Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học ở môn lịch sử 9

 Từng là một giáo viên nhiều năm công tác ở trường THCS. Bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Lịch Sử. Tôi có rất

nhiều điều băn khoăn, suy nghĩ. Không hiểu vì sao càng về sau chất lượng học sinh của bộ môn Lịch Sử có sự đi xuống. Phải chăng bộ môn này càng làm cho các em có tình trạng chán nản? Có phải người dạy chưa thay đổi phương pháp, hay học sinh cho đây là bộ môn không quan trọng không phù hợp với xu thế của thời đại? Đáng tiếc hơn nữa là các em học sinh cấp 3, khi các em đã có sự định hướng cho mình đi nghành thi vào các trường Cao Đẳng - Đại Học. Tỉ lệ khối C trong đó môn lịch sử bị trượt nhiều nhất. Phải chăng đây là cơn cảnh báo cho những ai có tham vọng đi khối C ? Thật đáng tiếc và đáng buồn cho bộ môn này. Xi-xê-rông (nhà chính trị Rô Ma Cổ) từng dạy “Lịch Sử là thầy dạy của sống”. Vậy mà học sinh từ cấp 1, cấp 2 rồi cấp 3 lần lượt xa lánh bộ môn này.

 Từ thực trạng như vậy, rất nhiều đêm tôi suy nghĩ cần phải tìm ra một giải pháp nào đó để giúp học sinh ham mê học lịch sử, yêu thích bộ môn với sự hứng thú nhiệt tình và say sưa trong học tập. Được sự phân công của nhà trường trực tiếp giảng giạy bộ môn lịch sử lớp 9. Tôi nghĩ đây là lớp học quan trọng, làm cầu nối để các em tiếp tục lên cấp 3. Vả lại bộ môn lịch sử lớp 9 có liên quan đến chương trình lịch sử cấp 3 (lớp 12) cho nên phải tìm cách thu phục các em có sự ham mê tìm hiểu môn lịch sử. Vì vậy tôi nghĩ ra cách là phải vận dụng phương pháp đổi mới dạy học vào quá trình giảng dạy trong việc sử dụng đồ dụng dạy học trong môn lịch sử 9. Có như thế mới khơi gợi được sự hứng thú học tập cho các em. Giúp các em tiếp cận với bộ môn một cách dễ dàng và làm sống lại những sự kiện lịch sử tạo sự say mê học tập cho các em.

 

doc18 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2618 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học ở môn lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ở MÔN LỊCH SỬ 9
A. Đặt vấn đề:
 Từng là một giáo viên nhiều năm công tác ở trường THCS. Bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Lịch Sử. Tôi có rất
nhiều điều băn khoăn, suy nghĩ. Không hiểu vì sao càng về sau chất lượng học sinh của bộ môn Lịch Sử có sự đi xuống. Phải chăng bộ môn này càng làm cho các em có tình trạng chán nản? Có phải người dạy chưa thay đổi phương pháp, hay học sinh cho đây là bộ môn không quan trọng không phù hợp với xu thế của thời đại? Đáng tiếc hơn nữa là các em học sinh cấp 3, khi các em đã có sự định hướng cho mình đi nghành thi vào các trường Cao Đẳng - Đại Học. Tỉ lệ khối C trong đó môn lịch sử bị trượt nhiều nhất. Phải chăng đây là cơn cảnh báo cho những ai có tham vọng đi khối C ? Thật đáng tiếc và đáng buồn cho bộ môn này. Xi-xê-rông (nhà chính trị Rô Ma Cổ) từng dạy “Lịch Sử là thầy dạy của sống”. Vậy mà học sinh từ cấp 1, cấp 2 rồi cấp 3 lần lượt xa lánh bộ môn này.
