Một số kinh nghiệm chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTNT huyện Buôn Đôn, tỉnh DakLak

Trong thế kỷ hội nhập để phát triển, đất nước đứng trước nhiều thời cơ, vận hội và cũng nhiều thử thách. Giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi dân tộc. Trong số nhiều vấn đề phải cải tổ giáo dục, vấn đề được xác định là quan trọng nhất là làm sao giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người mới phát triển tài hoa, lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Có rất nhiều dự án, nhiều công trình nghiên cứu đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục, đã mang lại những thay đổi, tiến bộ chất lượng nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa được tiến hành một cách đồng bộ, chưa được quan tâm thoả đáng, vì vậy, chưa mang lại hiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo trong nhà trường phổ thông hiện nay. Đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh phổ thông nói chung, học sinh dân tộc nội trú nói riêng. Nghị quyết TW 2 khóa VIII khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục- Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững Mở thêm các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường bán trú cụm xã các huyện, tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để đào tạo cán bộ cho các dân tộc, trước hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo và quản lý”. Tại Điều 10, Luật Giáo dục 2005 có ghi: “Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình”.

doc28 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số kinh nghiệm chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTNT huyện Buôn Đôn, tỉnh DakLak, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
01
PHẦN MỞ ĐẦU
3
02
1. Lí do chọn đề tài
3
03
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
4
04
3. Đối tượng nghiên cứu
4
05
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4
06
5. Phương pháp nghiên cứu
4
07
PHẦN NỘI DUNG
5
08
1. Cơ sở lí luận
5,6,7
09
2. Thực trạng của việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL ở trường PTDTNT Buôn Đôn
8
10
2.1/ Thuận lợi và khó khăn
8
11
2.2/ Một số kết quả đạt được trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL ở trường PTDTNT Buôn Đôn
9- 14
12
2.3/ Một số tồn tại trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL ở trường PTDTNT Buôn Đôn
15
13
2.4/ Nguyên nhân
15
14
2.5/ Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL ở trường PTDTNT Buôn Đôn
16, 17
15
3. Phương hướng mục tiêu và những biện pháp chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL ở trường PTDTNT Buôn Đôn trong những năm tiếp theo
18
16
3.1/ Phương hướng mục tiêu
19
17
3.2/ Những biện pháp chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL ở trường PTDTNT Buôn Đôn trong những năm tiếp tới
20, 21
18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
22
19
1. Kết luận
22
20
2. Kiến nghị
22
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
22
PHỤ LỤC
24, 25, 26, 27
23
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
28
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT
CHỮ CÁI VIẾT TẮT
HIỂU NGHĨA
01
PTDTNT
Phổ thông dân tộc nội trú
02
GDNGLL
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
03
GV
Giáo viên
04
TD
Thể dục
05
KTX
Kí túc xá
06
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
07
THCS
Trung học cơ sở
08
GD- ĐT
Giáo dục và Đào tạo
09
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
10
HT
Hiệu trưởng
11
P.HT
Phó Hiệu trưởng
12
CMHS
Cha mẹ học sinh
13
BGH
Ban Giám hiệu
14
UBND
Uỷ ban nhân dân
15
HSSV
Học sinh sinh viên
16
NGVN
Nhà giáo Việt Nam
17
TNCS
Thanh niên Cộng sản
18
PNVN
Phụ nữ Việt Nam
19
HKPĐ
Hội khoẻ phù đổng
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ hội nhập để phát triển, đất nước đứng trước nhiều thời cơ, vận hội và cũng nhiều thử thách. Giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi dân tộc. Trong số nhiều vấn đề phải cải tổ giáo dục, vấn đề được xác định là quan trọng nhất là làm sao giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người mới phát triển tài hoa, lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Có rất nhiều dự án, nhiều công trình nghiên cứu đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục, đã mang lại những thay đổi, tiến bộ chất lượng nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa được tiến hành một cách đồng bộ, chưa được quan tâm thoả đáng, vì vậy, chưa mang lại hiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo trong nhà trường phổ thông hiện nay. Đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh phổ thông nói chung, học sinh dân tộc nội trú nói riêng. Nghị quyết TW 2 khóa VIII khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục- Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững Mở thêm các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường bán trú cụm xã các huyện, tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để đào tạo cán bộ cho các dân tộc, trước hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo và quản lý”. Tại Điều 10, Luật Giáo dục 2005 có ghi: “Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình”.
