Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

 Mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo phải giáo dục ra một thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là những người có đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức khoa học kỹ thuật, có năng lực, có nhiệt huyết và lòng hăng hái; biết yêu quý, tôn trọng và cảm thụ cái đẹp và tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và công tác. Muốn đào tạo được một thế hệ trẻ như vậy thì giáo dục Mầm non đóng vai trò là một mắt xích quan trọng, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho cả hệ thống giáo dục. Để chuẩn bị cho trẻ ngày hôm nay trở thành những chủ nhân trong tương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, biết cảm nhận, phân biệt được cái hay, cái xấu, cái đẹp. thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành người năng động, tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động và hiểu biết về thế giới xung quanh.

 Cùng với yêu cầu tổ chức cho trẻ hoạt động trong chương trình Chăm sóc - giáo dục Mầm non hiện nay lấy trẻ làm trung tâm, các cháu phải tự giác phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ không phải là thuộc tính sẵn có, mà nó là "sản phẩm" của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt, đó là môi trường Giáo dục Mầm non. Do vậy vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Giáo viên là người "trung gian" tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ. Để có đầy đủ mọi cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề thì trước hết chúng ta phải hiểu được "thế nào là sáng tạo đối với trẻ mẫu giáo". Sáng tạo là tìm ra những cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Những biểu hiện của tính tích cực chủ động, sáng tạo ở trẻ là: Trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá tìm hiểu các đối tượng gần gũi xung quanh. Trẻ chủ động độc lập, tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hay tự chọn. Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại. vào nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt.

 

doc19 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo phải giáo dục ra một thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là những người có đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức khoa học kỹ thuật, có năng lực, có nhiệt huyết và lòng hăng hái; biết yêu quý, tôn trọng và cảm thụ cái đẹp và tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và công tác. Muốn đào tạo được một thế hệ trẻ như vậy thì giáo dục Mầm non đóng vai trò là một mắt xích quan trọng, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho cả hệ thống giáo dục. Để chuẩn bị cho trẻ ngày hôm nay trở thành những chủ nhân trong tương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, biết cảm nhận, phân biệt được cái hay, cái xấu, cái đẹp... thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành người năng động, tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động và hiểu biết về thế giới xung quanh. 
 Cùng với yêu cầu tổ chức cho trẻ hoạt động trong chương trình Chăm sóc - giáo dục Mầm non hiện nay lấy trẻ làm trung tâm, các cháu phải tự giác phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ không phải là thuộc tính sẵn có, mà nó là "sản phẩm" của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt, đó là môi trường Giáo dục Mầm non. Do vậy vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Giáo viên là người "trung gian" tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ. Để có đầy đủ mọi cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề thì trước hết chúng ta phải hiểu được "thế nào là sáng tạo đối với trẻ mẫu giáo". Sáng tạo là tìm ra những cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Những biểu hiện của tính tích cực chủ động, sáng tạo ở trẻ là: Trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá tìm hiểu các đối tượng gần gũi xung quanh. Trẻ chủ động độc lập, tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hay tự chọn. Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại... vào nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt.
 Để giải quyết được các vấn đề trên, là một giáo viên đã có khá nhiều năm giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi thấy bản thân mình có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2017 - 2018.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG:
 Trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày với độ tuổi 5 - 6 tuổi, bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục tiêu và nội dung chương trình về chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục các cháu. Để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Qua đó, cần có những giải pháp kịp thời để khắc phục tính thụ động và phát huy khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau : 
1.Thuận lợi:
 Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Đàn về mua sắm hỗ trợ đồ dùng dạy học cho trẻ, đặc biệt ưu tiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học theo hướng dẫn thông tư 02 và thông tư 34 về thiết bị dạy học cho trẻ mầm non 5 tuổi.
 Được sự quan tâm, dìu dắt và chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban giám hiệu nhà trường; sự đoàn kết, nhất trí giữa Ban giám hiệu và giáo viên và giữa đội ngũ giáo viên với nhau. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nâng cao hiểu biết, kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ, có thêm kỹ năng về quản lý nhóm lớp và kỹ năng rèn luyện cho trẻ.