 Từ thực trạng như vậy, rất nhiều đêm tôi suy nghĩ cần phải tìm ra một giải pháp nào đó để giúp học sinh ham mê học lịch sử, yêu thích bộ môn với sự hứng thú nhiệt tình và say sưa trong học tập. Được sự phân công của nhà trường trực tiếp giảng giạy bộ môn lịch sử lớp 9. Tôi nghĩ đây là lớp học quan trọng, làm cầu nối để các em tiếp tục lên cấp 3. Vả lại bộ môn lịch sử lớp 9 có liên quan đến chương trình lịch sử cấp 3 (lớp 12) cho nên phải tìm cách thu phục các em có sự ham mê tìm hiểu môn lịch sử. Vì vậy tôi nghĩ ra cách là phải vận dụng phương pháp đổi mới dạy học vào quá trình giảng dạy trong việc sử dụng đồ dụng dạy học trong môn lịch sử 9. Có như thế mới khơi gợi được sự hứng thú học tập cho các em. Giúp các em tiếp cận với bộ môn một cách dễ dàng và làm sống lại những sự kiện lịch sử tạo sự say mê học tập cho các em.
I. Cơ sở lý luận:
 Mục tiêu chung của chương trình Lịch Sử 9 gồm phần Lịch Sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 (năm 1945) đến năm 2000 và phần Lịch Sử Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ I-1919 đến năm 2000. Lịch sử giai đoạn này rất gần với chúng ta, lớp 9 là lớp cuối cấp THCS. Học sinh lớp 9 đã học môn lịch sử qua 3 năm ở lớp 6,7,8. Tuy nhiên khả năng tiếp thu kiến thức khoa học của các em chưa phải đã tốt. Hơn nữa yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo 
định hướng nâng cao tính chủ động phát huy khả năng tư duy của học sinh trong học tập cũng còn khó khăn bỡ ngỡ cho học sinh đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cố gắng nhiều hơn. Từ đó mục tiêu chung của chương trình lịch sử 9 là:
1.Về kiến thức:
 Cung cấp cho học sinhnhững kiến thức cơ bản khách quan hiện đại, hệ thống về lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và lịch sử Việt nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
2. Về tư tưởng: 
 Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, yêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội tinh thần đoàn kết dân tộc và hội nhập quốc tế , ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào Đảng và thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.
3.Về kĩ năng: 
 Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, bản đồ. Rèn một số thao tác tư duy cơ bản như phân tích so sánh, nhận định, đánh giá sư kiện và hiện tượng lịch sử, rèn liện phong cách học tập chủ động, tích cực.
- Để thực hiện mục tiêu trên đây đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên nâng cao tình độ chuyên môn nghiệp vụ, biết rõ khả năng tiếp thu kiến thức, đạt điêm tâm lý lứa tuổi, cùng điều kiện dạy và học của nhà trường; nhanh chóng vận dụng phương pháp đổi mới dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong quá trình học tập môn lịch sử.
II. Thực trạng.
 1.Đối với học sinh: 
 Mấy năm gần đây học sinh lớp 9 có chiều hướng xa rời môn lịch sử. Các em hầu như không chịu học .Trên lớp các em ít tập trung, về nhà các em không học thuộc. Như vậy kiến thức của bộ môn hầu như các em không nắm được. Đó là một thực trạng đau lòng cho những người giáo viên dạy bộ môn lịch sử. Tất cả các sự kiện trong sách giáo khoa các em đều không nhớ được dù đó là một sự kiện rất đơn giản. Chẳng hạn như ngày thành lập Đảng là ngày nào? Ngày sinh của Bác Hồ là ngày nào ? Thế mà có hơn 90 phần trăm học sinh không trả lời được. Thật là một thực trạng không thể ngờ được. Chứ chưa nói đến kĩ năng tự luận phân tích sự kiện. Tất cả các bài kiểm tra từ kiểm tra 15 phút đến kiểm tra 1 tiết chất lượng đều rất thấp kể cả những em học sinh khá giỏi. Khi tôi hỏi vì sao các em không chịu học bộ môn lịch sử ? Các em đều trả lời là chúng em học mãi mà không tài nào nhớ được, khó quá cô ạ. Vậy giờ bằng cách nào để giúp học sinh có sự ham thích học sử. Đó là một vấn đề tôi rất băn khoăn cần phải tìm một giải pháp lôi kéo học sinh cuốn vào dòng lịch sử.
