Một số biện pháp để dạy tốt môn "Làm quen văn học"

Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh. sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt hấp dẫn ở lứa tuổi 24-36 tháng, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, nghệ thuật ngành từ không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống chan hoà trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà. và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5168 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp để dạy tốt môn "Làm quen văn học", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp để dạy tốt môn
“Làm quen văn học”
	I - Đặt vấn đề:
	Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu.
	Bác Hồ nói:	“Trẻ thơ như búp trên cành
	 	 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
	Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ ngây thơ, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên.
	Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh... sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt hấp dẫn ở lứa tuổi 24-36 tháng, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, nghệ thuật ngành từ không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống chan hoà trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà... và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.
Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trể biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu càu đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn... và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ, nhà trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói day, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Đó là những đặc điểm chiếm ưu thế của văn hoá nhưng khai thác cho hết đặc tính của nó thì tôi đang gặp nhiều hạn chế.
1/ Về bản thân:
- Tuy tôi đã có những thuận lợi như: Tham quan dự giờ các bạn đồng nghiệp trong trường, ngoài trường, được sự chỉ đạo sát sao của Ban, Sở và Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, song với khả năng của tôi ở mức hạn chế.
- Trước đây tôi đã dạy đúng phương pháp nhưng chưa chú trọng việc gây hứng thú cho một tiết học, bài soạn còn rập khuôn, máy móc, lên lớp còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, sáng tạo.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học còn nghèo nàn, đơn giản dẫn đến chưa khêu gợi được sự chú ý, trí thông minh sáng tạo chủ động ở trẻ.
2/ Đối với phụ huynh và địa phương cơ sở vật chất:
- Thực trạng hiện nay chính quyền địa phương đã có đầu tư quan trọng đến bậc học mầm non nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu cho giáo dục mầm non, như cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí mua sắm đồ dùng đồ chơi.
- Trường đóng trên địa bàn xã nhưng phần đa là dân làm nông nghiệp kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, một số phụ huynh nhận thức về bậc học mầm non còn nhiều hạn chế, họ quan niệm trẻ mầm non nhất là trẻ thơ 24-36 tháng tuổi đến trường đơn thuần chỉ là vui chơi, chăm sóc vệ sinh, ăn ngủ, ngoan là được... còn lên tiểu học mới quan trọng. Vì thế việc đưa con, cháu đến trường mầm non cò ít và đặc biệt họ chưa hiểu hết được tầm quan trọng của hoạt động dạy và học trong trường mầm non nhất là hoạt động “Làm quen văn học”.
3/ Đối với trẻ:
- Trẻ đang lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, trẻ đang còn tư duy trực quan hành động. Qua các mô hình màu sắc sặc sỡ, qua các mẫu chuyện dễ nhớ các nhân vật, với đặc điểm dễ nhớ mau quên, cũng có một số trẻ đã xuất hiện thao tác tư duy như: So sánh phân tích, thích cái đẹp, ghét cái ác... giúp trẻ hình thành ý thức tìm những dấu hiệu giống và khác nhau của đối tượng.
- Với những đặc điểm như thế bên cạnh đó còn có những cháu yếu, trở trời lại nghỉ học, đi học không chuyên cần, ngôn ngữ của trẻ anh hưởng bởi ngôn ngữ địa phương, diễn cảm chưa rõ ràng, còn nói ngọng, nói thiếu chủ vị, trẻ chưa biết thể hiện tình cảm với mọi người, khi giao tiếp trẻ còn nhút nhát chưa chủ động...
- Từ những tầm quan trọng trên tôi thấy cần phải giúp trẻ yêu thích và rung động trước những tác phẩm văn học, trẻ thích nghe cô kể chuyện, thích nghe cô đọc chuyện. Để bộc lộ tình cảm của mình trước một tác phẩm, tạo cho trẻ thói quen thích làm quen với chuyện.
Xác định được như vậy nên trong quá trình giảng dạy tôi thường trăn trở, phải làm gì? làm như thế nào? để tổ chức hiệu quả một tiết kể chuyện đem lại sự thành công giúp trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, cảm thụ được cái tốt đẹp trong từng nội dung câu chuyện.
Sau những năm đứng lớp tuy chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng tôi vẫn mạnh dạn viết ra những gì đã đúc rút được để có sự nhận xét góp ý và tham gia của đồng nghiệp.