 Hai giáo viên đứng lớp đều có bằng đạt trên chuẩn, được đào tạo chính quy và có khá nhiều kinh nghiệm và có trách nhiệm đối với lớp, với trẻ, nhanh nhẹn, tích cực trong mọi công việc.
 Bản thân qua công tác nhiều năm đã nắm khá vững kiến thức chuyên môn về chăm sóc giáo dục trẻ trên tinh thần luôn học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tìm tòi và nghiên cứu tự bồi dưỡng về chuyên môn, làm đồ chơi và dụng cụ dạy học đủ số lượng và chất lượng, đảm bảo về mặt thẩm mĩ, an toàn cho trẻ để giúp cho việc dạy và học. 
 Trong năm học qua, Trường Mầm non chúng tôi đã tổ chức dạy mẫu các hoạt động học có chủ định nhằm phục vụ chuyên đề nâng cao phát triển vận động cho trẻ. Qua hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển thể lực mà qua đó còn giúp trẻ được giao lưu, được tiếp xúc với các bạn chơi, bạn học giúp trẻ biết được cách giao tiếp với bạn, tự tin, mạnh dạn hơn, biết cách muốn hoàn thành nhiệm vụ là phải cố gắng, kiên trì và nhanh nhẹn, phải cẩn thận Là giáo viên trực tiếp thực hiện hoạt động này, tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm giúp cho việc chăm sóc giáo dục của trẻ đạt hiệu quả cao hơn. 
 Trẻ hầu như đi học đều và được giáo dục từ lúc còn ở độ tuổi nhà trẻ, các giáo viên trường tôi luôn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chương trình theo kế hoạch đề ra, không bỏ hoạt động nào trong ngày, vì vậy kiến thức của trẻ ít bị hổng và sự tích cực, chủ động của trẻ cũng phát triển và hoàn thiện hơn từ đó. Hơn nữa, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ. 
 Một số phụ huynh rất nhiệt tình trong công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, lớp về chăm sóc giáo dục trẻ, cung cấp hỗ trợ nguyên vật liệu, phế liệu để phục vụ giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu hoạt động, quan tâm đến chất lượng học và chơi của con em mình.
 2. Khó khăn: 
 Một số trẻ trong lớp là con em dân tộc còn phát triển chậm về khả năng nhận thức, một số trẻ quá hiếu động nhưng khi cô đặt câu hỏi, hay đưa ra tình huống thì trẻ lại im lặng, không trả lời, ngoài ra trong lớp có trẻ cá biệt nên việc giáo dục cho trẻ còn gặp khó khăn.
 Với xu thế hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện nên chiều chuộng con thái quá, trẻ được chiều chuộng và bao bọc quá nhiều nên sự chủ động của trẻ, sự tích cực, sáng tạo của trẻ sẽ rất hạn chế, trẻ còn rập khuôn, có thói quen thụ động và ỷ lại, trẻ chưa chủ động, chưa tự giác trong các hoạt động.
 Đề tài được tôi áp dụng ở lớp tôi dạy, cho đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp ở trường bạn. Cụ thể là ở lớp 5 tuổi A, 5 tuổi B, 5 Tuổi C- Trường Mầm non Nghĩa Minh.Tuy nhiên, kết quả đầu năm khảo sát thực tế tôi thấy các cháu còn thụ động, chưa tự mình trả lời các câu hỏi mà tôi đưa ra một cách lưu loát hay trẻ còn chậm chạp chưa tích cực, chưa có sự sáng tạo mà rập khuôn, thậm chí làm cùng cô trẻ cũng chưa có kỹ năng và chưa làm được sản phẩm tốt. Qua khảo sát cho tỷ lệ trẻ đạt rất thấp, cụ thể như sau:
Trường Mầm non Nghĩa Minh:
TT
Tên lớp
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
Ghi chú
1
5 Tuổi A
13/29
44,8 %
2
5 Tuổi B
10/29
34,4 %
3
5 Tuổi C
12/28
42,8%
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Biện pháp 1: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ thông qua việc tạo môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động:
 Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường là vườn ươm các mầm non “sáng tạo”. Để tồn tại và phát triển con người phải thích ứng với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Một môi trường tốt sẽ có tác dụng làm tăng cường củng cố và phát triển các thuộc tính tâm lý cá nhân. Ngược lại nếu trong một môi trường xấu sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển các thuộc tính tâm lý cá nhân và kìm hãm hoạt động sáng tạo của trẻ. 