2. Đối với giáo viên :
 Thực trạng đội ngũ giáo viên ở trường chúng tôi hiện nay đa số là giáo viên được đào tạo từ trường cao đẳng với hai môn văn sử .Cho nên việc đầu tư cho bộ môn lịch sử là còn rất ít, một phần là đồ dùng dạy học ở trường rất ít. Tất cả chỉ có năm bản đồ và một số tranh ảnh. Trong khi đó ở sách giáo khoa hầu như bài nào cũng có đồ dùng. Đối với học sinh lớp 9, kiến thức ở bài nào cũng dài .Nếu không có đồ dùng để học sinh quan sát thì việc nắm bài của học sinh khó hiểu hết toàn bộ kiến thức bài học được. Vì thế hằng ngày trên lớp tôi thường cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà đồ dùng. Đó có thể là một cái tranh , hay một tấm bản đồ, lược đồ để cho tiết dạy có phần hứng thú. Một thực trạng ở trường chúng tôi là có một số giáo viên ít có tâm huyết với nghề. Nhất là đối với môn lịch sử ,trong quá trình dạy còn mang tính chất dạy chay. Vì thế khi các em lên lớp 9 các em cứ ngỡ như học ở lớp dưới , cho nên ngay từ khi vào nhận lớp là tôi phải tìm cách thu hút học sinh vào môn học ngay. Tôi cho các em làm quen với các bức tranh ,hoặc cáclược đồ, bản đồ, thấy các em say sưa với môn học tôi cảm nhận được sự truyền cảm kiến thức đến với học sinh đã có hiệu quả .Như thế việc sử dụng đồ dùng dạy học là vấn đề rất quan trọng trong một giờ dạy lịch sử, giúp học sinh hứng thú trong giờ học, bảo đảm giờ dạy có hiệu quả cao .
B. Nội dung :
Cách sử dụng đồ dùng dạy học vào môn lịch sử 9 
 Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học , phát huy được tính tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn lịch sử 9. Giáo viên dạy bộ môn lịch sử cần phải sáng tạo trong quá trình dạy học. Tránh tình trạng dạy chay, học sinh không tiếp cận được với kiến thức của môn học trong một giờ học lịch sử. Giáo viên phải nắm vững các loại kênh hình từ tranh ảnh đến bản đồ, lược đồ. Thực hiện các bước sau: 
Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát 
Bước 2: Gợi mở bằng câu hỏi cụ thể để học sinh trả lời 
Bước 3: Học sinh trả lời nhận xét bổ sung về nội dung bước tranh 
Bước 4: Giáo viên kết luận chốt ý về nội dung 
 Khi dùng đồ dùng gồm lược đồ giới thiệu cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Phải giới thiệu tên lược đồ: Giới thiệu phần chú thích. Nếu lược đồ không có chú thích thì giáo viên phải giới thiệu rõ cách thức sử dụng và tìm hiểu. 
Bước 2: Trình bày trực tiếp trên lược đồ 
Bước 3: Trao đổi với học sinh về nội dung được đề cập trên lược đồ 
Bước 4: Kết luận 
 Khi sử dụng tranh ảnh hoặc lược đồ, bản đồ cần cho học sinh quan sát kỹ sử dụng vào mục nào , phần nào của bài học. Nắm vững các kí hiệu và giải thích các ký hiệu trên lược đồ. Nếu lược đồ trống , dạy đến đâu vẽ đến đó (dùng mũi tên). Đối với các bài lịch sử 9 dung lượng kiến thức khá dài hầu hết các bài dạy đều phải có sử dụng đồ dùng trực quan. Trong điều kiện hiện tại nhà trường đang thiếu đồ dùng giáo viên cần tìm cách khắc phục. Có thể tự làm để giờ học có hiệu quả thực tiễn. Do đó trước khi dạy giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài dạy .Kiểm tra đồ dùng trước khi dạy để có sự chuẩn bị chu đáo. Sử dụng đồ dùng dạy học căn cứ vào mục tiêu của bài học. Cần sử dụng hợp lý , lô gíc và có hiệu quả cao trong giờ học. Tránh tình trạng sử dụng lộn xộn, gây sự chú ý của học sinh khi chưa vận dụng có hiệu quả . 
 Trên đây là những ý tưởng tôi đưa ra khi sử dụng đồ dùng dạy học vào môn lịch sử 9. 
