Kinh nghiệm làm đồ dùng dạng mở

 Hiện nay khi thực hiện chương trình đổi mới điều khó khăn nhất đối với chúng ta là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng các nguyên vật liệu mở để tổ chức cho trẻ hoạt động. Và đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm giúp trẻ 5,6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu mở”. Ý tưởng này nảy sinh từ việc tổ chức hoạt động của lớp, thông qua các tiết thao giảng dự giờ.

 Có thể nói việc sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào để có hiệu quả và phát huy hết khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng ở trẻ đó mới là điều chúng ta cần quan tâm.

 

doc15 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3155 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm làm đồ dùng dạng mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM LÀM ĐỒ DÙNG DẠNG MỞ 
I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ
 Hiện nay khi thực hiện chương trình đổi mới điều khó khăn nhất đối với chúng ta là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng các nguyên vật liệu mở để tổ chức cho trẻ hoạt động. Và đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm giúp trẻ 5,6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu mở”. Ý tưởng này nảy sinh từ việc tổ chức hoạt động của lớp, thông qua các tiết thao giảng dự giờ.
 Có thể nói việc sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào để có hiệu quả và phát huy hết khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng ở trẻ đó mới là điều chúng ta cần quan tâm. 
 Đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu đối với trẻ nhỏ, hoạt động với đồ chơi vừa làm cho trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi vừa giúp trẻ phát triển hài hòa và cân đối. Vì vậy, việc cung cấp đồ chơi cho trẻ rất quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ chơi cho trẻ có đạt được mục đích phát triển cho trẻ toàn diện hay không còn phải chú ý đến tác dụng của đồ chơi. Thường những bộ đồ chơi sẵn có trên thị trường dễ dẫn đến hiện tượng trẻ nhàm chán trong thao tác chơi cùng các bạn. Do đó đồ chơi tự tạo ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với trẻ. Vì đồ chơi tự tạo vừa đảm bảo an toàn và có thể tiết kiệm được tài chính trong khoản mua đồ chơi trang thiết bị cho nhóm lớp.
 Nhận thức được vấn đề trên, ngay từ đầu năm học 2014-2015 khi được phân công dạy lớp lá 2, tôi đã suy nghĩ để tìm ra giải pháp giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của mình thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở. Nhằm phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ luôn tích cực trong hoạt động thì hiệu quả trên giờ hoạt động mới đạt kết quả cao.
II./ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
 Trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần khắc phục.
1/ Thuận lợi: 
Được tham gia dự giờ thao giảng các bạn đồng nghiệp. Qua đó bản thân tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm trong giảng dạy và học tập rất nhiều bài học bổ ích cho việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở.
 - Được phụ huynh quan tâm và tặng cho lớp một số nguyên vật liệu “Phế liệu, phế phẩm” để tôi tận dụng làm những đồ dùng dạng mở để đưa vào tiết dạy của mình.
Tất cả trẻ cùng 1 độ tuổi và không có trẻ khuyết tật. 
Có phân phối chương trình theo chủ đề, chủ điểm cụ thể nên việc lựa chọn trò chơi, đồ chơi, đồ dùng cho hoạt động được dễ dàng . 
Có 2 giáo viên trẻn một lớp nên việc tổ chức các hoạt động cho trẻ tốt hơn.
2/ Khó khăn:
 - Đa số các cháu là gia đình làm thuê, buôn bán ít có thời gian quan tâm 
. Nên đôi tay của trẻ còn vụng về, sự tiếp thu còn chậm chạp, chưa linh hoạt nhạy bén.
 - Cháu còn thụ động, nhút nhát, chưa tự tin, chưa có tính sáng tạo, trí tưởng tượng còn hạn chế.
 - Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. 
 - Đồ dùng đồ chơi được nhà trường trang bị còn hạn chế ,chưa được phong phú đa dạng, cháu chơi qua nhiều lần sẽ bị nhàm chán.