 Trẻ em là đối tượng nhỏ bắt đầu tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngoài và các em cần nhiều hơn những gì người lớn nghĩ. Chính vì vậy, cô giáo cần xây dựng một môi trường trong và ngoài lớp tốt nhất để cho trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo. 
 Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Chính vì thế, các trường mầm non cần tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ, có thể xây khu vui chơi phát triển vận động (cột bóng rổ, thang leo, sân chơi bóng đá mini); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi trải nghiệm với đất, cát, nước, đá, sỏi; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi; khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích”; khu “sân khấu ngoài trời”, khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; khu tạo sân cỏ hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ Đặc biệt, với yếu tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều, các nhà trường cần xác định sân chơi của trẻ rất cần có cây xanh bóng mát, hệ thống mái tôn mái lá góp phần tạo bóng mát cho sân chơi của trẻ nhưng cũng không thể thay thế cho hệ thống cây bóng mát được, việc trồng các cây bóng mát vẫn phải được chú trọng.
 Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường, thuận tiện mang tính giáo dục có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. 
 Đối với môi trường trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ nhỏ. Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật và ngộ nghĩnh. Môi trường cần có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Cần tạo ra một thế giới thật
 đa dạng phong phú đầy màu sắc mang tính nghệ thuật về thiên nhiên, xã hội và con người xung quanh trẻ nhằm gây hứng thú, kích thích lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động như: Làm thật nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau cả về hình dáng và màu sắc; mua- sưu tầm nhiều sách báo, chuyện tranh đặc biệt là truyện tranh và truyện cổ tích, cắt dán hình ảnh những truyện tranh sáng tạo theo chủ đề... Đồ chơi hữu hiệu cho sự phát triển của trẻ bao gồm: đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ghép, khám phá khoa học, giấy, màu vẽ, nhạc cụ Ngoài ra, trang bị thêm một số loại đồ chơi phát triển vận động ở trẻ như: đồ chơi xúc cát, dụng cụ nhà bếp Đặc biệt là các loại đồ chơi trên cần được cọ rửa, vệ sinh định kỳ để đảm bảo sự an toàn, ngăn ngừa bệnh dịch cho trẻ. 
Hình ảnh 1 - Môi trường trong lớp học cho trẻ hoạt động sáng tạo.
 Bên cạnh tạo thế giới vật chất thì tạo môi trường không khí vui vẻ, thoải mái, đầy tình thương yêu lẫn nhau giữa cô và cháu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư nguyện vọng của trẻ. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. 
2.Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc chú ý đến từng cá nhân trẻ lấy trẻ làm trung tâm.
 Trước hết, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Cần tổ chức các hoạt động đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Cho trẻ được học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá tìm tòi.  Cần gây hứng thú trực tiếp cho trẻ bằng trải nghiệm, trẻ được quan sát, trải nghiệm trực tiếp, khuyến khích trẻ chủ động nói ra những điều mình cảm nhận được để nói lên nhận xét cá nhân, khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ; đúng hay chưa đúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và được nói ra. Nhờ đó mà trẻ rất tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. Qua các hoạt động trẻ được tự điều chỉnh hiểu biết của mình qua câu trả lời của bạn và qua việc trực tiếp được trải nghiệm.Trẻ được tự suy ngẫm và đánh giá hiểu biết kỹ năng của mình.  Ngoài ra, thông qua trò chơi trẻ được củng cố lại hệ thống kiến thức mà trẻ đã học nhằm khắc sâu cho trẻ kiến thức cần cung cấp mà không bị nhàm chán và lặp lại.  
