Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục

Đối với người làm công tác giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng ,đều có những kinh nghiệm nhất định . Trong tâm lý học ,giáo dục học ,kinh nghiệm được được hiểu một cách chặt chẽ hơn “Kinh nghiệm là một tổng thể những tri thức ,kỹ năng ,kỹ xảo mà người làm công tác giáo dục đã tích luỹ được trong quá trình công tác thực tiễn giảng dạy và quản lý giáo dục của mình ,là nền tảng nghệ thuật quản lý ,giáo dục của giáo viên,của CBQLgiáo dục ,là một trong những nguồn gốc quan trọng của sự phát triển khoa học giáo dục”.Kinh nghiệm khắc phục những khó khăn ,đặc biệt mà các biện pháp thông thường không giải quyết được ,hoặc có tác dụng nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác giáo dục ,được coi là những sáng kiến,dù chưa phải là những phát minh mới mẻ.

 Đối với chất lượng hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực ,kinh nghiệm quản lý của người hiệu trưởng . Vì hiệu trưởng là người đại diện chức trách hành chính nhà trường ,người tổ chức phát triển nhà trường như một cộng đồng giáo dục ,người nòng cốt điều kiển quá trình đào tạo của nhà trường và là người khích lệ mọi sự canh tân của tập thể sư phạm .

 

doc8 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5130 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT huyện EaKar CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Trần Hưng Đạo Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỔNG KẾT KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người viết : Trần Thị Phượng 
Chức vụ : Hiệu trưởng 
Hệ đào tạo : Cao đẳng sư phạm văn – Đoàn đội-Kỹ thuật phổ thông .
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo - Eakar -Tỉnh Dak Lắk .
A / CƠ SỞ XUẤT PHÁT :
Đối với người làm công tác giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng ,đều có những kinh nghiệm nhất định . Trong tâm lý học ,giáo dục học ,kinh nghiệm được được hiểu một cách chặt chẽ hơn “Kinh nghiệm là một tổng thể những tri thức ,kỹ năng ,kỹ xảo mà người làm công tác giáo dục đã tích luỹ được trong quá trình công tác thực tiễn giảng dạy và quản lý giáo dục của mình ,là nền tảng nghệ thuật quản lý ,giáo dục của giáo viên,của CBQLgiáo dục ,là một trong những nguồn gốc quan trọng của sự phát triển khoa học giáo dục”.Kinh nghiệm khắc phục những khó khăn ,đặc biệt mà các biện pháp thông thường không giải quyết được ,hoặc có tác dụng nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác giáo dục ,được coi là những sáng kiến,dù chưa phải là những phát minh mới mẻ.
	Đối với chất lượng hoạt động giáo dục ở trường Tiểûu học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực ,kinh nghiệm quản lý của người hiệu trưởng . Vì hiệu trưởng là người đại diện chức trách hành chính nhà trường ,người tổ chức phát triển nhà trường như một cộng đồng giáo dục ,người nòng cốt điều kiển quá trình đào tạo của nhà trường và là người khích lệ mọi sự canh tân của tập thể sư phạm .
	Xuất phát từ những khái niệm,nhận thức trên tôi cho rằng để làm tròn chức trách ấy người CBQL giáo dục nói chung và hiệu trưởng nói riêng cần phải có những phẩm chất lãnh đạo sau : 
- Biết sẻ chia trách nhiệm và tạo nguồn thực hiện có hiệu quả .
- Biết phân phối các nguồn lực phù hợp với nhu cầu giáo dục .
- Nhanh nhạy và ủng hộ các nhu cầu nghiệp vụ của giáo viên .
- Khuyến khích giáo viên và cán bộ giáo dục tham gia vào các chương trình phát triển nghề ngiệp và phải biết sử dụng kỹ năng có được từ những chương trình này .
