Một số biện pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại Lớp 5 tuổi A

 Đất nước, con người Việt Nam đang chuyển mình tiến nên, ngày càng lớn mạnh đó là sự lớn mạnh về kinh tế, chính trị, công nghệ khoa học kỹ thuật. Để đào tạo ra những con người mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đòi hỏi ngành Giáo dục phải đổi mới, trong đó Giáo dục mầm non một mắt xích đầu tiên của nền Giáo dục thì sự đổi mới này càng quan trọng hơn bao giờ hết. Sự đổi mới này không chỉ đơn thuần đổi mới về phương pháp mà còn đổi mới cả về nội dung và hình thức. Năm học 2008 - 2009 được xác định là " Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ". Đây chính là hình thức và nội dung mới được đưa vào trong các trường học đặc biệt là trong trường mầm non, với nội dung này nhằm xây dựng một phong trào thi đua " Dạy tốt học tốt " tạo môi trường sư phạm an toàn thân thiện, lành mạnh để trẻ tích cực hoạt động và học tập.

 

doc16 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3649 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại Lớp 5 tuổi A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Nôi dung
Trang
A. Đặt vấn đề
2
I. Lý do chon đề tài
2
II. Những thuận lợi và khó khăn
2
1. Thuận lợi
2
2. Khó khăn
3
B. Giải quyết vấn đề
4
I. Khảo sát thực tế 
4
II. Một số biện pháp thực hiện
4
1. Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện
4
1.1 - Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp
4
1.2 - Xây dựng môi trương an toàn
6
1.3 - Xây dựng môi trường thân thiện
6
III. Kết quả
10
1. Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện
11
2. Kết quả thể hiện trên trẻ
12
IV. Bài học kinh nghiệm
13
V. Phạm vi áp dụng đề tài
14
C. Kết luận
15
I. Kết luận chung
15
II. Một số đề xuất và kiến nghị
15
 A - Đặt vấn đề
I- Lý do chọn đề tài
	 Đất nước, con người Việt Nam đang chuyển mình tiến nên, ngày càng lớn mạnh đó là sự lớn mạnh về kinh tế, chính trị, công nghệ khoa học kỹ thuật. Để đào tạo ra những con người mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đòi hỏi ngành Giáo dục phải đổi mới, trong đó Giáo dục mầm non một mắt xích đầu tiên của nền Giáo dục thì sự đổi mới này càng quan trọng hơn bao giờ hết. Sự đổi mới này không chỉ đơn thuần đổi mới về phương pháp mà còn đổi mới cả về nội dung và hình thức. Năm học 2008 - 2009 được xác định là " Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ". Đây chính là hình thức và nội dung mới được đưa vào trong các trường học đặc biệt là trong trường mầm non, với nội dung này nhằm xây dựng một phong trào thi đua " Dạy tốt học tốt " tạo môi trường sư phạm an toàn thân thiện, lành mạnh để trẻ tích cực hoạt động và học tập.
	 Khi thực hiện phong trào " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực " ở trường mầm non, trước tình hình thực tế tôi đã trăn trở và suy nghĩ mình phải làm gì? Làm như thế nào để xây dựng thành công " Môi truờng thân thiện ,học sinh tích cực" tại nhóm lớp của mình, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua của toàn trường. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: " Một số biện pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại lớp 5 tuổi A ".
II - Những thuận lợi và khó khăn
1- Thuận lợi:
	Nhà trường tạo mọi điều kiện để lớp 5 tuổi A chúng tôi thực hiện điểm.
	30 cháu đạt 100% tỷ lệ ra lớp và được theo học đúng độ tuổi.
	100% trẻ khoẻ mạnh cụ thể kênh A = 28 cháu đạt tỷ lệ 93,3%, kênh B = 2 cháu đạt tỷ lệ 6,7 %.
	Bản thân là một Đảng viên, một giáo viên trẻ, khoẻ, có năng khiếu, có trình độ sư phạm trên chuẩn, nhiều năm liền đạt giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Luôn được đồng nghiệp và phụ huynh tin yêu.
2- Khó khăn:
	Đây là một nội dung khó đối với trẻ mầm non, nhận thức của trẻ chưa đầy đủ và đăc biệt là ý thức của trẻ chưa cao.
