Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém khắc phục khó khăn khi thực hành hai phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3

 Xu thế đổi mới toàn cầu hoá hội nhập,đòi hỏi bức thiết đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Đáp ứng mục tiêu dạy học đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng nhân tài cho đất nước, vấn đề giúp đỡ học sinh yếu kém tránh tình trạng ngồi nhầm lớp là vấn đề được quan tâm đặc biệt.

 Trương chúng tôi năm trên địa bàn Phú Sơn là một trong những vùng đặc biệt khó khăn. Trường gồm 4 phân hiệu lớp 3B thuộc phân hiệu 2 học sinh dân tộc 1 em , học sinh thuộc hộ nghèo có 8 em, một em khuyết tât.lớp 3D thuộc phân hiệu 4 có 7 /7 học sinh dân tộc thanh, số học sinh thuộc diên hộ nghèo 6/7 em.

 Xuất phát từ thực trạng dạy học và tình hình thực tế , tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém trong mảng kiến thức cơ bản toán 3 chung tôi đã đưa ra sáng kiến “ Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém khắc phục khó khăn khi thực hành hai phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3”. Nhằm đưa ra một số phương hướng giải pháp để giúp đỡ các em thực hiện tốt các kỹ năng tính toán.Để các em vừa tiếp tục học lên lớp trên và ứng dụng vào cuộc sống.

 Từ đó đổi mới và nâng cao trình độ nhận thưc học sinh và phương pháp giảng bài dạy của giáo viên trong các mạch kiến thức cơ bản của toán 3 . Để hoàn thành sáng kiến này ngoài sự nỗ lực tìm tòi nghiên cưu của bản thân , chúng tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới hội đồng khoa học và tổ chuyên môn nhà trường bạn bè đồng nghiệp đã trực tiếp giúp đỡ , hưỡng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện để chúng tôi hoàn thành sáng kiến này .

 

doc18 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém khắc phục khó khăn khi thực hành hai phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
 Xu thế đổi mới toàn cầu hoá hội nhập,đòi hỏi bức thiết đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Đáp ứng mục tiêu dạy học đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng nhân tài cho đất nước, vấn đề giúp đỡ học sinh yếu kém tránh tình trạng ngồi nhầm lớp là vấn đề được quan tâm đặc biệt.
 Trương chúng tôi năm trên địa bàn Phú Sơn là một trong những vùng đặc biệt khó khăn. Trường gồm 4 phân hiệu lớp 3B thuộc phân hiệu 2 học sinh dân tộc 1 em , học sinh thuộc hộ nghèo có 8 em, một em khuyết tât.lớp 3D thuộc phân hiệu 4 có 7 /7 học sinh dân tộc thanh, số học sinh thuộc diên hộ nghèo 6/7 em.
 Xuất phát từ thực trạng dạy học và tình hình thực tế , tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém trong mảng kiến thức cơ bản toán 3 chung tôi đã đưa ra sáng kiến “ Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém khắc phục khó khăn khi thực hành hai phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3”. Nhằm đưa ra một số phương hướng giải pháp để giúp đỡ các em thực hiện tốt các kỹ năng tính toán.Để các em vừa tiếp tục học lên lớp trên và ứng dụng vào cuộc sống.
 Từ đó đổi mới và nâng cao trình độ nhận thưc học sinh và phương pháp giảng bài dạy của giáo viên trong các mạch kiến thức cơ bản của toán 3 . Để hoàn thành sáng kiến này ngoài sự nỗ lực tìm tòi nghiên cưu của bản thân , chúng tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới hội đồng khoa học và tổ chuyên môn nhà trường bạn bè đồng nghiệp đã trực tiếp giúp đỡ , hưỡng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện để chúng tôi hoàn thành sáng kiến này .
 Đây là sáng kiến mà bản thân chúng tôi đúc rút kinh nghiệm trong năm này , do trình độ còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót .
 Vậy mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy giáo , cô giáo và bạn học .
