Kế hoạch về chăm sóc giáo dục trẻ - Chủ đề 2: Bản thân

Có khả năng phối hợp các bộ phận trong cơ thể để thực hiện một số vận động: Bật chụm tách chân; ném xa bằng 2 tay; chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; tập phối hợp các vận động phối hợp nhịp nhàng.

- Phối hợp cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay để thực hiện được một số công việc tự phục vụ và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày ( bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt ).

 

doc57 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch về chăm sóc giáo dục trẻ - Chủ đề 2: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Chủ đề 2: BẢN THÂN
( Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ 01/10 – 19/ 10/ 2012)
I. MỤC TIÊU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐỀ
LĨNH VỰC
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể chất
- Có khả năng phối hợp các bộ phận trong cơ thể để thực hiện một số vận động: Bật chụm tách chân; ném xa bằng 2 tay; chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; tập phối hợp các vận động phối hợp nhịp nhàng.
- Phối hợp cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay để thực hiện được một số công việc tự phục vụ và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày ( bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt).
- Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ bản thân.
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau.
- Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân
- Hướng dẫn trẻ các kỹ năng vận động cơ bản, chơi một số trò chơi dân gian.- Dạy trẻ tập các động tác phối hơp với nhạc, theo nhịp xắc xô, tập với nơ , vòng thể dục
 - Dạy trẻ biết cách sử dụng một số đồ dùng phục vụ trong sinh hoạt thành thạo. Hướng dẫn trẻ các cử động của bàn tay, bàn chân và cả các ngón tay, ngón chân trong một số vận động
- Dạy trẻ nhận biết được một số món ăn được chế biến giàu dinh dưỡng.Dạy trẻ nề nếp văn minh trong ăn uống, vui chơi, học tập
- Dạy trẻ biết đề nghị cô giáo, ông bà, cha mẹ và người lớn giúp đỡ khi bị ốm đau
- Dạy trẻ biết vui chơi an toàn, không đu bám leo trèo cao trên cây, bàn ghế, tường rào, không chen lấn xô đẩy khi chơi.
* Vận động cơ bản:
- Thể dục sáng: Thật đáng yêu.
- Hô hấp: Gà gáy.
- Tay: Tay đưa ra trước lên cao.
- Chân: Ngồi khuỵu gối.
- Bụng: cúi gập người về phía trước.
- Bật: Bật tại chỗ.
- Luyện các kỹ năng: “Bật chụm tách chân”, “Ném xa bằng 2 tay”, “Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”
- Tập phối hợp cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay: Xúc cơm, mở cúc áo, tập cắt kéo
- Chơi vận động: Chuyền bóng”, “Mắt ai tinh”, “Tạo dáng”
*Dinh dưỡng- sức khoẻ:
- Luyện tập và thực hiện các công việc tự phục vụ trong ăn uống, ngủ , chơi, vệ sinh cá nhân. 
- Trò chuyện về ích lợi của thực phẩm và các món ăn trong trường mầm non đối với sức khoẻ của trẻ. cách giữ vệ sinh thân thể, lớp học, thói quen vệ sinh, văn minh trong ăn uống sinh hoạt.
- Dạy trẻ lễ giáo hàng ngày về dinh dưỡng và sức khoẻ, trong các bữa ăn ở trường.
-Nhận biết và tránh những vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non. 
Phát triển nhận thức
- Trẻ có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm cá nhân như sở thích, giới tính, hình dáng bên ngoài của cơ thể
- Phân biệt các bộ phận cơ thể, các giác quan qua chức năng của chúng. Có một số hiểu biết về tác dụng của các bộ phận, và sử dụng các giác quan để nhận biết phân biệt các đồ dùng đồ chơi sự vật hiện tượng gần gũi đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết phân loại thực phẩm, đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu cho trước.
- Phân biệt được tay phải, tay trái; phía trước- phía sau; xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ.