Phòng học hẹp và sỉ số lớp đông nên chưa thuận lợi đến việc dạy và học. 
 Với những thuận lợi và khó khăn trên. Tôi suy nghĩ ra cách để khắc phục những khó khăn đó, phát huy được tính sáng tạo của mình tìm ra biện pháp để giúp trẻ sử dụng đồ dùng dạng mở một cách có hiệu quả.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Hướng dẫn trẻ sử dụng ĐDĐC dạng mở từ phế liệu phế phẩm: 
 Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình, hiệu quả hơn.
 Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều đồ chơi đa dạng và phong phú vả lại có một số gia đình phụ huynh có điều kiện nên cứ mua đồ chơi để đáp ứng với nhu cầu sở thích của trẻ mà không chú ý đến hiệu quả của việc sử dụng đồ chơi đó sẽ giúp ích gì cho con mình. 
 Trong sinh hoạt gia đình, có rất nhiều vật bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như: vỏ lọ dầu gồi đầu, vỏ lọ sữa tắm, hũ sữa chua, ly nước mía, hũ váng sữa, chai nước suối, muỗng nhựa…Nhưng bằng bàn tay khéo léo, chúng ta sẽ biến những vất ấy thành những đồ chơi, đồ dùng đẹp và rất ấn tượng cho trẻ. Đặc biệt đối với trẻ Mẫu Giáo, việc cho các cháu tham gia tập làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở có tác dụng rất tốt và hiệu quả giúp các cháu từ ham thích đến bắt chước và tự lập làm những đồ chơi đơn giản để đưa vào hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không cần tốn kém nhiều. Đây cũng là một giải pháp tích cực xử lí những đồ phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống.
 Từ những phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều loại để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình.
 Ví dụ : Từ những hộp sữa, hộp thuốc lá…Tôi cho trẻ sưu tầm và tận dụng lại để làm xe lửa xe ô tô còn để phục vụ cho chủ đề : Phương tiện giao thông. ( Xem hình 1 trang )
 Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc hướng dẫn cho trẻ sử dụng đồ chơi dạng mở là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non.
 Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các “phế phẩm, phế liệu” từ gia đình vô cùng phong phú : lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi nylon, hủ đựng đồ, đựng thức ăn, hộp sữa, quả bóng cũ, chén nhựa cũ, báo, lịch cũ...là một kho tàng nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình.
 Ví dụ: Trẻ làm búp bê từ những họp sữa yormot, chén nhựa, len	. ( Xem hình 5 trang )
 Ví dụ: Trẻ làm những ngôi nhà từ những lon sữa, giấy màu, lịch. ( Xem hình 6 trang )
 Tuy nhiên, để chương trình giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như: các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, vỏ trứng…Một điều không kém phần quan trọng đó là khâu làm vệ sinh nguyên vật liệu và bảo quản sạch sẽ.
 Cần phải chú ý phương pháp truyền đạt. Giáo viên không nên đặt ra trước loại sản phẩm, không nên bắt trẻ làm theo cô mà chỉ nên gợi ý cho trẻ tự chọn mẫu đồ dùng, đồ chơi mà trẻ thích. Sau đó giáo viên mới hướng dẫn trẻ chơi theo dạng mở, gợi ý phương pháp thực hiện với từng loại đồ dùng, đồ chơi sao cho phù hợp với từng cháu, từng đề tài và chủ đề.
 Ví dụ : Những búp bê này cô lấy các phần trang trí như tóc, mắt, mũi rồi cô gợi ý để trẻ tự trang trí một cách sáng tạo thành hình ảnh của một bé trai hoặc những nhân vật trong chuyện “ Ba cô gái”….
 @ Cụ thể như giờ hoạt động LQVH kể chuyện “ Ông cây già”
 - Sưu tầm các nguyên vật liệu như : cành khô, ống hút, những đồ chơi nhỏ nhẹ, vải vụn, bao xốp...