 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 I, ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Xuất phát từ mục tiêu của môn toán ở trường tiểu học :
- Môn toán ở tiểu học nhằm giúp cho học sinh :
Có những kiến thức cơ bản về yếu tố hình học và cách hình thành phép nhân chia trong bảng 
- Hình thành các kỹ năng thực hành ,tính toán ,giải toán có lời văn và các dạng bài toán nhân chia trong bảng và các bài toán có ứng dụng thiết thực về cuộc sống .
- Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy ,phát triển khả năng suy luận , hợp lý diễn đạt đúng .Biết cách giải quyết các vấn đề đơn giản , gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng gây hứng thú trong học toán cho học sinh .
- Môn toán tiểu hoc góp phần bước đầu hình thành phương pháp học toán ,làm việc có kế hoạch , khoa học, chủ động, linh hoạt ,sáng tạo cho học sinh.
- Xuất phát từ mục tiêu trong quá trình dạy học hai phép tính nhân, chia trong bảng lớp 3 .Chúng tôi nhận thấy không phải em nào cũng đúng ,và thực hiện tốt ,thành thạo 2 phép tính nhân chia, mà nhiều em vẫn chưa thực hiện được nội dung này ,các em còn mắc phải nhiều lỗi sai phần đa rơi vào những em học sinh yếu, kém hơn các em khác trong lớp .
- Nếu như các em học sinh yếu về kỹ năng thực hành 2 phép tính nhân , chia không được giúp đỡ ,quan tâm thì các em sẽ không có khả năng tối thiểu khi học chương trình toán lớp 3. Như vậy các em sẽ gặp nhiều khó khăn khi giải các bài toán có liên quan đến 2 phép tính nhân ,chia
- Mặt khác nếu các em học sinh yếu không thực hiện được các bài toán về 2 phép tính, không khắc phục được những sai lầm trong phần toán học này, trong khi các em khác lại làm tốt ,thì các em sẽ chán nản và bi quan ,học lực của các em lại càng suy yếu .
- Xuất phát từ những thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện chương trình và SGK tiểu học mới ở địa phương, ở trường sở tại
- Hiện nay trong các trường tiểu học chỉ quan tâm đến học sinh giỏi và có biện pháp để bồi dưỡng học sinh giỏi ,còn học sinh yếu thì không có tài liệu, chương trình cụ thể, sách tham khảo dành cho học sinh yếu kém cũng không có .
 Với nhận thức như vậy bản thân chúng tôi thấy vấn đề giúp đỡ học sinh yếu kém là vấn đề được quan tâm nhiều hơn , nhằm để nâng cao chất lương cho học sinh.
 Nhưng trong khuôn khổ sáng kiến này chúng tôi chỉ được chọn một mảng kiến thức toán học và chúng tôi đã chọn ‘‘vấn đề giúp đỡ học sinh yếu kém . Khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân , chia trong bảng cho học sinh lớp 3 ’’ . Hy vọng với đề tài này chúng tôi cũng như các đồng nghiệp những ai quan tâm đến vấn đề này sẽ góp phần giúp đỡ học sinh yếu kém học tốt hơn môn toán ở bậc tiểu học .
2/ Đối tượng điều tra: Lớp 3B : 16 em Lớp 3D: 7em
 Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là thiết kế các biện pháp giúp đỡ các em học sinh yếu, kém khắc phục những khó khăn khi học hai phép tính nhân, chia trong bảng ở lớp 3.
II- THỰC TRẠNG :
1/ Tìm hiểu thực trạng dạy và học phần thực hành hai phép tính nhân, chia trong bảng của học sinh lớp 3.
2/ Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sai lầm mà học sinh yếu kém gặp phải khi thực nhân, chia trong bảng ở lớp 3.
3/ Đề xuất một số ý kiến để giúp đỡ học sinh yếu kém hình thành được kĩ năng thực hành hai phép tính ở lớp 3.
