Lập kế hoạch tuần chủ điểm: Nghề nghiệp lớp Lá

- Quan sát trò chuyện về một số nghề quen thuộc

Trò chơi vận động :Chuyền bóng

Chơi tự do: trẻ chơi tự do ở các góc

GPV: “ Bán hàng”,nấu ăn,chơi xây dựng

GNT: Vẽ cô giáo,tô màu cô giáo

GXD: Xây trường học.

GKH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây

GAN: Biểu diễn bài hát về chủ đề

- Ôn bài củ và làm quen bài mới

Dạy trẻ các thao tác đánh răng đúng cách

*NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY

 

docx36 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lập kế hoạch tuần chủ điểm: Nghề nghiệp lớp Lá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẬP KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐIỂM: NGHỀ NGHIỆP 
 Thực hiện từ ngày 21/11 tới ngày 25/11 năm 2016) 
 Tuần 1:NGHỀ DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
- ĐtT,TDS
Đón trẻ_Thể dục sáng theo bài cô giáo của con
HĐH
PTTC
- VĐCB: Nhảy lò cò 5bước liên tục
PTTM
- Vẽ chân dung cô giáo
PTNT
-Làm quen số 7
-LQCC: 
 u ư
PTNT
- Trò chuyện về ngành giáo viên
PTTM
- BH: Cô giáo miền xuôi
Nghe: Đi học.
- TCAN:đoán tên bạn hát
HĐNT
- Quan sát trò chuyện về một số nghề quen thuộc
Trò chơi vận động :Chuyền bóng
Chơi tự do: trẻ chơi tự do ở các góc
HĐG
GPV: “ Bán hàng”,nấu ăn,chơi xây dựng
GNT: Vẽ cô giáo,tô màu cô giáo
GXD: Xây trường học...
GKH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
GAN: Biểu diễn bài hát về chủ đề
HĐC
- Ôn bài củ và làm quen bài mới 
Dạy trẻ các thao tác đánh răng đúng cách
*NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỪNG NGÀY
Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2016
Lĩnh vực phát triển thể chất
ĐỀ TÀI : Vận động cơ bản: Nhảy lò cò 5bước liên tục
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
 	 1. Kiến thức
- Trẻ biết cách nhảy lò cò 5 bước liên tục,đôi chân theo yêu cầu
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động của giờ vận động: đi, chạy theo hiệu lệnh, tập hợp, tách hàng; tập bài tập phát triển chung và vận động cơ bản.
- Nhảy lò cò 5-7 bước liên tục về phía trước khi đổi chân không dừng lại
- Trẻ chơi đúng cách chơi, đúng luật của trò chơi “ Đua tài cùng bóng” .
- Phát triển tố chất thể lực cho trẻ, phát triển cơ chân, phản xạ nhanh, khéo léo.
3. Thái độ:
- Trẻ tham gia hoạt động tích cực và không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật.
- Trẻ hứng thú, tập trung chú ý tham gia nội dung của bài học.
 	- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tính tập thể, hứng thú trong học.
 	- Trẻ hợp tác, phối hợp với bạn trong đội để chơi tốt trò chơi: “Đua tài cùng bóng”.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm học
2. Trang phục 
 - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, khỏe, đẹp, đội mũ vàng, mũ đỏ theo đội.
 - Tâm thế thoải mái, vui tươi.
3. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động 
 	+Nhạc “Đoàn tàu nhỏ xíu”: Khởi động
 	+ “cháu yêu cô chú công nhân”: Bài tập phát triển chung
+Bóng ,xắc xô,.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
1. Bước 1: Ổn định tổ chức - Gây hứng thú ( 1 – 2 phút)
