Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 1.Cơ sở lý luận:

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.

Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cức và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.

Như chúng ta biết về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. Trong vòng vài năm gần đây, các nhà giáo dục trẻ tiền tiểu học và các nhà nghiên cứu tâm lý đã tìm ra các trở ngại phát triển của trẻ mà làm chậm khả năng cũng như hạn chế tình trạng tâm lý tích cực ở trẻ. Một trong những trở ngại chính đó là khả năng về kỹ năng sống.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1.Cơ sở lý luận: 
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cức và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Như chúng ta biết về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. Trong vòng vài năm gần đây, các nhà giáo dục trẻ tiền tiểu học và các nhà nghiên cứu tâm lý đã tìm ra các trở ngại phát triển của trẻ mà làm chậm khả năng cũng như hạn chế tình trạng tâm lý tích cực ở trẻ. Một trong những trở ngại chính đó là khả năng về kỹ năng sống.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp một. 
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề một cách cơ bản, một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổinhững hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
2. Cơ sở thực tiễn:
Câu thành ngữ: “ Tiên học lễ, hậu học văn” của ông cha ta từ ngàn xưa đã để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học. Lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người.
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ.
Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi các nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội. 
Song trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau. Giải quyết phải xuất phát từ trẻ.
Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi đạt hiệu quả. Qua thời gian thực hiện tôi đã tích luỹ được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non”. 
II. MỤC ĐÍCH – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích của sáng kiến:
- Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
- Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các hoạt động.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non trong hiện tại và những năm tiếp theo.
- Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành cho trẻ những phẩm chất cơ bản, bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển giúp trẻ tự tin khi bước chân vào trường tiểu học.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện trong phạm vi lớp học có 30 trẻ tại lớp 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.
3. Phạm vi thực hiện đề tài:
- Từ tháng 9/2015 đến tháng 5/ 2016 đề tài được thực hiện tại lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) trong trường mầm non
B – NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
I. KHẢO SÁT CỦA THỰC TẠI:
 Năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi với tổng số cháu là 30 cháu. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, từ đó tôi chọn lọc biện pháp giáo dục cho phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
1. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tới chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thưc tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mội điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
- Giáo viên trong lớp đoàn kết cùng đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
- Hai giáo viên trên lớp nắm vững phương pháp, có trình độ chuẩn, có sự nhiệt tình chia sẻ, phối hợp với nhau và luôn quan tâm tới trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tận tình với công việc. Tôi thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Khó khăn:
- Chưa có nhiều tài liệu sách báo về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo.
- Giáo viên có nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Không gian lớp hẹp nên còn khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động.
- Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp theo độ tuổi.
II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM:
Trước khi khảo sát đề tài tôi tiến hành khảo sát các kỹ năng sống trên trẻ, với số lượng là 30 trẻ:
Stt
Kỹ năng sống
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Tính tự tin
15
50%
15
50%
2
Kỹ năng hợp tác
16
53,5%
14
46,5%
3
Kỹ năng giao tiếp
18
60%
12
40%
4
Kỹ năng xử lí tình huống
14
46,5%
16
53,5%
5
Sự tò mò và khả năng sáng tạo.
17
56,6%
13
43,4%
6
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân.
15
50%
15
50%
Qua khảo sát thực trạng trên lớp và được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
Các biện pháp chính:
1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học.
3. Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao.	