	Cùng với khó khăn chung của toàn trường do cơ sở vật chất được xây dựng từ những năm 60, đã xuống cấp , lỗi thời, lạc hậu, đồ dùng, đồ chơi thiếu thốn ảnh hưởng không ít đến mọi hoạt động của cô và trò.
	Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ, còn coi nhẹ việc học tập của trẻ, hoặc chưa gương mẫu trước trẻ.
B Giải quyết vấn đề
I - Khảo sát thực tế
	 Để thực hiện theo kế hoạch một cách khoa học và đạt hiệu quả ngay đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế nhóm lớp của mình kết quả thu được như sau:
STT
Giai đoạn
Số trẻ
Tỷ lệ chuyên chăm
Chất lượng trên trẻ
Ghi chú
Tốt
Tỷ lệ %
Khá
Tỷ lệ %
TB
Tỷ lệ %
Yếu
Tỷ
lệ
%
1
I
30
90
7
23,3
8
26,6
10
33,3
5
16,8
Nhận xét chung: Nhìn vào bảng trên ta thấy trẻ đến lớp chưa đều, tỷ lệ trẻ ngoan có nề nếp, tự tin, tích cực trong các hoạt động học tập và vui chơi là 15 cháu đạt 50%. Trẻ chưa ngoan, chưa có nề nếp, chưa mạnh dạn, còn thụ động trong mọi hoạt động chiếm tỷ lệ cao cụ thể số lượng trẻ TB và yếu là 15 trẻ đạt 50%.
	Trước thực tế như trên để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, tích cực trong mọi hoạt động tôi đã áp dụng một số biện pháp sau nhằm tạo môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh giúp trẻ tích cực hoạt động.
II - Một số biện pháp thực hiện
1 - Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp, an toàn , thân thiên
1.1- Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp:
	* Tại nhóm lớp:
	Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tu sửa và mua sắm đủ 15 bàn và 30 ghế đúng quy cách đối với trẻ 5 tuổi. Bên cạnh đó tôi đã vận động , tuyên truyền phụ huynh ủng hộ , đóng góp để mua sắm đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học. Mặt khác tôi luôn tìm và tích cực làm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp tạo môi trường phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động bằng cách:
	- Xây dựng các góc và sắp đặt đồ dùng tại các góc một cách khoa học và hợp lý
	Ví dụ: Góc sách của bé.
	Tôi chọn khoảng không gian cạnh cửa sổ để làm thư viện của bé, với tủ sách xinh xắn được trưng bày: - Sách vở học tập của bé hàng ngày; Các loại tranh truyên phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ do phụ huynh tặng, cô giáo sưu tầm, một số sách do cô và trẻ tự làm, kích thích trí tò mò, thích khám phá của trẻ. Với việc sắp đặt như trên giúp cho trẻ thuận lợi trong việc sử dụng sách từ đó tạo thói quen lấy đọc và cất sách, yêu quí và giữ gìn tủ sách.
	Tương tự với các góc khác tôi luôn sắp đặt đồ đùng đồ chơi để làm phong phú và nổi bật đặc trưng của góc, để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động của các góc một cách sôi nổi và hứng thú.
	* Môi trường bên ngoài:
	Mặc dù phần đất của khu không nhiều song tập thể giáo viên trong khu đã kết hợp với phụ huynh ngay đầu xuân đã trồng được một số cây bóng mát, cây cảnh tạo cho cảnh quan khu trường thêm xanh và đẹp hơn.
Để giữ cho môi trường luôn xanh, sạch ,đẹp chúng tôi hàng ngày, hàng tuần thường xuyên làm vệ sinh: Nhóm lớp, sân trường, nguồn nước sạch, nhà vệ sinh. Đặc biệt vào chiều thứ sáu hàng tuần chúng tôi thường tổ chức cho trẻ tham gia lao động vệ sinh vừa sức như : Nhặt lá, rác ở sân trường bỏ vào đúng nơi quy định, lau rửa đồ dùng đồ chơi cùng cô. Từ đó tạo cho trẻ thói quen thích được lao động, biết tham gia bảo vệ môi trường. Hàng tháng giáo viên chúng tôi kết hợp với dân trong xóm quét sạch đường làng ngõ xóm, phát quang bụi dậm, khơi thông cống rãnh xung quanh điểm trường. Nhờ đó mà mối quan hệ giữa giáo viên và nhân dân quanh khu trường trở nên đoàn kết, gắn bó hơn và người dân đã có ý thức rõ rệt trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường chung, không còn hiện tượng đổ rác bừa bãi quanh khu trường như trước đây nữa. 