- Cô phụ ngồi trò chuyện với trẻ, giới thiệu khách!
- 2. Bước 2: Nội dung chính ( 20 đến 22 phút )
2.1. Khởi động ( Theo nhạc nền bài: Đoàn tàu nhỏ xíu)
- Cho trẻ xếp 2 hàng dọc chuẩn bị lên tàu khởi hành ra biển. Trẻ đi theo vòng tròn kết hợp các kiểu chân, đi thường 5m, đi kiễng, gót chân 2m chạy chậm, tăng tốc nhanh, chậm dần đều tập kết thành 2 hàng theo đội ( Mũ vàng – Mũ đỏ)
2.2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung (bài cháu yêu cô chú công nhân)
 Cho trẻ điểm số và tách thành 4 hàng ngang 
* Động tác tay: Hai tay thay nhau đưa sang ngang ( 2l x 8n).
* Động tác thân: Quay người kết hợp di chuyển sang 2 bên (4l x 8n)
* Động tác chân: Nâng cao chân gập gối (3l x 8n)
* Động tác bật: Bật tách chụm (2l x 8n)
 Vừa rồi cô thấy nhiều bạn tập rất đẹp và đều, động tác khỏe, dứt khoát. Song bên cạnh đó vẫn còn bạn “” hơi uể oải, các động tác chưa thể hiện được sự dứt khoát đâu.( Nhắc nhở những cháu thể hiện sự mệt mỏi .– Nếu có)
b. Vận động cơ bản
 * Giới thiệu tên vận động
- Các con vừa thể tap xong bài tap phat triển chung thật tuyệt vời và bây giờ sẽ là một trò chơi hết sức hấp dẫn. Các con đã sẵn sàng bước vào các trò chơi tiếp theo chưa? 
 Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau đứng cách nhau 3 – 4m
- Tiếp theo là trò chơi có tên là “Nhảy lò cò ”
- Ai còn nhớ cách chơi trò chơi này? 
- Xin mời 2 bạn lên tập lại cho cả lớp cùng xem
- Cô nhấn mạnh lại: Ở tư thế “Chuẩn bị”, các con đứng trên một chân, chân kia nâng lên cao, gập đầu gối, 2 tay chống hông, khi có hiệu lệnh « nhảy » cô nhảy lò cò tiến về phía trước, nếu gặp chướng ngại vật thì đổi chân mà không dừng lại...cứ như vậy cô nhảy lò cò đến chướng ngại vật khác đổi chân để nhảy tiếp . Sau đó đi về cuối hàng. 
- Tổ chức cho lần lượt 2 trẻ ở 2 hàng lên tập – Khuyến khích trẻ cùng nhận xét bạn. Cô nhận xét tập trung vào kĩ năng và mức độ hứng thúcủa trẻ. Động viên những cháu thể hiện sự mệt mỏi khi tập
- Cô làm mẫu lần 1không phân tích
- Cô làm mẫu lần 2 + Phân tích động tác
- Gọi 1 trẻ xung phong lên tập – cho các bạn nhận xét (Cô có thể thực hiện lại nhấn mạnh ý chính nếu trẻ làm sai)
* Trẻ thực hiện: 
- Lần 1: Tổ chức cho trẻ tập luyện theo nhóm
+ Để tập tốt bài tập này, các con hãy chia thành đội, đội mũ đỏ , đội mũ vàng luyện tập cùng cô Chung nhé. Xin mời 2 đội về vị trí để luyện tập 
(2 cô tổ chức cho lần lượt 2 trẻ tập. Chú ý quan sát, sửa sai cho các đội trong khi trẻ tập. Trong quá trình cho trẻ tập luyện 2 cô đổi nhóm để có sự bao quát toàn diện hơn)
- Sau 5 phút luyện tập theo nhóm Cô dùng xắc xô tập trung trẻ và nhận xét: Vừa rồi cô thấy các con tập rất hăng hái. Các con có nhận xét gì về các bạn trong đội mình? 
- Cô nhận xét, khen động viên trẻ. Chú ý nhắc nhở những cháu chưa tập trung, tập uể oải ( nếu có)
* Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất lên thực hiện lại cho cả lớp xem
c. Trò chơi vận động: Đua tài cùng bóng 
- Tham gia 2 hoạt động vừa rồi các con thấy thế nào?
- Có một trò chơi rất vui và vô cùng hấp dẫn . Các con có đoán được cô Chung đang chuẩn bị đồ dùng để chúng mình sẽ chơi trò chơi gì không?