A- Khó khăn của học sinh tiểu học:
- Là các học sinh ở phân hiệu lẻ nên các em ít có cơ hội để giao lưu học hỏi các bạn cùng lứa tuổi, nhất là các học sinh ở phân hiệu 4 ở nhà các em đều tiếp xúc với người thân trong gia đình, cũng như làng xóm đều nói tiếng bản địa nên việc học ở lớp và ở nhà dường như được phân biệt rạch hai loại ngôn ngữ, đây cũng chính là cái khó cho giáo và học sinh. 
- Khó khăn liên quan đến tính chất của các mối quan hệ với giáo viên, bạn bè. Trong quan hệ với giáo viên, học sinh tiểu học rất sợ thầy giáo, cô giáo bởi vì giáo viên là người dạy có uy tín, là người đưa yêu cầu đối với học sinh ngăn cản các hành vi sai trái của các em, kiểm tra đánh giá các em hằng ngày.
- Khó khăn liên quan đến chế độ học tập mới như thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, đi học đúng giờ, không được bỏ học, làm bài tập đầy đủ, lên lớp phải chú ý nghe giảng .
 - Khó khăn liên quan đến khả năng học tập, phương thức học tập còn hàn chế với mong muốn được học tập và hiểu biết. vì vậy giáo viên cần phát hiện sớm để giúp các em giải quyết các khó khăn, sớm hoà nhập với cuộc sống ở trường tiểu học.
B – Đặc điểm của học sinh yếu kém - Cơ sở để hình thành phép nhân, chia.
1/ Học sinh yếu kém
-Không phải mọi học sinh tiểu học đểu có sự phát triển hoàn thiện theo đặc điểm phát triển về tâm lí lứa tuổi. Có một số học sinh do ảnh hưởng không tốt về mặt tâm sinh lí dẫn đến sự tiếp thu kiến thức của các em đó kém đi so với các bạn cùng tuổi, cùng lớp, chúng ta gọi các em đó là học sinh yếu, kém.
-Những học sinh này có đặc điểm là tiếp thu kiến thức chậm hơn với các bạn cùng lớp, cùng tuổi.
- Các em học sinh yếu, kém thường ghi nhớ một cách máy móc, chậm chạp hơn các bạn cùng lớp, cùng tuổi.
- Học yếu kém tri giác một cách chậm chạp về hình ảnh trực quan không có hệ thống, sử dụng ngôn ngữ trong quá trình tri giác thì kém cỏi.
- Vận dụng các khái niệm đã học vào bài tập chưa chính xác.
- Các em thuộc đối tượng này thường có chú ý không chủ định, khối lượng chú ý hẹp hơn và dễ phân tán hơn so với các bạn cùng tuổi. Vì vậy các em thường có những biểu hiện;
+ Chán nản, không muốn học, lười học bài ở nhà đến lớp không chú ý nghe giảng, tiếp thu bài chậm, tiếp thu bài không đạt mục tiêu của bài học, sợ phải chấm bài.
+ Điểm của các em thường kếm hơn so với các bạn trong lớp, thậm chí điểm đa số là dưới trung bình.
+Tâm lí các em không ổn định luôn sợ sệt, lo lắng có một số em thì lầm lì ít nói, một số em lại hiếu động, ít chú ý trong học tập hay làm việc riêng trong giờ học.
+ Học sinh yếu kém thường xuyên thường ít khi thuộc bài và làm bài tập.
+ Thường sách vở luộm thuộm, chữ viết cẩu thả.
2/ Học sinh yếu kém về môn toán:
- Đa số học sinh yếu kếm bộc lộ rõ nhất là ở môn Toán. Vì môn toán là môn có nhiều kiến thức phải nhớ, phải tư duy.
- Hầu hết các học sinh yếu kém thường làm bài tập quá thời gian quy định mà vẫn không hoàn thành các bài tập, nếu hoàn thành thì chất lượng của các bài còn sai nhiều chưa đạt mục tiêu đề ra.
3/ Cơ sở để hình thành phép nhân chia trong bảng.
- Ở lớp hai các em đã được học phép nhân và phép chia trong bảng từ bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5.
- Các bảng chia 2, chia 3, chia 4, chia 5.