1.2- Xây dựng môi trường an toàn .
	- Tất cả đồ chơi trong lớp đảm bảo an toàn với trẻ về mọi mặt như an toàn về vệ sinh, an toàn về sức khoẻ, an toàn về tính mạngMuốn vậy thì giáo viên cần giữ vệ sinh nhóm lớp, đồ dùng sạch sẽ, thông thoáng thường xuyên để nhóm lớp có đầy đủ ánh sáng, không khí trong lành, ấm áp về mùa đông , thoáng mát về mùa hè. Đặc biệt giáo viên phải chú ý quan tâm tới trẻ.
1.3- Xây dựng môi trường thân thiện
	Trong cuộc sống hàng ngày ai ai chúng ta đều mong muốn được sống trong môi truờng lành mạnh, an toàn thân thiện, được sống trong tình yêu thương của mọi người, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau để vươn tới một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Song đối với trẻ thơ tình yêu thương lại cần thiết hơn bao giờ hết. Làm được điều đó thì mỗi giáo viên mầm non chúng ta ngay từ bây giờ hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất để các cháu đến lớp được sống trong một bầu không khí vui vẻ, đầm ấm , yêu thương đầy tình người.
	a. Mọi lúc mọi nơi:
	Ngay từ khi đón hoặc trả trẻ giáo viên cần phải chú ý trong việc giao tiếp , ứng xử để tạo cho phụ huynh sự yên tâm khi gửi con đồng thời tạo cho trẻ một cảm giác vui vẻ, gần gũi yêu bạn, mến cô. Cũng từ đó dần dần hình thành ở trẻ những nề nếp thói quen tốt như chuyên chăm tới lớp, biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, tự tin, thích được giao tiếp, được kể về mình, về người thân trong gia đình cho cô và các bạn nghe. Qua đó làm cho phụ huynh quan tâm đến nhóm lớp, đến trẻ nhiều hơn và cũng từ đó mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh, giữa cô và trẻ giữa trẻ với nhau trở nên gắn bó, gần gũi, thân thiết hơn. Cụ thể đã có phụ huynh mang cây trồng tại sân trường, phụ huynh tặng đồ dùng đồ chơi cho nhóm lớp làm cho trường lớp ngày càng đẹp hơn.
	b- Hoạt động vui chơi	 	 Đối với trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, thông qua hoạt động vui chơi trẻ phản ánh được thái độ hành vi của mình . Vì vậy sử dụng hoạt động vui chơi để giáo dục trẻ thì giáo viên luôn phải tạo cho trẻ tính tự nguyện, tự giác để trẻ thực hiện yêu cầu, mong muốn được tham gia chơi thôi thúc trẻ chấp hành mọi yêu cầu. Tham gia trò chơi trẻ sống với tâm trạng thực, trẻ cảm nhận vai chơi và tự điều khiển hành vi của mình.
 	Ví dụ : Trò chơi phân vai theo chủ đề" Gia đình "
	 Trẻ đóng vai mẹ chỉ đạo các con, nếu các con chưa vâng lời người mẹ sẽ tỏ thái độ khó chịu, trẻ tự trải nghiêm đến cuộc sống thật khi thấy mẹ tỏ thái độ khó chịu hoặc không vui với trẻ có nghĩa là trẻ biết mình chưa ngoan và tự điều khiển hành vi của mình.
	 Để trò chơi đạt hiệu quả cao trước khi tổ chức cho trẻ chơi cô cần phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và đồ chơi để ở những nơi dễ tìm, dễ kiếm tạo môi trường chơi phong phú đa dạng giúp trò chơi của trẻ luôn tích cực và phát triển. Cần phải chuẩn bị tri thức kỹ năng trạng thái tâm lý tốt cho trẻ. Trong khi trẻ chơi cô phải luôn luôn tạo tình huống, tạo mối quan hệ để tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp , ứng xử và tự điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của vai chơi. Giúp trẻ tìm tòi và tạo ra những ý tưởng mới, gợi sự tò mò tạo động cơ thôi thúc trẻ tự chơi . Cô phải chú ý đến hành vi có văn hoá của trẻ để điều chỉnh hành vi của trẻ một cách phù hợp, không nên can thiệp trực tiếp mà cô phải coi mình là một thành viên của nhóm hoặc đóng một vai chơi.
