Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn trong trường THCS

Các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX, cũng như văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đều khẳng định: " Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển" Nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn là một việc làm thiết thực của các cấp quản lý giáo dục nói chung, các cơ sở giáo dục nói riêng. Ổn định, phát huy chất lượng đại trà và nâng cao chất lượng mũi nhọn của các nhà trường phổ thông nói chung, bậc học THCS nói riêng đã góp phần tích cực cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc đẩy mạnh " Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa" đất nước và tạo tiền đề vững chắc để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo xu thế hội nhập với thế giới một cách toàn diện. Là một trường THCS thuộc miền núi vùng cao, xa trung tâm huyện thị, trình độ dân trí cũng như nhân tài đang còn ở mức khiêm tốn. Đại bộ phận phụ huynh, học sinh còn nhận thức chưa đầy đủ về thành quả đích thực của sự nghiệp giáo dục, chưa thực sự kiên trì vượt mọi khó khăn để cho con em và chính bản thân mình vươn lên học hành tiến bộ, đạt kết quả cao.

 

doc10 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6857 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn trong trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp nhằm nâng cao " chất lượng mũi nhọn " trong trường THCS
A / Đặt vấn đề
 C
ác văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX, cũng như văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đều khẳng định: "Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển"Nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn là một việc làm thiết thực của các cấp quản lý giáo dục nói chung, các cơ sở giáo dục nói riêng. ổn định, phát huy chất lượng đại trà và nâng cao chất lượng mũi nhọn của các nhà trường phổ thông nói chung, bậc học THCS nói riêng đã góp phần tích cực cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc đẩy mạnh " Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa" đất nước và tạo tiền đề vững chắc để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo xu thế hội nhập với thế giới một cách toàn diện. Là một trường THCS thuộc miền núi vùng cao, xa trung tâm huyện thị, trình độ dân trí cũng như nhân tài đang còn ở mức khiêm tốn. Đại bộ phận phụ huynh, học sinh còn nhận thức chưa đầy đủ về thành quả đích thực của sự nghiệp giáo dục, chưa thực sự kiên trì vượt mọi khó khăn để cho con em và chính bản thân mình vươn lên học hành tiến bộ, đạt kết quả cao. 
 Với sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ thầy cô giáo và các em học sinh chất lượng đại trà của nhà trường đang được giữ vững và phát huy tích cực theo từng năm học. Xuất phát từ chất lượng đại trà được ổn định. Muốn chất lượng mũi nhọn được nâng lên, để tạo được danh thế, niềm tin trong phụ huynh, trong đồng nghiệp  là cả một chặng đường đầy cam go, thử tháchđối với bản thân tôi. Là một cán bộ quản lý hiện đang công tác tại trường, đã sau nhiều năm trăn trở, suy tư, cộng với sự đam mê và lương tâm của một nhà giáo, với tinh thần trách nhiệm của một hiệu trưởng quản lý nhà trường.Tất cả đó, đã ngày đêm thôi thúc bản thân kiên trì, vượt qua bao khó khăn, thử thách để tìm kiếm, lựa chọn, học hỏi qua đồng chí, đồng nghiệp, để có được những biện pháp nhỏ sau đây cùng với tập thể sư phạm nhà trường góp phần tích cực làm chuyển biến chất lượng mũi nhọn.
B / Thực trạng chất lượng mũi nhọn của nhà trường trong những năm học trước đây.
 	Là một trường THCS đại đa số học sinh là con em thuần nông, là một địa phương ở xa trung tâm văn hóa huyện, điều kiện để nâng cao trí tuệ cho học sinh còn nhiều bất cập, khó khăn. Nhận thức về động cơ học tập để thành người tài giỏi, ý thức học tập để thành đạt trong tương lai của đại bộ phận phụ huynh cũng như học sinh chưa đầy đủ và đúng đắn. Bởi vậy các bậc phụ huynh chưa có sự đầu tư thích đáng về vật chất, về thời gian để tạo điều kiện cho con em có cơ hội học giỏi. Học sinh còn thiếu ý thức vươn lên, thiếu tinh thần vượt khó, ý chí và nghị lực phấn đấu để trở thành học sinh giỏi. Bên cạnh đó đội ngũ thầy cô giáo còn trẻ về tuổi đời, tuổi nghề, chưa có nhiều về kiến thức chuyên môn, kỷ năng phương pháp phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ học sinh khá giỏi. Đội ngũ thầy cô giáo có tuổi đời, tuổi nghề thì chưa thể hiện rõ mình là " cây đa, cây đề " trong lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là trong lĩnh vực phát hiện, bồi dưỡng học sinh khá giỏi làm chuyển biến chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Mặt khác, công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của BGH chưa thực sự khoa học, thiếu tính cụ thể,  thậm chí còn thiếu cả sự đầu tư về vật chất để động viên thầy cô giáo, các em học sinh khi có thành tích xuất sắc trong công tác nâng cao chất lượng mũi nhọn . Sự phối kết hợp và ý thức, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường về lĩnh vực này cũng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là chưa có "tiếng nói" cũng như việc làm thực sự tích cực của tổ chức hội phụ huynh học sinh, hội khuyến học. 
