Kinh nghiệm xây dựng phong trào vở sạch chữ đẹp ở học sinh Lớp 4 đạt kết quả tốt

Bất cứ một người giáo viên nào, một bậc phụ huynh nào cũng mong muốn học sinh và con em của mình viết chữ đẹp, giữ vở sạch. Song để đạt được những điều đó bằng cách nào và thực hiện như thế nào thì không phải ai cũng biết được và làm được. Là giáo viên giảng dạy lớp 4 đã nhiều năm, tôi cũng mang một hoài niệm là làm sao cho học trò thân yêu của mình ngoài việc chăm ngoan, học giỏi còn viết chữ đẹp và giữ gìn sách vở sạch đẹp. Vì vậy, tôi đã ra sức học hỏi, tìm tòi những biện pháp phù hợp với tình hình, đặc điểm của học sinh lớp mình để phong trào vở sạch chữ đẹp của lớp mình đạt nhiều kết quả .

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm xây dựng phong trào vở sạch chữ đẹp ở học sinh Lớp 4 đạt kết quả tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trang 2
II/ THỰC TRẠNG VỀ CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH. . . . . . . . . . . . . . 
Trang 2
 1/ Thực trạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trang 2
 2/ Nguyên nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trang 3
III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trang 4
 1/ Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trang 4
 2/ Giáo viên gương mẫu trong việc rèn luyện chữ viết , cách trình bày bảng và các lời nhận xét của giáo viên trong vở học sinh, sổ liên lạc, . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trang 4
 3/ Từng bước hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen tốt về viết chữ và giữ gìn sách vở cho học sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trang 5
 4/ Phát động phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp . . . . . . . . . . . . . . . . .
Trang 6
 5/ Tranh thủ sự hỗ trợ đắc lực của phụ huynh học sinh . . . . . . . . . . . 
Trang 7
IV/ KẾT QUẢ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trang 7
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trang 9
VI/ KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trang 9
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG PHONG TRÀO 
VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP Ở HỌC SINH LỚP 4 ĐẠT KẾT QUẢ TỐT
* * * * * *
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Bất cứ một người giáo viên nào, một bậc phụ huynh nào cũng mong muốn học sinh và con em của mình viết chữ đẹp, giữ vở sạch. Song để đạt được những điều đó bằng cách nào và thực hiện như thế nào thì không phải ai cũng biết được và làm được. Là giáo viên giảng dạy lớp 4 đã nhiều năm, tôi cũng mang một hoài niệm là làm sao cho học trò thân yêu của mình ngoài việc chăm ngoan, học giỏi còn viết chữ đẹp và giữ gìn sách vở sạch đẹp. Vì vậy, tôi đã ra sức học hỏi, tìm tòi những biện pháp phù hợp với tình hình, đặc điểm của học sinh lớp mình để phong trào vở sạch chữ đẹp của lớp mình đạt nhiều kết quả . 
II/ THỰC TRẠNG VỀ CHỮ VIẾT VÀ VIỆC GIỮ GÌN SÁCH VỞ CỦA HỌC SINH LỚP 4:
 1/ Thực trạng: 
 a) Về giáo viên: Phong trào vở sạch chữ đẹp đã được ngành giáo dục phát động từ nhiều năm rồi và hầu như tất cả các giáo viên tiểu học đều tích cực hưởng ứng và thực hiện. Nhiều người cũng đã đề ra cho mình nhiều biện pháp tích cực. Nhưng kết quả cuối cùng không mấy người hài lòng. Vì sao vậy? 
 - Còn tồn tại một số giáo viên viết chữ chưa đẹp nhưng ngại khó không rèn luyện, học hỏi. Một số khác thì quan niệm rằng dạy kiến thức tốt là được rồi, còn chữ đẹp thì em nào viết đẹp thì tốt, không đẹp cũng không sao.
 - Có nhiều giáo viên viết chữ rất đẹp, nhưng lại chưa đúng mẫu.
