung thu.
Bé xây dựng trường Mầm non Hoa hồng.
Bé tập bán hàng, bán hoa quả, bánh trung thu, đồ chơi trung thu của bé
Bé được xem video, tranh ảnh vê công đoạn làm đèn ông sao, đèn kéo quân.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát đồ chơi xung quanh trường
- TC: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do
- Quan sát quang cảnh xung quanh trường chuẩn bi đón Tết trung thu.
- TC: Cáo và thỏ
- Chơi tự do
- Quan sát lớp lớn cùng tầng trang trí lớp đón trung thu.
- TC:Chim sẻ và ô tô.
- Chơi tự do
- Quan sát mâm cỗ trung thu của các khối đã bày dưới sân trường.
- TC: Lộn cầu vồng.
- Chơi tự do
- Quan sát cây xung quanh trường.
- TC: Rồng rắn lên mây.
- Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vận động sau khi ngủ dậy: Phép lạ hằng ngày, dân vũ rửa tay.
- Cho trẻ ôn thơ: Trung thu
- Chơi với đồ chơi
- Ôn lại bài hát về Tết trung thu.
- Chơi với đồ chơi
- Dạy trẻ làm đèn lồng
-Chơi với đồ chơi
 - ( Hoạt động lao động) giúp cô lau dọn giá đồ chơi
- chơi với đồ chơi.
- Văn nghệ cuối tuần
- Nhận xét cuối tuần, nêu gương bé ngoan
- Chơi với đồ chơi
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ hai
(21/09/2015)
VĂN HỌC
 Thơ :
Trung Thu
*Kiến thưc :
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, hiểu được trung thu chuẩn bị quả gì bầy mâm cỗ,có rước đèn dưới trăng.
*Kĩ năng:
-Trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm.
*Thái độ: 
-Trẻ biết ý nghĩa của tết trung thu và biết giúp đỡ gia đình chuẩn bị đón tết.
- Trẻ học ngoan và nghe lời cô giáo 
-Tranh ảnh về ngày tết trung thu.
-Các loại quả để trẻ thi cùng bầy mâm quả.
1.Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng nhau hát bài hát “ Rước đèn dưới trăng”
2.Nội dung :
- Hoạt động 1: Trò chuyện và giới thiệu :
- Trong ngày tết Trung Thu các con thấy có những gì? ( Cho trẻ kể)
Có 1 bài thơ rất hay cùng nói về ngày tết trung thu đó là bài : Trung Thu của tác giả: Phùng Ngọc Hùng
 Cô đọc bài thơ lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Hỏi trẻ tên bài thơ – tên tác giả
Cô đọc lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ
* Hoạt động 2 : Đàm thoại nội dung bài thơ:
- Bạn nhỏ trong bài thơ đã hỏi mẹ điều gì?
- Trăng trong ngày rằm trông như thế nào?
- Trung thu là ngày tết của ai?
-trong ngày tết trung thu các con thấy có những gi?
-> Giáo dục trẻ : Để chuẩn bị đón trung thu, cúng rằm ông bà bố mẹ rất nhiều việc nên các con có thể giúp ông bà bố me chuẩn bị bầy mâm quả,dọn dẹp sân vườn để đón cỗ trông trăng nhé!
*Hoạt động 3 : dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
 + Cho cả lớp đọc 2,3 lần ( Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý lắng nghe sửa sai cho trẻ - nhắc trẻ đọc diễn cảm )
+ Cho tổ - nhóm – cá nhân đọc ( tuỳ theo khẳ năng của trẻ)
3. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ ba
(22/09/2015)
TOÁN
Ôn nhận biết vị trí các số tự nhiên trong phạm vi 5.
* Kiến thức: 
Củng cố nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 5. Biết mục đích của chữ số.
 Củng cố hiểu biết của trẻ về thứ tự.
* Kỹ năng: 
- Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật.
* Thái độ : 
Trẻ hứng thú học tập và biết giữ gìn đồ dùng học tập.
- Đồ chơi xung quanh lớp.
