Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Chữ viết thể hiện tính cách của người học sinh. Chính vì vậy, cô giáo ngoài việc truyền thụ kiến thức còn phải quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh. Tập viết là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Học vần, tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông, viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần, tập đọc không thể tách rời nhau. Là một giáo viên dạy lớp một, thì việc rèn chữ cho học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua việc rèn chữ là rèn người, rèn cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, siêng năng, cần cù tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ . Đó là tính cách, là đạo đức của người học sinh.

Qua khảo sát năm trước và đầu năm tôi nhận thấy các em viết hay bị sai thường do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

* Các em từ mẫu giáo (còn có cả các em không qua mẫu giáo)vào lớp 1 nên chữ chưa thống nhất. Có em không biết viết, hoặc chỉ viết chữ in, chưa xác định đúng được dòng kẻ, viết không đúng mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mãi chơi, nghịch.

* Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ.

* Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ.

* Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.

* Viết nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đẹp.

* Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết.

* Phụ huynh chưa nắm được mẫu chữ mới để hướng dẫn con em mình luyện viết đúng, đẹp ở nhà.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2710 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 
"Nét chữ thể hiện nết người" 
Chữ viết thể hiện tính cách của người học sinh. Chính vì vậy, cô giáo ngoài việc truyền thụ kiến thức còn phải quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh. Tập viết là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Học vần, tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông, viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần, tập đọc không thể tách rời nhau. Là một giáo viên dạy lớp một, thì việc rèn chữ cho học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua việc rèn chữ là rèn người, rèn cho học  sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, siêng năng, cần cù tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ . Đó là tính cách, là đạo đức của người học sinh.
Qua khảo sát năm trước và đầu năm tôi nhận thấy các em viết hay bị sai thường do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
* Các em từ mẫu giáo (còn có cả các em không qua mẫu giáo)vào lớp 1 nên chữ chưa thống nhất. Có em không biết viết, hoặc chỉ viết chữ in, chưa xác định đúng được dòng kẻ, viết không đúng mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mãi chơi, nghịch. 
* Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ. 
* Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ.
* Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.
* Viết nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đẹp.
* Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết. 
* Phụ huynh chưa nắm được mẫu chữ mới để hướng dẫn con em mình luyện viết đúng, đẹp ở nhà. 
- Ở giai đoạn này khả năng tập trung của các em chưa cao, tư duy chưa phát triển đều, các thao tác trí tuệ của các em chưa hoàn chỉnh.Làm thế nào để tất cả học sinh lớp 1 viết chữ rõ ràng, đúng độ cao, đủ nét, viết đúng khoảng cách giữa các con chữ, giữa các từ và để lớp đạt được danh hiệu "Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp". Đó chính là lí do tôi chọn: "Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1".
II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Đối với học sinh nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng thì việc rèn chữ viết đẹp, đúng chuẩn là rất khó, đòi hỏi học sinh phải cẩn thận, siêng năng, cần cù, hết sức tập trung. Để khắc phục những khó khăn nêu trên, qua những năm dạy học và học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên trong trường, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm về “Phương pháp và biện pháp cơ bản rèn chữ viết cho HS lớp 1” như sau: 
1.Một số phương pháp giảng dạy tập viết:
a. Phương pháp trực quan. 
Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ viết cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện viết. 