- Có nhận thức cao và nhạy cảm với những gì đang diễn ra ở nhà trường 
- Tạo lập được mối quan hệ có hiệu quả với cộng đồng và các cấp lãnh đạo của ngành,địa phương.
- Có lề lối cung cách lãnh đạo linh hoạt .
- Sẵn sàng đương đầu với mọi rủi ro nguy hiểm . Dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm
- Trả lời phản hồi cho giáo viên ở mức độ cao .
- Thường xuyên theo dõi ,đánh giá các hoạt động của trường mình theo các mục tiêu đã đặt ra .
- Phải “sống”trong con mắt đánh giá của người khác về vai trò ,cương vị của mình 
- Không ngừng học hỏi ,tìm tòi sáng tạo để nâng cao hiểu biết ,kiến thức, nhận thức cho bản thân trên mọi lĩnh vực hoạt động.	
	Gần 30 năm làm CBQL( PHT+HT) giáo dục tôi thấy những phẩm chất lãnh đạo ấy nó vô cùng quan trọng trên con đường dẫn tôi tới thành công và đạt những thành tựu to lớn trong suuốt những năm tháng làm hiệu trưởng của mình. 
	Chính vì vậy tôi muốn tổng kết lại những kinh nghiệm quý báu của mình hy vọng sẽ hữu ích cho những người làm hiệu trưởng trong tương lai.Với ý nghĩa đó cho nên tôi chọn đề tài này .
B/ NỘI DUNG TỔNG KẾT KINH NGHIỆM
	I/ Xác định mục đích yêu cầu: Tôi cho rằng muốn thực hiện được chất lượng giáo dục thì biện pháp chiến lược là phải cải tiến QLGD .Để nâng cao chất lượng QLGD thì con đường tối ưu là dân chủ hoá quản lý nhà trường .Mà để thực hiện được vấn đề này nhà trường cần phải thực hiện một tổ hợp các yếu tố chi phối chất lượng và hiệu quả quản lý .tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý trường học .Thu hút sự tham gia quản lý của tập thể sư phạm ,của các đoàn thể trong trường ,thực hiện tự quản xã hội chủ nghĩa ,Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội vào việc xây dựng và quản lý nhà trường .Hoàn thiện quan hệ quản lý giữa cấp trên với trường học,kết hợp giữa tập trung và phân quyền . Cải tiến quản lý nội bộ trường học .nhà trường là một thực thể tương đối độc lập ,là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục có tư cách pháp nhân . Hiệu trưởng là người đại diện pháp nhân của nhà trường thực hiện chế độ thủ trưởng ,cá nhân chịu trách nhiệm .Vì lẽ đó người hiệu trưởng rất cần và phải có những phẩm chất lãnh đạo mà tôi giớ thiệu ở trên. 
	II/ Các biện pháp đã làm. 
	1/ Trong việc xây dựng Tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh về mọi mặt.
Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục tiẻu học bậc học nền tảng , là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và cũng xuất phát từ nhu cầu và nhiẹm vụ của giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới ,cho nên việc xây dựng trường tiên tiến , trường đạt chuẩn quốc gia có lẽ đây không chỉ là ước mơ mong muốn của một người làm cán bộ quản lý tâm huyết mà còn là ước mơ nguyện vọng của tập thể sư phạm nhà trường ,của phụ huynh học sinh . Chính vì vậy việc xây dựng đội ngũ giáo viên là hết súc quan trọng . Đội ngũ thầy cô giáo có mạnh thì mọi hoạt động giảng dạy của nhà trường mới đi lên được . Nhân tố quyết định ở đây là con người ,là đội ngũ thầy cô giáo . Vì thế đội ngũ giáo viên phải đảm bảo 2 yếu tố : Hồng và chuyên ,phải có phẩm chất đạo đức tốt lối sống trong sáng lành mạnh ,có tâm đức , đảm bảo về trình độ văn hoá lớp 12 ,Trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn ,tay nghề vững vàng ,sức khoẻ tốt . 