-Hình thành theo quan điểm tập hợp ( A x B ) với A Ç B = F.
- Chương trình toán lớp 2 năm 2000: Hình thành phép nhân trên cơ sở phép cộng các số hạng bằng nhau.
Ví dụ1: 2 + 2 + 2 + 2 +2 = 10
O O
2 nhân 5 = 10
O O
2 x 5 = 10
O O
2 được lấy 5 lần
O O
Hoặc: 2 được lấy phần, ta có
O O
2 x 2 = 2 + 2 = 4
O O
Vậy: 2 x 2 = 4
O O
2 được lấy 3 lần, ta có
O O
 2 x 3 = 2 + 2 + 2 = 6
O O
Vậy: 2 x 3 = 6
- Từ những nội dung và cơ sở đã nêu trên ta hình thành được bảng nhân.
2 ´ 1 = 2
2 ´ 5 = 10
2 ´ 9 = 18
2 ´ 2 = 4
2 ´ 6 = 12
2 ´ 10 = 20
2 ´ 3 = 6
2 ´ 7 = 14
2 ´ 4 = 8
2 ´ 8 = 16
Ví dụ 2: Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống
2
4
6
14
20
+ Hình thành phép chia trên cơ sở ngược lại của phép nhân;
Ví dụ:
	2 	´ 5 = 10
	Suy ra:	10 	: 2 = 5
	Hoặc:	10 	: 5 = 2 	
Hay:
	2 ´ 4 = 8
 - Số 2 là thừa số thứ nhất
O
O
 - Số 4 là thừa số thứ hai
O
O
 - Số 8 là tích đã tìm được.
Vậy để thực hiện hình thành từ phép nhân thành phép chia ta làm như sau:
- Lấy tích lá 8 chia cho thừa số thứ nhất kết quả tìm được là 4
- từ đó ta hình thành được bảng chia.
2 : 2 = 1
12 : 2 = 6
4 : 2 = 2
14 : 2 = 7
6 : 2 = 3
16 : 2 = 8
8 : 2 = 4
18 : 2 = 9
10 : 2 = 5
20 : 2 = 10
-Ở lớp 2 học sinh đã được nắm bắt và hình thành cơ sở ban đầu về các phép tính nhân chia trong bảng. Từ đó tạo điều kiện cho các em có một lương kiến thức để tiếp tục học lên các lớp trên và khắc sâu hơn nữa về hai phép tính , nhân, chia trong bảng.
Ở lớp 2 học sinh chỉ học phép nhân, phép chia từ 2 đến 5.
- Còn lên lớp 3 học sinh tiếp tục học phép tính nhân, chia từ 6 đến 9.
Ví dụ:1 Cơ sở để hình thành bảng nhân 6 
° °
° °
° °
6 được lấy 1 lần, ta viết 
6 x 1 = 6
6 ´ 1 = 
6 ´ 2 = 
° °
° °
° °
6 được lấy 2 lần ta có
6 ´ 3 = 
6 ´ 2 = 6 + 6 = 12
6 ´ 4 = 
° °
° °
° °
Vậy 6 ´ 2 = 12
6 ´ 6 = 
6 ´ 7 = 
° °
° °
° °
6 được lấy 3 lần, ta có
6 ´ 8 = 
6 ´ 3 = 6 + 6 + 6 = 18
6 ´ 9 = 
° °
° °
° °
Vậy : 6 ´ 3 = 18
6 ´ 10 = 
° °
° °
° °
+ Hình thành phép chia 6 trên cơ sở phép nhân 6
Ví dụ: 2
° °
° °
° °
° °
° °
° °
° °
° °
° °
6 ´ 3 = 18
18 : 6 = 3
6 : 6 = 1
12 : 6 = 2
18 : 6 = 3
24 : 6 = 4
30 : 6 = 5
36 : 6 = 6
42 : 6 = 7
48 : 6 = 8
54 : 6 = 9
60 : 6 = 10
 Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy việc dạy học hai phép tính nhân, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số tại các trường tiểu học được thực hiện như sau;
a.Về việc thực hiện phép nhân.