 - Phần lớn giáo viên phát động phong trào vở sạch chữ đẹp trong học sinh chủ yếu là cho các em tự viết bài , hết bài này sang bài khác mà không biết nên làm thế nào để hướng dẫn học sinh chỉnh sửa những nét chưa đẹp, chưa đúng mẫu.
 b) Về học sinh: Chữ viết của các em, nói chung có thể đọc được. Ở các em, đặc biệt là những học sinh trai và học sinh yếu kém, chữ viết của các em còn tồn tại vài thiếu sót như:
Không đúng mẫu, không đúng độ cao quy định của con chữ. Thường thì các em viết chữ nhỏ hơn hay lớn hơn ô li quy định.
Các chữ cái trong cùng một chữ không đều nhau, có khi chữ này to hơn chữ kia và ngược lại. 
Từng nét của các chữ cái không rõ ràng, hay bị dính vào nhau.
Khoảng cách giữa các chữ không đều, xa quá hoặc gần quá. Có em viết 2 chữ liền kề gần dính nhau luôn.
Dấu thanh và dấu mũ bị các em đặt tùy tiện, cao quá hoặc xa quá với con chữ. Các em viết dấu ô và ê gần giống như dấu huyền.
Khi viết sai một chữ nào đó, các em gạch bỏ lung tung, có em còn tô đậm đè lên để giấu chữ đó đi.
Các em viết bài hay bỏ giấy trắng, viết chưa hết trang này lại bỏ sang viết trang khác.
 2/ Nguyên nhân: Nêu lên những thực trạng như trên không phải là tôi đã phủ nhận công sức giảng dạy và giáo dục của các thầy cô khối lớp dưới. Thực tế, ngay cả các thầy cô dạy lớp 2 và 3 cũng cùng nhận xét như tôi. Mọi người đều đồng ý rằng: càng lên lớp cao thì số học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch càng ít đi. Vì sao vậy? Qua thảo luận, bàn bạc, chúng tôi rút ra một vài nguyên nhân chủ yếu như sau:
 - Khi mới vào học lớp 1, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của chương trình chỉ đòi hỏi các em đọc thông, viết thạo và biết làm những phép tính cộng, trừ đơn giản. Bài học ở lớp 1 ít, các em có nhiều thời gian để luyện viết, luyện đọc, làm tính. Vì thế, các em viết chữ khá đẹp, học khá giỏi, chênh lệch về trình độ giữa các em không nhiều. Nhưng khi lên các lớp trên thì yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nâng lên cao rất nhiều. Trong tiết học, các em không còn viết vài âm, vài từ, vài câu nữa mà viết cả một đoạn văn, một bài văn. Số lượng bài học tăng lên. Ở lớp 1, khi tiếp thu kiến thức mới, chủ yếu là các em quan sát tranh, trình bày miệng và thực hiện bằng hành vi. Nhưng ở các lớp trên, các em không chỉ quan sát tranh mà còn đọc văn bản, thảo luận nhóm và viết lại những gì mình đã thảo luận được. Ở giai đoạn này đòi hỏi các em chẳng những viết đúng, viết đẹp mà còn phải viết nhanh nữa. Với yêu cầu như thế, không hẳn học sinh nào cũng thích ứng được, nhất là những em học chậm. Vì thế một số em đã viết nhanh, viết ẩu để cho kịp bài học. Do phải viết nhanh nên có chữ viết sai, viết bị dơ, các em sợ bị la rầy nên bỏ dở trang đang viết ấy qua trang khác để viết lại cho đẹp. Cứ thế, dần dần chữ viết và tập vở của các em dẫn đến thực trạng như đã nêu ở trên.
 - Với tình hình như thế, rất nhiều giáo viên đã bỏ ra nhiều công sức, tâm huyết, cố gắng làm sao giảng dạy cho học sinh của mình vừa học giỏi, vừa viết chữ đẹp. Nhiều giáo viên cũng đã áp dụng nhiều biệp pháp, nhiều hình thức nhưng kết quả cũng chưa như ý. Thật tình mà nói, dạy cho học sinh về kiến thức dễ hơn nhiều so với việc rèn cho học sinh viết chữ đẹp, nhất là khi các em đã học lên các lớp trên. Bởi lẽ việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu không phải là dễ, việc rèn chữ chiếm không ít thời gian, trong khi đó, ở lớp học, học sinh còn phải tiếp thu nhiều kiến thức khác nữa. 