 Với thực trạng này, từ năm học 2002- 2003 trở về trước danh hiệu học sinh giỏi Tĩnh của nhà trường đều như mất trắng, kết quả học sinh giỏi huyện hàng năm của nhà trường nằm ở thứ bậc với các trường trung bình trong toàn huyện. Số liệu điều tra và theo dõi về chất lượng mũi nhọn của nhà trường qua một số năm trước đây:
Năm học
Học sinh
P/L Học Lực Giỏi
Học sinh
P/L Học Lực khá
H/S giỏi
Huyện
H/S tham gia bồi dưỡng dự thi Tĩnh
H/S giỏi Tĩnh
Ghi chú
2000-2001
1,1%
23%
21em
Không
Không
2001-2002
0,7 %
21%
24em
Không
Không
2002-2003
1,4%
25%
34em
1
Không
C / Một số biện pháp trong quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ nâng cao chất lượng mũi nhọn.
 	 Để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý, chỉ đạo hoạt động toàn diện chuyên môn của hiệu trưởng trong nhà trường. Đặc biệt là quản lý, chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ nâng cao chất lượng mũi nhọn, đây là một việc làm hết sức khó khăn phức tạp của đồng chí hiệu trưởng. Trên cơ sở đội ngũ giáo viên và học sinh với điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí của nhà trường Từ năm học 2003-2004 đến nay bản thân đã tích cực tự nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm, học hỏi đồng chí, đồng nghiệp, lựa chọn, điều chỉnh  và trải qua thực tế thể nghiệm xin được mạo muội nêu lên một số biện pháp nhỏ sau đây, tuy chưa mang lại kết quả to lớn nhưng đã góp phần tích cực để làm chuyển biến và nâng cao chất lượng mũi nhọn ở đơn vị mình. 
1/ Xây dựng kế hoạch và công khai sớm kế hoạch.
 Trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch chung của toàn nghành và của Phòng Giáo dục. Vào đầu mỗi năm học, thông qua hội nghị công nhân viên chức, hiệu trưởng trình bày kế hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phấn đấu và thực hiện để nâng cao chất lượng mũi nhọn. Trong kế hoạch, cần định rõ đội ngũ giáo viên là những cá nhân nòng cốt làm nhiệm vụ phát hiện và trực tiếp bồi dưỡng đội ngũ học sinh khá giỏi, để từ đó làm xoay chuyển, đột phá về chất lượng mũi nhọn. Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể, chi tiết về thời gian lựa chọn, phát hiện nhân tố mới. Thời gian bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, rèn luyện kỹ năng cọ xát với các đề thi học sinh giỏi các cấp,thậm chí là phải cụ thể đến cả chế độ bồi dưỡng, động viên khuyến khích thầy cô giáo và các em học sinh là chủ nhân tham gia hoạt động này. 