II - Biện pháp - giải pháp:
1/ Từ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của môn “Làm quen văn học” cũng như thực tế ở lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tôi đang trực tiếp giảng dạy cho thấy: Để dạy tốt môn “Làm quen văn học” trong quá trình giảng dạy tôi luôn luôn cố gắng tìm tòi học hỏi nâng cao chuyên môn dạy tiết văn học, đặc biệt là những tiết dạy chuyện. Trong những tiết dạy chuyện tôi luôn đưa ra những sáng tạo của mình để tiết học đạt kết quả cao nhất, có hiệu quả nhất.
- Bộ môn “Làm quen văn học” là bộ môn nghệ thuật, nghệ thuật ngôn từ nên đòi hỏi giáo viên phải luyện dạy học, dạy kể diễn cảm, hấp dẫn, ngữ điệu dùng cho các nhân vật phải thể hiện được tính cách nhân vật, nghệ thuật lên lớp phải hay, truyền cảm, sáng tạo, linh hoạt, sử dụng đồ dùng trực quan khớp với lời kể mới thu hút được sự chú ý của trẻ. Vì vậy trong quá trình dạy trẻ, tôi học hỏi để bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ như:
- Tìm đọc tài liệu, sách vở, các phương pháp thủ thuật đọc, kể diễn cảm.
- Tham gia đầy đủ các đợt phát động làm đồ dùng, đồ chơi của trường tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu phế thải, len, xốp, bìa, vải vụn làm những đồ chơi có màu sắc đẹp, nội dung phong phú, phù hợp với từng câu chuyện, từng mẫu chuyện đảm bảo tính an toàn cho trẻ.
- Tham gia tốt hội thi “Làm quen văn học” trường tổ chức
- Tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do Sở, Ban, Trường tổ chức, thường xuyên thăm lớp dự giờ, học hỏi các bạn đồng nghiệp, tham gia học hỏi trường bạn.
- Đúc rút kinh nghiệm từ những giờ dạy của mình và đồng nghiệp thì bản thân tôi đã tìm ra những biện pháp lên lớp hay nhất, sáng tạo nhất.
2/ Biện pháp:
a/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học bằng trực quan để gây sự chú ý, tạo sự hấp dẫn, kích thích sự ham muốn được lắng nghe cô kể chuyện, đọc thơ:
- Trong việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học thì tôi luôn tìm tòi sáng tạo những đồ dùng trực quan dùng để minh họa cho nội dung cốt chuyện sao cho thật hấp dẫn trẻ về màu sắc, tính chất ngộ nghĩnh của từng nhân vật và thật gần gũi với bản thân trẻ từ đó sẽ tập trung cao độ được sự chú ý của trẻ giúp trẻ tham gia vào tiết học một cách say mê, chủ động và tích cực.
Ví dụ: Kết hợp nhiều loại đồ dùng, con vật mua sẵn như gà, vịt, lợn cây quả và các loại con vật làm bằng len, xốp, đất nặn... với bàn tay khoé léo của mình tôi làm những bức tranh bằng bông len, dựng mô hình bằng sa bàn, hay sử dụng rối tay, tranh cắt rời.
Cụ thể: Chuẩn bị dạy tiết chuyện “Đôi bạn nhỏ”
+ Tôi đã làm cho một chú gà con và một chú vịt con bằng len có màu sắc đẹp, trông rất ngộ nghĩnh đáng yêu, rồi vẽ một con cáo rất hung ác để trẻ cảm nhận được tính cách độc ác của con cáo già.
+ Làm sa bàn là một cánh đồng có hồ nước, bãi cỏ non, bụi cây... để sử dụng trong lúc kể chuyện có hình ảnh minh hoạ. Gà ở trên bãi cỏ non, vịt xuống ao mà cua và bỗng có một con cáo xuất hiện sau bụi cây...
Để phát triển vốn từ, vốn hiểu biết của trẻ đối với các sự vật, hiện tượng, các đặc điểm, hình dáng, cấu tạo của một số nhân vật thường xuyên hiện trong câu chuyện kể thì việc chuẩn bị báo họa mi, tranh ảnh rất cần thiết.
Ví dụ: Đặt báo hoạ mi, sưu tầm tranh ảnh, sách chuyện tranh.