Chữ mẫu là hình thức quan trọng ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng.
VD: Bài 8: 1, h - giáo viên chuẩn bị chữ mẫu l, h cho học sinh quan sát và nhận xét. 
Bài 47: en, ên - GV viết mẫu chữ lên bảng cho học sinh quan sát (tiết 1), đưa vở mẫu cho học sinh quan sát (tiết 2).
b. Phương pháp đàm thoại gợi mở. 
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với các chữ cái phân tích. 
VD1: Dạy bài 8: l, h - Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Chữ "l" cao mấy li ? Gồm mấy nét ? 
- Chữ "h" cao mấy li ? Gồm mấy nét ? 
- So sánh chữ "l" và "h" có đặc điểm gì giống và khác nhau? 
VD2: Dạy bài 47: en, ên - GV cho học sinh quan sát chữ mẫu và hỏi: 
- Chữ en gồm mấy con chữ ? Độ cao các con chữ ? Khoảng cách giữa các con chữ trong chữ en là bao nhiêu?
- So sánh chữ en và ên có gì giống và khác nhau.
c. Phương pháp luyện chữ. 
Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn cho học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. 
Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần luôn luôn chú ý hướng dẫn để các em cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế. Bài viết đẹp phải đi cùng với tư thế đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên. 
2. Những biện pháp cơ bản để rèn chữ cho học sinh lớp 1.
a. Chuẩn bị điều kiện vật chất để học sinh tập viết. 
Một nhân tố không thể thiếu được khi dạy tập viết cho học sinh là sự chuẩn bị về phòng học, bàn ghế, bảng lớp cùng với bảng con, bút, vở của học sinh. 
- Giai đoạn viết bút chì: Chọn bút chì 2B loại mềm hoặc bút chì ngòi để thuận tiện khi sử dụng. 
- Giai đoạn viết bút mực: Tôi cho các em viết bằng bút kim, chọn bút nét nhỏ, viết một loại mực xanh.
b. Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút. 
Hoạt động viết thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế và cách cầm bút. 
- Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế ngồi viết đúng: Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng mép vở để giữ vở. 
- Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải. Khi viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại thoải mái. 
Việc giúp học sinh ngồi viết đúng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em viết đúng và viết nhanh được. 
c. Rèn cách để vở khi viết.
- Ở lớp 1, học sinh chủ yếu rèn viết chữ đứng nên học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. 
- Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. 
d. Rèn giữ vở sạch và trình bày vở. 
- Vở phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực ra vở, không làm quăn mép vở. Vở viết của học sinh chọn cùng một loại giấy trắng, không nhoè mực... 
- Khi học sinh chuyển viết bút mực, giáo viên thường xuyên nhắc nhở để các em nhớ và trình bày vở đúng, sạch, đẹp. 
e. Dạy các nét cơ bản. 
Đầu tiên giáo viên dạy cho học sinh viết hai nét ngang vào sổ. Sau khi rèn kỹ hai nét trên, giáo viên mới tiến hành dạy các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét khuyết
Làm tốt phần này là tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi viết chữ được đúng, đẹp theo mẫu. 
g. Rèn luyện học sinh viết đúng mẫu chữ. 
Đây là bước vô cùng quan trọng và khó khăn với tất cả giáo viên và học sinh. Ngay ở học kỳ I, trong các giờ học đều có giờ tập viết, giáo viên cần hướng dẫn kỹ để các em nắm được cấu tạo chữ viết theo đúng quy trình mẫu. Ngoài ra, giáo viên viết mẫu trên bảng và ở vở cho học sinh quan sát - chữ viết của cô phải đúng theo mẫu và đẹp.
Để giúp học sinh viết đúng mẫu trong giờ tập viết, giáo viên hướng dẫn các em viết qua hai giai đoạn.
+ Giai đoạn quan sát mẫu trên bảng và viết ra bảng con: giáo viên cho các em quan sát kĩ chữ mẫu trên bảng. Qua phân tích, giảng giải các em nắm được cấu 
tạo chữ viết và nắm được quy trình viết. 
- GV hướng dẫn quy trình viết từng chữ. 
- Học sinh luyện viết bảng con. 	
- Giáo viên quan sát sửa bài cho từng HS ngay trên bảng con. 
- Cho nhận xét bài viết của bạn trên bảng (độ cao và khoảng cách) 
+ Giai đoạn quan sát chữ mẫu và viết vào trong vở tập viết. Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ chữ mẫu đầu dòng xem chữ cần viết, từ cần viết cao bao nhiêu, khoảng cách các con chữ trong một chữ, khoảng cách các chữ trong từ là bao nhiêu, sau đó mới đặt bút viết.
- Giáo viên nêu quy trình viết, cho học sinh quan sát vở mẫu rồi viết bảng.
h. Xác định vị trí các đường kẻ, điểm dừng bút, điểm đặt bút.
Đường kẻ ly (1,2,3,4,5)
Đường kẻ dọc (6, 7,8) 
