Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái

Giáo dục Mầm non là nền tảng ban đầu và chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng trong việc hình thành nhân cách con người . Trẻ em là hạnh phúc của mọi nhà, là tương lai của cả dân tộc. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của mọi người mọi gia đình và của toàn xã hội .Vì thế, chúng ta càng phải quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để các em sống, học tập và vui chơi để sau này các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Chính vì vậy Bộ Giáo dục và đào tạo cho ra đời chương trình giáo dục mầm non mới và triển khai thực hiện từ năm học 2009 -2010 đến nay . Qua thời gian thực hiện, qua các buổi tập huấn, các chuyên đề do phòng Giáo dục - đào tao Vũ Thư tổ chức, tôi thấy chương trình Giáo dục Mầm non mới đổi mới cả về nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy hướng đến phát triển toàn diện, liên tục của trẻ, đảm bảo sự đa dạng vùng miền và đối tượng trẻ. Ngoài ra chương trình Giáo dục Mầm non mới đòi hỏi việc tổ chức các hoạt động học tập vui chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tích hợp các nội dung chăm sóc giáo dục theo chủ điểm, đảm bảo yêu cầu nuôi dưỡng , chăm sóc và giáo dục trẻ. Đối với trẻ 5 tuổi, “ Làm quen với chữ viết ” là môn học vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết như : Tư thế ngồi, cách cầm bút, mở vở, luyện phát âm, nhận biết chính xác 29 chữ cái . Ngoài ra còn hình thành ở trẻ tính kỷ luật, tính kiên trì, tỉ mỉ , ghi nhớ có chủ định tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước vào trường tiểu học.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp
gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái
 I. Đặt Vấn Đề 
Giáo dục Mầm non là nền tảng ban đầu và chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng trong việc hình thành nhân cách con người . Trẻ em là hạnh phúc của mọi nhà, là tương lai của cả dân tộc. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của mọi người mọi gia đình và của toàn xã hội .Vì thế, chúng ta càng phải quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để các em sống, học tập và vui chơi để sau này các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. 
Chính vì vậy Bộ Giáo dục và đào tạo cho ra đời chương trình giáo dục mầm non mới và triển khai thực hiện từ năm học 2009 -2010 đến nay . Qua thời gian thực hiện, qua các buổi tập huấn, các chuyên đề do phòng Giáo dục - đào tao Vũ Thư tổ chức, tôi thấy chương trình Giáo dục Mầm non mới đổi mới cả về nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy hướng đến phát triển toàn diện, liên tục của trẻ, đảm bảo sự đa dạng vùng miền và đối tượng trẻ. Ngoài ra chương trình Giáo dục Mầm non mới đòi hỏi việc tổ chức các hoạt động học tập vui chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tích hợp các nội dung chăm sóc giáo dục theo chủ điểm, đảm bảo yêu cầu nuôi dưỡng , chăm sóc và giáo dục trẻ. Đối với trẻ 5 tuổi, “ Làm quen với chữ viết ” là môn học vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết như : Tư thế ngồi, cách cầm bút, mở vở, luyện phát âm, nhận biết chính xác 29 chữ cái . Ngoài ra còn hình thành ở trẻ tính kỷ luật, tính kiên trì, tỉ mỉ , ghi nhớ có chủ địnhtạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước vào trường tiểu học.
Khi dạy trẻ “ Làm quen với chữ viết”, tôi xác định là người giáo viên Mầm non phải tự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để tổ chức tiết dạy hấp dẫn, hiệu quả phù hợp với đặc điểm tâm lý hồn nhiên ngộ nghĩnh của trẻ thơ: “Học mà chơi , chơi mà học” . Trong suốt thời gian qua, tôi luôn cố gắng tìm ra những biện pháp, thủ thuật dạy trẻ với mục tiêu : Trẻ nhận mặt chữ nhanh, phát âm chuẩn, tô viết chữ cái đúng quy trình, rèn luyện khả năng điều khiển cây bút bằng tay phải, ngồi đúng tư thế. Vậy làm thế nào để trẻ tiếp thu bài một cách tự nhiên thoải mái, có kiến thức vững vàng về môn học này? Sau một thời gian tìm tòi và học hỏi, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái”, mong rằng những kinh nghiệm của tôi được chia sẻ cùng đồng nghiệp để cùng nhau dạy tốt hơn môn học này.