III/ MỘT VÀI BIỆN PHÁP XÂY DỰNG PHONG TRÀO VỞ SẠCH - CHỮ ĐẸP TRONG HỌC SINH KHỐI 4 :
 1/ Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết:
 Các em học sinh rất thích viết chữ đẹp. Khi bài viết của mình được thầy cô khen đẹp hay sạch là học sinh rất sung sướng. Để bồi dưỡng lòng say mê và quyết tâm rèn luyện chữ viết cho học sinh, tôi kể cho các em nghe gương rèn chữ của ông Cao Bá Quát ngày xưa, gương rèn chữ của các học sinh những năm trước, cho các em xem vở rèn chữ của thầy cô, của những học sinh tiêu biểu. Qua những mẫu chuyện, qua thực tế được tận mắt nhìn thấy những bài viết trước và sau khi rèn chữ của thầy cô, của bạn bè và những kết quả mà bạn đã đạt được, các em càng thêm tin tưởng và thêm quyết tâm say mê rèn luyện chữ viết.
 2/ Giáo viên gương mẫu trong việc rèn luyện chữ viết , cách trình bày bảng và các lời nhận xét của giáo viên trong vở học sinh, sổ liên lạc,. . .:
 Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh xem thầy cô như là thần tượng. Mỗi lời nói, cử chỉ, việc làm, chữ viết, thậm chí cách ăn mặc của giáo viên đều được các em cho là đúng, là hay, là đẹp nên hay bắt chước làm theo. Vì vậy, khi viết bảng, chấm bài hay nhận xét trong vở học sinh, tôi cố gắng viết đúng, viết đẹp để các em theo đó mà noi theo.
 3/ Từng bước hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen tốt về viết chữ và giữ gìn sách vở cho học sinh:
 Có thể nói, khi lên đến lớp 4 thì chữ viết của học sinh gần như đã trở thành kĩ năng, khó thay đổi. Ở lớp này không thể nào và không có thời gian dạy các em tập viết lại từng nét, từng chữ cái được. Vì thế chỉ có thể dựa vào chữ viết sẵn có của các em mà uốn nắn, chỉnh sửa từ từ những sai sót cho hoàn chỉnh hơn, đẹp hơn. Lúc này mà yêu cầu các em phải viết đẹp, viết đúng ngay thì không thể được. Các em dù cố gắng gò đến mức nào đi nữa thì chữ viết của các em cũng vậy, chỉ có thể sạch hơn mà thôi. Và như vậy sẽ dễ làm cho các em chán nản, mất niềm tin. Để hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen viết chữ đẹp, giữ vở sạch mà không làm cho học sinh phải ngại khó, chán nản, ngay từ đầu năm học, khi mới tiếp nhận lớp, trong thời gian ổn định lớp chưa vào khai giảng, tôi đã từng bước thực hiện các công việc sau:
 1. Trước hết, tôi ôn lại (vừa hướng dẫn, vừa minh họa trên bảng) cho các em:
Cách trình bày vở các môn học.
Các quy định về chữ viết, lấy 1 ô li tập học sinh làm 1 đơn vị. Cụ thể:
+ Các chữ cái: a, ă, â, o, ô, ơ, i, u, ư, e, ê, x, c, n, m viết với chiều cao 1 đơn vị (1 ô li tập).
+ Các chữ cái: d, đ, q, p viết với chiều cao 2 đơn vị (2 ô li tập). 
+ Các chữ cái b, k, l, h, y, g viết với chiều cao 2,5 đơn vị (2 ô li rưỡi), 
+ Chữ cái t viết với chiều cao 1,5 đơn vị (1 ô li rưỡi) .