Cô giới thiệu: Trò chơi “Đua tài cùng bóng”.
 Bạn nào đã được cô giáo cho chơi chơi trò chơi này rồi? Con chơi trò chơi này như thế nào?
-Cô nêu luật chơi,cách chơi
- Luật chơi: Hết một bản nhạc, bên sân đội nào còn nhiều bóng hơn đội đó sẽ thua cuộc.
 Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô tuyên bố đội thắng cuộc. 
- Vừa rồi 2 đội đã chơi hết mình. Các con có cảm nhận gì khi tham gia các trò chơi hôm nay? Có bạn nào thấy chán và mệt mỏi không? 
2.3. Hồi tĩnh
Thư giãn cùng cô nhé! Hãy thả lỏng cơ thể, hít thật sâu vào và thở ra nhẹ nhàng ( 3 – 4 lần)
- 3. Kết thúc tiết học
! Khen động viên tất cả lớp một tràng pháo tay thật to nào! 
 Hãy chào tạm biệt các quý khách ở đây và hẹn gặp lại 
Thứ 3 ngày 21 tháng 11 năm 2011
 PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
 ĐỀ TAI: VẼ CHÂN DUNG CÔ GIÁO 
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: 
 - Trẻ biết mô tả một số đặc điểm nổi bật của cô giáo, mái tóc, nét mặt, trang phục
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ các nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiêm, cách chọn màu cách bố cục tạo thành bức tranh đẹp giống mẫu của cô
* Thái độ: Trẻ có thói quen nề nếp học tập, hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
* % Trẻ đạt: 94-96 % trẻ đạt yêu cầu
2. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi
 Bài giảng trình chiếu Sildes hình ảnh chân dung cô giáo, 
 Nhạc cô giáo em
 Giấy vẽ bút màu, 
HOẠT ĐÔNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Cô cho trẻ hát bài “Cô giáo em” trò chuyện về nội dung bài hát. Cô gợi ý cho trẻ nói nội dung bài hát đã miêu tả hỉnh ảnh cô giáo rất xinh đẹp, cô giáo hàng ngày đã dạy dỗ các con chăm sóc cho các con.để tỏ lòng biết ơn và yêu quý cô giáo các con phải làm gì? 
Hôm nay cô và các con cùng trổ tài vẽ chân dung cô giáo
* Hoạt động 2: (Hội thi bé khéo tay) “Vẽ chân dung cô giáo”
+ Quan sát đàm thoại: (Trốn cô) cô đâu?
- Các con đoán xem cô có bức tranh vẽ về ai đây? Ai có ý kiến gì nhận xet về bức tranh chân dung cô giáo? 2 trẻ
- Đầu có dạng hình tròn, đầu có tóc, tóc màu đen, trán rộng. Có 2 tai, mặt nhỏ trái xoan, mắt nhỏ tròn có màu đen, miệng màu đỏ cười rất tươi
- Cổ cao áo họa màu xanh điểm những bông hoa màu đỏ màu vàng rất đẹp.
+ Cô vẽ mẫu gợi ý: Cô vừa vẽ vừa đàm thoại cùng trẻ về cách vẽ
- Để vẽ được chân dung cô giáo cô giáo cần phấn bằng tay nào bằng mấy đầu ngón tay? 
- Cô cần phấn bằng tay phải bằng 3 đầu ngón tay ngón trỏ ngón giữa và ngón cái.
Cô vẽ phần đầu ở đâu? Vẽ như thế nào? Cô vẽ ở phía trên, vẽ
vào giữa trang giấy. Đầu to tròn là một nét cong tròn khép kín.
 - Ở đầu còn có gì? Có tóc, tai tóc là những nét thẳng, cong mềm mại 
- Ngoài ra ở phần đầu còn có gì? Mắt mũi, miệng, mắt và miệng là những nét gì? Net cong ngược nhau. Mắt có màu gì? 
- Các con nhìn tinh xem ở mặt còn thiếu gì? Có mũi
- Mũi được vẽ bằng những nét gì? Bằng 2 nét xiêm
- Các con nhìn tinh xem chân dung cô giáo còn vẽ thêm những gì? Vẽ nhưng thế nào? Phần đầu nói với cổ là vai và hại tạy cổ và vai được vẽ bằng những nét gì? Nét thẳng và nét xiên