 II. Các biện pháp đã thực hiện
 1. Nghiên cứu tiết dạy, soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng
 Để truyền đạt kiến thức đến cho trẻ một cách tốt nhất, người giáo viên cần nghiên cứu bài dạy thật kĩ để tìm ra những phương pháp phù hợp với nội dung bài. Chương trình Giáo dục Mầm non mới cho phép giáo viên lựa chọn bài mình thấy phù hợp với chủ đề nhất. Trước đây tôi cho trẻ làm quen với từng nhóm chữ cái lần lượt ứng với từng chủ điểm trong năm . Nhưng bây giờ ta có thể chọn nhóm chữ cái phù hợp với chủ điểm để dạy trước. Tùy từng bài dạy, từng loại tiết mà giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức cho phù hợp. Đối với từng loại tiết, cô giáo cần xác định rõ mục đích yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cung cấp cho trẻ để soạn giáo án chi tiết cho tiết học đó. 
 * Chuẩn bị tốt đồ dùng cho trẻ trước khi lên lớp 
 Đối với trẻ mầm non thì bất cứ môn học nào cũng rất cần đến đồ dùng học tập . Vì thế ngoài việc chuẩn bị tốt giáo án ra tôi rất coi trọng việc chuẩn bị chu đáo đồ dùng trước khi dạy . Riêng môn làm quen chữ viết mỗi loại đồ dùng đều phải gắn với một từ hoặc một chữ cái mới có tác dụng chơi mà học. Đồ dùng đồ chơi phải đệp. hấp dẫn trẻ, vừa tầm tay, tiện sử dụng và an toàn đối với trẻ. 
 Đặc biệt khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cô càng phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Khi thực hiện cô phải làm chủ được bài dạy,xử lý tốt các tình huống . Lựa chọn các hình ảnh , trò chơi phải cụ thể, rõ ràng đảm bảo cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia . Ngoài các tiết dạy thường , soạn giáo án điện tử tôi còn cho trẻ làm quen các chữ cái thông qua các trò chơi ,khai thác các trò chơi trên máy như áp dụng phần mền kidmard , happykiid . để cho trẻ làm quen và tiếp xúc với chữ cái nhanh nhất và hứng thú nhất. 
*Tóm lại: tuỳ từng loại bài , loại tiết , tuỳ từng chủ điểm mà ta lựa chọn cách soạn bài , chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp . Tuy nhiên cần phải soạn giáo án chi tiết , đồ dùng chuẩn bị đủ , nhưng phải khai thác triệt để những đồ dùng đó tránh chuẩn bị đồ dùng cồng kềnh nhưng chỉ sử dụng lướt qua ,áp dụng công nghệ thông tin cũng tuỳ từng bài từng tiết không nên gò bó áp đặt 
 2.Tạo hứng thú cho trẻ học tập
Trong tiết dạy làm quen với chữ cái, trình tự các tiết học đều dạy như nhau vì vậy muốn cho trẻ hứng thú học ngay từ đầu cô giáo cần tổ chức cho tiết học hấp dẫn và sôi nổi . Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo từ việc sử dụng lời nói đầu đẫn dắt trẻ vào bài sao cho gây sự chú ý của trẻ, giúp trẻ hào hứng bước vào tiết học .
Ví dụ : Dạy trẻ làm quen với chữ “a,ă,â” ở chủ đề gia đình tôi vào bài tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Cả nhà ăn dưa hấu ”sau đó tôi dẫn dắt đưa cho trẻ xem tranh Cả nhà ăn dưa hấu và tôi cho trẻ đọc từ cả nhà ăn dưa hấu và giới thiệu các chữ cái học chữ a,ă,â 
Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động thích khám phá tìm tòi khám phá mới lạ vì vậy cần vào bài thay đổi nhiều cách khác nhau . 