	Hoạt động vui chơi được tổ chức tốt sẽ rèn cho trẻ những kỹ năng chơi, kỹ năng giao tiếp, lối ứng xử có văn hoá. Tạo dựng cho trẻ có được những nề nếp thói quen cần thiết trong cuộc sống thường ngày của trẻ.
	c - Phát triển văn hoá nói cho trẻ:
	 Đối với trẻ mẫu giáo do cơ quan phát âm chưa được hoàn thiện trẻ hít vào chưa sâu , thở có tiếng kêu, khi nói chưa biết ngắt nghỉ, có nhiều trẻ nói còn rụt rè, ít nói dẫn đến tư duy chậm phát triển . Vì vậy cần phải sửa để trẻ phát âm đúng cùng với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cần phải hình thành cho trẻ nhịp độ và đặc tính của giọng nói, giọng nói phải linh hoạt để có thể biểu lộ trạng thái tình cảm khác nhau, trẻ phải biết điều chỉnh giọng nói của mìmh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Cô phải dạy trẻ nói không vội vàng, khi nói phải nhịp nhàng và dừng lại ở cuối câu.
Ví dụ:
	Trong khi kể chuyện cô dạy trẻ kể diền cảm: Khi nào thì nói to, khi nào thì nói khẽ, khi nào thì nói nhanh, khi nào thì nói chậm qua các ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện. Tính diễn cảm thể hiện ở giọng nói diễn cảm tự nhiên trong ngôn ngữ hàng ngày, trong giao tiếp với những người xung quanh của trẻ.
	Khi kể chuyện còn phải dạy trẻ thể hiện thái độ của mình có thể nhấn mạnh một số từ diễn cảm qua ngắt nghỉ, qua nét mặt , qua ánh mắt , qua cử chỉ điệu bộ. qua nhịp độ giọng nói. Cần phải dạy trẻ ngôn ngữ diễn cảm có chủ định, cần phải giữ lại cái tự nhiên, hồn nhiên, nhí nhảnh của giọng nói trẻ thơ.
	d- Giáo dục văn hoá giao tiếp cho trẻ:
	Trẻ mẫu giáo trong giao tiếp cần phải có giọng nói vui vẻ hồn nhiên dịu dàng với các bạn và với người lớn, cần phải sửa giọng nói nũng nịu, điệu bộ hay thô thiển . Trẻ cần phải nói tự nhiên, khi nói cần chú ý đến người cùng nói chuyện, tay để ở tư thế tự nhiên, không có những cử động thừa như mâm mê áo, chân tay khua khoắng, quay đi, quay lại. Khi kết thúc giao tiếp trẻ cần biết chào hỏi và tạm biệt.
	g - Các biện pháp thực hiện nhằm "Rèn kỹ năng sống cho trẻ".
	- Nghiêm túc thực hiện thời gian biểu để:
	 Rèn nề nếp thói quen vệ sinh chung và riêng cho trẻ.
	 Rèn nề nếp thói quen trong học tập,vui chơi, biết yêu quý và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.
	 Biết ứng xử lịch sự lễ phép, nói đúng, nói đủ câu, không nói bậy, nói ngọng.
	 Biết yêu quý, sống gần gũi, chan hoà cùng mọi người, yêu quê hương đất nước.
	- Bước đầu biết chấp hành theo luật: Luật chơi trò chơi. Luật an toàn giao thông.
	- Mỗi cô giáo là một tấm gương sáng về mọi mặt để cho trẻ noi theo.