+ Chữ cái r, s viết với chiều cao 1,25 đơn vị ( gần 1 ô li rưỡi) .
+ Các chữ cái hoa viết với chiều cao 2,5 đơn vị (2 ô li rưỡi). Riêng chữ g và chữ y viết với chiều cao 4 đơn vị (4 ô li tập)
Hướng dẫn các em viết rõ từng nét các con chữ, không dính vào nhau.
Khi viết đúng chữ cái o thì sẽ viết đúng các chữ cái ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g. Vì thế, tôi hướng dẫn kĩ cho học sinh cách viết chữ cái o, rồi từ chữ cái o tôi chỉ cho học sinh viết đúng các chữ cái ô, ơ, a, ă, â,. . . 
 - Chỉ dẫn chung cách viết liền nét trong một chữ và khoảng cách giữa 2 chữ: 2 chữ viết cách nhau bằng một chữ cái o.
 - Tôi hướng dẫn học sinh: Khi viết sai 1 chữ, 1 từ, 1 câu văn nào đó thì dùng thước và bút chì gạch một lằn ngang ở giữa chữ, từ, câu văn sai đó. Nếu cần bỏ cả 1 đoạn văn, 1 bài văn thì cũng dùng thước và bút chì gạch một gạch xéo đoạn văn, bài văn đó chứ không gạch bỏ lung tung nhìn không đẹp. Sách vở cần giữ sạch, bao bìa , dán nhản, tránh để giây mực, quăn góc.
 2. Hướng dẫn học sinh đến phần nào, tôi cho học sinh thực hành ngay trên vở nháp. Sau đó, mỗi ngày (chỉ trước ngày khai giảng) tôi cho học sinh rèn chữ trong vở nháp một đoạn văn ngắn. Tôi theo dõi từng em, uốn nắn, sửa chữa thêm.
 3. Sau khai giảng, tôi yêu cầu mỗi học sinh có một quyển vở rèn chữ (loại tập có ô li). Mỗi ngày, ở nhà các em viết một đoạn văn hay một bài thơ tự chọn. Đến lớp, tranh thủ những lúc thời gian rảnh như: giờ chơi, lúc các em học các tiết bộ môn Thể dục, Anh văn, Hát nhạc, Mĩ thuật, tôi chịu khó kiểm tra, chấm điểm, chỉ rõ cho học sinh cách khắc phục và sửa chữa những điểm chưa đạt của chữ viết. Mỗi học sinh có những thiếu sót riêng về chữ viết: em này viết chữ h ẹo lưng, em kia viết chữ o méo; em thì viết chữ hơi vuông, em thì viết chữ quá ốm; . . . Vì vậy, tùy theo khiếm khuyết của từng em mà tôi chỉ dẫn cho các em cách khắc phục dần. Với những em viết chữ quá xấu, tôi không buộc các em sửa chữa cùng một lúc những sai sót của mình mà giúp các em chỉnh lí từng chút một. Lúc đầu sửa những cái sai sót cơ bản nhất giúp cho chữ viết các em dễ nhìn hơn, rồi dần dần tiến đến hoàn chỉnh hơn, đẹp hơn.
 4. Trong các tiết học, tôi luôn nhắc nhở học sinh cố gắng viết bài học sao cho sạch đẹp như khi viết ở vở rèn chữ. Những bài học, những ghi nhớ nào có trong sách giáo khoa, tôi cho các em về nhà học trong sách, không yêu cầu các em phải viết lại. Các em chỉ viết đề bài, ý chính, đại ý, . . . ngắn gọn. Nhờ đó, các em có thời gian viết chữ cẩn thận hơn, nắn nót hơn, các em không cảm thấy bị áp lực, chữ viết có tiến bộ mà vẫn đảm bảo chất lượng học tập.
 5. Khoảng giữa năm học, tôi giới thiệu cho các em một vài mẫu chữ mới, đẹp, hướng dẫn các em cách viết nghiêng, nét thanh, nét đậm, khuyến khích những em có năng khiếu về chữ viết lựa chọn, ở nhà luyện viết thêm và sáng tạo thêm. 
