Nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở Lớp 1

- Môn tự nhiên xã hội đã từ lâu được ghép bởi 2 môn giáo dục sức khỏe và môn tự nhiên xã hội.

 - Do là môn học vừa là xã hội vừa là sức khỏe nên việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội là cần thiết đối với từng giáo viên.

 - Để thu hút HS trong giờ học môn TNXH ta cần tạo cho tiết dạy sinh động giúp HS chủ độngtư duy tiếp thu kiến thức mà GV truyền đạt.

 Muốn làm được việc đó GV tăng cường khai thác các hình thức làm ĐDDH, sưu tầm tranh ảnh, vật thật, đổi mới từ khâu soạn giảng đến kiểm tra, hướng dẫn HS quan sát- thực hành tránh việc giảng dạy suông, giảng bài tràn lan (dạy chai)

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3119 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Đặc điểm tình hình:
	- Môn tự nhiên xã hội đã từ lâu được ghép bởi 2 môn giáo dục sức khỏe và môn tự nhiên xã hội.
	- Do là môn học vừa là xã hội vừa là sức khỏe nên việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội là cần thiết đối với từng giáo viên.
	- Để thu hút HS trong giờ học môn TNXH ta cần tạo cho tiết dạy sinh động giúp HS chủ độngtư duy tiếp thu kiến thức mà GV truyền đạt.
	Muốn làm được việc đó GV tăng cường khai thác các hình thức làm ĐDDH, sưu tầm tranh ảnh, vật thật, đổi mới từ khâu soạn giảng đến kiểm tra, hướng dẫn HS quan sát- thực hành tránh việc giảng dạy suông, giảng bài tràn lan (dạy chai)
II/ Một số ý kiến trong soạn giảng:
	1/ Kiểm tra bài cũ:
	- Không nên đặt câu hỏi kiểm tra theo kiểu học thuộc lòng mà phải đặt câu hỏi để HS tư duy hoặc dựa vào tranh, vật thật để suy nghĩ trả lời.
	* VD: Ở bài “ Con Cá” lớp 1
	+ GV không nên đặt câu hỏi kiểm tra: Em hãy nêu tên các bộ phân ngoài của con cá.
	+ GV có thể thay câu hỏi như sau: Dựa vào tranh em hãy chỉ và nêu tên các bộ phận ngoài của con cá.
	- Sau khi HS trả lời xong cho HS khác nhận xét đúng sai. Hoặc GV nhận xét để rút ra những yêu cầu cần thiết mà hs cần trả lời. Từ đó, HS cả lớp có thể tái hiện lại kiến thức mà nhớ lâu hơn.
	2/ Trong khâu soạn giảng bài mới:
	- Hạn chế sử dụng phương pháp giảng giải, nên dùng phương pháp đặt vấn đề để kích thích tính tò mò và chú ý của HS.
	- Sử dụng các ĐDDH, tranh ảnh, vật thật để HS tìm kiến thức mới.
	* VD: Trong bài “Cây Rau” lớp 1
	- Yêu cầu HS quan sát cây rau (HS chuẩn bị sẵn) và cho biết cây rau có các bộ phận nào, kể ra?
	- Phân tích đặc điểm cây rau để tìm ra những nhận xét, chú ý trên bảng chỉ ghi kiến thức ngắn gọn.
	3/ Củng cố: 
	- Củng cố bài nên tìm những ý chính và đặt câu hỏi mang tính bao quát. 
- Có thể đặt câu hỏi trong SGK hoặc câu hỏi ở ngoài để kiểm tra kiến thức sau mỗi tiết học.
4/ Hoạt động nối tiếp:
	- GV đặt ra yêu cầu ctìm hiểu cụ thể cho bài học tiếp theo mả HS cần chuẩn bi, chú ý trọng tâm của bài.
	- Cuối cùng GV động viên, khuyến khích các em học tốt hơn.
III/ Một số ý kiến về ĐDDH trong giảng dạy môn TNXH:
	1/ Kênh hình ở SGK
	- Kênh hình trong SGK là ngôn ngữ thứ hai của môn TNXH nó có thể giúp ta hình thành khái niệm, biểu tượng, kiến thức, kỹ năng của vấn đề nào đó trong bài.
	- HS có thể vận dụng kênh hình để làm bài tập.
	* VD: tranh vẽ “Một người dùng lưới để bắt cá” SGK –TNXH lớp 1
	- Từ hìnhvẽ trên HS có thể tìm ra kiến thức mới về 1 số cách đánh bắt cá thông dụng của con người.
	- Trong quá trình dạy học GV – HS nhất thiết phải có SGK thì mới đạt được hiệu quả cao.
	2/ Tận dụng tranh, ảnh:
	- Sử dụng tranh, ảnh phù hợp, thẩm mỹ nhằm lôi cuốn HS quan sát.
	- Tránh sử dụng tranh, ảnh không phù hợp: tỉ lệ tranh quá nhỏ, tranh không đẹp điều đó dẫn đến phản tác dụng trang giảng dạy.
	- GV thường xuyên sử dụng tranh, ảnh trong giảng dạy thì kỹ năng quan sát, phân tích của HS sẽ được rèn luyện và nâng cao.
	- Ngoài ra GV có thể làm thêm một số ĐDDH như:một số bìa cứng có vẽ hình các con vật, các loại cây có cả dây đeo để phục vụ cho những tiết ôn tập hoặc tiết rèn luyện kỹ năng
	Trên đây là một số ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 1.
 Trường xuân, ngày tháng  năm 2010

File đính kèm:

  • docSKKN TNXH.doc