Để xác định rõ hơn nhiệm vụ của các trường PTDTNT, ngày 25 tháng 8 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường PTDTNT. Gần đây nhất, ngày 21 tháng 9 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1640/QĐ-TTg phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu chung của đề án đó là: “Củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện giáo dục đặc thù; nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, phấn đấu trường phổ thông dân tộc nội trú trở thành trường hàng đầu về chất lượng giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.
Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, đổi mới các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngày 24 tháng 01 năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp THCS. Nhưng tổ chức hoạt động này như thế nào để thực sự làm cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động khác gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ nối tiếp nhau, được tiến hành đồng thời tạo nên một kết quả tổng hợp là hình thành nhân cách con người học sinh XHCN, đó là một câu hỏi khó đối với các trường phổ thông hiện nay.
Đây là đề tài hết sức quan trọng đối với các trường PTDTNT. Qua nhiều năm làm công tác chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTNT Buôn Đôn, tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL ở trường PTDTNT huyện Buôn Đôn, tỉnh DakLak.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu để đúc rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo các hoạt động GDNGLL, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em học sinh DTNT.
Đưa ra được những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; Thực trạng của GDNGLL ở trường PTDTNT huyện Buôn Đôn từ năm 2007-2008 đến nay; Những kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động GDNGLL.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGL ở trường PTDTNT huyện Buôn Đôn, tỉnh DakLak.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn, nên phạm vi nghiên cứu chỉ nói lên việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL trong phạm vi hẹp của trường phổ thông dân tộc nội trú Buôn Đôn, tỉnh Daklak từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2011 – 2012 và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động GDNGLL cho nhà trường trong những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục - Đào tạo trong việc giáo dục toàn diện học sinh phổ thông.
Phương pháp cụ thể: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngay từ cuối thế kỷ XIX khi chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh. Mác đã từng tuyên đoán: “Trước đây, nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, vốn tư bản lớn với quy mô sản xuất khổng lồ là sức mạnh và động lực để phát triển xã hội”. Ngày nay khi khoa học kỷ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tư bản con người trở thành vốn quý để các quốc gia vươn lên trong cuộc đua ở thế kỷ mới. Cho nên việc đầu tư vào con người, cho con người để phát triển kinh tế- xã hội là vấn đề sinh tồn của mỗi quốc gia. Để làm được, làm tốt vấn đề này thì chỉ có Giáo dục và Đào tạo. Trên văn bia Văn Miếu Quốc Tử Giám có ghi: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí mạnh thì quốc gia thịnh, nguyên khí suy thì quốc gia yếu”. Cũng trên Văn bia có ghi: “Học thức là tài sản lớn nhất của quốc gia”. Đảng ta nhận thức rõ, đầy đủ về tầm qua trọng của GD- ĐT và đã đặt GD- ĐT ở vị trí cao nhất, coi “GD- ĐT là quốc sách hàng đầu” với nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản “Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có khả năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe, là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa “ chuyên ”.
Trước đây người ta cho rằng: Nhân cách con người là do thượng đế ban cho “cha mẹ sinh con trời sinh tính” hoặc nhân cách do di truyền mà có. Ngày nay, các chuyên gia về giáo dục và xã hội đã nhận định: “con người chỉ sinh ra con người, chỉ có giáo dục mới hình thành nhân cách”. Và khái niệm về “nhân cách là phẩm chất năng lực, là cái tài, cái đức của con người”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: “nhân cách là một sự kết hợp hài hòa giữa đức và tài. Đức và tài là hai mặt thống nhất không tách rời nhau, thiếu một trong hai mặt này thì con người coi như bị “khuyết tật, méo mó ”. Chung quy lại ta hiểu nhân cách là cái đức và cái tài của con người. Trong các đức ta thường nói là đạo đức cách mạng, được Đảng và Bác Hồ rất coi trọng. Bác nói: “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo”. Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Chúng ta biết rằng nhân cách con người không phải tự nhiên sinh ra, cũng không phải do duy truyền mà có, mà nó được hình thành và phát triển thông qua giáo dục: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Nhân cách được hình thành thông qua nhiều yếu tố, nhưng có thể khẳng định rằng giáo dục trong nhà trường có vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Đặc biệt là giáo dục phổ thông là nền tảng, tạo nền móng vững chắc cho tương lai của lớp người làm chủ khoa học, có đức, có tài, có sức khỏe, có khả năng tiếp thu được những tri thức tiến bộ và hiện đại của nhân loại. Trong thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước khi mới giành được độc lập, Bác Hồ viêt “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu”. Công học tập ở đây là sự học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong, kỹ năng sống để trở thành những con người có tài và đức góp phần xây dựng đất nước. Để đào tạo được những con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên”, nhiệm vụ của trường PTDTNT là phải tìm tòi những biện pháp giáo dục hiệu quả nhất. Theo cách phân chia hiện nay, hoạt động giáo dục trong nhà trường được chia thành hai bộ phận: 
1. Hoạt động dạy- học trên lớp.
2. Hoạt động GDNGLL. 
Mỗi bộ phận này đều có vị trí, chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng chúng đều góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Như vậy, hoạt động GDNGLL không phải một hoạt động phụ trong nhà trường. Nó thực sự là một hoạt động quan trọng trong giáo dục và đào tạo con người phát triển toàn diện. Hoạt động GDNGLL là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp theo chương trình kế hoạch dạy học, nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình đào tạo, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.
