Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán

Việc nâng cao chất lượng dạy học là yêu cầu không thề thiếu được trong công tác dạy học.

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa môn toán lại đóng vai trò quan trọng, biết toán mới học được khoa học mà khoa học lại giữ vai trò quyết định cho sự phát triển cho đất nước. Chính vì thế bản thân tôi thầm nghĩ: “Làm thế nào cho học sinh của mình mau tiến bộ và học giỏi. Suy nghĩ đó cứ xoay quanh trong đầu, tôi đã thử nghiệm bằng phương pháp này, phương pháp khác nhằm nâng cao chất lượng môn toán. Do đó tôi rút ra vài biện pháp có hiệu quả trong quá trình công tác dạy học ở những năm gần đây.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3222 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN
I/ Mở đầu:
Việc nâng cao chất lượng dạy học là yêu cầu không thề thiếu được trong công tác dạy học.
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa môn toán lại đóng vai trò quan trọng, biết toán mới học được khoa học mà khoa học lại giữ vai trò quyết định cho sự phát triển cho đất nước. Chính vì thế bản thân tôi thầm nghĩ: “Làm thế nào cho học sinh của mình mau tiến bộ và học giỏi. Suy nghĩ đó cứ xoay quanh trong đầu, tôi đã thử nghiệm bằng phương pháp này, phương pháp khác nhằm nâng cao chất lượng môn toán. Do đó tôi rút ra vài biện pháp có hiệu quả trong quá trình công tác dạy học ở những năm gần đây.
II/ Nội dung:
	1/ Hoạt động xây dựng chuyên môn:
	- Xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần tự học tự rèn.
	- Chú trọng công tác dạy tốt, học tốt , nâng cao chất lượng đại trà.
	- Sinh hoạt tổ chuyên mônthống nhất chương trình dạy học trong tuần (1 lần/ tuần ).
	- Soạn kế hoạch bài học phải xác định trọng tâm bài dạy và chuẩn kiến thức cần truyền đạt.
	- Luôn đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với các dạng bài.
	- Chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh, đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy.
	- Tìm thêm các ví dụ, câu hỏi, nhiều cách giải hay gợi sự chú ý học tập của học sinh nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh hơn.
	2/ Hoạt động trên lớp:
	a. Khi đứng lớp:
	- Tình bày bảng nên sử dụng phấn màu, ghi đủ nội dung kiến thức cần truyền đạt, dùng phấn gạch dưới kiến thức trọng tâm, đóng khung kiến thức công thức cần nhớ.
	- Quan sát theo dõi sự tiếp thu bài học của các em.
	- Tùy theo kiến thức cần truyền đạt, trình độ của học sinh mà vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.
	- Luôn tạo sự thoải mái khi các em học toán với nhiều trò chơi học tập như: Thi đua giải toán nhanh, sắp xếp nhanh các hình theo yêu cầu,tổ chức thi đua nhóm đôi, thi đua nhóm 4 học sinh, thi đua theo tổ.
	b. Giờ dạy lý thuyết:
	- Chú trọng hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức cần bài học.
	- Biết vận dụng lý thuyết vừa học vào một số các bài tập đơn giản.
	- Hướng dẫn học sinh học thuộc lý thuyết.
	c. Giờ dạy luyện tập:
	- Giúp học sinh vận dụng thành thạo lý thuyết vào bài học một cách hợp lí.
	-Qua việc giải bài tập đó học sinh rút ra được kinh nghiệm về phương pháp giải toán.
	d. Nếu là tiết kiểm tra:
	- Đề kiẻm tra vừa sức với trình độ học sinh, có câu phát triển dành cho học sinh khá giỏi.
	- Chấm, trả bài, chữa bài kịp thời.
	- Đánh giá chính xác chất lượng học tập của học sinh.
	- Quan tâm dến các học sinh làm bài quá kém ( Tìm hiểu nguyên nhân học sinh học kém )
	3/ Hoạt động dạy ngoại khóa:
	a. Dạy học sinh năng khiếu:
	- Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu để xác định tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi.
	- Khuyến khích học sinh mượn sách ở thư viện tham khảo, học hỏi nhiều cách giải toán hay..
	b. Dạy phụ đạo học sinh yếu:
	- Tách học sinh yếu ngồi học chung một nhóm ngay từ đầu ( Phân loại học sinh ).
	- Tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu.
	- Vận động học sinh yếu phụ đạo vào các ngày thứ 7, hoặc dạy học sinh yếu chéo buổi.
	- Nên có thời gian kèm sát các học sinh học yếu.
	4/ Hoạt động ngoại khóa:
	- Thường xuyên tham khảo thêm chuyên môn ở sách báo, các giáo viên đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường.
	- Luôn dự giờ, thao giảng, dự chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên của bản thân.
	- Thường xuyên sưu tầm thêm các tư liệu, tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác dạy học.
IV/ Kết quả:
Năm học
Học kì 1
Học kì 2
2006-2007
2007-2008
2008-2009
V/ Bài học kinh nghiệm:
	- Soạn kế hoạch bài học theo hướng đổi mới.
	- Áp dụng nhiều phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
	- Tách học sinh yếu kém ngay từ đầu để phân các em thành một nhóm. 
	- Cuối tuần có bài kiểm tra nhằm theo dõi trình độ học sinh. 
	- Thường xuyên quan sát theo dõi học sinh yếu. 
	Trên đây chỉ là một vài phương pháp mà bản thân tôi rút ra trong thực tế dạy học và tình hình học tập của học sinh trong trường, rất mong được sự góp ý nhiệt tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp nhằm giúp bản thân nâng cao chuyên môn cũng như để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 

File đính kèm:

  • docSKKN TOAN BICH 1.doc