4. Biện pháp 4: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.
5. Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động.
6. Biện pháp 6: Sáng tác vè, đồng dao đưa vào trò chơi vận động, kích thích trẻ cải tiến – sáng tạo trong trò chơi nhằm gây hứng thú và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
7. Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
C: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống như sau:
I. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CỤ THỂ:
1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non là còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Đầu năm học vừa qua trường tôi được tham gia chuyên đề “ giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ” do phòng giáo dục tổ chức. Đó là một trong những kỹ năng sống cho trẻ. Sau đó trường tôi thực hiện lại chuyên đề đó cho tất cả giáo viên trong trường được tham gia và nắm vững hơn phương pháp tổ chức. 
Ngoài học tập chuyên đề ra tôi còn tham khảo thêm trong sách báo như báo “giáo dục mầm non” do nhà trường phát, phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè để nâng cao trình độ chuyện môn.
Thông qua biện pháp này tôi thấy giáo viên hiểu hơn và nắm vững hơn phương pháp cũng như cách truyền đạt kỹ năng sống tới trẻ.
2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học:
Giáo dục kỹ năng sống là phải giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi và cả trên tiết học.Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá là rất cần thiết. Trên tiết học trẻ vừa được cung cấp kiến thức vừa được giáo dục kỹ năng cần thiết.
Ví dụ:
* Giờ học phát triển thể chất:
Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khoẻ mạnh, trẻ biết trong khi tập phải xếp hàng theo thứ tự không chen lấn xô đẩu nhau. Trẻ biết tự lấy đồ dùng, dụng cụ thể dục của mình. Biết hợp tác với bạn để chơi trò chơi.
* Giờ học khám phá xã hội:
Trẻ được lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh, từ đó hình thành cho trẻ những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ an toàn cho bản thân
Tôi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Gia đình bạn, gia đình tôi.
Trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia đình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà.
Kỹ năng sống trẻ học được là: Giao tiếp cởi mở với bạn, lắng nghe bạn nói và chờ đến lượt bạn nói. Biết nói rõ ràng để bạn hiểu và chơi cùng bạn.
Với chủ đề “ Bản thân” tôi cho trẻ trải nghiệm với các giác quan của mình, những trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.
* Giờ học tạo hình:
Đề tài “ Vẽ ngôi nhà của bé”. Cô giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình ở, biết quét dọn ngôi nhà của mình sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng.
* Giờ làm quen văn học:
Qua câu chuyện: “ Người bạn tốt”
Cô đàm thoại cùng trẻ:
- Linh và Trang là đôi bạn như thế nào?
- Khi Linh gặp nạn thì Trang sẽ làm gì?
- Con học tập được đức tính gì ở hai bạn?
Cô giáo dục trẻ tình đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè, biết nói những lời cảm ơn chân tình khi được người khác giúp đỡ mình.
* Giờ làm quen chữ cái:
Tôi dạy trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, biết sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp.
* Giờ giáo dục âm nhạc:
Thông qua bài hát : “ Rửa mặt như mèo” giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Ngoài ra lớp tôi còn tổ chức giờ học biểu diễn văn nghệ tại lớp để giúp trẻ tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
Ảnh giờ học âm nhạc tiết biểu diễn văn nghệ
Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, từ có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính thức mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ.
2. Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao.	
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ trong phương châm chơi mà học, học bằng chơi. Chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rữa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Ảnh giờ ăn trưa của trẻ.
Trong năm học này tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan một số khu vực ở gần trường phù hợp với thời điểm và với chủ đề đang học.
Ví dụ:
Chủ đề “ Tết và mùa xuân” tôi cho trẻ đi tham quan của hàng bán hàng tết nhà bác Luyến, tổ chức cho trẻ được gói bánh chưng và lồng ghép câu chuyện “Sự tích bánh chưng, bánh giầy”, toi cho trẻ làm thiệp chúc mừng năm mới.
Chủ đề “ Thế giới thực vật” tôi cho trẻ đi dạo tham quan vườn rau, cây cối xung quanh khuôn viên trường.
Chủ đề “ Quê hương đất nước Bác Hồ” tôi cho trẻ đi tham quan lăng Bác.
Ảnh cô hướng dẫn trẻ gói bánh chưng.
Ảnh trẻ làm thiệp chúc mừng năm mới.