- Biết xếp tương ứng 1- 1, so sánh 2 nhóm ( Trong phạm vi 2). Nhận biết chữ số 2, số thứ tự trong phạm vi 2. Gộp và tách 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 2 và đếm. Ôn nhận biết số lượng chữ số 1, 2.
- Dạy trẻ biết phân biệt mình với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân: họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính và những người thân trong gia đình.
- Trẻ biết cơ thể mình do nhiều bộ phận khác nhau hợp thành và cơ thể không thiếu bộ phận nào.
- Dạy trẻ biết cơ thể có 5 giác quan, mỗi giác quan có một chức năng riêng và sử dụng phối hợp các giác quan để nhận biết mọi thứ xung quanh.
- Dạy trẻ biết để lớn lên và khoẻ mạnh cần ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục hàng ngày và sống trong môi trường lành mạnh
- Xác định được vị trí đồ vật (phía phải, phía trái, phía trước-phía dưới sau) so với bản thân trẻ và với bạn khác.
- Dạy trẻ biết xếp tương ứng 1- 1, so sánh 2 nhóm (Trong phạm vi 2). Nhận biết chữ số 2, số thứ tự trong phạm vi 2. Gộp và tách 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 2 và đếm. Ôn nhận biết số lượng chữ số 1, 2.
* Khám phá khoa học:
- Trò chuyện, đàm thoại tìm hiểu về đặc điểm cá nhân, dáng vẻ bề ngoài của bản thân trẻ và bạn bè; về các bộ phận cơ thể, các giác quan; những sở thích, khả năng
- Trò chơi: “Tìm bạn”, “Bạn có gì khác”, “Đố biết đây là ai?”
- Đàm thoại tìm hiểu về các bộ phận cơ thể và chức năng của chúng. 
+ Thực hành trải nghiệm phân biệt chức năng của các cơ quan để nhận biết đồ dùng, đồ chơi trong lớp và mọi thứ xung quanh.
- Trò chơi rèn luyện giác quan, phân biệt được chức năng của chúng: “Cái túi bí mật”, “Chuông reo ở đâu” 
- Trò chuyện, đàm thoại tìm hiểu về bé lớn lên như thế nào và cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh.
* Làm quen với toán:
- Thực hành trên đối tượng “xác định phía phải, phía trái , phía trước, phía sau so với bản thân trẻ và so với bạn khác”
- Thực hành xếp tương ứng 1- 1, so sánh 2 nhóm ( Trong phạm vi 2). Nhận biết chữ số 2, số thứ tự trong phạm vi 2.
- Gộp và tách 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 2 và đếm. Ôn nhận biết số lượng chữ số 1, 2.
- Trò chơi: So sánh số lượng các bộ phận trên cơ thể, các giác quan, nhận biết tay phải, tay trái.
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp kể về bản thân, về những hiểu biết biểu đạt những
- Nghe và làm theo 2 lời chỉ dẫn liên tiếp khác nhau.
- Nghe hiểu nội dung
- Trò chuyện về bản thân qua một số đặc điểm nổi bật: Họ và tên, tuổi, giới tính, dáng vẻ bề ngoài
Phát triển ngôn ngữ
suy nghĩ, ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng bằng các câu đơn và câu ghép 
- Biết một số chữ cái trong từ , biết họ tên riêng của mình của một số bạn trong lớp và tên gọi của một số bộ phận trên cơ thể 
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện, bài thơ. Trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô giáo theo trình tự nội dung bài thơ câu truyện. 
- Hình thành cho trẻ những kỹ năng trong giao tiếp. Biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc..Thích giúp đỡ bạn bè người thân.
truyện kể, truyện đọc, thơ có nội dung liên quan đến chủ đề bản thân.
- Kể lại sự việc rõ ràng mạch lạc. Bày tỏ nhu cầu, tình cảm của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.
- Kể chuyện theo tranh về các công việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân, biết sử dụng các từ có hình ảnh.