Trường PTDTNT nằm trong hệ thống trường chuyên biệt có nhiều đặc điểm ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động GDNGLL. Tổ chức các hoạt động GDNGLL nhằm góp phần củng cố, mở rộng, bổ sung và hoàn thiện kế hoạch giáo dục và dạy học trên lớp, tăng cường quá trình tự giáo dục của học sinh, nhằm hình thành và phát triển ở học sinh nhân cách con người mới, trên cơ sở hoàn thiện vốn sống, kỷ năng sống của từng học sinh. Tổ chức hoạt động GDNGLL trong trường PTDTNT ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo. Ngoài giờ lên lớp chính khóa, thời gian còn lại đều do nhà trường tổ chức quản lí giáo dục đối với từng học sinh và tập thể học sinh. Học sinh được tham gia vào những hoạt động có mục đích để các em có thể trở thành những người gương mẫu thực hiện và tổ chức hướng dẫn nhân dân các dân tộc tiến hành việc áp dụng khoa học kỉ thuật, nếp sống mới ở làng buôn của mình. Các hoạt động giáo dục được tổ chức liên tục dưới sự hướng dẫn của những người làm công tác giáo dục, giúp các em khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của hoàn cảnh kinh tế- xã hội tác động đến các em. Tổ chức hoạt động GDNGLL góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường, bổ sung và hoàn thiện kế hoạch dạy và học trên lớp. Việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường PTDTNT phụ thuộc vào cả việc tổ chức các hoạt động dạy, học trên lớp và việc tổ chức các hoạt động GDNGLL. Xem nhẹ hoặc tổ chức các hoạt động một cách hình thức, không đảm bảo tính sư phạm sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Qua 25 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta có nhiều khởi sắc về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy học, hệ thống trường học và hệ thống quản lí giáo dục, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, phát huy tinh thần độc lập, suy nghĩ và sáng tạo của học sinh và sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội”.
Song song với quá trình đổi mới tư duy về kinh tế, về văn hóa và xã hội, ngành giáo dục cũng đã từng bước đổi mới về cơ chế quản lí, phương pháp giảng dạy, phương thức đào tạo, đề cao nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Hằng năm, ngành Giáo dục đã bổ sung cho xã hội nhiều thế hệ học sinh có trí tuệ, có năng lực thực tiễn, có những phẩm chất cần thiết của người lao động mới nhằm không ngừng nâng cao nguồn lực về con người, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua thực tiễn chứng minh, hiệu quả của quá trình đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất là chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Vì lẽ đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên ở các trường trung học hiện nay là một yêu cầu cấp thiết của ngành Giáo dục- Đào tạo. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Do vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, thầy và trò cũng phải thi đua dạy tốt- học tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn, để trong một thời gian không xa, chúng ta làm chủ được khoa học và công nghệ hiện đại.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Đối với các trường phổ thông, để đào tạo một thế hệ công dân mới, có đầy đủ đức và tài, đảm đương sứ mệnh lịch sử của dân tộc trong giai đoạn hiện nay, các nhà trường phổ thông, trong đó có các trường phổ thông dân tộc nội trú, đặc biệt trú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để dạy các môn văn hóa đồng thời có khả năng tổ chức để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động GDNGLL và các hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học và tổ chức các hoạt động GDNGLL. Giáo dục toàn diện, tạo ra những con người thông minh về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về tâm hồn. Phối kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình- Nhà trường- Xã hội trong quá trình đào tạo ra những thế hệ công dân mới cho đất nước.
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GDNGLL Ở TRƯỜNG PTDTNT HUYỆN BUÔN ĐÔN
2.1/ Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:
Huyện Buôn Đôn được thành lập năm 1995, có 7 xã: xã Krông Na, xã Ea Huar, xã Ea Wer, xã Ea Bar, xã Ea Nuôl, xã Tân Hòa, xã Cuôknia. Có 18 dân tộc anh em cùng chung sống.