	h - Làm tốt công tác tuyên truyền trong việc chăm sóc giáo dục trẻ:
	* Vân động tuyên truyền phụ huynh:
	Trẻ em sinh ra, lớn nên và hoạt động tích cực đầu tiên ở gia đình, nhiều năng lực xã hội và những đặc trưng cơ bản của con người được hình thành ở trẻ từ gia đình. Gia đình chính là trường học đầu tiên của trẻ vì vậy gia đình cần giáo dục và xây dựng cho trẻ những thói quen, hành vi tốt:
	- Thoả mãn các nhu cầu cơ bản cho trẻ ( Trước khi trẻ ăn phải rửa chân tay, khi ăn phải mời )
	- Thói quen trong giao tiếp ứng xử với những người xung quanh ( Biết xin lỗi cảm ơn, biết kính trọng với người trên nhường nhịn người dưới )
	- Thói quen sử dụng đồ dùng dụng cụ trong gia đình ( Biết giữ gìn, biết bảo vệ  )
	- Thói quen hành vi tốt trong tự phục vụ bản thân ( Biết bảo vệ, giữ gìn, vệ sinh đồ dùng cá nhân )
	- Dạy trẻ lễ phép, lễ độ với mọi người xung quanh
	Muốn giáo dục trẻ ngoan trước hết bố mẹ và người lớn phải là tấm gương sáng về mọi mặt để cho trẻ noi theo
	- Giáo dục trẻ chăm học, chăm làm, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
	- Giáo dục trẻ nhận thấy bổn phận trách nhiệm của trẻ với việc học, với công việc.
Muốn giáo dục cho trẻ những chuẩn mực hành vi xã hội đòi hỏi các bậc cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải thường xuyên uốn nắn những hành vi lệch chuẩn trở về đúng chuẩn. Ngoài ra trong gia đình phải thường xuyên chăm sóc giáo dục trẻ hành vi giới vì tất cả những hành vi giới đều mang chuẩn mực của xã hội. Muốn giáo dục trẻ tốt thì bố và mẹ phải là mẫu chuẩn về giới.
	Nhu cầu tinh thần:
	- Tình yêu của con người bắt nguồn từ tình yêu gia đình: Tình yêu của trẻ do các tấm gương và sự quan tâm chia sẻ của các thành viên trong gia đình đem lại. Phải dạy cho trẻ biết chia sẻ đồng cảm với những người xung quanh như biết yêu thương , tức giận tha thứNhu cầu của trẻ về tình cảm thể hiện như thế nào để những người xung quanh nhận biết được như trẻ muốn gì, thích gì, ..
	 Việc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ trẻ về kiến thức nuôi dạy con là vô cùng quan trọng và cần thiết . Chính vì làm tốt nhiệm vụ này mà mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên được năng nên rõ rệt cụ thể phụ huynh quan tâm tới con cái nhiều hơn, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với giáo viên về tình hình con cái của mình. Cũng từ đó mà tình cảm giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau trở nên gắn bó thân thiết hơn.
	* Tuyên truyền vận đông với các ban ngành đoàn thể, nhân dân:
 Bản thân là một bí thư đoàn truờng tôi đã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là đoàn thanh niên thanh niên, hội phụ nữ ....tăng cường công tác tuyên truyền và huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức cá nhân, phong trào xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực .
 Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng , kết hợp với gia đình đưa trẻ đến trường, rèn nề nếp thói quen tốt cho trẻ bồi dưỡng tình yêu quê hương làng xóm.
III- Kết quả
	Sau khi triển khai, thực hiện phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cưc" vào nhóm lớp của mình tôi đã thu được một số kết quả như sau
1- Xây dựng trường lớp xanh - sạch- đẹp, an toàn, thân thiện .
 Trường lớp sạch sẽ thoáng mát, đủ ánh sáng , đồ dùng, đồ chơi tối thiểu phù hợp với lứa tuổi. Trường lớp có tường bao hàng rào chắn , có cổng bảo vệ .
 Sân chơi có đồ chơi ngoài trời, có cây xanh , được vệ sinh sạch sẽ.
 Có đủ nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các cháu 	 Giáo dục trẻ có nề nếp , có ý thức lao động tự phục vụ và giữ gìn vệ sinh môi trường .
 Toàn thể GV trong khu trường chúng nắm vững mục tiêu của phong trao “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nắm vững nội dung, yêu cầu, tiêu chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực, thực hiện đạt hiệu quả việc tuyên truyền sâu rộng, tranh thủ sự đồng tình tham gia hưởng ứng của các lực lượng xã hội.
 Phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, các ban ngành đoàn thể liên quan, triển khai thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu của phong trào đề ra.
 *- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
 Bản thân tôi thấy tự tin chủ động sáng tạo trong việc đổi mới , vận dụng phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ .
 Sáng tạo trong việc xây dựng môi trường, giáo dục nhằm tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động vui chơi....
 Tạo cơ hội khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi , tìm tòi khám phá .