- Dạy trẻ biết đóng kịch, biết đánh giá các nhân vật trong truyện.
- Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp: Mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm
- Nghe đọc, kể lại truyện, đọc thơ có nội dung liên quan đến chủ đề: Sở thích, tính cách đẹp, giữ gìn sức khoẻ, hành vi văn minh, lễ phép: “Chú bé lọ lem”, “Cậu bé mũi dài”
- Đọc thơ về đề tài các giác quan, xử lý ốm đau, ứng xử lễ phép: “ Đôi mắt của em”, “Cô dạy”, “Bé ơi!”
- Tập kể chuyện theo tranh, tập đóng kịch
- Chơi ở góc học tập: Tập chọn sách, mở sách, kể chuyện theo tranh và kể theo trí nhớ.
- Làm quen với một số bài đồng dao, ca dao: “ Thằng Bờm”, “Chú Cuội”, “Nhớ ơn”; câu đố về các bộ phận, các giác quan của cơ thể người, một số đồ dùng cá nhân
Phát triển tình cảm xã hội
- Trẻ biết vị trí của mình trong gia đình, trách nhiệm của bản thân trong gia đình, lớp học. Biết vâng lời giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức.
- Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói ,cử chỉ hành động .
- Chơi đoàn kết, hợp tác chia sẻ với bạn bè, cô giáo trong các hoạt động học tập,vui chơi. 
- Biết giữ gìn bảo vệ các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ và bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nền nếp quy định ở trường,lớp, ở nhà và nơi công cộng .
- Dạy trẻ biết thực hiện một số cong việc phục vụ cho bản thân và công việc được giao.
- Dạy trẻ thực hiện những quy định đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày, ở nhà, ở lớp học và một số nơi công cộng.
- Trẻ biết bé lớn lên được là nhiều người thân chăm sóc và giúp đỡ. Bé yêu quý họ.
_ Dạy trẻ biết tôn trọng sở thích của bạn bè và người thân.
- Lễ phép với người lớn, quan tâm chia sẻ giúp đỡ mọi người.
- Nhận biết trạng thái cảm xúc khác nhau và biểu lộ tình cảm phù hợp bằng cử chỉ, lời nói và hành động.
- Chơi hoà thuận với bạn và phối hợp với bạn trong các hoạt động chung.
- Trò chuyện về những hành vi tốt, những việc nên làmvà không nên làm. Trò chuyện qua tranh, quan sát thực tế tìm hiểu những trạng thái cảm xúc, thực hành biểu lộ cảm xúc qua trò chơi đóng vai ( Gia đình: Mẹ-con; tổ chức sinh nhật, chăm sóc con, nấu ăn; cửa hàng thực phẩm, siêu thị...).
- Trò chuyện qua tranh về cơ thể bé và những người chăm sóc bé.
- Xây dựng nhà và xếp đường về nhà bé; xây siêu thị, cửa hàng may mặc; xây công viên vui chơi giải trí.
- Chơi trò chơi : “Thi ai nhanh nhất”, “Tìm bạn thân”; “Nhận đúng tên mình”, “Tạo dáng” “Chi chi chành chành”
- Giữ gìn, cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn năp sau khi chơi. Chơi đoàn kết và biết hợp tác với bạn khi chơi.
- Thực hiện các quy định của trường, lớp; các công việc tự phục vụ bản thân và giữ gìn môi trường (trường, lớp)
Phát triển thẩm mĩ
- Trẻ hát đúng giai điệu, hát rõ lời bài hát. Vận động nhịp nhàng, thể hiện tình cảm của bài hát.
- Chăm chú lắng nghe và nhận ra giai điệu của bài hát. Thích nghe nhạc, nghe hát. Thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa , hát âm nhạc của chủ đề bản thân.
- Trẻ biết sử dụng và phối hợp các kỹ năng vẽ, nặn khéo léo để tạo nên sản phẩm.
- Yêu thích sản phẩm mình tạo ra. 
- Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục của mình của bạn.
- Dạy trẻ hát và vận động nhịp nhàng tình cảm theo nhạc và giai điệu bài hát về chủ đề bản thân, tập sử dụng các dụng cụ gõ đệm đa dạng theo tiết tấu.
- Nghe và thể hiện cảm xúc phù hợp với nhịp điệu lời ca của các tác phẩm âm nhạc có nội dung về chủ đề thiếu nhi.
- Tập các kỹ năng và sử dụng các phương tiện dụng cụ, vật liệu phong phú, phù hợp với điều kiện địa phương để tạo ra các sản phẩm vẽ nặn, cắt dán, có nội dung miêu tả những hình ảnh, nhu cầu, sở thích của bản thân
- Nhận biết những vẻ đẹp khác nhau về hình dạng, trang phục của bản thân, của các bạn.
* Âm nhạc:
- Dạy hát:
+ Dạy hát : “Mừng sinh nhật”
+ Hát và vận động bài: “ Cái mũi”.
+ Hát và vận động bài: “Mời bạn ăn”
- Nghe hát: “Cây trúc xinh”; “Đôi mắt xinh”; “Thật đáng chê”
- Trò chơi âm nhạc: “Đoán tên bạn hát”; “Ai nhanh nhất”
* Tạo hình:
- Vẽ khuân mặt bạn gái.
- Nặn con lật đật.
- Xé dán hoa tua.
* Hoạt động góc:
- Vẽ nặn , xé, dán đồ chơi; cắt dán hình bé tập thể dục; hát múa các bài hát về chủ đề.
- Cô trò chuyện và cho trẻ nhận xét trong giờ đón trả trẻ, giờ chơi.
B. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
Chủ đề 2 : BẢN THÂN
( Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ 01/10 – 19/ 10/ 2012)
Thứ
Lĩnh vực
Chủ đề nhánh 1:
TÔI LÀ AI
( Từ ngày 01/10 – 05/10/ 2012)
Chủ đề nhánh 2: 
CƠ THỂ CỦA TÔI
( Từ ngày 08/10- 12/10 / 2012)
Hai
PTTM
( Tạo hình)
Vẽ các bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt.
Nặn con lật đật
Ba
PTNT
( Toán)
Nhận biết tay phải - tay trái; Phía trước - phía sau
Xếp tương ứng 1- 1, so sánh 2 nhóm ( Trong phạm vi 2). Nhận biết chữ số 2, số thứ tự trong phạm vi 2.
Tư
PTTC
( Thể dục)
Bật chụm tách chân
T/C: Chuyền bóng
Ném xa bằng 2 tay
T/C: " Mắt ai tinh"
PTNN
( Văn học)
Thơ : Chú bé lọ lem
Truyện: Cậu bé mũi dài
( Hoặc tự chọn)
Năm
PTNT
( KPKH)
Bé là ai? Bé và các bạn.
Các bộ phận cơ thể và chức năng của chúng
Sáu
PTTM 
 ( Âm nhạc)
- Dạy hát: Mừng sinh nhật
- Nghe hát: Cây trúc xinh 
- T/C: Đoán tên bạn hát
- Dạy hát: "Cái mũi"
- Nghe hát: "Đôi mắt xinh"
- T/C: Đoán tên bạn hát
Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ
Tự chọn theo ngày
Tự chọn theo ngày
TCCL
Nhận đúng tên mình, Tìm bạn thân...
Tạo dáng; Thi đi nhanh
Chơi tự do
 Chơi đồ chơi theo ý thích
 Chơi đồ chơi theo ý thích
Hoạt động góc
Phân vai
Gia đình( mẹ con).
Trò chơi tổ chức sinh nhật
Mẹ con nấu ăn
Xây dựng
Xây công viên cây xanh.
Xây công viên cây xanh.