 - Làm vật liệu rời từ các nguyên vật liệu sưu tầm. Ghép các cành khô tạo thành các cây với các tư thế khác nhau. Thắt nơ từ ống hút, vải vụn, xỏ dây cho đồ chơi cắt hoa từ giấy, bao xốp..
 Dùng những cây khô để tạo thành mô hình để kể chuyện : “Ông cây già” Gợi ý để trẻ phát triển tưởng tượng như làm thế nào để cây già có thể biến thành cây có sức sống kỳ diệu (như trò chuyện với cây, tưới nước, nhảy múa, vuốt ve cây, làm đẹp, trang trí cây...)
 Hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng. Trẻ sẽ chọn những nguyên vật liệu rời đã chuẩn bị để làm đẹp cho cây, sau đó có thể chơi với cây tùy theo sự tưởng tượng và sáng tạo riêng của từng nhóm trẻ.
 Với nguyên vật liệu đơn giản nhưng lại tổ chức được nhiều hoạt động khác nhau và xuyên suốt.
 Cũng từ cái cây đó tôi có thể sử dụng nó trong hoạt động tạo hình để làm nơi giới thiệu, ngoài ra còn là vị trí cho trẻ trưng bày sản phẩm tạo thêm sự hấp dẫn để tiết học thêm sinh động.
 Cụ thể với đề tài “ Những côn trùng đáng yêu” tôi yêu cầu trẻ để dành những cái muỗng ăn thạch dừa hoặc your, tận dụng sách báo lịch cũ và các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như cây, hạt cao su, hạt đỗ…để tạo nên sản phẩm.
- Để làm được con chuồn chuồn, tuỳ theo sự sáng tạo của từng trẻ mỗi trẻ có thể làm theo cách khác nhau.
- Trẻ chọn nguyên vật liệu trẻ thích.
 - Có thể dán 2 hạt đỗ dính sát vào nhau, dùng muỗng your để làm thân con chuồn chuồn ( Nếu dùng muỗng your thì dán 1 hạt đỗ trên đầu muỗng để làm đầu chuồn chuồn) trẻ tự tìm những cái cánh của những chú chuồn chuồn đễ gắn lên sao cho phù hợp và thẫm mỹ. ( Xem hình 7 trang ) 
 Qua việc sáng tạo ra những chú chuồn chuồn đó, cô gợi ý để trẻ liên tưởng đến con vật khác như chú Bướm. Vậy những vật liệu nào giúp con làm nên chú bướm? cô đặt câu hỏi như thế nhằm kích thích sự sáng tạo của trẻ.Trẻ sẽ chọn những nguyên liệu mà cô và trẻ cùng sưu tầm để sẵn như: Muỗng your, bọc nylong, hạt nhãn, hạt cao su lớn nhỏ…
- Cô đặt câu hỏi gợi ý với các nguyên vật liệu này các con có thể làm được con gì? Cho trẻ nói lên ý tưởng của mình. Cô gợi ý cho trẻ tìm nguyên vật liệu phế phẩm trang trí thành những con bướm. 
 Từ hình ảnh của con bướm cô có thể gợi ý cho trẻ làm con ong theo đặc điểm nỗi bật của con ong cũng từ các nguyên vật liệu như trên. Khi giới thiệu bài cô cho trẻ quan sát những con vật dễ thương là những sản phẩm mà chính đôi tay vụng về của trẻ tạo nên, trẻ rất thích thú, chú ý và mong cô mời trả lời câu hỏi. Nhờ đó mà mà các tiết học rất sinh động trẻ tích cực hoạt động không thấy bị gò ép và nhàm chán, trẻ còn biết được giá trị của sản phẩm tự mình tạo ra.
 Qua việc sáng tạo này giúp cho tiết học tiến hành nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao, giáo viên đỡ vất vả khâu chuẩn bị. Một tiết học mà gây được hứng thú cho trẻ là tiết dạy đạt kết quả cao vì thế mà kết thúc tiết học cô và trẻ điều có cảm giác thật thoải mái.