- Thẻ số từ 1 – 5.
- Bút chì.
- 8 tranh để nối.
- Bảng bằng bìa có 20 ô, mỗi ô có ghi sẵn chữ số đã học.
1. Ổn định: Cô và trẻ cùng hát bài “ Vườn trường mùa thu”.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết vị trí các sô thứ tự trong phạm vi 5.
- Cô cho trẻ tìm các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có số lượng tương ứng với các số từ 1 – 5.Cho trẻ đếm từng nhóm đối tượng và đếm, gắn thẻ số tương ứng với từng nhóm đối tượng.
*Hoạt động 2: Trò chơi luyện tập
- Trò chơi 1:Xếp số theo yêu cầu của cô
 + Cô phát cho 5 trẻ 5 thẻ số từ 1-5, khi cô có yêu cầu xếp cho cô thứ tự các số lần lượt từ 1-5.Thì trẻ phải xếp theo vị trí đúng thứ tự thẻ số mà trẻ cầm.
 - Trò chơi 2: Nối nhóm đồ dùng đúng với chữ số tương ứng.
Cô chia lớp thành 8 nhóm. Cô phát tranh cho các nhóm. Khi bản nhạc bật lên yêu cầu trẻ quan sát nhanh rồi nối các nhóm đồ chơi với số tương ứng. Khi bản nhạc kết thúc các nhóm dừng tay, cô đi kiểm tra xem nhóm nào làm nhanh và chính xác cô khen.
3.Kết thúc :
 - Cô nhận xét , động viên trẻ.
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ tư
(23/09/2015)
MTXQ
Trò chuyện về ngày Trung thu
*Kiến thức:
-Trẻ biết trung thu là tết dành cho thiếu nhi
- Trẻ biết trong ngày tết trung thu có những gì?
- Mọi gia đình chuẩn bị gì để đón Tết trung thu như thế nào
*Kỹ năng:
-Trẻ có kĩ năng quan sát, phán đoán
- Phát triển vốn từ, nói mạch lạc.
 *Thái độ:
- Trẻ ngoan ngoãn trong giờ học chú ý lắng nghe cô
- Trẻ biết giúp cha mẹ, ông bà và các cô chuẩn bị đón tết trung thu.
Tranh ảnh về ngày Tết trung thu. Giấy bìa cho trẻ làm đèn lồng.
1.Ổn ®Þnh tæ chøc:
- Cho trẻ hát bài hát “rước đèn” 
2.Néi dung:
* Hoạt động 1 : Xem video: Cô cho trẻ xem 1 đoạn video về ngày tết trung thu 
* Hoạt động 2: Đàm thoại:
- Đoạn video nói về ngày lễ gì?
- Trung Thu là tết của ai?
- Trong ngày tết Trung Thu chúng mình thấy có những gì?
- Bầu trời đêm Trung Thu như thế nào?
 - Các bạn nhỏ làm gì trong ngày tết trung thu?
- Các con thấy xung quanh trường mình được trang trí những gì để đón tết trung thu?
 - Mâm cỗ để phá cỗ có những gì?
-> Cô khái quát lại cho trẻ nghe : Tết trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8,là tết của thiếu nhi, vào ngày tết trung thu các bạn nhỏ ở khắp mọi nơi cùng nhau đi rước đèn, ngắm trăng, phá cỗ, múa lân rất vui vẻ.
* Hoạt động 3: Bày mâm ngũ quả cho ngày
 trung thu. Cô và trẻ cùng nhau bày 1 mâm ngũ quả thật 
đẹp để trang trí cho ngày tết Trung Thu 
->Giáo dục trẻ : Phải luôn ngoan ngoãn, nghe lời ông bà bố mẹ và biết giúp đỡ mọi người
3. Kết thúc: Cô và trẻ cùng nhau hát bài hát: “Chiếc đèn ông sao”
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ sáu
(25/09/2015)
ÂM NHẠC
- Hát và vận động : Rước đèn dưới trăng.
- Nghe : Chiếc đèn ông sao.
*Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ biết thể hiện động tác minh họa.
 *Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với bài hát.
*Thái độ:
- Trẻ biết thể hiện tình cảm vui tươi khi hát.
- Nhạc Bài hát: Rước đèn dưới trăng, Chiếc đèn ông sao
- Dụng cụ âm nhạc cho trẻ vận động: Hoa đeo tay, mũ âm nhạcđèn ông sao
1.Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về ngày Tết Trung Thu
 2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Hát và vận động theo bài hát “Rước đèn dưới trăng”
- Cô và trẻ cùng nhau hát bài hát “ Rước đèn dưới trăng” 2 lần
 - Bài hát sẽ hay hơn khi chúng mình vừa hát vừa vận động theo lời ca của bài hát
- Theo các con với bài hát này chúng mình sẽ vận động như thế nào? ( Cho trẻ vận động minh họa lời ca của bài hát theo ý thích của trẻ)
 - Cô gợi ý cho trẻ thể hiện những vận động minh họa 
 + Câu 1: “ Tùng dinh dinh...phá cỗ linh đình”
Tay giả vờ cầm đèn ông sao đưa lên đưa xuống kết hợp nhún chân.
 + Câu 2 : “kìa ông trăng....sáng sân nhà” 
Hai tay đưa lên cao nghiêng người và nhún sang hai bên.
 - Cô cho trẻ vận động theo bài hát 2- 3 lần
- Mời tổ - nhóm – cá nhân trẻ lên vận động theo lời ca của bài hát ( Trong quá trình trẻ vận động cô chú ý quan sát sửa động tác minh họa sao cho đẹp và phù hợp)
* Hoạt động 2: Nghe hát “ Chiếc đèn ông sao”
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Lần 1 : Cô hát cho trẻ nghe.
- Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì? Của nhạc sĩ nào?
- Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
- Tóm tắt nội dung bài hát: Cứ mỗi khi đến dịp lễ Trung Thu ,các bạn nhỏ lại được cầm những chiếc đèn ông sao đi rước dưới ánh trăng. Bạn nào cũng cảm thấy rất vui và hào hứng
- Lân 2 : Cô hát và mời trẻ cùng đứng lên tham gia bài hát với cô
3. Kết thúc :
 - Nhận xét tuyên dương trẻ.
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ năm
(24/09/2015)
TẠO HÌNH
Làm đèn lồng 
( tiết mẫu)
*Kiến thức:
- Trẻ biết làm đèn lồng giống cô.
*Kỹ năng:
-Trẻ có kĩ năng cắt bìa, dán.
*Thái độ :
- Trẻ hứng thú yêu quí sản phẩm của mình
- Hào hứng tham gia vào các hoạt động.
Nhạc, giấy bìa, giấy màu, hồ, kéo.
1.Ổn định tổ chức:
-Cho cả lớp hát bài “ chiếc đèn ông sao” và trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu
2.Nội dung:
* Hoạt động 1: Cô giới thiệu mẫu và hướng dẫn cách làm.
- Trong ngày tết trung thu các bạn nhỏ thường làm gì?
- Các con thấy chiếc đèn lồng của cô được làm bằng vật liệu gi?
- Màu sắc của chiếc đèn này như thế nào?
- Để làm được chiêc đèn này thì phải làm thế nao?( 2,3 trẻ trả lời)
- Cô cho trẻ chuyền tay nhau xờ và quan sát chiếc đèn lồng.
 + các con có thich làm chiếc đèn giống cô không, vậy các con quan sát cô làm mẫu nhé!
- Cô làm mẫu và giải thích
 + Đầu tiên cô gập đôi tờ giấy hình chữ nhật, sau đó lấy kéo cắt để chừa một đoạn trên đầu giấy.
 + Tiếp theo cô mở giấy ra và dán hai mép giấy vào với nhau.
 + Cô dính một đoạn băng giấy nhỏ phía trên đèn đẻ gắn với cán cầm.
 + Cuối cùng cô dung những mẩu giấy vụn hoặc nhưng bông hoa băng giấy mầu cắt sẵn dính để trang trí cho chiếc đèn dẹp hơn.