 Giáo dục trẻ các hành vi lễ phép trong giao tiếp ứng sử ,trẻ được bảo đảm an toàn tuyệt đối cả thể chất lẫn tinh thần .
	Đảm bảo an toàn cho trẻ về mọi mặt.
	100% trẻ đến trường được theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ
Trong đợt hội giảng chào mừng ngày Nhà giáo VN thi GVG cấp trường, cấp huyện 100% giáo viên trong khu chúng tôi tham gia và kết quả đạt được như sau:100 % GV được công nhận GV giỏi cấp trường, cấp huyện, trong đó 1 đ/c đạt khuyến khích.
 *-Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên , cán bộ nhân viên và phụ huynh nhà trường 
 Thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm và công bằng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ .
 Đoàn kết chia sẻ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thể hiện thái độ hành vi văn minh, lịch sự 
 Gần gũi , tôn trọng và kết hợp với cha mẹ trẻ trong chăm sóc giáo dục trẻ.
 Tích cực sưu tầm tuyển chọn và sử dụng các bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục trẻ .
 * - Tổ chức tập thể vui tươi lành mạnh .
 Nhà trường tổ chức ngày hội, ngày lễ theo từng tháng, học kỳ năm học phù hợp như: Ngày hội đến trường của bé; 20/11, tết nguyên đán, 8/3, 26/ 3, Tổ chức nhiều trò chơi dân gian ca dao dân ca và các hoạt động vui chơi tích cực với trẻ 
	*- Công tác tuyên truyền:
	* Kết hợp chặt chễ với phụ huynh trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
 	- Phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi, tiền để mua chăn đắp ấm, trồng cây xanh ở sân trường.
	* Kết hợp với các ban ngành đoàn thể khác:
	- Đoàn thanh niên xã làm tặng khu trường một giếng nước sạch, thường xuyên giao lưu văn hoá văn nghệ với nhà trường.
	- Kết hợp với hội phụ nữ trong thôn vệ sinh xung quanh điểm trường vào những ngày cuối tháng.
2- Kết quả thể hiện trên trẻ:
 Sau đây là bảng thống kê kết quả trên trẻ của 2 giai đoạn:
STT
Giai đoạn
Số trẻ
Tỷ lệ chuyên chăm
Chất lượng trên trẻ
Ghi chú
Tốt
Tỷ lệ %
Khá
Tỷ lệ %
TB
Tỷ lệ %
Yếu
Tỷ lệ %
1
I
30
90
7
23,3
8
26,6
10
33,3
5
16,8
2
II
30
100
12
40
12
40
6
20
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy:
- Số cháu đạt tỷ lệ giỏi và khá của giai đoạn II so với giai đoạn I tăng nhanh rõ rệt, cụ thể:
- Tỷ lệ số cháu đạt loại giỏi của giai đoạn II tăng gấp 1,7 lần so với giai đoạn I (từ 23,3% nên 40%).
- Tỷ lệ số cháu đạt loại khá của giai đoạn II tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn I (từ 26,6% nên 40%).
- Tỷ lệ số cháu đạt yêu cầu giảm, không còn tỷ lệ số cháu không đạt yêu cầu.
Điều đó chứng tỏ với các biện pháp như đã nêu ở trên cho thấy bước đầu đã đạt kết quả tương đối tốt.
IV- Bài học kinh nghiệm
	 Để thực hiện phong trao “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”có hiệu quả:
	- Giáo viên phải gương mẫu trong mọi hoàn cảnh tích cực trong mọi công việc.
	- Linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với thời gian không gian của lớp. Luôn lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động để phát huy tính tích cực của trẻ.
	Đặc biệt giáo viên phải nghiêm túc thực hiện chuyên môn , và thực hiện chế độ trong ngày của trẻ, quan tâm và thực hiện công bằng với trẻ.
	- Cần tạo được mối quan hệ thân thiết gắn bó với phụ huynh và tích cực tuyên truyền vận động các ban ngành đoàn thể cùng tham gia xây dựng phong trào.
	Bản thân mỗi giáo viên phải tự giác tích cực học tập không ngừng năng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của giáo dục mầm non hiện nay.
	Xây dựng mối đoàn kết, thân ái trong tập thể nhà trường để mọi người luô

File đính kèm:

  • docSKKN(18).doc
Giáo Án Liên Quan