12 x 3 = ? và 24 x 2 = ?
Một số học sinh yếu đã đặt tính như sau:
12
 x 
 3
 24 
 x 
 2
36
	 48
 Như vậy, các em này đã đặt tính sai tuy nhiên kết quả không sai nhưng vị trí các thừa số gióng từ trái qua phải là sai dẫn đến cách đặt phép tính là hoàn toàn sai. Nguyên nhân là do các em có thói quen đặt phép tính sai.
b. Về việc dạy thực hiện phép chia.
21 : 7 = ? và 21 : 7 = 3
	Sau khi học sinh đã tìm ra được kết quả nhưng chưa biết cách thử lại kết quả để biết được phép tính trên thực hiện đóng hay sai.
Có thể lấy 7 x 3 = ? là phép ngược lại của phép tính chia.
	Quá trình đánh giá và cách thực hiện các phép tính nhân, chia của học sinh yếu kém cùng với sự tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của các em, những đối tượng học sinh yếu kém trên có thể chia thành hai nhóm:
Những học sinh có tư duy trí nhớ kém
Những học sinh có tư duy nhưng lười học, không được học đầy đủ
c. Về dạy thực hiện tìm thành phần chưa biết trong phép chia học sinh thường mắc các lỗi sau:
- Khi thực hiện phép tính tìm số chia x chưa biết:
* Học sinh làm như sau:
30 : x = 5
x = 30 x 5
x = 150
+ Nhận xét: Phép nhân trên thực hiện sai.
+ Nguyên nhân sai: Các em chưa hiểu được x là số chia chưa biết và muốn tìm được x là số chia chưa biết ta phải thực hiện như thế nào?
Do vậy dẫn đến cách ghi phép tính và kết quả đều sai.
* Học sinh thực hiện:
x : 5 = 4
 x = 5 + 4
 x = 9
 Cách thực hiện của học sinh như vậy là sai và các em chưa nắm được trong phép tính chia hết, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
+ Nhận xét: Cả ba vấn đề nhân, chia và tìm thành phần chưa biết trong phép chia, các em đều thực hiện sai do chưa nắm được cách đặt tính, thử lại sau khi tính và quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính chia.
III- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Đổi mới phương pháp dạy học
- Trong mỗi tiết học, giáo viên nên phối hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học một cách khoa học để cho giờ học nhẹ nhàng, có hiệu quả. Các hình thức có thể là dạy học theo lớp, dạy học theo nhóm, dạy học theo cá nhânHình thức dạy học theo cá nhân cần chú trọng và áp dụng tích cực hơn, học sinh cần được thực hành nhiều hơn như tự làm bài tập, tự đánh giá đúng sai của mình, của bạn dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy học. Với yêu cầu đặt ra dạy học đến từng học sinh, học đi đôi với hành, học sinh được thực hành, các bài tập phong phú, đa dạng hơn để phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên phải nắm được khả năng của từng học sinh từ đó phân chia được các nhóm phát triển khả năng sở trường của mình. Mỗi học sinh đều phải hoạt động, phải học tập suy nghĩ và làm việc tích cực, giáo viên nói ít, giảm làm mẫu mà nên tổ chức cho học sinh hoạt động, làm việc với từng nhóm, từng cá nhân. Cách dạy này tạo cho học sinh thói quen tự giác làm việc, cố gắng học hỏi để chiếm lĩnh tri thức.
- Đổi mới phương pháp dạy học không phải là loại bỏ hoàn toàn phương pháp cổ truyền mà phải biết vận dụng các phương pháp đó một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm tổ chức cho mọi học sinh đều hoạt động, đều được tham gia giải quyết vấn đề.
 Kết quả của việc dạy học toán không chỉ đem lại cho học sinh nói chung và học sinh yếu kém nói riêng những kiến thức kỹ năng, cơ bản mà góp phần hình thành phương pháp tập tạo thói quen tốt và góp phần phát triển nhân cách cho học sinh. Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học toán là một việc làm cần thiết.