B.Vận dụng một số đồ dùng dạy học vào một số bài cụ thể:
Chương trình lịch sử 9 cấu trúc gồm hai phần:
 Phần I: Lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giói thứ hai đến nay (gồm 14 tiết)
 Phần II: Lịch sử Việt nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay (gồm 32 tiết) 
 Tôi xin chọn một số tiết học cụ thể có sử dụng đồ dùng dạy học minh hoạ ý tưởng trong quá trình dạy học. 
 Ở phần lịch sử thế giới, bài học đầu tiên là bài: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX Ở tiết 2 mục II Đông Âu.
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau 1945 dành thắng lợi. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thiết lập chế độ dân chủ nhân dânvà tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
2. Tư tưởng: Thấy được mối quan hệ giữa nước ta và các nước Đông Âu. Tôn trọng mối quan hệ truyền thống quý báu đó. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và đẩy mạnh hợp tác phát triển.
3. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ và phân tích sự kiện.
II. Tiến hành hoạt động:
 Hoạt động 1: 1, Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu 
Với mục này giúp học sinh nắm được hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Trong thời kỳ 1945- 1949 các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi . Dưới sự lãnh đạo của các nhà cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân ra đời. Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 ở sách giáo khoa –Trang 6 .Giáo viên nên phóng to lược đồ này.Cho thấy sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Sau đó giáo viên tiếp tục dùng bản đồ để minh hoạ quá trình đấu tranh dành độc lập của các nước Đông Âu. Nêu rõ vị trí các nước Đông Âu trên bản đồ . Khi dạy mục này nếu giáo viên không dùng bản đồ , học sinh sẽ không hình dung ra khu vực Đông Âu nằm ở vị trí nào ? Ở Châu lục nào ? 
 Vì thế việc sử dụng lược đồ để minh hoạ là rất cần thiết. Với bài học đầu tiên bước đầu tôi đã thu hút học sinh vào môn học khá sôi nổi. Kỹ năng sử dụng bản đồ được vận dụng có hiệu quả trong giờ dạy. Thế là từ bài học đầu tiên tôi nghĩ tất cả các kênh hình ở sách giáo khoa, từ lược đồ bản đồ cho đến các tranh ảnh cần phải được khai thác sử dụng vào bài dạy thì mới có hiệu quả cao. Đến dạy bài 3: Qúa trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa .
Mục tiêu bài
1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được .Qúa trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địảơ châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh ,những diễn biến chủ yếu , những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước này 
2.Về tư tưởng : 
- Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ của nhân dân các nước Á Phi , Mỹ la tinh vì sự nghiệp giải phóng và độc lập dân tộc .
-Tăng cường tinh thần đoàn kết dân tộc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân đế quốc.
-Nâng cao lòng tự hào dân tộc ,thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc 3 Kỹ năng : 
Giúp học sinh rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp cũng như phân tích sự kiện; rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ về kinh tế, chính trị ở các châu và thế giới .
II Tiến hành hoạt động : 
 I .Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX.
 Giáo viên sử dụng bản đồ thế giới và cần nêu được các ý cơ bản sau: 
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, nhấn mạnh nơi khởi đầu là Đông Nam Á, trong đó tiêu biểu là các nước in-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào . 
- Tiếp tục sử dụng bản đồ để trình bày phong trào đấu tranh lan rộng sang Nam Á, Bắc Phi, và Mỹ la tinh, sau đó nhấn mạnh: Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba năm 1959; năm 1960 là “năm châu Phi” .
- Kết thúc mục I giáo viên chỉ rõ: tới những năm 60 , hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực đân về cơ bản đã bị sụp đổ. Lúc này, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc chỉ còn tồn tại ở các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha và ở miền nam châu Phi.
Mục II: Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX .
- Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là phong trào đấu tranh giải phóng ở Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê-bít-xao. 
- Giáo viên cần sử dụng bản đồ thế giới để chỉ rõ từng nước. Bởi vì ba nước này khá xa lạ với học sinh. Cho nên khi dạy bài này giáo viên nên dùng bản đồ để trình bày thì học sinh mới nắm được bài học .