Hình 2- Cho trẻ được trải nghiệm .
 Cho trẻ thực hiện các thí nghiệm: Trước khi làm thí nghiệm cho trẻ quan sát hiện trạng ban đầu của đối tượng, thí nghiệm và cho trẻ tự nêu lên phán đoán của mình về kết quả thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm cho trẻ sử dụng các giác quan. Giáo viên hướng dẫn trẻ ghi lại kết quả khám phá bằng hình vẽ, mô hình biểu đồ, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để trẻ so sánh kết quả thí nghiệm với trạng thái ban đầu. 
Hình ảnh 3 - Trẻ trực tiếp làm thí nghiệm
 Để phát triển ở trẻ tính tích cực, sáng tạo thì chúng ta cần cho trẻ tự nêu ý kiến của mình, tự mình nêu ý tưởng, chú ý đến từng cá nhân trẻ tức là để cá nhân trẻ được tham gia trả lời ý kiến của mình chứ không phải trả lời “a dua” theo bạn, theo lớp. Ðó là một hình thức học “vẹt” mà chúng ta cần tránh. Vô tình sẽ trở thành thói quen xấu, tạo tính ỷ lại, thủ động ở trẻ. Trong bất cứ hoạt động nào, giáo viên cũng cần cho nhiều trẻ được đóng góp ý kiến, ý tưởng, đặc biệt chú ý nhiều hơn và thường xuyên khuyến khích những trẻ rụt rè, nhút nhát đứng lên phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi của cô giáo.
 Ở hình thức này, chúng ta sử dụng những biện pháp như : Trò chuyện, đàm thoại, giải thích, minh họa: Cô giáo lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để trẻ sáng tạo. Đặc biệt khi cho trẻ hoạt động với các đồ vật, đồ chơi giáo viên cần liên hệ với thực tế của con người trong môi trường xung quanh để hình thành nên những hiểu biết của bản thân. Để áp dụng phương pháp này người giáo viên mầm non cần phải: Biết khai thác khả năng hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng khám phá tìm tòi, trải nghiệm những đối tượng nhận thức. Tôn trọng đồng cảm với nhu cầu của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thích ứng hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhận thức. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tự hoàn thiện, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động. Phối hợp hợp lý các phương pháp khi tổ chức các hoạt động của trẻ. 
 Chú ý đến từng cá nhân trẻ - hoạt động lấy trẻ làm trung tâm còn thực hiện bằng phương pháp hoạt động theo nhóm. Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làm việc hăng hái, chẳng thể ỷ lại vào một đôi người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học hỏi chung của cả lớp. Để diễn đạt kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp , nhóm sẽ cử ra một đại diện hoặc mỗi thành viên sẽ trả lời một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Từ đó, trẻ sẽ trở nên năng động, tích cực và sáng tạo hơn. 
Hình 4- Cho trẻ họạt động theo nhóm
3. Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp với yêu cầu giáo dục, dựa trên hứng thú và kinh nghiệm của trẻ:
 Trẻ phát triển tốt về mọi mặt khi được tham gia các hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì sự phát triển của trẻ cả về thể lực lẫn trí tuệ càng nhanh. 
 Thông qua hoạt động trẻ được cuốn hút vào sự tự lực tìm tòi khám phá, trải nghiệm để chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng của cuộc sống. Nhờ có hoạt động chức năng, sinh lý của trẻ được phát triển, các giác quan được hoàn thiện, kiến thức trở nên phong phú và chính xác hơn. 
 Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của trẻ bằng cách cho trẻ được trao đổi trò chuyện, thảo luận, tự thể hiện và đưa ra ý kiến của mình, giáo viên theo dõi, lắng nghe, nắm bắt ý tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ để đưa vào nội dung hoạt động những vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá. 