Ngành GD- ĐT của huyện có 2 trường THPT, 1 trường PTDTNT, 1 trung tâm GDTX, 7 trường THCS, 16 trường TH, 9 trường Mần non. Mặc dù là huyện mới, còn khó khăn về nhiều mặt nhưng trong những năm gần đây đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện, nhận thức về vấn đề giáo dục đang được các cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp cũng như nhân dân quan tâm nhiều hơn. Giáo dục và đào tạo của huyện nhà đang từng bước khởi sắc, hứa hẹn nhiều thành quả trong tương lai.
Trường PTDTNT Buôn Đôn được thành lập năm 2007, trước đó, trường là một bộ phận DTNT ở trong trường trung học phổ thông Buôn Đôn. Năm học 2007-2008, trường bước vào năm học đầu tiên hoạt động độc lập với 111 học sinh với 1 CBQL (Hiệu trưởng), 7 giáo viên, 5 nhân viên thì đến năm 2011- 2012, trường có 156 học sinh (tăng 29%), có 3 CBQL (1 HT, 2 P.HT), 9 giáo viên, 1 Tổng phụ trách Đội, 10 nhân viên. Được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GD- ĐT, của Huyện uỷ và Chính quyền địa phương, trường được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, phòng KTX khang trang, sạch đẹp.
Trong những năm qua, đặc biệt là 2 năm gần đây, chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Cùng với việc đổi mới phương pháp, tìm tòi áp dụng phương pháp dạy và học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc, nhà trường luôn chú trọng việc tổ chức các hoạt động GDNGLL và các hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút học sinh vào các hoạt động bổ ích gây hứng thú học tập, duy trì sĩ số, quản lý tốt đời sống nội trú và nâng cao chất lượng dạy học.
Các nội dung hoạt động GDNGLL được tổ chức phong phú, đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Những hoạt động này được tổ chức thường xuyên trong cả năm, ngoài việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã đạt một số kết quả tốt trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL.
* Khó khăn:
Buôn Đôn là một huyện nghèo của tỉnh DakLak, có 7 xã, trong đó có 3 xã thuộc vùng có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn, đó là xã Krông Na, xã Ea Huar, xã Ea Wer. Trường PTDTNT huyện Buôn Đôn đóng chân trên địa bàn xã Ea Wer. Nhân dân địa phương có đời sống kinh tế khó khăn, sống rải rác ở những vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, tập tục sống của nhân dân còn nhiều lạc hậu như nạn tảo hôn (trong hơn 5 năm qua, trường có 4 trường hợp học sinh nghỉ học lập gia đình), ma chay, cưới hỏi. Nhận thức của nhân dân về vấn đề giáo dục còn hạn chế, khoán trắng việc giáo dục, nuôi dưỡng con em mình cho nhà trường.
Kinh phí chi cho các hoạt động GDNGLL còn hạn hẹp, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động GDNGLL chưa đồng bộ. Cơ sở vật chất, phòng học, phòng hoạt động, phòng truyền thống chưa đầy đủ, sân chơi bãi tập diện tích hẹp.
Học sinh dân tộc với bản tính trầm, nhút nhát, tự ti, ngôn ngữ giao tiếp còn hạn chế nên việc tổ chức, tham gia các hoạt động ngoại khoá chưa mạnh dạn, hoạt bát, tự tin.
2.2/ Một số mặt đạt được trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL của trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Buôn Đôn từ năm học 2007- 2008 đến năm học 2011- 2012.
Song song với việc chỉ dạo tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp, ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu nhà trường cử chọn những giáo viên có năng lực tổ chức, giỏi về chuyên môn, giỏi về công tác chủ nhiệm để làm công tác chủ nhiệm lớp, đồng thời giao cho các tổ chuyên môn tiến hành việc hướng dẫn soạn giáo án tổ chức các hoạt động GDNGLL đúng theo quy định. Mặt khác, giao cho Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho toàn thể học sinh trong nhà trường. Các giáo viên chủ nhiệm lớp, Tổng phụ trách đội được nhà trường cho tham gia các lớp tập huấn về công tác tổ chức các hoạt động GDNGLL do Sở GD- ĐT, Phòng GD- ĐT tổ chức. Phó Hiệu trưởng và Tổng phụ trách Đội tham gia lớp tập huấn do Bộ GD- ĐT tổ chức tại Nha Trang năm 2009, ở Cửa Lò năm 2011 và các lớp tập huấn Cán bộ văn hoá các trường PTDTNT toàn quốc các năm 2005, 2007, 2009, 2011.
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên chủ nhiệm lớp hàng năm cả 4 giáo viên chủ nhiệm lớp đều được xếp loại khá và tốt, tro

File đính kèm:

  • docSKKN_HIEN_2012.doc