 4/ Phát động phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp:
 Để việc rèn chữ của các em không nhàm chán và tạo khí thế học tập sôi nổi hơn, tôi phát động phong trào thi đua viết chữ đẹp, giữ vở sạch trong học sinh. Thứ sáu hàng tuần, trong giờ sinh hoạt lớp, tôi tổng kết, nhận xét đánh giá. Những em nào viết chữ có nhiều tiến bộ, giữ gìn sách vở sạch đẹp, tôi khen ngợi, tuyên dương trước lớp, tạo cho các em tâm lí tự tin và phấn khởi học tập. Cuối mỗi tháng, tôi cho học sinh thi viết chữ đẹp trên giấy, chọn từ 8 đến 10 bài đẹp nhất, sạch nhất dán trưng bày trong lớp học, vừa để kích thích tinh thần thi đua trong học sinh, vừa giúp cho học sinh tham khảo, học hỏi, phấn đấu rèn chữ đạt được như bạn.
 5/ Tranh thủ sự hỗ trợ đắc lực của phụ huynh học sinh: 
 Học sinh học tốt hay viết chữ đẹp phần lớn là nhờ sự đầu tư, hỗ trợ của phụ huynh học sinh. Ngoài việc trao đổi về tình hình học tập của học sinh, tôi còn nhờ phụ huynh nhắc nhỡ và mua sách mẫu chữ đẹp để các em luyện viết thêm ở nhà, giới thiệu với phụ huynh cho con em đi bồi dưỡng thêm chữ đẹp ở các trung tâm luyện chữ,  Nhờ đó, chữ viết của học sinh ngày càng tiến bộ hơn.
IV/ KẾT QUẢ: 
 Qua nhiều năm thực hiện các biện pháp vừa kể trên, phong trào viết chữ đẹp, giữ vở sạch của lớp tôi từng bước đạt kết quả. Cuối năm học, gần 100 % học sinh giữ vở sạch, viết chữ dễ xem, trong đó khoảng 80 % học sinh viết chữ khá đẹp. Tôi đã phổ biến những kinh nghiệm vừa nêu trong giáo viên khối 4 rồi giáo viên toàn trường, được mọi người ủng hộ và thực hiện. Nhờ đó, phong trào vở sạch chữ đẹp cũa trường ngày càng phát triển. Đã có nhiều lớp đạt giải phong trào vở sạch chữ đẹp. Tôi được nhà trường tín nhiệm giao bồi dưỡng đội tuyển học sinh viết chữ đẹp của trường và có nhiều em đã đạt giải cao trong các kì thi viết chữ đẹp các cấp. Trong tháng 11 năm 2008 vừa qua, tôi đã trình bày những kinh nghiệm về xây dựng phong trào vở sạch chữ đẹp trong đợt sinh hoạt cụm cho các trường bạn học tập. Các giáo viên tham dự rất hài lòng và đã bổ sung thêm cho nhau vài vấn đề để phong trào vở sạch chữ đẹp đạt kết quả cao hơn. 