 Để giới thiệu bài hát “ Chú kiến con” Cũng từ cái cây đó cô tổ chức cho trẻ thực hiện một đàn kiến ở giờ “ tạo hình ngoài tiết học”
 - Cô chuẩn bị guyên vật liệu: keo, một tấm bìa cứng hình chữ nhật, màu nước, một nhánh cây khô, hạt sabôchê, hạt đậu đen, hạt na sưu tầm .
 - Cô gợi ý cho trẻ nói lên ý tưởng và ý thích của trẻ, sau đó tẻ sẽ chọn những nguyên liệu ướm thử xem có phù hợp không. 
 Ví dụ: Dán lần lượt ba hạt gồm 1 hạt na, 1 hạt đậu đen và 1 hạt sabôchê sao cho ba hạt này tiếp xúc nối tiếp nhau (Hạt na là đầu kiến, hạt đậu đen là ngực và hạt sabôchê là bụng kiến). Cô luôn quan sát và gợi ý giúp cháu chọn nguyên liệu cho phù hợp. 
 Khi trẻ đã thực hiện xong một hình tượng mới, đó là một đàn kiến đang bò trên cành như ý muốn. Từ đó cô có thể sử dụng để giới thiệu bài và không cần phải tốn công làm đồ dùng, riêng trẻ được học trên chính sản phẩm của mình trẻ tỏ ra thích thú làm cho tiết học sinh động hơn. Từ việc sử dụng nguyên vật liệu là những cành cây khô cho các hoạt động rất có hiệu quả, tiếp tục với các nguyên vật liệu từ thiên nhiên tôi và các bé sẽ thực hiện một bức tranh sáng tạo.
 @ Siêu tầm các nguyên vật liệu : Màu nước, bẹ chối, lọ thuốc bằng nhựa có chứa sẵn màu nước, keo dán, xác cơm dừa đã nhuộm màu, giấy bìa cứng.
 - Bước 1 : dùng lọ thuốc có chứa màu bóp nhẹ và vẽ các hình ảnh tùy ý trên giấy bìa.
- Bước 2 : dùng keo dán bôi vào các khoảng trống trên các hình ảnh vừa mới phác thảo.
- Bước 3 : chọn loại xác cơm dừa có màu phù hợp dán vào các vùng vừa bôi keo. Như vậy đã thực hiện xong việc tạo ra một bức tranh theo ý muốn.
 Giáo viên sử dụng các búc tranh này để dạy nhiều hoạt động khác nhau như: LQVH, MTXQ, LQCV, PTNN.. Khi thực hiện tranh cô chỉ cần đưa ra ý tưởng hoặc dựa vào ý tưởng của trẻ để xác định hoạt động và lên kế hoạch cho trẻ làm tranh thông quan nội dung tranh cô giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức.
 Ngoài giờ hoạt động tạo hình tôi còn khuyến khích cho trẻ thực hiện vào các hoạt động vui chơi. Trong giờ hoạt động vui chơi ở góc nghệ thuật cô có thể gợi ý cho trẻ sáng tạo một số đồ chơi từ các phế phẩm, phế liệu như: 
2/ Hướng dẫn trẻ sử dụng ĐDĐC dạng mở ứng dụng từ phần mềm kidsmat:
 Ngoài việc sử dụng đồ dùng dạng mở từ phế liệu phế phẩm. Tôi còn làm đồ dùng dạng mở áp dụng từ phần mềm kidsmart .
 Đầu tiên tôi hướng dẫn trẻ biết sử dụng chuột. tập cho trẻ làm quen với 3 thao tác mắt nhìn, tai nghe, tay sử dụng chuột, khi trẻ sử dụng được tôi cho trẻ chơi với các ngôi nhà trong trò chơi kidsmart. Cho trẻ tiếp xúc chỉ vào từng đồ vật, con vật để trẻ tự tư duy, sáng tạo thông qua các trò chơi.