Điểm dừng bút : Là vị trí kết thúc của chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ li. 
Điểm đặt bút : Là vị trí bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ li hoặc không nằm trên đường kẻ li. 
i. Xác định khoảng cách. 
Qua các giờ tập viết giáo viên giúp học sinh nhận thấy rằng: 
Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là nửa thân con chữ, các nét chữ trong một chữ phải viết liền nét. 
Khoảng cách giữa các chữ trong một từ là cách nhau một thân con chữ. 
Hướng dẫn cách ghi dấu thanh: khi viết dấu các chữ có dấu thanh quy trình viết liền mạch bằng cách li bút theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đánh dấu nguyên âm trước, đánh dấu thanh sau.
Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới con chữ. Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ quá.
k. Giáo viên phối hợp với phụ huynh.
Thống nhất cách hướng dẫn đọc và luyện viết đúng, đẹp ở nhà. 
l. Động viên, khen thưởng. 
Trong các tiết học, sau khi chấm vở hoặc cuối tháng chấm “vở sạch chữ đẹp” giáo viên có nhận xét và động viên tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến độ về chữ viết, học sinh viết đẹp giữ vở sạch....
III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN.
Sau một năm nghiên cứu, thực nghiệm ở lớp học có đầy đủ các thành phần học sinh, tôi thấy việc ứng dụng đề tài này vào trong nội dung dạy học sinh rèn chữ viết đạt kết quả rất khả quan. Một số em viết xấu đã có rất nhiều tiến bộ so với lúc đầu, khả năng viết nhanh, rõ ràng, đúng độ cao, đủ nét, viết đúng khoảng cách giữa các con chữ, giữa các từ, đã xác định được điểm đặt bút và điểm dừng bút, các em luôn có ý thức rèn chữ và giữ vở sạch...
Kết quả thực nghiệm những biện pháp trên cho thấy kết quả của các em đạt tỉ lệ rất tốt, cụ thể: 	 
	- 5 học sinh đạt giải viết chữ đẹp vòng trường.
	- 1 học sinh đạt giải nhì viết chữ đẹp vòng huyện
Thời gian thực hiện
Lớp
Sĩ số
Viết đúng
Viết đẹp
Đầu năm
1D
25HS
8
0
Học kì I
1D
25HS
15
2
Cuối năm
1D
25HS
22
5
	Tôi nhận thấy nhờ vận dụng những phương pháp trên mà học sinh đã đạt được kết quả khá tốt. Vì vậy, tôi tin rằng việc ứng dụng đề tài này vào quá trình đổi mới phương pháp rèn chữ viết cho học sinh nói chung và rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 nói riêng, chắc chắn sẽ đem đến thành công cho cả người dạy và người học.
µ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	Qua nghiên cứu, thực nghiệm phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 tôi thấy để học sinh viết đúng, viết đẹp cần kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp vận dụng vào giờ dạy một cách linh hoạt và sáng tạo, không nhất thiết dùng cứng nhắc một loại phương pháp nào, đều cốt yếu là lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài học, bài viết.
- Dạy học sinh nắm được những nét cơ bản ngay từ đầu năm lớp 1.
- Học sinh cần nắm được tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở cách giữ vở sạch, xác nhận được đường kẻ, dòng li, khoảng cách giữa các chữ trong từ... 
- Dạy học sinh viết chữ theo trình tự từ thấp đến cao.
- Cần chuẩn bị đầy đủ sách vở để học viết : bảng, bút, vở tập viết, vở ô li, bộ chữ mẫu...
- Bản thân người giáo viên phải tận tâm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, kiên trì bền bỉ trong hường hẫn học sinh luyện viết.
- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để trau dồi kiến thức.
- Giáo viên quan tâm, kèm cặp, uốn nắn cho học sinh khi viết.
- Phối hợp cùng với học sinh rèn viết bài ở nhà trong ngày nghỉ.
- Tích cực tham gia phong trào "Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”.
Trên đây là: "Một số biện pháp để rèn chữ cho học sinh lớp 1" mà tôi rút ra được trong quá trình dạy học. Rất phong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để đề tài có hiệu quả hơn.
Gia An, ngày 03 tháng 10 năm 2011
Người viết
Trần Thị Mai Trinh
NHẬN XÉT CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
..........................
.....
......................................................................................................................................
...
...................................................................................................................................
 Xếp loại chung: ..................
Gia An, ngày tháng năm 2011
 HIỆU TRƯỞNG
 	Kiêm Chủ tịch HĐKH trường

File đính kèm:

  • docSKKN(2).doc
Giáo Án Liên Quan