 Sau đây là một vài kết quả phong trào vở sạch chữ đẹp mà học sinh tôi giảng dạy và bồi dưỡng đã đạt được trong mấy năm gần đây:
KẾT QUẢ THI VIẾT CHỮ ĐẸP QUA CÁC KÌ THI
STT
Họ và tên học sinh
Năm học
Kết quả thi viết chữ đẹp các cấp
Cấp trường
Cấp
Thị
Cấp
Tỉnh
Cấp
Quốc gia
1
Nguyễn Dương Bích Ngọc
2004
-
2005 
Giải 1
Giải 2
Giải 3
Không 
tổ 
chức 
2
Đào Nguyễn Hạnh Trang
Giải 2
Giải 3
3
Đào Nguyễn Hạnh Trang
2005
-
2006 
Giải 1
Giải 1
Giải 1
Giải 2
4
Đoàn Nguyễn Minh Trí
Giải 1
Giải 3
5
Nguyễn Võ Phương Quỳnh
2006
-
2007
Giải 1
Giải 1
Giải 1
Không
tổ
chức
6
Đào Nguyễn Thanh Tuyền
Giải 2
Giải 2
Giải 2
7
Ngũ Kim Phượng
Giải 1
Giải 2
Giải 1
8
Nguyễn Thanh Trúc
Giải 2
Giải KK
9
Nguyễn Thanh Trúc
2007
-
2008
Giải 1
Giải 1
 Giải 1
Không
tổ
chức
10
Dương Mỹ Liên
Giải 2
Giải 2
 Giải 2
11
Nguyễn Lê Hoàng Kim
Giải 1
Giải 2
 Giải 3
12
Nguyễn Lê Như Quỳnh
Giải 1
Giải 3 
13
Phạm Huỳnh Thúy Hiền
Giải 1
Giải KK 
14 
Nguyễn Trúc Giang
2008
-
2009
Giải 1
Giải 1
Giải 1
Không 
tổ 
chức
15
Huỳnh Nhi
Giải 2
Giải 2
Giải 2
16
Trần Lê Kim Ngân
Giải 1
Giải 2
Giải 2
17
Nguyễn Ngọc Gia Hân
Giải 1
Giải 2
Giải 3
18
Nguyễn Hồng Trang
Giải 1
Giải 3
 Sau đây là một số bài viết tiêu biểu của các em học sinh do tôi phụ trách giảng dạy trong nhiều năm qua:
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 - Muốn học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch không phải một sớm, một chiều mà có được. Thời gian đầu sẽ gặp nhiều vất vả, đòi hỏi người giáo viên cần phải kiên trì, nhẫn nại, từng bước khắc phục khó khăn.
 - Giáo viên phải nắm vững quy định và kĩ thuật viết các chữ cái theo mẫu chữ quy định để biết học sinh sai sót ở điểm nào mà chỉnh sửa.
 - Giáo viên cần gương mẫu về chữ viết trong trình bày bảng, các lời nhận xét trong vở học sinh, trong học bạ, phiếu liên lạc của học sinh, . . .
 - Luôn động viên, khích lệ những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ. Điều này là một động lực rất lớn giúp cho học sinh phấn đấu, ham thích tập luyện.
 - Thường xuyên nhắc nhở học sinh cố gắng viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
 - Ở vở rèn chữ của học sinh, thời gian đầu giáo viên cần khắt khe. Nếu em nào viết quá dơ, quá ẩu nên yêu cầu các em về nhà viết lại. Không cần các em phải viết nhiều, chỉ viết một đoạn văn hay một khổ thơ ngắn thôi nhưng phải đạt một số yêu cầu tối thiểu mà thầy cô quy định. Khi chữ viết của các em tương đối hoàn chỉnh, giáo viên nâng dần mức độ yêu cầu lên. Có vậy mới giúp các em tự tin hơn trong rèn luyện.
 - Giáo viên cần thường xuyên tập luyện viết chữ để chữ viết ngày càng đẹp hơn, không nên xem kết quả mình đang có là đủ rồi.
 - Hợp tác tích cực với phụ huynh học sinh để kết quả đạt cao hơn và nhanh hơn.
VI/ KẾT LUẬN: 
 Giúp học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch là giáo viên đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành những thói quen, kĩ năng, tính cách tốt cho học sinh. Việc viết chữ đúng, đẹp, giữ vở cẩn thận, sạch sẽ, vừa tạo cho học sinh thói quen tập trung nghe thầy, cô giảng bài, vừa giúp các em dễ học, vì chữ viết của chính các em sẽ giúp các em tái hiện lại bài học thuận lợi. Đúng như Nguyên Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người”, mà nết người là sự hoà hợp giữa tình cảm và trí tuệ.
 Những kinh nghiệm mà tôi vừa trình bày trên đây chưa p

File đính kèm:

  • docSKKN(16).doc
Giáo Án Liên Quan