- Hàng ngày cô cho trẻ xem báo họa mi, sách truyện tranh vào những giờ chơi đón, trả trẻ qua những lần xem báo trẻ quan sát, tiếp xúc với các loại tranh về con vật, gà,vịt, mèo, chó, lợn... cây cỏ hoa lá... và cô đọc cho trẻ nghe những bài thơ, mẫu chuyện nhỏ có nội dung giáo dục trẻ, gần gũi với các hành vi của trẻ... Tạo cho trẻ có thói quen thích nghe cô kể chuyện.
- Xây dựng góc tuyên truyền là một công việc chuẩn bị hữu ích trong việc hướng trẻ làm quen với chuyện kể, làm cho trẻ có lòng ham muốn, được hiểu nội dung của câu chuyện, thích được nghe cô kể chuyện.
Ví dụ: Sưu tầm các bức tranh có nội dung như tranh bé vòng tay chào bố mẹ, các bạn nhỏ cùng chơi bên nhau, các con vật gà, vịt quây quần bên nhau, hay tranh ông bà bé trồng cây, bé tưới cây...
b/Luôn tạo tình huống bất ngờ, thú vị để lôi cuốn sự tò mò, sự kích thích tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động làm quen với văn học:
Trẻ mầm non đặc biệt lứa tuổi 24-36 tháng sự tập trung, chú ý của trẻ chưa cao nếu cô không khéo léo tạo tình huống gây sự hấp dẫn, chú ý của trẻ thì việc trẻ tham gia vào hoạt động học tập sẽ không có kết quả, nó sẽ làm cho tiết học nhất là câu chuyện sẽ buồn tẻ, mờ nhạt... Vì thế trong việc tổ chức tiết “Làm quen văn học” đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ đồ dùng trực quan là một điều không thể thiếu được, nó càng đẹp, càng phong phú, gần gũi với trẻ thì sẽ thu lại được kết quả càng cao, đặc biệt phải biết sử dụng các loại đồ dùng trực quan, minh hoạ vào tiết học một cách hợp lý, đúng lúc, phù hợp với nội dung câu chuyện, bài thơ:
Ví dụ: Khi tôi kể câu chuyện: “Cháu chào ông ạ”
ở tiết 1: Tôi sẽ xây dựng sa bàn gồm: Có 1 con đường đi rất đẹp, trên đường có một ông già và 3 nhân vật đó là một chú gà nhỏ có bộ lông vàng ở trước mặt ông già, một chú chim bạc má đậu trên một cành cây bên đường và một chú cóc vàng đặt trên mỏm đá. Để vào bài thu hút được tất cả sự chú ý của trẻ với những lời dẫn dắt vào bài thật nhẹ nhàng, có sức thuyết phục, trẻ thực sự tham gia tích cực vào hoạt động cùng cô
Ví dụ: Câu chuyện “Thỏ ngoan”
Tôi dựng sân khấu rối, phía sau có bức tranh cảnh núi rừng, làm rối tay: “Bác gấu, thơ con cáo”, tận dụng giấy thiết mụ làm mưa, vẽ vào bức củi lửa, lời kể kết hợp với sử dụng rối một cách nhuần nhuyễn thu hút được sự tập trung của trẻ, trẻ hứng thú đọc, qua đó trẻ thích làm những việc tốt giúp đỡ mọi người.
Ví dụ: Khi tôi kể câu chuyện “Quả trứng”
Tôi sẽ dùng vỏ quả trứng vịt chia làm 2 nữa rồi nặn một chú vịt con thật xinh xắn, ngộ nghĩnh bỏ vào trong rồi đậy nắp lại với nhau.
Khi vào bài tôi sẽ gây tình huống lý thú là tôi nói “Quả trứng lúc lắc, lúc lắc rồi đánh tách một cái” tôi sẽ gây tiếng nổ táh một cái ở vỏ trứng đồng thời tách hai nữa vỏ trứng và tôi đặt vị trí quả trứng thật phù hợp cho tất cả trẻ đều thấy rõ có một chú vịt ló đầu ra khỏi quả trứng và kêu to vít... vít... vít.
- Và với tiết này tôi kết hợp sử dụng kiến thức của hai bộ môn. Nhận biết tập nói và âm nhạc. Tôi đã thực sự thu hút được sự hứng thú của trẻ vào nội dung câu chuyện.