Ví dụ : trong bài làm quen chữ b,d,đ tôi có thể tải video 1 đàn dê bên bờ suối cho trẻ xem .Sau đó tôi cho trẻ nhận xét về đoạn vi deo đó như thế nào có thể đặt tên là gì ? sau đó tôi cho trẻ đọc tên của đoạn video đó và trẻ tự lên tìm chữ cái đã học và khi trẻ lên tìm đúng các chữ cái đã học các chữ cái đó sẽ di chuyển lên hàng trên ,sau đó tôi giới thiệu chữ mới học xuất hiện rõ ràng và hấp dẫn hơn như thế trẻ sẽ nhớ nhanh và lôi cuốn vào bài học mới hơn 
 Thông qua đó, trẻ vừa được làm quen với chữ cái, vừa được cảm thụ văn học vừa phát triển ở trẻ tình cảm đạo đức .Đặc biệt khi dạy bài này ta nên áp dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng . Những hình ảnh động cùng âm thanh sẽ giúp trẻ học nhưng như đang được xem một bộ phim vậy .
 Cùng với thủ thuật dẫn chuyện để gợi mở là những trò chơi , câu đố dí dỏm tôi sưu tầm hoặc tự sáng tác buộc trẻ phải suy nghĩ nhớ lại các chữ cái đã học, giúp trẻ biết suy luận so sánh phân tích tổng hợp khái quát đồng thời giúp trẻ phát triển trí nhớ , rèn phát âm .
 Ví dụ : với chữ b, d, đ tôi nghĩ ra câu đố : 
Đều có nét cong tròn
Mang bên mình sổ thẳng
Hai chữ mang bên phải
Một chữ bên trái mình
Chữ nào đầu đánh dấu ?
 Để phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ, phân tích, tổng hợp cho trẻ, tôi dùng kĩ thuật ghép chữ trên máy vi tính giúp trẻ dễ nhận ra các điểm giống và khác nhau, Những điểm giống nhau tôi cho xuất hiện đồng thời ,những điểm khác nhau tôi cho xuất hiện sau kèm theo lời giải thích của cô trẻ dễ hiểu. 
Ví dụ: Khi cho trẻ so sánh Chữ b,d,đ : giống nhau đều có nét cong tròn tôi cho xuất hiện chữ nét cong tròn cùng lúc cùng màu. Khác nhau chữ b có nét sổ thẳng bên trái tôi cho xuất hiện nét sổ thẳng bên trái tạo thành chữ b, tiếp theo khi nói đến chữ d,đ đều có nét sổ thẳng bên phải tôi cho xuất hiện nét sổ thẳng bên phải của 
chữ d,đ ,sau đó nói đến chữ đ khác có nét nằm ngang trên đầu tôi cho xuất hiện sau ... như thế trẻ rất dễ nhận biết cấu tạo và các điêm giống và khác nhau.
 Trong hoạt động “ Làm quen với chữ viết ” không thể thiếu phần trò chơi xen kẽ động tĩnh để thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ , liên hệ với thực tế xung quanh gần gũi trẻ giúp trẻ ghi nhớ sâu đậm những kiến thức vừa được học. Bằng công nghệ thông tin tôi đưa ra trò chơi trên máy như : “Ô của bí mật ”, “Đuổi hình bắt chữ”, “giỏ hoa chữ cái”, “ ong tìm chữ ”.... Những trò chơi này tất cả trẻ lớp tôi đều rất hứng thú tham gia. 
Ví dụ : ở trò chơi : “Giỏ hoa chữ cái” cô giáo có thể đưa ra rất nhiều những bông hoa chứa các chữ cái khác nhau sau đó yêu cầu trẻ chọn những bông hoa chữ cái tương ứng với giỏ hoa đó 
Hay ở trò cũng là trò chơi tìm chữ cái trong tranh tôi có thể thay bằng trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”. ở trò chơi này trẻ vừa được khám phá theo các hình ảnh ngộ nghĩnh, hấp dẫn vừa được ôn luyện các chữ cái trẻ vừa học. 
 Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết cô phải chú ý nhiều đến hoạt động cá nhân đặc biệt là trẻ nhút nhát , trẻ nói ngọng , linh hoạt thiết kế nhiều hoạt động khác nhau như tập thể lớp , nhóm , cá nhân .Trong tiết học cô giáo chú ý động viên, khích lệ trẻ kịp thời. 
 Để góp phần phát triển toàn diện cho trẻ, tôi lựa chọn các nội dung để lồng ghép môn học “ Làm quen chữ viết” vào các môn học khác.
Ví dụ :- Trong môn học thể dục : ở hoạt động “ bật xa” tôi đã lồng ghép tích hợp chữ cái như sau :Tôi viết các chữ cái vào các ô trên sàn nhà cách nhau 45cm , cho trẻ bật vào ô chứa chữ cái nào thì phát âm chính xác chữ cái đó.
- Môn:Làm quen với toán :Trong trò chơi củng cố trong tiết thêm bớt trong phạm vi 9 ở chủ điểm Thực vật Tôi cho trẻ chơi trò chơi hái quả .Theo yêu cầu của cô là trong hai phút đội đỏ hái cho cô 9 quả có chứa chữ :h ,đội xanh hái cho cô 9 quả có chứa chữ: k 
 3. Tạo môi trường học tập trong và ngoài lớp cho trẻ học mọi lúc mọi nơi
 Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non lớp học chính là ngôi nhà thứ 2 của trẻ .Khi bước vào lớp học, phản xạ đầu tiên của bé là nhìn xem có những gì đẹp và mới lạ .Vì vậy các mảng chính trong lớp học đó chính là mảng chủ điểm, các góc hoạt động chính là đối tượng lôi cuốn, thu hút sự chú ý của trẻ nên cô giáo cần chú trọng trang trí và thay đổi theo từng chủ điểm. Để giúp trẻ làm quen với chữ viết mọi lúc mọi nơi thì trong lớp tôi bày các góc hoạt động có ghi tên góc bằng chữ in thường . 
Các tranh trang trí của chủ điểm đều có tên tranh giúp trẻ nhận ra các chữ cái đã học trong các từ trọn vẹn , qua đó phát huy sự tìm tòi khám phá ở trẻ , sự nhanh nhạy , trí thông minh.
Ví dụ :ở chủ điểm gia đình : Với tiết dạy làm quen với chữ a,ă,â, Khi tổ chức hoạt động có chủ đích tôi cho trẻ ôn bằng cách : Tôi chuẩn bị các đồ vật có gắn các từ tương ứng như :Cái ca , cái ấm, bàn ăn ,cái khăn . Tôi cho trẻ tìm chữ cái vừa học có gắn các từ tương ứng .
 Ngoài ra tôi còn tận dụng cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Như hoạt động đón trả trẻ giờ vui chơi ,tôi cho trẻ xem tranh ảnh có từ chứa các chữ cái trẻ vừa học .Trong giờ hoạt động chiều, tôi cho trẻ đọc thơ ca, hò vè, đồng dao để luyện cách phát âm cho trẻ : 
 Ví dụ :Luyện chữ n, l, r,d tôi cho trẻ đọc bài: 
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp
Lòng nàng lâng lâng.
 Hoặc 
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành.