Nghệ thuật
- Hát, múa các bài hát về chủ đề
- Cắt dán thêm những bộ phận còn thiếu
Hát, múa các bài hát về chủ đề
( Tạo hình : Tự chọn)
Học tập
Xem tranh về một ngày của bé
Xem sách truyện liên quan đến chủ đề.
Hoạt động chiều
Luyện đọc chữ cái a
 ( Cuốn Bé LQCC)
Chơi trò chơi dân gian.
Luyện tập tự chải tóc
Luyện đọc chữ cái ă
 ( Cuốn Bé LQCC)
Chơi trò chơi dân gian.
Luyện tập tự rửa tay
Thứ
Lĩnh vực
Chủ đề nhánh 3:
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHOẺ MẠNH
(Thực hiện từ ngày 15/ 10 - 19/ 10/ 2012)
Hai
PTTM
( Tạo hình)
Xé dán hoa tua
Ba
PTNT
( Toán)
Gộp và tách 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 2 và đếm. Ôn nhận biết số lượng chữ số 1, 2.
Tư
PTTC
( Thể dục)
Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
PTNN
( Văn học)
Thơ: “Bé ơi”
Năm
PTNT
( KPKH)
Trò chuyện qua tranh: Tìm hiểu về các món ăn hàng ngày
Sáu
PTTM
( Âm nhạc)
- Dạy hát: "Mời bạn ăn"
Nghe hát: "Thật đáng chê"
T/C: Ai nhanh nhất
Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ
Tự chọn theo ngày
TCCL
Đổi đồ chơi cho bạn, nu na nu nống, chi chi chành chành...
Chơi tự do
 Chơi đồ chơi theo ý thích
Hoạt động góc
Phân vai
Mẹ con; Cửa hàng thực phẩm; Siêu thị
Xây dựng
Xây công viên xanh.
Nghệ thuật
- Hát, múa các bài hát về chủ đề
- Cắt dán các loại rau quả
Học tập
Làm sách, xem tranh ảnh về chủ đề
Hoạt động chiều
Luyện đọc chữ cái â
 ( Cuốn Bé LQCC)
Chơi trò chơi dân gian.
Luyện tập tự chải tóc, rửa tay.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁC CHỦ ĐỀ NHÁNH
Chủ đề nhánh 1: “TÔI LÀ AI.”
( Thực hiện 1 tuần: từ 01/ 10- 05/10/2012)
T. gian
H. động
Thứ hai
01/10
Thứ ba
02/10
Thứ tư
03/10
Thứ năm
04/10
Thứ sáu
05/10
Đón trẻ , Trò chuyện
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. 
- Cô trao đổi nhanh về tình hình của trẻ với phụ huynh. Thông báo về chủ điểm tuần sau. Vận động phụ huynh ủng hộ phế liệu, nguyên vật liệu để phục vụ cho chủ điểm.
- Cho trẻ lựa chọn đồ chơi mà trẻ thích, hướng dẫn trẻ và cùng trẻ chơi.
- Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần. Cho trẻ cùng trò chuyện về bản thân, về gia đình và các mối quan hệ trong gia đình trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề: trao đổi với trẻ vế sở thích, khả năng trẻ có thể làm được. Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, cho trẻ xem tranh liên quan đến chủ đề.
Thể dục sáng
Tập bài thể dục nhịp điệu “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”:
1. Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu. Sau đó xếp hàng theo tổ, dãn cách đều.
2. Trọng động: Cô cho trẻ tập các động tác theo lời bài hát 2 lần.
 - “Đưa tay ra nào....lắc lư cái đầu nào”2 tay cầm 2 tai nghiêng sang 2 bên. "ồ sao bé không lắc" 1 tay chống hông 1 tay đưa lên cao chỉ về phía trước theo nhịp bài hát 2 lần.
 - “Đưa tay ra nào.......lắc lư cái mình nào.” 2 tay chống hông đánh mông sang 2 bên."ồ sao bé không lắc" 1 tay chống hông 1 tay đưa lên cao chỉ về phía trước 2 lần.