- Để bức tranh chân dung đẹp thì phải làm gì? Tô màu ạ..
- Cô vẽ gợi ý cho trẻ quan sát cách vẽ, cách tô màu bức tranh 
- Để vẽ được bức tranh đẹp cô giáo đẹp con cầm bút bằng tay nào? cầm mấy đầu ngón tay, tư thế ngồi như thế nào? Cô gợi ý cho trẻ nêu cách cần bút, tư thế ngồi và cách vẽ, cách tô màu phối màu tạo thành bức tranh đẹp
* Trẻ Thực hiện: 
- Cô trẻ đọc thơ “Cô giáo của em”
Cô cho trẻ đọc thơ đi nhẹ nhàng về chỗ cùng tham gia thực hiện. Cô gợi ý động viên khuyến khích trẻ vẽ cách bố cục và phối màu tạo bức tranh đẹp (cô quan sát gợi ý sửa sai cho trẻ). 
* Nhận xét sản phẩm: Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm cho trẻ tự nhận xét bài của mình của bạn bạn vẽ như thế nào? Màu sắc đường nét bố cụcCô nhận xét đông viên khuyến khích trẻ vẽ đẹp bổ sung bài chưa đẹp đông viên trẻ cố gắng.
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Hát bàn tay cô giáo đi ra ngoài” 
Thứ 4 ngày 22 tháng 11 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển nhận thức : Làm quen với toán
Đếm đến 7. Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết chữ số 7.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng.
 - Trẻ nhận biết chữ số 7.
 2. Kỹ năng:
 - Trẻ biết đếm lần lượt từ trái sang phải, biết xếp tương ứng.
 - Củng cố kỹ năng xếp tương ứng 1 : 1.
 - Củng cố kỹ năng nhận biết, phân biệt, so sánh các chữ số trong phạm vi 7. 
 3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú với giờ học.
 - Trẻ biết yêu quý, kính trọng và biết ơn những người lao động.
II. CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô:
 - 7 quyển sách,, 7 quyển vở 
 - Chữ số 7bằng giấy xốp (cắt rời), thẻ chữ số 7 (của cô).
 2. Đồ dùng của trẻ: 
 - Mỗi trẻ có 1 rổ đồ dùng, đồ chơi trong đó có: Lô tô cô giáo, cặp sách có số lượng 7.
 - Thẻ số 7 và các thẻ số khác từ 1-6.
 - Một số nhóm đồ dùng, sản phẩm của các nghề có số lượng 7: bông hoa có các màu khác nhau, số lượng 7.
 3. Địa điểm:
 - Trong lớp học.
TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Ổn định tổ chức.
 Cho trẻ đọc bài vè về các nghề
“Nghe vẻ nghe ve Chừng nào có bệnh
 Nghe vè tôi đố Là đến bác sĩ ®Õn
 Nghề gì cầm cuốc Đến lớp thủ thỉ
 Làm ra hạt gạo Cùng bạn cùng cô
 Là bác nông dân Nghe vẻ nghe ve
 Xây nhà cao tầng Nghe vè tôi đố”
 Công nhân xây dựng
 -Hỏi:trong bài vè nhắc tới những nghề nào
 -Những nghề đó mang đến những lợi ích gì cho xã hội
-Cô kết luận:nghề nào cụng tốt cũng có ích cho xã hội.các con phải học thật giỏi để lớn lên làm nghề có ích cho xả hội
2. Nội dung
HĐ1 Ôn luyện các nhóm có số lượng 6
-Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây
+Cô có bao nhiêu quyển sách đây(6) tương ứng với số mấy
+Cô còn có bao nhiêu quyển vở nữa(6) cho trẻ đếm,Tương ứng với số mấy
 .
Hoạt động 2: Tạo nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 7, nhận biết số 7
 - Cô giới thiệu và cho trẻ hát bài Cô giáo miền xuôi
 + Bài hát nói về nghề nào?
 + Hàng ngày cô giáo làm những công việc gì?