2/ Định hướng chương trình, tài liệu tham khảo
 Chương trình nội dung bồi dưỡng học sinh khá giỏi để nâng cao chất lượng mũi nhọn là việc làm cực kỳ khó khăn với đội ngũ giáo viên của nhà trường. Để khắc phục khó khăn này bản thân đã thành lập các tiểu ban giáo viên của trường cùng tham gia xây dựng chương trình, phân phối thời gian bồi dưỡng cho từng chủ đề, chuyên đề. Nội dung chương trình soạn thảo của các tiểu ban đã được đồng chí hiệu phó chuyên môn, cùng các đồng chí tổ trưởng quản lý và kiểm tra chặt chẽ từ khâu soạn đến khâu giảng. Mặt khác, bản thân đã bố trí cho bộ phận chuyên môn của trường tiếp cận với các trường bạn có bề dày về thành tích chất lượng mũi nhọn, các giáo viên có bề dày kiến thức, cũng như kinh nghiệm trong bồi dưỡng học sinh khá giỏi trong huyện để học hỏi kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng, góp ý về nội dung chương trình bồi dưỡng của các tiểu ban. Trên cơ sở bồi dưỡng hàng năm của đội ngũ giáo viên và qua sự góp ý của đồng chí, đồng nghiệp, qua sự học hỏi nội dung chương trình bồi dưỡng đội ngũ học sinh khá giỏi của các trường bạn để từ đó có những gọt dũa cần thiết về nội dung chương trình bồi dưỡng, để nội dung chương bồi dưỡng của nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh, xây dựng thời gian, nội dung chương trình bồi dưỡng, các đồng chí giáo viên được hiệu trưởng phân công tham gia bồi dưỡng học sinh khá giỏi còn có nhiệm vụ thống kê những tài liệu cần thiết để tham khảo hoặc sử dụng trực tiếp cho công tác bồi dưỡng. Từ những yêu cầu này của giáo viên với chính sách "nhà nước và nhân dân cùng làm" đồng chí hiệu trưởng phân định rõ ràng nguồn kinh phí nhà trường cung ứng, số tiền giáo viên có trách nhiệm hỗ trợ.( Nhà trường cung ứng 2 phần, giáo viên hỗ trợ1 phần ) Tài liệu mua sắm được do nhà trường quản lý, khi giáo viên được thuyên chuyển đến trường khác hiệu trưởng có trách nhiệm thanh toán đầy đủ số tiền mà giáo viên đã hỗ trợ để xây dựng nguồn tài liệu này. Với sự cộng tác này, trong thời gian qua nhà trường đã xây dựng tốt tủ sách để phục vụ giảng dạy đại trà cũng như công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Mặt khác, nhà trường đã động viên, khuyến khích anh chị em giáo viên trong toàn trường sưu tầm, tìm kiếm, tiết kiệm chi tiêu để có một khoản kinh phí mua sắm những tài liệu tham khảo có giá trị, xây dựng tủ sách cá nhân. Đến nay, rất nhiều giáo viên trẻ của trường đã có những tủ sách cá nhân có tổng kinh phí trên 2-3 triệu đồng. 
3/ Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ : " Giữ vững và nâng cao chất lượng đại trà " là điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng mũi nhọn.
 Như phần đầu đã nêu chất lượng mũi nhọn được nâng lên khi chất lượng đại trà ổn định và thực sự có chuyển biến tích cực. Từ nhận thức ấy, vấn đề đầu tiên để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng mũi nhọn là phải làm chuyễn biến mạnh mẽ chất lượng đại trà. Để chất lượng đại trà được chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, bản thân đã thường xuyên quan tâm đến nề nếp giảng dạy của thầy cô giáo, nề nếp học tập của học sinh. Lấy việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong dạy và học là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng đại trà. Lấy việc thực hiện quy chế chuyên môn, kỷ luật lao động làm thước đo để đánh giá việc giảng dạy của thầy cô giáo. Lấy kết quả các bài kiểm tra khảo sát, kiểm tra định kỳ làm tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập và sự phấn đấu vươn lên của các em học sinh. Cuối mỗi học kỳ, mỗi một năm học kết quả giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh sẽ là thước đo hiệu quả về công tác quản lý chỉ đạo nhiệm vụ giữ vững và nâng cao chất lượng đại trà của bản thân. Cũng từ kết quả này sẽ giúp cho bản thân có những điều chĩnh cần thiết trong công tác quản lý chuyên môn của nhà trường.
 Song song với việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong dạy và học của giáo viên và học sinh qua các giờ học chính khóa, là xây dựng nề nếp kỷ cương trong nhiệm vụ ôn tập, phụ đạo cho học sinh yếu kém. Lấy nhiệm vụ ôn tập, phụ đạo cho học sinh yếu kém là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo, là điều kiện để giữ vững chất lượng đại trà và cũng là điều kiện để nâng cao và làm chuyễn biến mạnh mẽ chất lượng đại trà. 
4/ Quản lý có hiệu quả công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
 Để phát hiện khách quan, chính xác những học sinh có tiềm năng về trí tuệ, sáng tạo trong tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Bản thân đã chỉ đạo đội ngũ thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, cần bám sát các kênh thông tin cần thiết như : Thông qua các tiết dạy chương trình chính khóa; kết quả học tập các năm học trước; tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ Hoàn thành công đoạn phát hiện được đội ngũ học sinh khá và giỏi theo từng khối, bước tiếp theo là tổ chức bồi dưỡng đội ngũ học sinh này. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy để công tác bồi dưỡng đội ngũ học sinh khá giỏi có hiệu quả, ngoài giải pháp chuẩn bị tốt nội dung, chương trình, thời gian bồi dưỡng, công đoạn tổ chức, quản lý từng buổi học chính khóa cũng như các buổi bồi dưỡng phải thực sự nghiêm túc. Bởi vậy, hàng tuần trước lúc giáo viên tham gia giảng dạy, tham gia bồi dưỡng bản thân, cùng với hiệu phó phụ trách chuyên môn và các đồng chí tổ trưởng phải kiểm tra đầy đủ, chặt chẽ nội dung bài giảng. Quản lý nghiêm túc, có hiệu quả thời gian từng tiết dạy, từng buổi bồi dưỡng. Kiểm tra, đánh giá và uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện sai lệch về ý thức giảng dạy của giáo viên, tinh thần, thái độ học tập của học sinh. Với mỗi học sinh tham gia bồi dưỡng phải luôn có bên mình hai cuốn vở dày, một tập giấy nháp đóng chắc chắn để ghi chép, lưu giữ toàn bộ nội dung bồi dưỡng, các bài tập của giáo viên luyện giải và tự giải của học sinh. 