 Sau khi đã xác định rõ mục đích yêu cầøu thì phải tiến hành xây dựng các biện pháp , giải pháp để tổ chức thực hiện .
a)Xây dựng kế hoạch trong các năm học từ năm học và định hướng cho những năm tiếp theo . Kế hoạch này được cụ thể hoá cho từng năm học ,từng tháng từng tuần . 
 *Về nâng cao phẩm chất đạo đức tác phong sư phạm ,lối sống trong sáng lành mạnh . Nội bộ đoàn kết . 100% giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt , tác phong sư phạm ,lối sống trong sáng lành mạnh tâm đức với nghề nghiệp , uy tín với phụ huynh ,.
*.Về trình độ chuyên môn : Sau 5 năm số giáo viên chuẩn phải đạt trình độ trên chuẩn 80% , 50 % giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác.
 *Về tay nghề : 100% giáo viên đứng lớp phải có tay nghề vững vàng . Được công nhận giáo viên giỏi từ cấp trường trở lên .Trong đó có ít nhất 20% giáo viên giỏi Tỉnh ,50% giỏi huyện 
 *Về chính trị : 70% giáo viên được kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam .Và được bồi dưỡng thường xuyên về chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh với giáo dục . 
 *Về sức khoẻ : 99 % Phải đảm bảo sức khoẻ tốt . 
 b/ Xây dựng biện pháp . 
Thực hiện dân chủ hoá trường học .
Cần thường xuyên hỗ trợ sư phạm cho giáo viên .
Công bằng khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên .
Xây dựng mối đoàn kết nội bộ .
Tạo ra thi đua ngầm trong đội ngũ ,khích lệ giáo viên thường có ý kiến bất đồng về phương pháp dạy học .
Quan tâm đến đời sống gia đình , sinh hoạt của giáo viên .
Quan tâm đến vấn đề chấm chữa bài , đánh giá xếp loại học sinh của giáo viên 
Kiểm tra giáo viên qua sản phẩm của học sinh 
Thành lập tổ chuyên viên thường xuyên mở các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học .
Mở các đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức hiểu biết cho giáo viên 
 2/ Huy động cộng đồng xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ ,phát triển vững bền đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng cao . Phát triển và hiện đại hoá .
 * Xây dựng kế hoạch trong các năm học từ năm học này đến các năm học tiếp theo : 1 năm,3 năm,5 năm, 10 năm .	
 * Kế hoạch này được cụ thể hoá cho từng năm học .Lập phương án và hình thức huy động vốn để xin chủ trương.
- Về kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất : 
	* Kế hoạch huy động vốn : Nhà trường sẽ dựa vào các Nghị quyết,các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành, của địa phương.Đặc biệt là Nghị định 24 của Thủ Tướng Chính phủ và quy chế dân chủ để huy động.
	- Xin ngân sách nhà nước và ngành hỗ trợ.
	- Huy động đóng góp ở phụ huynh
	- Phát động phong trào ủng hộ sách cho thư viện
	- Huy động sự hỗ trợ công sức ,vật chất của tập thể Hội đồng sư phạm.
	- Huy động từ những mạnh thường quân,các nhà hảo tâm.
	- Kinh phí từ khoản chi tiết kiệm ở học phí bán trú và 2 buổi/ngày
	* Tham mưu và tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,chính quyền địa phương, ngành trực tiếp là Phòng giáo dục, bám sát Chi bộ, Ban tự quản thôn buôn khối để tuyên truyền vận động toàn dân tham gia xây dựng giáo dục và đồng thuận với nhà trường, đồng tình ủng hộ kinh phí.
	* Tập huấn cho đội ngũ giáo viên về công tác chủ nhiệm và chỉ rõ những khó khăn mà nhà trường phải đương đầu.
	* Tham mưu với địa phương thành lập Ban chỉ đạo giám sát việc huy động vốn và thi công các công trình.
	* Tham gia họp dân từng thôn để trưng cầu ý kiến.