 - Cô củng cố: Cô giáo hàng ngày không chỉ chăm sóc mà còn nuôi dạy chúng mình khôn lớn
 - Cô giới thiệu và yêu cầu trẻ quan sát các đồ vật trong rổ đồ chơi của mình: Trong đó có những gì?
 - Cô gắn 7 cô giáo lên bảng, cho trẻ đếm và nêu kết quả. 
 + Các con hãy đếm xem có bao nhiêu cô giáo?
 - Cô củng cố và chính xác lại cho trẻ.
 - Cho trẻ xếp lần lượt cô giáo ra trước mặt, xếp thành hàng ngang, từ trái sang phải.
 - Các cô giáo cần có gì để lên lớp.
 - Cô xếp ra 6 cái cặp, cho trẻ đếm và kiểm tra kết quả: (cho trẻ xếp cùng cô).
 + Có bao nhiêu cái cặp? 
 + Các con hãy so sánh hai nhóm: Nhóm cô giáo và nhóm cặp như thế nào với nhau?
 + Nhóm nào có số lượng nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
 + Nhóm nào ít hơn?
 + Ít hơn là mấy? 
 + Muốn cho cô giáo bằng với nhóm cặp thì chúng mình phải làm gì?
 - Cô củng cố, động viên và chính xác lại cho trẻ.
 - Cho trẻ thêm 1 cái cặp dưới cô giáo còn lại.
 + Hai nhóm đã bằng nhau chưa? Và cùng bằng mấy?
 - Cô củng cố, chính xác lại cho trẻ.
 + Để biểu thị nhóm cô giáo và nhóm cặpchúng mình sẽ lựa chọn thẻ số mấy để gắn vào cả hai nhóm?
 - Mời 1 - 2 trẻ lên gắng thẻ số vào các nhóm tương ứng.
 - Cho trẻ nhận xét.
 - Cô củng cố và chính xác lại cho trẻ.
 Hoạt động 3: Nhận biết chữ số 7.
 - Cô giới thiệu thẻ chữ số 7, mời một vài trẻ lên sờ vào đường bao của số 7 và nhận xét.
 - Cô củng cố: chữ số 7 gồm 2 nét: 1 nét ngang ngắn phía trên, 1 nét xiên dài hơn ở phí dưới. 
 - Cho trẻ phát âm chữ số 7
 - Yêu cầu trẻ tìm thẻ số 7 và đặt vào các nhóm có số lượng tương ứng.
 - Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ.. 
 Hoạt động 4: Trò chơi: Về đúng nhà của mình.
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô có hình ảnh các cô bác nông dân, cô thợ dệt và các bác thợ mộc hôm nay đến thăm lớp mình. Các bác đều mang những thẻ số ký hiệu cho mình.
 - Các con mỗi bạn cầm một thẻ có các chấm tròn, vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh: “Chọn nghề bé yêu thích” thì các con phải chạy ngay về hình ảnh có thẻ số tương ứng với thẻ chấm tròn các con cầm trên tay.
- Cô giới thiệu xong cho trẻ chơi.
- Sau mỗi lần chơi cô khuyến khích và động viên trẻ.
 3. Kết thúc
- Cô nhận xét chung giờ học.
- Động viên, khuyến khích trẻ.
- Cho trẻ cùng cô cất dọn đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh lớp học
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIẾP
GIÁO ÁN
 	Đề tài: Làm quen với chữ cái u, ư
l/ Mục đích yêu cầu :
1- Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ u, ư .
- Nhận ra chữ u, ư trong từ chọn vẹn về chủ điểm ngành nghề.
- Biết đặc điểm cấu tạo chữ u, ư.
2- Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ u, ư cho trẻ.
- Biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa giữa 2 chữ u, ư qua đặc điểm cấu tạo các nét chữ.
3- Thái độ:
- Trẻ thích học chữ cái, tham gia tiết học sôi nổi hứng thú.
- 100% trẻ phát âm đúng chữ u, ư.
- Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng cô giáo, giữ gìn sản phẩm các nghề.
ll/ Chuẩn bị :
1- Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử , máy tính, máy chiếu. 