III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX
 Giáo viên tiếp tục sử dụng bản đồ thế giới cho học sinh quan sát các nước ở châu Phi. Qúa trình đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Học sinh thấy được nước cộng hoà Nam Phi nằm ở khu vực nào ? Sau đó cho học sinh quan sát vị trí của ba nước Dim-ba-bu-ê, Na-mi-bi-a,và Cộng hoà Nam Phi. Đây là những nước tiến hành đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. Sau nhiều năm bền bỉ và gian khổ , người da đen đã giành được thắnh lợi thông qua các cuộc bầu cử với việc thành lập chính quyền của người da đen. 
Như vậy toàn bộ ba mục ở bài này giáo viên đều phải sử dụng bản đồ để trình bày. Nếu dạy bài này giáo viên không dùng bản đồ thì học sinh sẽ học rất mơ hồ . Không xác định được vị trí của các nước, thì sẽ không hiểu được nội dung bài học. Trong khi đó ở sách giáo khoa không có lược đồ. Cũng không có một kênh hình nào để học sinh có thể hình dung được kiến thức của bài học . 
 Việc sử dụng đồ dùng daỵ học cho học sinh là rất quan trọng đối vối tất cả các bài học. Ở phần lịch sử thế giới 12 bài học và một bài ôn tập. Trong 12 bài dạy bài nào cũng cần phải sử dụng bản đồ, lược đồ, hoặc tranh ảnh .Cho nên giáo viên phải mám tâm nghiên cứu kỹ và có sự chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy. Có bài học chỉ cần dùng bản đồ là học sinh sẽ hình dung ra được bài học sau, hoặc phần học sau. Chẳng hạn khi dạy bài 5 “Các nước Đông Nam Á”. Mục tiêu của bài học là giúp học sinh nắm được tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
- Sự ra đời của tổ chức ASEAN vai trò của nó với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về tư tưởng: Tự hào về những thành tựu của nhân dân ta và nhân dân các nước Đông Nam Á trong thời gian ngần đây, củng cố sự đoàn kết hữu nghị và hợp tác phát triển giữa các dân tộc trong khu vực.
- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ Đông Nam Á, châu Á và bản đồ thế giới.
 Khi giảng bài này giáo viên nên sử dụng bản đồ thế giới và lược đồ các nước Đông Nam Á , một số tranh ảnh về các nước Đông Nam Á như Lào Căm phu chia , Thái Lan , In-đô-nê-xi-a ...
Tiến hành hoạt động : 
I.Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945 
 Giáo viên cần sử dụng bản đồ hình 9 ở sách giáo khoa trang 22 phóng to ra treo lên tường để cho học sinh quan sát vị trí của các nước trong khu vực , trong đó có Việt Nam . Với bản đồ này sẽ giúp các em tìm hiểu về vị trí của nước Việt Nam , để chuẩn bị cho học kỳ II các em sẽ học phần lịch sử Việt Nam các em tiếp cận với phần sử Việt Nam dễ dàng hơn . Trong phần này giáo viên giúp các em nắm được quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông NamÁ sau chiến tranh thế giới thứ 2và cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc phương tây. Trong quá trình sử dụng bản đồ đó giáo viên cần để cho học sinh xác định rõ vị trí của các nước ở khu vực Đông Nam Á ,Việt Nam là một trong những nước nằm trong khu vực đó. Học xong mục này học sinh sẽ hình dung ra lịch sử Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp như thế nào? Phần đó sang học kỳ II học sinh mới được học. Như thế việc sử dụng đồ dùng không chỉ truyền kiến thức cho bài học đó mà nó còn có tác dụng giúp học sinh liên hệ đến kiến thức ở bài sau nữa. Đặc biệt là dùng đồ dùng học sinh khắc sâu kiến thức và nhớ rất lâu . Đối với bộ môn lịch sử sự kiện rất nhiều , nhất là phần sử Việt Nam , học sinh trí nhớ rất kém, cho nên phương pháp học bằng cách dùng đồ dùng dạy học rất có kết quả . 