 Nếu lặp đi lặp lại với trò chơi này trẻ sẽ nhàm chán. Để cho phần mềm kidsmart được sống mãi , tôi bèn nghĩ ra cách làm đồ dùng dạng mở. 
- Trò chơi Đường đua thú vị: tôi tìm hai tấm bìa lịch cứng dán lại thành một tấm bìa lớn sau đó tôi lấy lịch dán chồng lên thành một mặt phẳng, sau đó dùng nắp chai, muỗng sữa, đầu vỏ chai dán lên tấm bìa cứng tạo thành đường zic zắc. Dùng một viên bi lớn để thả, tôi dùng viết lông viết lên nắp chai tuỳ thuộc vào mỗi chủ điểm khác nhau mà ta có thể thay đổi chủ đề chơi của trẻ
(Tùy thuộc vào hoạt động mà tôi có thể thay đổi các hình ảnh).
+ Cách chơi: Chơi theo nhóm, tập thể lớp,..
Ví dụ: Hoạt động làm quen chữ cái o, ô, ơ. Chia làm 3 đội thi đua, khi cô (hoặc trẻ) nói 1,2,3 thật nhanh nhóm nào lắc trống nhanh thì mời 1 trẻ ở đội đó lên thả viên bi khi viên bi rớt xuống chữ cái nào thì trẻ đó giơ lên và đội đó sẽ phát âm chữ cái đó. ( Trò chơi này có thể áp dụng cho tất cả các hoạt động, để thay đổi hình ảnh ở nắp chai thì chúng ta có thể lau đi và viết chữ hoặc số lên, ngoài ra muốn học các hoạt động khác thì xoay ( vặn) nắp chai và đổi hình ảnh,…) ( Xem hình 10 trang )
- Trò chơi để trẻ định hướng trong không gian: tôi tìm một cái đế của quả địa cầu có tâm quay (quả địa cầu đã bị hỏng) tôi lấy phần bên dưới làm cái đế sau đó dùng moust để cắt hình tròn đặt lên trên làm vòng quay giống trò chơi “ chiếc nón kỳ diệu” tiếp tục cắt một số lô tô có vẽ mũi tên chỉ hướng đi : lên, xuống, rẽ trái, phải. Dùng tấm lịch cũ và giấy A0 làm một bàn cờ kẻ các hình vuông, những quân cờ cho trẻ đánh di chuyển là những lô tô, tuỳ thuộc vào mỗi chủ điểm khác nhau mà ta có thể thay đổi chủ đề chơi của trẻ.
 + Cách chơi : hai cháu ngồi hai bên oẳn tù tì ai thắng sẽ đi trước .
 Ví dụ : Trẻ quay vào mũi tên hướng đi lên thì lấy 1 lô tô đặt hướng tiến tới hoặc quay vào lô tô hướng rẽ phải thì trẻ lấy lô tô đặt hướng phải… Cứ như thế ai về tới ngôi nhà trước thì là người chiến thắng. Qua trò chơi này giúp trẻ có thể ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời giáo dục trẻ thực hiện đúng luật giao thông đường bộ biết định hướng trái - phải . ( Xem hình 11 trang )
- Trò chơi tìm đúng đặc điểm của con vật :
 Tôi tìm một tấm lịch cũ rồi dán giấy A0 lên dùng bút lông kẽ cột ngang dọc, cột dọc đầu tiên để lô tô con vật, cột ngang đầu tiên… VD: chủ điểm TGĐV Tôi ghi “ thức ăn”, “ sinh sản” ,” Cột thứ hai ghi “ Môi trường”“ thức ăn” “ đẻ trứng”“ đẻ con”….
+ Cách chơi : Cho khoảng 3,4 trẻ chơi cùng nhau thảo luận. 