- Bảng từ, vòng thể dục.
2- Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ chữ e, ê, u, ư, các nét để ghép chữ u,ư.
- Đồ dùng, sản phẩm các nghề có dán chữ u, ư.
- Tranh về chủ đề ngành nghề có chứa chữ u, ư.
- Hoa, dây để thêu chữ.
lll/ Nội dung tiến hành :
Hoạt động của cô
l/ Ổn định tổ chức -đàm thoại chủ điểm: 
- Cô giới thiệu chương trình: “Chiếc nón kì diệu”, 
- Cho trẻ hát bài “Cô giáo miền xuôi”, sáng tác nhạc sĩ Xuân Giao.
*Đàm thoại :
- Bài hát nói về nghề gì?
- Thế hàng ngày đến lớp, cô giáo làm những công việc gì?
- Muốn biết công việc của cô giáo, cô mời các con cùng hướng lên màn hình xem 1 video clip.
2/ Vào bài:
- Chương trình “Chiếc nón kì diệu” tuần này với 3 vòng quay. Ở mỗi vòng quay cô mời trẻ lên quay, vòng quay dừng lại ở ô chữ nào, nếu cả lớp đọc đúng thì điều bí mật sẽ được mở ra.
a/ Cho trẻ làm quen với chữ cái u: 
- Vòng quay 1 mở ra với một câu hỏi về cô giáo( Cô đưa ra đáp án: bác sỹ, cô giáo, chú bộ đội )
- Cho trẻ xem tranh, dưới bức tranh có từ: “cô giáo của em” và cho trẻ đọc từ.
- Cô cho trẻ tìm chữ đã học.
- Tìm chữ u.
- Cô hỏi trẻ: đây là chữ gì? vì sao con biết?
- Cô giới thiệu chữ cái u và cách phát âm.
- Cho trẻ phát âm theo hình thức tập thể, nhóm, cá nhân. 
- Chữ cái u có đặc điểm như thế nào?
- Cô khái quát lại: chữ cái u bao gồm 1 nét móc dưới và một nét sổ thẳng ở phía bên phải. 
- Cô giới thiệu u in thường , u in hoa, u viết thường.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Cô giáo với mùa thu”
b/ Làm quen chữ cái ư: 
- Vòng quay số 2 mở ra bức tranh “ bưu thiếp”
- Cô giới thiệu dưới bức tranh có từ “ bưư thiếp”và cho trẻ đọc to.
- Cô mời 4 bạn( chia làm 2 đội) lên ghép từ bưu thiếp giống từ của cô.
- Cô nhận xét kết quả và giới thiệu chữ ư
- Cô hỏi 2, 3 trẻ đây là chữ gì?
- Cô giới thiệu cách phát âm.
- Cho trẻ phát âm theo hình thức: Tập thể lớp, tổ nhóm, cá nhân.
- Cô cho trẻ nhận xét về chữ ư.
- Cô khái quát: Chữ ư gồm 1 nét móc dưới, một nét sổ thẳng ở bên phải và có một dấu móc nhỏ phía trên bên phải nét sổ thẳng.
- Cô giới thiệu ư in thường, ư viết hoa , ư viết thường và cho trẻ đọc.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”
c/ So sánh chữ u, ư: 
- Vòng 3 mở ra với một câu hỏi: Các bạn vừa được khám phá về 2 chữ cái gì?
- Cô cho trẻ nhận xét sự giống và khác nhau giữa chữ u và chữ ư.
- Cô khái quát lại: Chữ u và chữ ư giống nhau là cùng có một nét móc dưới và một nét sổ thẳng ở phía bên phải. Khác nhau là: Chữ u không có móc, chữ ư thì có một nét móc nhỏ ở phía trên đầu nét sổ thẳng.
3/Luyện tập: 
- Cho trẻ trải nghiêm với các trò chơi:
*Trò chơi “ Ai nhanh tay”: Trẻ lấy chữ theo yêu cầu của cô.
*Trò chơi“Ai tinh mắt”: Trẻ tìm chữ xung quanh lớp theo yêu cầu của cô( vừa đi vừa đọc vè nghành nghề).
* Trò chơi “Ô chữ kì diệu”: Trẻ tìm chữ theo quy luật sắp xếp.
4/ Trò chơi “ Thêu chữ": 
- Cô nói: Các con a, sắp đến ngày 20/11- ngày nhà giáo Viêt Nam cô đã chuẩn bị những bông hoa rất đẹp. nhiệm vụ của các con là thêu những chữ cái u, ư vào giữu bông hoa thât đẹp để mang đến tặng các thầy cô giáo nhân ngày 20/11.