 - “Đưa tay ra nào........lắc lư cái đùi nào”. 2 tay cầm gối xoay tại chỗ 2 lần."ồ sao bé không lắc" 1 tay chống hông 1 tay đưa lên cao chỉ về phía trước 2 lần. .
Cô bao quát động viên trẻ tập.
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập.
Hoạt động học
* PTTM:
(Tạo hình)
- Vẽ thêm bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt.
* PTNT:
(Toán)
- Nhận biết tay phải - tay trái; Phía trước – Phía sau.
* PTTC:
(Thể dục)
- Bật chụm tách chân.
T/C: Chuyền bóng.
* PTNN:
( Văn học)
- Truyện: Chú bé Lọ Lem
*PTNT:
(KPXH)
- Bé là ai? Bé và các bạn.
* PTTM:
(Âm nhạc)
- Dạy hát: Mừng sinh nhật.
 - Nghe hát: Cây trúc xinh.
- T/C: Đoán tên bạn hát. 
Hoạt động ngoài trời
- HĐCMĐ:
+ QS tranh bạn trai bạn gái
- TCCL:
“Nhận đúng tên mình”
+ Cô giới thiệu tên trò chơi
+ Phổ biến luật chơi, cách chơi:
Cô cho trẻ vừa đi vừa hát. Đi một lúc dừng lại, cô chạy về một phía và nói “Cháu có tên A thì về đây với cô. Khi đó trẻ có tên họ đúng như cô gọi sẽ chạy về phía cô. Hoặc cô có thể chỉ gọi tên riêng của trẻ.
+ Trẻ chơi cô bao quát động viên khích lệ trẻ.
- Chơi tự do:
Chơi tự do theo ý thích.
- HĐCMĐ:
+ Quan sát cây trong sân trường
- TCCL:
 “Giúp cô tìm bạn”
+ Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cho trẻ ngồi hoặc đứng xq cô tự quan sát mình và bạn, khi cô giáo mô tả đặc điểm của một trẻ trong lớp( Dáng vẻ, sở thích, quần áo màu sắc.) thì cả lớp cùng đoán tên bạn hoặc bạn đó tự đứng lên giới thiệu về mình.
- Chơi tự do:
Chơi tự do theo ý thích
- HĐCMĐ:
+ Làm đồ chơi bằng lá cây.
- TCCL:
“Tìm bạn thân”
+ Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Số bạn nam hoặc nữ chênh nhau một vài trẻ. Cho trẻ vừa đi vừa hát. Khi cô giáo đưa ra lệnh “tìm bạn cùng giới” trẻ phải tìm bạn cho mình: Bạn trai tìm bạn trai, bạn gái tìm bạn gái. Hoặc cô đưa ra lệnh “tìm bạn khác giới” Thì bạn trai phải tìm 1 bạn gái và ngược lại.
- Chơi tự do:
Nhặt lá rụng chơi với lá cây
- HĐCMĐ:
+ Xem tranh ảnh về cơ thể bé
- TCCL:
“Nhận đúng tên mình”
+ Cô giới thiệu tên trò chơi
+ Phổ biến luật chơi, cách chơi:
Cô cho trẻ vừa đi vừa hát. Đi một lúc dừng lại, cô chạy về một phía và nói “Cháu có tên A thì về đây với cô. Khi đó trẻ có tên họ đúng như cô gọi sẽ chạy về phía cô. Hoặc cô có thể chỉ gọi tên riêng của trẻ.
+ Trẻ chơi cô bao quát động viên khích lệ trẻ.
- Chơi tự do:
Chơi tự do theo ý thích.
- HĐCMĐ:
+ Vẽ phấn hình bạn trai, bạn gái.
- TCCL:
 “Giúp cô tìm bạn”
+ Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cho trẻ ngồi hoặc đứng xq cô tự quan sát mình và bạn, khi cô giáo mô tả đặc điểm của một trẻ trong lớp(Dáng vẻ, sở thích, quần áo màu sắc.) thì cả lớp cùng đoán tên bạn hoặc bạn đó tự đứng lên giới thiệu về mình.