Ví dụ: Với câu chuyện “Cây táo”
Trong lúc kể chuyện tôi kết hợp minh họa bằng mô hình trực quan:
- Ông già trồng cây toá xuống đất
- Có một be gái cầm bình tưới cho cây
Khi tô kể đoạn: Gà trống đi qua nói to:
	“Cây ơi, cây lớn mau
Thế là những chiếc lá non bật ra”
	Đồng thời tôi gắn một chiếc lá non lên cây làm cho cây trở nên sinh động, hấp dẫn.
	- Kể đoạn:	“Bươm bướn bay qua và nói
Cây ơi cây lớn mau
Thế là cây ra đầy hoa”
	- Tôi sẽ gắn nhanh những bông hoa thật đẹp và đáng yêu.
	- Đoạn cuối: “Cây ra đầy quả”
	Tôi sẽ gắn một số quả táo chín lên cây
	Có thể nói kết quả của tiết dạy chuyện của tôi luôn luôn đạt kết quả cao, bởi với sự sáng tạo, luôn tìm ra cái mới, cái lạ để làm sao thu hút trẻ tạo cho trẻ những điều bất ngờ, mở ra trước mắt trẻ những điều kỳ diệu. Trẻ nắm vững nội dung của câu chuyện, biết cụ thể từng hành động, lời nói của các nhân vật, giúp trẻ cảm thụ câu chuyện, biết cụ thể từng hành động, lời nói của các nhân vật, giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên như cây, hoa, lá quả, ong mặt trời, mưa phùn bay ...
Để tiết dạy kể chuyện được thành công, trong lúc kể tôi có thể tạo tình huống để giáo dục trẻ.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Cây táo”
Lúc tôi kể chuyện nhờ cô giáo cùng lớp lấy nước tưới cho cây trong bình ngay trước cửa lớp.
Tôi liền hướng trẻ vào việc cô tưới cây để giáo dục trẻ biết chăm sóc, tưới cho cây hàng ngày để cây mau lớn, ra nhiều lá, nhiều hoa.
- Bên cạnh tạo tình huống để trẻ hứng thú nghe chuyện, hiểu nội dung câu chuyện và giáo dục trẻ một cách đầy đủ, có hiệu quả, thì việc tạo tình huống, đặt các câu hỏi gợi mở để cung cấp thêm vè vốn từ cho trẻ, giúp trẻ nói đúng từ, sửa sai, sửa ngọng cho trẻ cũng là một yêu cầu đặt ra rất cần thiết đối với trẻ nhà trẻ. Bởi vậy tôi luôn tìm ra những tình huống mới lạ để giúp trẻ được luyện nói, phát triển ngôn ngữ.
Ví dụ: Khi kể chuyện “Quả trứng”
Cô tổ chức cho trẻ buổi đi thăm nhà bạn búp bê. Đến nhà búp bê cô nói: Các con nhìn xem nhà bạn búp bê nuôi có nhiều con vật không? có những con vật gì nào?
Cô cho trẻ trả lời: Có gà, lợn, vịt ...
Đồng thời kết hợp với bộ môn nhận biết tập nói khuyến khích trẻ tích cực trả lời, luyện phát âm, nói đúng từ, không nói ngọng, nói lắp ...
Ví dụ: Trong tiết dạy thơ “Yêu mẹ”
	Tôi lại tạo tình huống: Cô rất yêu quý mẹ của mình nên cô đọc bài thơ “Yêu mẹ” rất hay, tình cảm, rõ ràng, thế bạn nào yêu mẹ nhất nào? Hãy đọc bài thơ “Yêu mẹ” thật hay cho cô nghe nào. Trẻ tự nhiên được kích thích, hăng say và mong muốn đọc bài thơ.
	Chính những lúc trẻ luyện đọc thơ đã giúp vốn từ, vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ được luyện phát âm, thể hiện tình cảm qua lời thơ...