Ví dụ : Con gà thì ăn gạo, đẻ trứng nuôi trong gia đình, con chó ăn thịt, đẻ con…Trẻ dùng bút đánh dấu vào ô cột ngang có hình ảnh. Đối với trò chơi này áp dụng cho góc học tập chủ yếu. Lần sau tôi sẽ luân phiên cho 4 trẻ khác cùng chơi, cứ tiếp tục như thế đến hết lớp tất cả các trẻ được chơi.
 Với đồ dùng này có thể phục vụ cho mười chủ đề. Sau vài chủ đề cháu đã quen với cách chơi, chủ đề tiếp theo tôi chỉ gợi ý để trẻ tự tìm lô tô, đồ dùng rời đặt vào vị trí thích hợp và đúng theo yêu cầu của cô. 
 Ngoài ra trong giờ học LQCV. Để tiết học sinh động và đạt hiệu quả cao, tôi cũng ứng dụng từ phần mềm Kidsmart làm đồ dùng cho trẻ chơi trò chơi với tranh có chứa từ, nhằm củng cố tiết học.
 Tôi dùng nguyên vật liệu moust và keo cắt 3 cái thùng rồi hướng dẫn trẻ trang trí thành những con vật ngộ nghĩnh, sau đó cắt nhiều thanh nhỏ đều nhau gắn lên vừa làm trang trí vừa là nơi để trẻ đính đồ dùng. Với đồ dùng, đồ chơi này tôi có thể áp dụng cho 10 chủ điểm và có nhiều hình thức khác nhau
IV./ KẾT QUẢ:
 Qua quá trình thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, với sự siêng năng chịu khó học hỏi của bản thân đã đem lại kết quả rất khả quan.
 + Về bản thân:
 - Được Nhà trường tín nhiệm, phụ huynh tin cậy.
 - Được trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ.
 - Kết quả được đánh giá qua các tiết dạy xếp loại giỏi.
 - Đạt giáo viện dạy giỏi cấp trường, huyện năm 2014-2015
+ Đối với trẻ: 
 - Qua các tiết học trẻ có sự tiến bộ rõ rệt, trẻ tích cực tham gia vào hoạt động một cách say mê và sáng tạo. Hạn chế nói chuyện, nghịch phá trong giờ học.
 - Đôi tay trẻ khéo léo hơn, trẻ còn tỏ ra có ý thức bảo vệ môi trường như sau khi ăn your hoặc uống sữa trẻ luôn nhớ gom lại cùng phụ cô rửa sạch cất giữ.
 - Ngoài ra trẻ còn tạo được 1 số mẫu đồ chơi mới lạ. Trẻ tạo được sản phẩm để học và chơi, bổ sung đồ chơi cho góc chơi thêm phong phú.
 - Góp phần làm sạch môi trường trong trường mầm non.
 - Tiết kiệm được kinh phí và góp phần bảo vệ môi trường. 
V./ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
 - Nhờ có sản phẩm của trẻ tạo ra mà tôi đỡ vất vả hơn, mà trẻ cũng thích khi chơi chính đồ dùng do mình làm ra.
 - Qua đó tôi nắm bắt các ý tưởng của trẻ, nhu cầu của trẻ và cùng trẻ tạo ra sản phẩm mới. Nhờ vậy cô cháu tôi càng gần gũi với nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn.
 - Giáo viên tạo cho trẻ nhiều cơ hội được tham gia tạo ra sản phẩm cùng cô sẽ tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm kinh phí vừa giúp trẻ có ý thức giữ gìn sản phẩm do chính công sức của trẻ tạo ra, thay vì cô mày mò tự làm thì có thể tận dụng ngay chính nguồn “nhân lực” sẵn có ở lớp.
 Trên đây là một số các kinh nghiệm nhỏ trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ bằng những nguyên vật liệu có sẵn ở xung quanh. Kinh nghiệm này đã góp phần cho trẻ thêm tích cực trong các hoạt động ở trường mầm non.
 Minh Thạnh, ngày 12 tháng 2 năm 2013
 Giáo viên thực hiện
 Nguyễn Thị Thanh Huyền 
 Hình ảnh minh họa

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Giáo Án Liên Quan