- Thời gian tính bằng một bản nhạc.
- Trẻ thực hiện thêu, cô quan sát và hướng dẫn trẻ thêu.
5/ Kết thúc giờ học:1 phút 
- Trẻ nào thêu xong thì mang lên dán chữ trên bảng.
Thứ 5 ngày23 tháng 11năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC
MTXQ
 Tên đề tài : Trog chuyện về công việc của cô giáo mầm non
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết công việc của cô giáo mầm non là chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ trong thời gian trẻ ở trường.
- Biết gọi tên một số công việc và đồ dùng dạy học của cô giáo mầm non.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết phân biệt một số đồ dùng hàng ngày của cô giáo với đồ dùng của một số nghề khác
- Biết sử dụng ngôn ngữ mô tả công việc, đồ dùng dạy học của cô giáo và diễn tả tình cảm của trẻ đối với cô giáo.
- Phát triển tư duy và trí nhớ có chủ định cho trẻ
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ lòng kính trọng, biết ơn các cô giáo mầm non
- Giáo dục trẻ biết chăm ngoan, biết thực hiện các hoạt động ăn uống, vệ sinh, vui chơi và học tập.
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm tổ chức: 
- Tổ chức trong lớp học
2. Đội hình dạy trẻ: 
- Trẻ ngồi vòng cung hướng mặt lên cô
- Trong qúa trình tổ chức thay đổi đội hình theo tổ, nhóm phù hợp với từng nội dung
3. Môi trường học tập: 
- Trang trí theo chủ đề nghề nghiệp với các góc mở và sản phẩm của trẻ.
3. Đồ dùng của
- Bài giảng điện tử ( Đoạn video clip về công việc của cô giáo)
- Giao nhiệm vụ cho trẻ từ hôm trước quan sát một số công việc của các cô giáo.
- Nhạc không lời bài “ cô giáo miền xuôi ”, “Chim mẹ chim con”
4. Đồ dùng của trẻ
- Trẻ thuộc bài hát : Cô giáo miền xuôi, chim mẹ chim con, thuộc bài thơ: “ nghe lời cô giáo”
- 25-30 đồ dùng dạy học các loại ( sắc xô, thẻ chữ cái, thẻ số, tranh ảnh, vòng thể dục)
- 2 bảng xanh to để chơi trò chơi
- 25 ->30 bức tranh về công việc của cô giáo để chơi trò chơi.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
* Hát và vận động theo nhạc bài : Cô giáo miền xuôi
- Các con vừa hát bài gì ?
- Bài hát nói về ai ? Ai thường chải đầu, tết tóc cho em?
- Theo các con cô giáo làm những công việc gì 
- Để biết sâu hơn về công việc của cô giáo mầm non bây giờ cô và các con cùng tìm hiểu 
2. Hoạt động khám phá
* Công việc, đồ dùng của cô giáo mầm non 
* Công việc của cô giáo
- Hôm trước cô đã giao nhiệm vụ cho các con hãy quan sát lớp mình cũng như lớp bên cạnh mỗi lớp có mấy cô, các cô làm những công việc gì?
- Các cô thường làm những công việc gì?
- Đó là những cô nào ?
- Cô gợi ý trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo trong một ngày.
- Các cô giáo thường làm việc ở đâu ?
- Hàng ngày, các cô hướng dẫn các cháu những công việc nào?
- Cô dạy con những gì ? ( Dạy múa, hát, nặn, dạy con biết vâng lời ông bà, bố mẹ....
- Công việc của cô giáo mầm non khác cô giáo trường tiểu học như thế nào?
- Tại sao lớp 1 chỉ có 1 cô giáo, mà trong lớp học ở trường mầm non lại phải có 3 c

File đính kèm:

  • docxnghanh_nghe_tuan_12_co_giao_xay_dung_co_thanh.docx
Giáo Án Liên Quan