- Củng cố rèn phát âm b, d, đ cho trẻ tôi tạo bức tranh “ Đàn bò đi dạo ” có từ dưới tranh rồi cho trẻ đến thăm quan và cho trẻ đọc :
Đàn bò đi dạo
Thong dong trên đồi
Bê con gọi mẹ
Bê! Bê ! Bê ! Bê
Hay ở trò chơi nu na nu nống trẻ ngồi duỗi chân ra cô chạm vào chân từng trẻ đến câu cuối cô chạm vào chân trẻ nào thì trẻ ấy phải trả lời câu hỏi của cô: Đây là chữ gì?. Hoặc ở góc chơi dân gian tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Dung dăng dung dẻ ” để cho trẻ luyện phát âm chữ d một cách chính xác 
Thông qua các hoạt động khác : Ngoài việc dạy trẻ ở hoạt động làm quen với chữ cái ngoài ra cần cho trẻ làm quen ở các hoạt động khác như: 
Hoạt động văn học : Cô luyện cho trẻ đọc các từ khó và đọc theo đúng quy định theo trình tự từ trái qua phải 
Hoạt động vui chơi : Cô cho trẻ nặn các chữ cái và hướng dẫn trẻ nặn các nét theo cấu tạo của chữ qua giúp trẻ được tri giác một cách chính xác 
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi mang tính thi đua như gạch chân các chữ cái theo yêu cầu của cô, hay chọn chữ nhanh.
Trong tủ đựng đồ dùng cá nhân, túi đựng sản phẩm của trẻ ngoài các kí hiệu cá nhân tôi còn ghi rõ ràng họ tên của trẻ giới thiệu với trẻ về tên của mình .sau mỗi lần tiếp xúc trẻ có thể nhận ra tên của mình của bạn gồm có các chữ cái gì từ đó trẻ có thể đọc chữ và làm tiền đề cho trẻ được phát âm các từ và tiếng sau này. 
 Ngoài lớp , tất cả các bồn cây , chậu hoa , bể cá tôi đều gắn tên vào đó nhằm giúp trẻ làm quen dần với từ , tiếng khi ghép các chữ cái đã học lại với nhau 
 4. Sưu tầm sáng tác thơ ca câu đố , bài hát có nội dung phù hợp 
với lứa tuổi mầm non những thơ ca hò vè câu đó hát luôn là nóm ăn tinh thần của trẻ thơ,gắn liền với trẻ ngay từ lúc chào đời giúp trẻ cảm nhậnvà rèn phát âm cho trẻ . Vì vậy với môn học làm quenchữ viết cô giáo cần sưu tầm sáng tác những bài hát ,bài thưo câu đố để lồng ghép vào bài để trẻ tiếp thu nhanh nhất và hiệu quả nhất 
 Ví dụ: Với chữ o,ô,ơ tôi sáng tác bài hát về chữ cái :Khi trẻ hát, trẻ làm động tác tạo dáng chữ rất ngộ nghĩnh mà trẻ lại nhớ được rất nhanh 
Tôi là chữ o -chữ o rất tròn 
Tôi là chữ ô - chữ ô cũng tròn 	
Chữ ô thêm mũ - chữ ơ thêm râu .
Tôi là chữ a - chữ cũng tròn
Chữ a thêm một móc câu bên mình !
Khi cho trẻ tập tô , để rèn trẻ ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách tôi sưu tầm bài thơ 
 Em thích tập vẽ
 Em thích tập tô 
 Lời dạy của cô 
 Em luôn ghi nhớ
Tay phải cầm bút
Tay trái giữ vở
Ngực cháu không tì
Vào bàn đâu nhé
Tập tô với vẽ
Vui quá là vui
Thấy cô vào lớp
Nhớ đứng dậy chào
Đừng làm ồn ào
Khi cô giáo giảng
 Khi nào muốn nói
Bé nhớ giơ tay
 Ngồi viết cho ngay
 Lệch vai xấu lắm!