 Vì vậy sử dụng đồ dùng trong dạy môn lịch sử là rất cần thiết. Nhất là trong các tiết dạy tường thuật diễn biến, thì không thể thiếu đồ dùng được . Trong phần lịch sử thế giới chủ yếu cung cấp kiến thức về kỹ năng vận dụng đồ dùng dạy học , tiếp xúc với các kênh hình kênh chữ ở sách giáo khoa. Tạo không khí giờ học tăng thêm phần sôi nổi. Còn khi dạy sang phần lịch sử Việt nam , đây là phần trọng tâm của chương trình lịch sử 9. Khi dạy giáo viên cần tìm cách khai thác hết các tranh ảnh , lược đồ ,bản đồ ở sách giáo khoa và cần sử dụng thêm những đồ dùng cần thiết ngoài để cung cấp cho học sinh những kiến thức sử học cần thiết. Gỉa sử như khi dạy bài 16: Hoạt động của Nguyễn Aí Quốc ở nước ngoài trong những năm1919-1925 
Mục tiêu của bài học là : 
1 Về kiến thức : 
Giúp học sinh nắm được: Những hoạt động của Nguyễn Aí Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp ,Liên xô, Trung quốc. Qua những hoạt động đó ,Nguyễn Aí Quốc tìm được con đường đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng , tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. 
- Nắm được chủ trương và hoạt độn của hội Việt Nam cách mạng thanh niên 
2 Về tư tưởng : 
Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng .
3 Về kỹ năng : 
 Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát tranh ảnh lược đồ 
- Tập cho học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử 
Tiến hành hoạt động:
 Khi dạy bài này cần chú ý cho học sinh tìm hiểu quá trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc từ năm 1911đến năm 1918. Người đi khắp châu Á-Âu-Phi-Mĩ, thâm nhập vào phong trào quần chúng kiếm sống và hoạt động cách mạng. Qua đó Người đã rút ra kết luận quan trọng đầu tiên về bạn và thù. Chuyển sang phần học ở bài này giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu hành trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc từ Pháp sang Liên xô và trở về Trung Quốc. Giáo viên cân sử dụng lược đồ hành trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc để học sinh quan sát kỹ về hành trình của Bác ra đi như thế nào. Khi dùng bản đồ này giáo viên phải trực tiếp tường thuật hành trình của Bác từ Pháp sang Liên xô và sau đó về Trung Quốc.Sau khi tường thuật xong giáo viên gọi học sinh lên bảng để trình bày lại hành trình đó. Có như thế học sinh mới nắm chắc được nội dung của bài học. Và điều cơ bản là học sinh rất ham mê học. Nhất là khi dạy về Bác Hồ, xen vào đó giáo viên kể một vài câu chuyện về Bác nữa , thì giờ học càng sôi nổi hơn. 
 Với lược đồ “ hành trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Hồ Chí Minh” trên lược đó có các ký hiệu rất rõ ràng, giáo viên dùng bằng bút chỉ bản đồ , khi tường thuật đến đâu giáo viên chỉ đến đó, kết hợp với giọng nói cuốn hút học sinh , sẽ làm cho giờ học tăng thêm sự hứng thú.
 Để giúp học sinh hiểu và nắm bài kỹ và sâu hơn ,nhất là đối với các tiết tường thuật diễn biến . Học sinh khó nhớ về diễn biến. Cho nên dạy phần diễn biến giáo viên phải dùng bản đồ để tường thuật. Chẳng hạn khi dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954.
I Mục tiêu bài học: 
1. Về kiến thức: 
Cung cấp cho học sinh những hiểu biết :
- Về âm mưu mới của Pháp-Mỹ ở Đông Dương trong kế hoạch Na-Va 5-1953 nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định “ kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
- Chủ trương kế hoạch tác chiến Đông xuân 1953-1954 của ta nhằm phá kế hoạch Na-Va của Pháp-Mỹ bằng cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953-1954 và bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 giành thắng lợi quân sự quuyết định. 
- Giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương bằng hiệp định Giơ-ne –vơ tháng 7năm 1954 
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. 
2. Về tư tưởng : 
 Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kếy dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc . 
3.Về kỹ năng: 
 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng , phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của Pháp -Mỹ, chủ trương kế ho

File đính kèm:

  • docSKKN SU 9.doc