 Ví dụ: Với chủ đề thực vật giáo viên có thể mang đến lớp một cây đậu xanh, khuyến khích trẻ nói về cây xanh. Cho trẻ nêu các câu hỏi và ý tưởng. 
 Làm mới nội dung hoạt động. Trong quá trình hoạt động giáo viên cần nắm bắt kịp thời xem trẻ đã tìm nội dung đến đâu, có còn hứng thú nữa không? Nếu không còn hứng thú nữa thì nên tìm hiểu chủ đề mới, nội dung mới. 
 Gắn nội dung hoạt động của trẻ trong chương trình với hoàn cảnh sống cụ thể gần gũi với trẻ, bổ sung vào nội dung hoạt động những sự vật, hiện tượng có ở địa phương. Ví dụ: Khi cho trẻ tiếp xúc làm quen với các tác phẩm văn học chúng ta có thể lồng ghép nói cho trẻ biết thêm về những vị anh hùng như Nguyễn Văn Trỗi, Mẹ Suốt... khơi gợi cho trẻ thêm tự hào về quê hương của mình. 
 Yêu cầu trẻ về nhà quan sát tìm hiểu thực tế cuộc sống xung quanh, sau đó đến lớp trình bày, thảo luận cùng chia sẻ kinh nghiệm. Ví dụ : Cho trẻ về nhà quan sát tìm hiểu những động vật nuôi trong nhà để trẻ phân biệt những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật.Cho trẻ tìm hiểu xem muốn xây được nhà thì trước tiên ta phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thành ngôi nhà. 
4. Biện pháp 4: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc tạo ra các tình huống có vấn đề, kích thích trẻ suy nghĩ và tìm kiếm phương thức giải quyết:
 Tập trung sự quan tâm, chú ý, hứng thú của trẻ và đặt ra các vấn đề mà trẻ chưa giải quyết được bằng cách lần lượt đưa ra một số câu hỏi cho trẻ liên hệ kinh nghiệm bản thân, trao đổi, thể hiện, sau đó nêu vấn đề về những điều mà tất cả đều muốn biết để gây tò mò, kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu ở trẻ. Ví dụ: Khi tìm hiểu về các loại “côn trùng” nên xoay quanh các câu hỏi như: Loại “côn trùng” nào các con biết? Côn trùng nào có ích? Vì sao con biết? Côn trùng nào có hại? đối với các côn có hại thì các con phải làm gì?... 
 Thông thường các tình huống có vấn đề đều do giáo viên đưa ra như phức tạp hóa nội dung hoạt động, nâng cao dần mức độ khái quát hóa tri thức, tận dụng các tình huống xảy ra xung quanh trẻ hoặc những tình huống xuất phát từ bản thân trẻ... và kích thích trẻ tự trả lời, tự giải đáp những thắc mắc đó. Ví dụ: Có thể nói “thỏ là động vật nuôi trong gia đình: một trẻ khác nói lại "thỏ là động vật sống trong rừng”. Từ đây có thể nêu vấn đề: “Tại sao lại nói thỏ là động vật nuôi hay thỏ là động vật sống trong rừng”. 
 Giáo viên động viên trẻ suy nghĩ, cùng tham gia xây dựng, bàn phương án tự tìm lấy câu trả lời hoặc cách giải quyết vấn đề. Khi trẻ đặt câu hỏi, giáo viên nên đưa thêm các câu hỏi dạng: “Vậy con nghĩ như thế nào? Chúng ta cùng nghĩ xem cần phải làm gì? ” nhằm thu hút trẻ trò chuyện để cùng nhau tìm kiếm câu trả lời. 
5. Biện pháp 5: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ trực tiếp làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu.
 Những đồ dùng giáo viên cho trẻ làm đa số từ các nguyên vật liệu gần gũi nhất, dễ tìm thấy nhất ở bất cứ nơi đâu. Ví dụ như rơm, lá cây, chai nước ngọt, hộp sữa, đĩa CD, ống hút, vỏ sò, ốc, h

File đính kèm:

  • docmot so bien phap phat huy tinh cuc chu đông sang tao 5-6.doc