	* Họp ban đại diện để họ hiểu và trở thành tuyên truyền viên tích cực của nhà trường.Họp phụ huynh từng lớp,để bàn bạc thống nhất cách thức tổ chức thực hiện huy động vốn.
	* Phối hợp chặt chẽ với lực lượng xã hội trong và ngoài trường.
	* Lên kế hoạch thực hiện thời gian công việc cụ thể,tiến hành từng bước, từng việc một,không tràn lan.
	* Kết hợp giáo dục ý thức bảo quản cơ sở vật chất với bảo quản sử dụng trường lớp cho học sinh.
	* Kế hoach thu chi phải dựa trên các văn bản cho phép, phải đảm bảo nguyên tắc tài chính, thu đúng, thu đủ,nộp đủ.
	* Quản lý tốt và bảo dưỡng thường xuyên.
 3/ Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện .
Chú trọng giáo dục đạo đức cho giáo viên và học sinh .
Tạo mọi điều kiện ,cơ hội và giúp đỡ để giáo viên tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả .
Duy trì ,phát triển và quản lý tốt lớp học 2 buổi /ngày và bán trú .
 - Tích cực tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh . Tạo ra những sân chơi lành mạnh bổ ích và lý thú ,thu hút sự hứng thú đến trường cho các em học sinh. 
 	4/ Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong và ngoài nhà trường.
Mối quan hệ với các cấp lãnh đạo 
Mối quan hệ với các cấp uỷ Đảng ,Chính quyền địa phương.
Mối quan hệ với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường và địa phương.
Mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh ,giưa hiệu trưởng với giáo viên CNV,giữ thầy với thầy ,thầy với trò ,trò với trò ... 
	5/ Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục .
	- Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội.
	- xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thuận lợi cho việc giáo dục trẻ .
	+ xây dựng môi trường nhà trường .
	+ xây dựng môi trường gia đình .
	+ xây dựng môi trường xã hội tích cực 
	- Đa dạng các hình thức học tập 
	- Đa dạng hoá các nguồn lực dành cho giáo dục .
	6/ Chỉ đạo bằng kế hoạch( kếâ hoạch phải cụ thể thực tiễn và khả thi ), hồ sơ quản lý làm phải khoa học ,Sắp xếp ngăn nắp. 
C- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ KHI ĐƯỢC BỔ NHIỆM HIỆU TRƯỞNG ĐẾN NAY( 21 NĂM):
	- Từ năm học 1988-1989 đến năm học 1996-1997 .Là hiệu trưởng trường cấp 1 Lê Hồng Phong xã Cư Ni Huyện EaKar. Trường được tách ra từ trường PTCS Ngô Gia Tự .Với đội ngũ CBGVCNV lúc dầu có 8 đồng chí ,chưa có chi bộ Đảng còn phải sinh hoạt ghép ,cơ sở vật chất chưa có gì vẻn vẹn 2 phòng học lợp tranh vavhs đất đã đổ sụp ,các phòng học chủ phòng làm việc không có đều mượn tạm nhà kho của hợp tác xã , Đại đa số học sinh lại là con em đồng bào dân tộc ÊĐê rất lạc hậu và khó khăn . Tất cả có thể nói vô cùng khó khăn và thiếu thốn. Đến khi tôi chuyển trường vừa tròn 10 năm .Bằng những phẩm chất lãnh đạo của mình và những kinh nghiệm nói trên tôi đã cùng với tập thể sư phạm nhà trường , băng rừng lội suối xây dựng 12 điểm trường ( Tại xã,quảng Cư 1,quảng Cư 2 ,Ea Sinh,Điện Biên , Quảng Hoà ,Ba Bể ,Cầu Sắt, Quan Hoá ,Bá Thước,thôn 5 thôn 6 ). Và các điểm tường nay là các trường (Lê Hồng Phong Điện Biên,Bế Văn Đàn, Đào Duy Từ ,Trần Văn Ơn ,Nguyễn Công Trứ thuộc huyện EaKar và trường Nguyễn Trãi Krông Pắc) Dù trường rất nhiều điểm ,lại vơ cùng khĩ khăn về phương tiện giao thơng nhưng cả 10 năm trường đều đạt danh hiệu trường tiên tiến .Được các cấp tặng nhiều giấy khen. 