2. Dạy học kết hợp giáo dục học sinh trong cộng đồng.
	Học sinh lứa tuổi Tiểu học dễ cảm xúc, dễ bắt chước nhanh chóng những hành vi trở thành thói quen. Vì vậy, ngoài giáo dục ở trong trường cần phải kết hợp ở gia đình, cộng đồng và xã hội.
Người ta có câu “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” điều đó nói lên tầm quan trọng của môi trường giáo dục, biện pháp giáo dục con cái, giáo dục học sinh khi còn nhỏ. Phải động viên, khuyến khích kịp thời khi các em làm được những việc tốt, khi các em làm được những bài tập đạt kết quả cao. Làm sao để cho học sinh gần gũi với giáo viên, các em nói lên được ý nguyện của mình để từ đó giáo viên hiểu các em hơn và có biện pháp giáo dục thích hợp. Giáo viên và gia đình phải trao đổi thường xuyên về tình hình học tập của con em để có hướng giáo dục phù hợp.
3. Dạy học bằng phiếu bài tập
Khi dạy học bằng phiếu bài tập sẽ có nhiều tác dụng cho giáo viên và học sinh. Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập. Giáo viên chỉ việc lựa chọn nội dung kiến thức và điều kiện tiếp xúc trực tiếp với học sinh tất cả; mọi đối tượng đều được hoạt động.
	Trong cùng một thời gian học tập nhưng giáo viên có thể kiểm tra được tất cả các đối tượng, học sinh thì làm được nhiều bài tập hơn, dạy học bằng phiếu bài tập sẽ tăng hiệu quả rõ rệt. Trong giờ học toán mà giáo viên sử dụng phiếu bài tập thì có điều kiện kiểm tra nhiều đối tượng học sinh, giáo viên có điều kiện tiếp xúc từng học sinh, quan tâm, động viên các em kịp thời nhất là những học sinh yếu kém. 
Tuỳ theo năng lực của từng nhóm học sinh để giáo viên thiết kế bài tập. Nhóm học sinh yếu kém làm các bài tập chủ yếu là rèn luyện kỹ năng tính toán, giải toán ở dạng đơn giản. Nhóm học sinh khá giỏi làm các bài tập nâng cao hơn để phát triển năng khiếu toán cho các em.
Giáo viên áp dụng dạy học bằng phiếu bài tập còn giúp các em trong nhóm tự kiểm tra, đánh giá và đánh giá lẫn nhau bằng cách các em đổi phiếu từng cặp để kiểm tra đúng – sai cho nhau. Qua bài làm của bạn, mỗi học sinh có thể học tập được lẫn nhau về cách trình bày và các kỹ năng tính toán.
Sau khi áp dụng biện pháp dùng phiếu bài tập, số học sinh yếu kém, lười học, hay nghịchđã tiến bộ hơn. Các em khá sôi nổi và hào hứng khi giáo viên ra phiếu bài tập về kĩ năng thực hành 2 phép tính nhân chia trong bảng.
Như vậy để giúp học sinh khắc phục những sai lầm khi thực hiện 2 phép tính nhân, chia trong bảng, ngoài những biện pháp vừa nêu trên, giáo viên cần tìm ra các giải pháp thích hợp, các cách dạy cho từng bài, từng phép tính cụ thể.
Phương pháp dạy 2 phép tính nhân, chia trong bảng theo yêu cầu cơ bản về kỹ năng môn toán, các em phải thực hiện đúng các phép tính bằng cách đặt tính, cách tìm và tìm ra kết quả đúng.
Phép nhân một số với một số (chú ý cách đặt thừa số)
Phép chia một số với một số
Biết cách thực hiện phép tính và cách thử lại kết quả bằng phép nhân và phép chia.
Biết tìm thương trong phép chia đúng.
Biết trừ tích trong phép nhân đúng
Biết vận dụng các quy tắc trong phép chia hết.