*Hoạt động 2 : Trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ về bàn để làm đèn lồng – Trong quá trình trẻ làm cô quan sát sửa sai, hướng dẫn cho những trẻ còn chưa làm được
*Hoạt động 3: Nhận xét và trưng bầy sản phẩm
- Cô cho trẻ lên chọn bài trẻ thích và nhận xét:
+ Con thích bài của bài nào?
+ Vì sao con thích
- Cô lựa chọn một số bài tiêu biểu đẹp và giống mẫu nhất để nhận xét.
3. Kết thúc:
- Nhận xét tuyên dương trẻ, thu dọn đồ dùng giúp cô.
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ ba
(22/09/2015)
THỂ DỤC
- Chạy chậm 100-120m
-Trò chơi ném bóng vào rổ
*Kiến thức:
-Trẻ biết chạy chậm 100m
-Trẻ biết ném bóng vào rổ.
*Kĩ năng
- Luyện kĩ năng chạy chậm 100m, kĩ năng lấy đà trước khi chạy.
- Có kĩ năng nhắm chính xác rổ để ném bóng vào.
-Phát triển cơ chân, rèn tố chất nhanh nhẹn khéo léo.
*Thái độ:
-Trẻ biết giữ trật tự trong giờ chơi, biết chờ đến lượt, không xô đẩy bạn.
-Hứng thú tích cực tham gia các hoạt động, doàn kết khi chơi.
1.Ổn định tổ chức: Cô và tre cùng nhau hát 1 bài
2.Nội dung:
 * Hoạt động 1:Khởi động :
 + Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc bài “nắng sớm”.Trẻ đi thường kết hợp các kiểu :đi nhón gót , kiễng chân, khom lưng,chạy chậm,chạy nhanh.
 + Cho trẻ chuyển thành đội hình 4 hàng ngang tập bài tập phát triển chung
 * Hoạt động 2:Trọng động
-BTPTC:
 + Tay: Đưa hai tay ra trước, hai tay lên cao ( 2 lần 8 nhịp)
 + Chân : ngồi khuỵu gối hai tay đưa ra phía trước( 4 lần 8 nhịp)
 + Bụng: Tay chống hông quay người sang hai bên(2 lần 8 nhịp) 
 + Bật: Bật tại chỗ.
-VĐCB: Chạy chậm 100-120m
 + Cô giới thiệu tên vận động : Chạy chậm 100-120m
 + Lần 1 : cô làm mẫu không giải thích.
 + lần 2 : cô làm mẫu kèm giải thích động tác : tư thế chuẩn bị tay để tự nhiên, đứng chân trước chân sau sau vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh chạy các con hơi cúi người, chạy chậm đến vị trí cô để cột cờ.
 + Cô cho một trẻ lên tập mâu 
 + Gợi ý cho trẻ nhận xét bạn tập mẫu.
 + Cô cho trẻ nhác lại động tác, khái quát về 
các bước.( Tư thế chuẩn bị thế nào? Khi có hiệu lệnh chạy thì chạy đến đau, chạy thế nào?)
+ Cho lần lượt từng trẻ lên tập – trong quá trình trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ
 + Cô cho tưng tổ lên thi đua – Cô động viên trẻ
 -Trò chơi vận động: 
 + Cô giới thiệu tên trò chơi : ném bóng vào rổ.
 + Hỏi trẻ luật chơi ? Luật chơi là lần lượt ném bóng vào rổ, đứng sau vạch và phải ném băng một tay.
 + hỏi trẻ cách chơi ? cách chơi là các con lần lượt lấy bóng và ném vào rổ bằng một tay.
 + Cô tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần.
*Hoạt động 3 : Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi quanh sân tập hít thở nhẹ nhang
3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ. Cho trẻ thu dọn đồ dùng tập và đi lên lớp.

File đính kèm:

  • docGiao_an_chu_dem_nhanh_Be_vui_tet_trung_thu.doc
Giáo Án Liên Quan