- Qua những năm giảng dạy và tiến hành các giờ làm quen văn học trên lớp, trên trẻ tôi thấy trước đây trẻ thường rụt rè, nhút nhát, thụ động trong tiết học trẻ chờ cho cô nhắc nhở trẻ mới dám trả lời, lúc tham gia vào tiết học chưa hăng say, tích cực ... Nhưng với sự linh hoạt, sáng tạo luôn tìm tòi những cái mới lạ, cái hay trong thủ thuật lên lớp tôi thaýa trẻ nên mạnh dạn, hồn nhiên, tham gia vào tiết học một cáhc thụ động, trẻ say với những bài thơ, những câu chuyện mà cô giáo kể.
c. Biện pháp làm quen, ôn luyện trong mọi hoạt động và các tiết học khác ở mọi lúc mọi nơi.
Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi là biện pháp không thể thiếu được đối với các môn học đặt biệt là môn văn học 
Thông qua các hoạt động ngoài trời, các môn học khác, hoạt động chiều để cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, rồi ôn luyện sau những bài thơ, câu chuyện trẻ đã được học trên tiết học, giúp trẻ luyện phát âm, phát triển lời nói.
Ví dụ: Thông qua hoạt động ngoài trời cô cho trẻ làm quen với các nhân vật trong chuyện qua việc cho trẻ xem tranh vẽ về nội dung câu chuyện “Đôi bạn nhỏ”
Cho trẻ nhìn tranh - cô đặt câu hỏi - trong tranh có ai?
- Ôn luyện cho trẻ với việc cho trẻ đọc bài thơ “Cây thị”
- Khi quan sát con vật, con bò, trâu, lợn .. có thể đọc bài thơ “đàn bò” “Gọi nghé”.
- Thông qua hoạt động vui chơi giúp trẻ thể hiện tình cảm yêu thương, giao tiếp với bạn bè.
Ví dụ: trẻ chơi với bạn nhường đồ chơi cho bạn trong khi xếp hình
+ Trẻ chơi trò chơi phân vai theo chủ đề: trẻ chơi bế em, cho em ăn, ngủ, đã tạo cho trẻ thể hiện tình cảm yêu thương với em bé, với bố mẹ.
- Thông qua hoạt động chiều, mỗi tuần dành riêng một đến hai tuổi cho trẻ tâp kể chuyện, đọc thơ.
Ví dụ: Hôm nay, lớp mình có rất nhiều bạn đến thăm nào là gà, bò, lợn, vịt... các con hãy đọc thơ, kể chuyện nói về các con vật này nhé.
Cho trẻ đọc thơ “Tìm ổ”, “Gọi nghé”
Kể chuyện “Đôi bạn nhỏ”, “Quả trứng”
- Việc tích hợp các nội dung của các môn học khác vào hoạt động “Làm quen văn học” cũng là một biện pháp bổ ích, gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Dùng một bài hát, trò chơi để tích hợp vào nội dung câu chuyện, bài thơ “Thỏ con không vâng lời”, “Tìm ổ”, “Đôi bạn nhỏ”.
3/ Biện pháp phối kết hợp:
- Thông qua việc họp phụ huynh đón trả trẻ tôi đã giải thích rõ cho phụ huynh hiểu mục đích, yêu cầu tầm quan trọng của bộ môn “Làm quen văn học” đã giúp trẻ hình thành nhằm tính cách con người xã hội chủ nghĩa và quan trọng hơn nó giúp trẻ phát triển về lời nói, ngôn ngữ một cách tích cực, trẻ nói được nhiều từ ngữ chính xác, chuẩn bị về âm tiết và đủ câu, ý... bởi ở trẻ lên 3 “Cả nhà tập nói” “Làm quen văn học” mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu tâm sinh lý ở trẻ lứa tuổi 24-36 tháng, giúp trẻ bước qua giai đoạn khủng hoảng về tâm lý ở độ tuổi lên 3.
- Xây dựng góc tuyên truyền có tủ bày một số hình ảnh, câu chuyện bài thơ có tính giáo dục cao, chỗ dễ nhìn khi phụ huynh đón trẻ.
- Gặp gỡ những phụ huynh có trẻ cá biệt như: Nói lắp, nói ngọng, cô kết hợp với phụ huynh kèm cặp thêm, tập cho trẻ phát âm đúng, chuẩn.
-Trẻ lứa tuổi này rất thích nghe chuyện kể nên ông, bà, bố mẹ ở nhà nên kể cho trẻ nghe những câu chuyện ngắt ít tình tiết hoặc cô giáo ghi các mẫu chuyện cháu đã được học ở lớp, phối kết hợp cho trẻ làm quen tác phẩm, tập kể chuyện.