 Bên cạnh, tổ chức, quản lý tốt các buổi bồi dưỡng bản thân còn tổ chức một cách nghiêm túc các đợt thi luyện cho học sinh. ( Đầu năm học 1 tháng bồi dưỡng tổ chức thi luyện 1 lần, bước sang học kỳ II cứ 2 tuần bồi dưỡng thì tổ chức thi một lần ) Qua kết quả đạt được của mỗi lần thi bản thân đánh giá hiệu quả nhiệm vụ bồi dưỡng của giáo viên, học tập của học sinh. Từ đó, có những sự điều chĩnh, uốn nắn về cách dạy, cách học để ngày càng thích hợp và hoàn thiện hơn với điều kiện nhà trường với đội ngũ giáo viên và học sinh.
5 / Tổ chức tốt kỳ thi công nhận học sinh giỏi trường hàng năm .
 Để có được kỳ thi học sinh giỏi trường nghiêm túc, khách quan, chính xác, sát đúng với chất lượng, bản thân đã tiến hành thao tác trên các phần việc như : Lựa chọn thời gian tổ chức thi thích hợp, để tổ chức kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đảm bảo đúng quy chế. Đặc biệt công tác ra đề thi phải đảm bảo tính bí mật, khách quan, phân loại được từng đối tượng học sinh, để từ đó làm cơ sở cho bước tiếp theo là lựa chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi huyện.( Những khối có tổ chức thi ) Bố trí người coi thi, chấm thi phải là những người có tinh thần trách nhiệm, hiểu biết về quy chế, có nghiệp vụ thi và không tham gia công tác bồi dưỡng. Bên cạnh đó, bản thân đã thực hiện tốt chế độ động viên khen thưỡng những giáo viên, học sinh thực sự có công lao, thành tích trong công tác nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường.
6 /Lựa chọn các đội tuyển dự thi HS giỏi Huyện đạt kết quả cao. (Nếu có tổ chức thi )
 Để khẳng định thành quả đích thực của nhiệm vụ nâng cao chất lượng mũi nhọn trong nhà trường và thể hiện hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý của mình trong nhiệm vụ này. Cho nên, đây là một giải pháp có tính chất cực kỳ quan trọng. Bởi thế, để có được một đội tuyển thực sự là những cá nhân tiêu biểu xuất sắc dự thi học sinh giỏi huyện bản thân đã cùng đội ngũ giáo viên trực tiếp bồi dưỡng tổ chức thi chọn, sàng lọc 8-10 vòng. Những học sinh tham gia đội tuyển để dự thi học sinh giỏi huyện là những học sinh có tổng điểm cao nhất và ổn định nhất qua các vòng thi chọn.
 Bên cạnh, tổ chức các vòng thi tuyển chọn là sự chỉ đạo bồi dưỡng mang tính quyết liệt, khẩn trương, tranh thủ mọi thời gian có thể để tăng cường thêm thời gian bồi dưỡng cho các em, Mặt khác, chỉ đạo các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng cùng với bản thân tổ chức hội nghị phụ huynh hoặc đến tận từng gia đình học sinh nằm trong các đội tuyển để bố, mẹ, anh, chị, người thân có những "Chính sách " thiết thực nhằm động viên các em có điều kiện thuận lợi và những cơ hội tốt nhất để tham gia tốt công tác bồi dưỡng và dự thi đạt kết quả cao nhất.