 Để củng cố chữ, rèn sự nhanh nhạycho trẻ tôi có thể đố trẻ kèm theo lời ca qua trò chơi : “ Oản tù tì ”
“Oản tù tì ra chữ gì?- Ra chữ này! “ – Trẻ phát âm chữ cô đưa ra 
 Hoặc khi cho trẻ làm quen chữ g, y tôi sưu tầm bài hát “Gánh gánh gồng gồng ” xen kẽ trong tiết dạy . Trẻ vừa đi vừa hát và làm động tác minh hoạ sẽ giúp trẻ sảng khoái chống mệt mỏi mà vẫn luyện phát âm được chữ(g) vừa học
 Hay luyện phát âm K tôi sưu tầm bài đồng giao “kéo cưa ’’trẻ vừa luyện phát âm và đồng thời được chơi 
 Kéo cưa kéo cưa
 Hai chú khỉ con
 Cùng chơi kéo cưa
 Kéo qua kéo lại
 Cả hai lăn kềnh
 Nói chung , tuỳ từng bài , từng tiết mà ta lựa chọn bài thơ bài hát câu đố cho phù hợp tránh lạm dụng quá đà dẫn đến trẻ nhàm chán.
 III. những kết quả đạt được 
 Qua những năm dạy chương trình 5 tuổi, qua nhiều bài dạy, nhiều loại tiết khi cho trẻ làm quen với chữ viết bằng những kinh nghiệm tôi học hỏi và tích luỹ khi áp dụng vào giảng dạy, kết quả đạt được tương đối tốt : 
 - 98 % số trẻ trong lớp nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái , nhận ra chữ cái trong các từ trọn vẹn và đặc biệt trẻ có nề nếp học tập như ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng , tô trùng khít lên nét chấm mờ theo đúng quy trình. 
 - Bước đầu làm quen với tập hợp chữ cái ( Từ , tiếng )
 - Trẻ có ý thức học tập ,hồn nhiên, nhanh nhẹn , hoạt bát . Trẻ nhút nhát mạnh dạn lên nhiều và đặc biệt lớp tôi không còn trẻ nói ngọng 
 - Thông qua hoạt động trẻ được bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, được tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh, có tình thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có nếp sống văn hoá tập thể.
IV. Bài học kinh nghiệm 
Muốn trở thành một giáo viên dạy giỏi toàn diện nói chung và bộ môn “Dạy trẻ làm quen với chữ viết” nói riêng:
 - Cô giáo cần phải thực sự yêu nghề mến trẻ , ham học hỏi , phấn đấu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
 - Nghiên cứu tiết dạy , soạn giáo án , chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phù hợp , hấp dẫn trẻ , đảm bảo tính khoa học an toàn đối với trẻ. 
 -áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách phù hợp , khai thác triệt để đồ dùng. 
 - Hình thức lên lớp cần đa dạng , phong phú , linh hoạt , sáng tạo . Luôn tạo những tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ , kích thích tính tò mò suy luận để phát triển tư duy lô gích cho trẻ.
 - Tạo môi trường học tập trong và ngoài lớp, cho trẻ học mọi lúc mọi nơi .
 - Sưu tầm sáng tác thơ ca , câu đố , bài hát có nội dung phù hợp , xen kẽ động tĩnh để thay đổi hình thức học cho trẻ. 
 - Ngoài ra giáo viên cần sử dụng các ngữ điệu khác nhau như lời nói lúc to lúc nhỏ , lúc chậm rãi , lúc hối hả kết hợp với ánh mắt cử chỉ , nụ cười gần gũi giao lưu với trẻ trong tiết học để chuyển tải nội dung bài dạy đến với trẻ một cách hiệu quả nhất .
 - Chú ý nhiều đến hoạt động cá nhân trẻ đặc biệt là những trẻ nhút nhát, động viên khích lệ trẻ kịp thời.
 Trên đây là một số biện pháp thủ thuật mà tôi đã hướng dẫn cho trẻ : Làm quen với chữ viết trong thời gian qua.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của của cấp trên và đồng nghiệp để tôi rút ra được những bài học quý giá thiết thực cho mình góp phần đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn Ban thi đua Phòng Giáo Dục - Đào tạo Vũ Thư . Cảm ơn Ban giám hiệu Trường Mầm non Tân lập 
 Tân Lập, ngày 12 tháng 4 năm 2013
Xác nhận của hội đồng thẩm định Người viết 
 Vũ Thị Na 
Xác nhận của hội đồng thi đua

File đính kèm:

  • docSK_LQCC.doc