- Tổ chức tốt những buổi biểu diễn tại lớp: Kể chuyện, đọc thơ để tạo phấn khởi cho trẻ và các bậc phụ huynh.
- Tham mưu với phụ huynh xin những đồ dùng phế liệu, vải vụn, xốp, len... để làm đồ chơi, làm rối tay...
III - Kết quả:
Qua việc thực hiện các biện pháp mới, sáng tạo trong việc dạy môn “Làm quen văn học” tôi đã đạt được kết quả sau:
1/ Về trẻ:
- Khả năng nhận thức của trẻ thăng dần theo từng giai đoạn, các cháu ngày càng thích cô kể chuyện, nhanh nhẹ trả lời các câu hỏi đúng, mạnh dạn hơn thích kể chuyện, một số trẻ nói ngọng được giảm đi rõ rệt, nói lưu loát hơn, ngôn gữ địa phương được thay đổi bằng ngôn từ phổ thông.
Nội dung
Trước đấy
Sau khi sử dụng biện pháp
Trẻ chú ý lắng nghe tác phẩm tích cực chủ động vào giờ học
50%
85%
Số trẻ nói đúng ngữ pháp, đúng âm tiết, ngôn ngữ phát triển
45
80%
Số trẻ thể hiện tình cảm yêu thương gần gũi mọi người và thế giới xung quanh
20%
60%
2/ Về phụ huynh:
+ Cô giáo đã phói kết hợp với phụ huynh và phụ huynh đã nhận thức ra tầm quan trọng của môn: “Làm quen văn học”
- Phụ huynh tự nguyện đóng sách chuyện tăng thêm tủ sách của lớp thêm phong phú.
- Phụ huynh nhiệt tình đóng góp đầy đủ các loại đồ dùng, một số phụ huynh giúp cô làm một số sa bàn,rối dẹp, sân khâu rối... sinh động đảm bảo tính giáo dục.
- Phụ huynh đã thực sự quan tâm đến phát triển ngôn ngữ của con, cháu mình thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp để về luyện thêm cho con mình phát âm đúng, sửa nói ngọng, nói lắp.
3/ Về cô:
Qua những năm giảng dạy trẻ của tôi, lúc đầu phương pháp giảng dạy chưa linh hoạt, sáng tạo nên kết quả tiết học chưa cao. Từ khi sử dụng các nghệ thuật lên lớp một cách linh hoạt, sáng tạo, sử dụng đồ dùng trực quan nhuần nhuyễn với lời kể, học hỏi kinh nghiệm của bạn đồng nghiệp, sự rèn luyện bản thân và biết tìm ra những biện pháp hay nhất tôi đã đem lại kết quả cao trong giờ dạy, đặc biệt môn: “Làm quen văn học”
IV - Bài học kinh nghiệm:
Qua những kinh nghiệm đúc rút trong qúa trình giảng dạy nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn “Làm quen văn học”qua các buổi dự giờ bạn đồng nghiệp trong trường, trường bạn, với lòng say mê tìm tòi mới áp dụng các biện pháp cho từng tiết dạy, từng câu chuyện, bài thơ nhằm dạy tốt môn “Làm quen văn học”, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thẩm mỹ và ngôn ngữ ở trẻ phát triển một cách tích cực: Trẻ không nói lắp, nói ngọng, nói đủ câu, đúng ngữ pháp...
Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm qua những năm dạy thì thực hiện biện pháp với môn “Làm quen văn học”.
- Chuẩn bị tốt tiếtdạy, nắm vững phương pháp, đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn, gây được sự chú ý, hứng thú trẻ tham gia vào tiết học một cách tích cực.
- Luôn luôn tạo tình huống bất ngờ, thú vị để lôi cuốn sự tò mò kích thích sự tập trung chú ý vào bài học nhằm thu lại kết quả cao cho trẻ.
- Ôn luyện, làm quen các tiết học khác và mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
- Biết lồng ghép, tích hợp hài hoà với các bộ môn để nhằm đem lại kết quả cao cho tiết dạy.
- Làm tốt phối kết hợp với các bậc phụ huynh các cấp, các ngành nhằm giáo dục trẻ 

File đính kèm:

  • docCopy of s kien VH MN.doc