7 / Phát huy hiệu quả cuộc vận động " Xã hội hóa giáo dục " Xây dựng phong trào khuyến dạy, khuyến học, khuyến tài 
 Thực hiện có hiệu quả giải pháp này, trước hết phải tiến hành công tác tham mưu thực sự có chiều sâu với cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Tham mưu về những chủ trương, định hướng, những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể hàng năm của nhiệm vụ nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Tham mưu với địa phương tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường khắc phục những khó khăn, bất cập về cơ sở vật chất về phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Phối hợp cùng với Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong, ngoài địa phương để tuyên truyền về nhận thức, về tinh thần trách nhiệm của phụ huynh đối với sự nghiệp, tương lai của học sinh thông qua con đường học chăm, học giỏiVận động các tổ chức đoàn thể trong ngoài địa phương mà chủ công là nhà trường thường xuyên động viên khen thưởng kịp thời cho những giáo viên, học sinh, gia đình, dòng họ có thành tích trong hoạt động nâng cao chất lượng mũi nhọn. Tuyên truyền vận động các nhóm gia đình, dòng họ, thôn bản xây dựng quỹ khuyến học ,khuyến tài để khích lệ, cỗ vũ những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập. Trãi qua 3 năm thực hiện giải pháp này bản thân cùng với đội ngũ thầy cô giáo nhà trường đã xây dựng được dòng họ Phan, dòng họ Nguyễn có nguồn quỹ khuyến học hàng năm xấp xĩ 3- 4 triệu đồng. Đặc biệt nhà trường cùng với hội cha mẹ học sinh hàng năm đã quyên góp, tham mưu với các tổ chức đoàn thể trong ngoài địa phương hỗ trợ  xây dựng được trên 10 triệu đồng quỹ khen thưởng cho những giáo viên, học sinh có thành tích trong giảng dạy, trong học tập.
D / Những kết quả đã đạt được.
 	Với những biện pháp trên, từ năm học 2003 - 2004 chất lượng mũi nhọn của nhà trường đã đạt được như sau :
Năm học
H/S PL học lực Giỏi
H/S PL học lực Khá
H/S Giỏi Huyện
H/S tham gia
BD dự thi Tĩnh
H/S Giỏi Tĩnh
Ghi chú
2003-2004
2,7%
26%
58 em
2 em
1 em
Xếp thứ 4 toàn huyện
2004-2005
3,9%
31%
16 em
4 em
2 em
K6,7,8 Không thi
Kì I 2005-2006
4,4%
38,3%
25 em
6 em
4 em
K6,7,8 Không thi
Đ/ Kết luận:
 	Mặc dù hiệu quả đạt được chưa như mong muốn của bản thân và cũng như một số phụ huynh, học sinh. Nhưng dẫu sao, với những giãi pháp này đã trãi qua 3 năm học thử nghiệm chất lượng mũi nhọn của nhà trường thực sự chuyễn biến một cách mạnh mẽ và tích cực. Uy tín, danh dự của đội ngũ giáo viên, của nhà trường ngày càng được cũng cố và nâng lên. Mỗi thầy cô giáo ngày càng gắn bó với trường với học sinh, trí tuệ, kiến thức, lòng say mê nghề nghiệp ngày càng vun đắp, điểm tô sáng chói. Với học sinh, thì ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương sáng chói về học tập là sự vượt trội của tinh thần, ý thức khắc phục mọi khó khăn để vươn lên học chăm học giỏi. 
E / Đề xuất kiến nghị :
 ă1/ Để nhiệm vụ nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường thuận lợi và đạt kết quả tốt đề nghị lãnh đạo nghành cần ổn định đội ngũ giáo viên công tác tại trường ít nhất 5 năm. Đặc biệt tạo điều kiện ổn định thực sự những giáo viên mà nhà trường đang bồi dưỡng, đầu tư về mọi mặt  để gánh vác trọng trách chất lượng mũi nhọn.
 ă2/ Cần tổ chức những đợt báo cáo chuyên đề về công tác bồi dưỡng đối tượng học sinh khá giỏi của các đơn vị và của những giáo viên có kinh nghiệm, có bề dày về kiến thức, có thành tích trong lĩnh vực nâng cao chất lượng mũi nhọn.
 ă3/ Phòng Giáo dục cần đóng vai trò trung gian để các nhà trường tổ chức kì thi công nhận danh hiệu học sinh giỏi trường, cho học sinh khối 6,7,8 một cách nghiêm túc, khách quan và cùng thống nhất về cách đánh giá về chất lượng mũi nhọn, kết quả cụ thể của tất cả các trường THCS trong toàn huyện, vì đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp của khối 9. 
 Với điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế, chắc chắn những điều suy nghĩ của mình không sao tránh được những sai sót, lỗi lầm về nội dung cũng như câu chữ Bản thân rất mong được sự góp ý của đồng chí, đồng nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn những góp ý của đồng nghiệp ! 

File đính kèm:

  • docSKKN(11).doc
Giáo Án Liên Quan