Biết tìm số chia x chưa biết
Vì vậy, phương pháp dạy các phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3 yếu kém vươn lên trung bình và nắm vững được kiến thức, kỹ năng cơ bản của mảng kiến thức này, cần thực hiện như sau:
a) Nhờ vào bảng cộng các số hạng từ đó ta hình thành được phép nhân.
Ví dụ 1: Thực hiện phép tính: 8 + 8 + 8 = 24
Giáo viên yêu cầu học sinh phải biết được có 3 số hạng bằng nhau và hướng dẫn cách cộng các số hạng: lấy 8 cộng 8, cộng 8, kết quả là 24.
Giáo viên yêu cầu học sinh cách đặt tính nhanh bằng phép tính nhân lấy 8 x 3 = 24.
Vậy cách tính này học sinh sẽ hiểu được thủ thuật cách đặt phép tính có thay đổi nhưng kết quả tìm được không thay đổi (nghĩa là 8 được lấy 3 lần)
Ví dụ 2: Cách thực hiện đặt phép tính nhân với số có 1 chữ số (nhân 12 với 3). 
Hướng dẫn học sinh đặt tính:
 12
x 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
 3 3 nhân 1 bằng 3, viết 3
 36 
Nhân theo thứ tự từ phải sang trái 
Khi dạy cho học sinh yếu, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể để cho học sinh không bị nhầm lẫn khi đặt phép tính và khi thực hiện phép tính.
Hướng dẫn cho học sinh biết: 12 là thừa số thứ nhất, 3 là thừa số thứ 2 và 36 là tích đã tìm được
Ví dụ 3: Khi thực hiện phép tính nhân 9 x 3 = 27
Giáo viên cần cho học sinh áp dụng vào bảng nhân, chia 9 mà các em đã học.
Phân tích cho học sinh hiểu: 9 là thừa số thứ nhất, nhân với 3 là thừa số thứ 2 lấy 9 x 3 = 27. Kết quả tìm được tích là 27.
Ta lấy tích là 27 chia cho 3 là thừa số thứ hai, kết quả tìm được là 9 (thừa số thứ nhất), đây là phép tính đúng.
Từ đó ta có thể lập một bảng phép chia sau:
Số bị chia
27
27
27
63
63
63
Số chia
9
9
9
9
9
9
Thương
3
3
3
7
7
7
Giúp học sinh yếu kém hiểu được phép nhân và phép chia có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được biến thành một móc xích nhất định, từ đó các em không bị nhầm lẫn trong cách đặt tính còn gọi là phép tính ngược lại.
b) Khi thực hiện tìm x trong phép tính nhân hoặc chia.
	Để học sinh khỏi nhầm lẫn giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết, cách thực hiện phép tính. Hướng dẫn cho học sinh biết x là số chia hoặc số bị chia chưa biết.
Ví dụ 1: Thực hiện phép tính sau: 42 : x = 6
Giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh hiểu là: số 42 là số bị chia; số x là số chia chưa biết và 6 là thương của phép chia.
Yêu cầu tìm x là số chia chưa biết ta cần phải làm như thế nào?
Áp dụng vào bảng chia ta thực hiện như sau:
42 : x = 6
 x = 42 : 6 
 x = 7
Ví dụ 2: Thực hiện phép tính sau: x : 5 = 4
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh yếu kém hiểu được x là số bị chia chưa biết; 5 là số chia; 4 là kết quả. Vậy yêu cầu tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?
Cách làm: hướng dẫn cách đặt phép tính ngược lại cụ thể:
x : 5 = 4
 x = 4 x 5
 x = 20
Ví dụ 3: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. 12 : 6
Học sinh chưa biết cách tính dọc
Trường hợp này giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỹ để học sinh yếu áp dụng chia dễ dàng hơn.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đặt tính 12 6
Dẫn dắt cách chia
Số bị chia có 1 chục và 2 đơn vị
Số chia là 6
Từ đó yêu cầu học sinh trình bày phép chia theo thuật toán thứ tự chia như sau: 
 12 6 * 12 chia 6 

File đính kèm:

  • docSang kien ThuanVan.doc
Giáo Án Liên Quan