Từ năm học 1997-2006 . Tôi được điều về thành lâïp xây dựng một trường mới Nguyễn Văn Cừ . Thời gian 9 năm trời có thể nói từ chỗ không có gì , một ngơi trường với vài phịng học cũ kỹ hư hỏng nặng ,cịn lại là học nhờ các hội trường của đội sản xuất nơng trường , sân trường là một bãi đa tảng đá líp ,gồ ghề ,cĩ chỗ như ao hồ ,cĩ những cơng việc tưởng chừng khơng thể nào thực hiện được như việc đưa học sinh từ những điểm trường lẻ về học tại điểm chính đào ,đánh dá đổ đất trồng cây , hay việc huy đơng phụ huynh đổ hàng ngàn mét vuơng sân bê tơng, xây dựng nhà hiệu bộ đầu tiên bậc tiểu học trong huyện ,xây tường rào, mở lớp hai buổi /ngày và bán trú ..... nay đã trở thành trường chuẩn quốc gia ,một trong những điểm sáng của ngành giáo dục huyện nhà .Một ngơi trường khang trang xanh mát ,sạch đẹp cĩ đầy đủ phương tiện ,tiện nghi đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập . Một ngơi trường mà nhiều đơn vị bạn ,các huyện và thành phố về học tập tham quan . Một ngơi trường được bà con dân làng gọi thân mật là cơng viên đầm sen của họ đấy . Huy động cộng đồng ngồi cơng sức ra cịn huy đơng được CBGVCNV,phụ huynh học sinh ,các nhà hảo tâm ủng hộ đĩng gĩp hàng tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất . 9 Năm liền trường đều đạt trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc .4 năm liên tục được UBND Tỉnh tặng Bằng Khen ,Hai năm bộ giáo dục tặng Bằng khen và hiện nay được nhận cờ thi đua của UBNDTỉnh .	
 - Tháng 7 năm 2006 tơi lại được điều về trường tiểu học Trần Hưng Đạo . Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo tuy là trường chuẩn Quốc gia đầu tiên nhưng cơ sở vật chất cũng bộn bề thiếu thốn và khĩ khăn . Tuy ở ngay trung tâm huyện nhưng các em chưa được học tin học , BGH ,hành chính chưa cĩ phịng làm việc , một số các phịng cức năng và phương tiện làm việc .....Chưa đầy 3 năm với cách nghĩ ,cách làm của riêng mình cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo , sự đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường, phụ huynh học sinh bộ mặt nhà trường đã hồn tồn thay đổi về mọi mặt Cĩ phịng làm việc của BGH ,cĩ phịng máy với gần 30 mày phục vụ học sinh từ khối ba trở lên học tin học , cĩ phịng làm việc cho bộ phận hành chính và các phương tiện thiết bị như máy photocoppy,cĩ phịng thiết bị ,thư viện ,phịng đồn đội ,phịng giáo dục nghệ thuật ..... .....Huy động trong thời gian tử năm 2007-tháng 12 năm 2008 được hơn một tỷ đồng để tăng cường cơ sở vật chất . xứng đáng được Thủ Tướng Chính Phủ tặng cờ thi đua , trường Tiên Tiến xuất sắc, được nhận rất nhiều bằng khen giấy khen của các cấp 
	Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, mong rằng được quý cấp lãnh đạo đóng góp và chỉ bảo thêm.
 Ngày 10 tháng 04 năm 2009 
 Người viết
 Trần Thị Phượng 

File đính kèm:

  • docSKKN PHUONG2009.doc
Giáo Án Liên Quan