- Chơi tự do:
Chơi tự do theo ý thích
Hoạt động góc
1. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện các vai chơi, biết được vị trí, công việc của mọi người trong gia đình. Hiểu được công việc của mẹ, con. Trẻ biết nhận vai chơi, góc chơi, biết thể thể hiện được vai chơi của mình: Mẹ đi chợ, nấu ăn, chăm sóc con cái, biết tổ chức một buổi sinh nhật. Biết cách giao tiếp và cách sử dụng ngôn ngữ.
 - Trẻ mạnh dạn tự tin trong quá trính chơi. Biết liên kết các nhóm chơi một cách sáng tạo. 
 - Biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn. Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi kết thúc buổi chơi.
- Trẻ biết sử dụng các “ vật liệu” để xây công viên cây xanh 
- Trẻ biết hợp tác với bạn, đoàn kết trong khi chơi, thêm yêu quý trường mầm non, yêu quý các bạn.
- Trẻ hát, múa tự nhiên, đúng nhịp các bài biểu diễn.
- Hào hứng tham gia vào cắt dán thêm những bộ phận còn thiếu trên cơ thể bé. 2. Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng gia đình: búp bê, các loại vải vụn, quần áo, bát, thìa, cốc...
- Các loại đồ dùng, đồ chơi bày bán, tiền bằng giấy, làn đựng đồ...
- Vật liệu xây dựng: gạch sỏi, các loại cây cỏ, que, hột hạt...
- Bộ xếp hình xây dựng, mô hình cây.., hàng rào, thảm cỏ.	
- Hoa cài tay, xắc xô, phách tre...
- Tranh cắt dán cơ thể bé còn thiếu một vài bộ phận. Bút màu đủ cho trẻ.
III. Tiến hành:
1. Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cho trẻ hát bài “Mừng sinh nhật”. Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
 - Cô giới thiệu các góc chơi, trẻ tự nhận nhóm chơi, cùng thỏa thuận phân vai chơi với bạn.
2. Quá trình chơi:
* Góc phân vai: “Gia đình (Mẹ con), tổ chức sinh nhật.”.
- Nhóm Gia đình: Trẻ đóng vai Mẹ chăm sóc con như vệ sinh. Lau mặt, mặc quần áo, bón cơm , nấu ăn cho cả gia đình...Gia đình tổ chức sinh nhật co bé. Cô theo dõi và gợi ý cho trẻ biết nhập vai chơi biết liên kết nhóm chơi như mẹ bế bé đi khám bác sĩ
+ Mẹ, Con cùng nhau nấu ăn, mẹ đi ra cửa hàng mua thực phẩm về nấu ăn còn con ở nhà giúp mẹ dọn nhà . Hoặc mẹ đưa con cùng đi cửa hàng mua thực phẩm , mua quà sinh nhật
 * Góc xây dựng. " Xây công viên cây xanh”
 - Kỹ sư trưởng( Bạn trưởng trò) phân công nhiệm vụ cho công nhân, người xây khu trồng cây, người xây khu vui chơi, khu vệ sinh, khu nhà xe, khu hành chính... cô bao quát giúp trẻ bố trí sắp xếp hợp lý các khu vực, khi xây xong tiến hành xây hàng rào bao quanh và cổng công viên, cô giúp trẻ đề tên cho công viên “ Công viên cây xanh ”. 
- Cô nhắc trẻ xây khéo léo, đoàn kết thống nhất trong quá trình xây.
* Góc nghệ thuật:
+ Âm nhạc "Múa hát về chủ điểm”: Cô lần lượt giới thiệu trẻ lên biểu diễn xen kẽ giữa các bài và các hình thức: Hát cá nhân, theo nhóm, theo tổ...
- Trẻ 

File đính kèm:

  • docthao sua bct.doc
Giáo Án Liên Quan