Ngày tết Hàn thực tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm nặn bánh trôi tại lớp. Tôi đã cho trẻ nặn bánh trôi màu trắng, màu đỏ và màu xanh. Trước khi nặn tôi đã khơi gợi trí tò mò của trẻ bằng cách cho trẻ đoán xem làm cách nào để vỏ bánh có màu đỏ và màu xanh. Tôi hỏi trẻ làm thế nào để cho nhân vào bánh và làm sao để bánh có dạng hình tròn. Khi đó trẻ sẽ tò mò và đoán. Sau đó tôi cho trẻ tự làm bánh và cho trẻ thưởng thức luôn những viên bánh do mình làm ra.Được thưởng thức sản phẩm do chính tay mình tạo ra trẻ rất thích thú. 
Ảnh trẻ làm bánh trôi tại lớp.
Hình ảnh trẻ đi tham quan trang trại era house.
Hình ảnh trẻ đi tham quan lăng Bác.
Trước ngày đi tham quan tôi kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu, khám phá của trẻ bằng cách hỏi trẻ:
+ Con đoán xem với địa điểm đi tham quan ngày mai con biết được những gì?
+ Theo con đi từ trường mình đến địa điểm đó mất bao lâu?
+ Các con cần chuẩn bị những gì cho buổi tham quan đó? (mũ, dép, trang phục phù hợp.)
+ Trên đường đi các con cần làm gì? (đi theo hàng, đi sát lề đường bên phải, chào hỏi mọi người,). Vì sao phải làm như vậy?
+ Tới địa điểm tham quan con định làm gì và nói những gì ở đó?
Với việc chuẩn bị tâm lí và việc chuẩn bị kiến thức cho trẻ như vậy tôi đã khiến trẻ lớp tôi rất tò mò và háo hức về địa điểm tham quan ngày mai. Tối về trẻ háo hức kể cho bố mẹ nghe về kế hoạch của lớp và chia sẻ những điều mà trẻ muốn biết với bố mẹ. Qua đó bố mẹ có cơ hôi cung cấp thêm kiến thức cho con và tạo được một sợi dây gắn kết giữa nhà trường và gia đình, giữa bố mẹ và con cái.
Tại địa điểm tham quan tôi luôn tận dụng tối đa các điều kiện giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống cần thiết.
Ví dụ : Chủ đề “ Nghề nghiệp” tôi cho trẻ tham quan cửa hàng gội đầu của mẹ bạn Ngọc Linh. Trẻ vừa được quan sát trò chuyện, đàm thoại về công việc, về các đồ dùng dụng cụ của nghề làm đầu vừa được chia nhóm thực hành một số thao tác như chải tóc, mô phỏng công việc gội đầu, cắt tóc, làm tóc xoăn và sấy tóc cho bạn.
Qua các buổi tham quan như vậy trẻ rất phấn khởi vì được giao lưu với bên ngoài phạm vi trường mầm non. Trên đường đi trẻ biết đi theo hàng lối và đi sát lề đường bên phải để bảo vệ an toàn cho bản thân, biết chào hỏi mọi người trẻ gặp. Được đi nhiều lần trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ được luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, chào hỏi lễ phép, được rèn khả năng quan sát nhận biết các sự vật hiện tượng ở trên đường đi và ở nơi mà trẻ đến tham quan. Qua đó kiến thức mà trẻ thu được về chủ đề sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn.
Ảnh trẻ đi sát lề đường bên phải.
Năm nay trường tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan trang trại era house và lăng Bác. Khi tôi thông báo kế hoạch đi tham quan của nhà trường trẻ lớp tôi rất thích. Để không làm mất hứng của trẻ tôi khuyến khích trẻ hãy chia sẽ cảm xúc và sự vui thích của trẻ về chuyến tham quan sắp tới với các bạn. Và tôi đã ghi lại được nhũng cuộc đối thoại giữa các trẻ như sau:
+ Lần này chúng mình được đi ô tô đấy.
+ Cậu có say xe không?
+ Say xe thì phải uống thuốc vào. Mẹ tớ bảo thế. 
+ Cậu được đến lăng Bác bao giờ chưa?
+ Vào lăng Bác là không được nói chuyện đâu.
+ Ở trang trại có gì không nhỉ?
+ Tớ không biết. Tớ chưa đến đấy bao giờ.
+ Ở trường anh tớ đi tham quan rồi đấy. Tớ thấy anh tớ mang nước, bánh, sữa với bim bim để ăn.
+ Tối về tớ sẽ bảo mẹ tớ mua cho.
+ Nhớ mang mũ với đi dép quai hậu nữa. Mọi lần đi tham quan cô đều dặn nhu thế.
+ Đi ô tô cậu không được thò đầu, thò tay ra ngoài đâu, như thế nguy hiểm lắm đấy.
+ Hôm trước cô kể “ Một chuyến tham quan” tớ biết rồi
Nghe câu chuyện trẻ kể với nhau tôi cảm thấy niềm vui và tự hào về những gì tôi đã làm và làm được cho trẻ. Buổi ngoại khoá nhà trường tổ chức là vào cuối năm. Sau một năm học tôi thực sự thấy trẻ lớp tôi đã “lớn” hơn rất nhiều cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ biết trao đổi với nhau về một vấn đề, biết chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết với nhau, biết phải làm những gì để chuẩn bị cho chuyến đi và biết những quy tắc mà mình cần thực hiện cho phù hợp với chuyến đi đó. Sau nhiều lần được cô tổ chức cho đi tham quan dã ngoại, tới buổi ngoại khoá này trẻ thật sự đã rất tự tin với đầy đủ những kỹ năng mà cô đã cung cấp trong các buổi đi tham quan trước và qua tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.
Bác lái xe đã khen trẻ lớp tôi ngoan, khi đi xe không hò hét, đùa nghịch hay nói chuyện to làm ảnh hưởng đến bác, lên xe biết chào và xuống xe biết cảm ơn bác, điều mà không phải khi nào bác lái xe cũng nhận được.
Khi được phát bánh mỳ và sữa tôi nhận thấy không một trẻ nào tùy tiện vứt rác lung tung cho đến khi cô đi thu rác.
Để tránh lạc trẻ trong chuyến tham quan, tôi đánh máy cho mỗi trẻ một biển tên đeo trước ngực. Tôi hướng dẫn trẻ từng thông tin được đánh trên đó và cách sử dụng biển tên trong trường hợp cần thiết. Nhờ đó tôi đã cung cấp thêm cho trẻ kỹ năng bả

File đính kèm:

  • docSKKN Hải Yến 2016.doc